Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Tổng quan về mạng máy tính - Nguyễn Lê Minh
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Phân loại mạng
3. Internet
4. Email trên Internet
5. World WideWeb
6. Một số dịch vụ trên InternetNội dung
1. Giới thiệu
2. Phân loại mạng
3. Internet
4. Email trên Internet
5. World WideWeb
6. Một số dịch vụ trên Internet
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Tổng quan về mạng máy tính - Nguyễn Lê Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học đại cương - Chương 2: Tổng quan về mạng máy tính - Nguyễn Lê Minh
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH GV: Nguyễn Lê Minh Bộ môn: Công nghệ thông tin Nội dung 1. Giới thiệu 2. Phân loại mạng 3. Internet 4. Email trên Internet 5. World WideWeb 6. Một số dịch vụ trên Internet Nội dung 1. Giới thiệu 2. Phân loại mạng 3. Internet 4. Email trên Internet 5. World WideWeb 6. Một số dịch vụ trên Internet 1. Giới thiệu Mạng máy tính: Mạng máy tính hay hệ thống mạng (Computer network hay Network system), là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (Network Architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên cho nhiều người sử dụng. 1. Giới thiệu Mạng máy tính bao gồm ba thành phần chính: ■ Các máy tính; ■ Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau; ■ Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính. Mô hình mạng máy tính 1. Giới thiệu Lịch sử mạng máy tính : ■ Tiền thân là mạng ARPANET – 1962 ■ 1983, sử dụng chuẩn giao thức TCP/IP ■ 1984, ARPANET chia ra thành 2 phần, ARPANET phục vụ nghiên cứu, MILNET cho mục đích quân sự ■ 1983, mạng NSFNET ra đời. ■ 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu, Internet tiếp tục phát triển cho tới bây giờ 1. Giới thiệu 1. Giới thiệu Thiết bị mạng Card mạng Card mạng không dây Bộ chuyển mạch Bộ định tuyến 1. Giới thiệu Giao thức truyền thông ■ Là tập hợp các quy tắc về định dạng,ý nghĩa, cú pháp thông tin trao đổi giữa các máy tính trong mạng ■ Đảm bảo các máy tính có thể “nói chuyện” với nhau. Yêu cầu Trả lời 1. Giới thiệu Đường truyền vật lý: ■ Là môi trường truyền thông tin giữa các máy tính. ■ Có thể hữu tuyến (cáp truyền) hoặc vô tuyến (ăng-ten thu/phát) Cáp đồng Cáp quang Ăng-ten Nội dung 1. Giới thiệu 2. Phân loại mạng 3. Internet 4. Email trên Internet 5. World WideWeb 6. Một số dịch vụ trên Internet 2. Phân loại mạng Phương thức kết nối mạng được sử dụng chủ yếu trong liên kết mạng: có hai phương thức chủ yếu, đó là điểm - điểm và điểm - nhiều điểm. ■ "điểm - điểm“: Các đường truyền riêng biệt được thiết lập để nối các cặp máy tính lại với nhau. ■ "điểm - nhiều điểm“: Tất cả các trạm phân chia chung một đường truyền vật lý. 2. Phân loại mạng Theo phạm vi triển khai có thể phân mạng máy tính thành 4 loại: ■ Mạng cục bộ (LAN) : Phạm vi vài km. ■ Mạng đô thị (MAN) : Phạm vi dưới 100 km. ■ Mạng diện rộng (WAN) : Triển khai trên một vùng đa quốc gia. ■ Mạng toàn cầu (GAN): Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. 2. Phân loại mạng 2. Phân loại mạng LAN (Local area network), còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km. Nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. 2. Phân loại mạng MAN (Metropolitan area network), hay còn gọi là “Mạng đô thị", là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50-100 Mbit/s). 2. Phân loại mạng WAN (Wide area network), còn gọi là “Mạng diện rộng", là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường bao gồm hai hay nhiều LAN bao phủ một vùng diện tích rộng. 2. Phân loại mạng GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh. 2. Phân loại mạng Phân loại mạng theo tôpô: - Mạng dạng hình sao (Star ) - Mạng hình tuyến (Bus) - Mạng dạng vòng (Ring) - Mạng dạng kết hợp (Mesh Network) 2. Phân loại mạng Phân loại mạng theo chức năng - Mạng ngang hàng Peer-to-Peer - Mạng Client-Server Nội dung 1. Giới thiệu 2. Phân loại mạng 3. Internet 4. Email trên Internet 5. World WideWeb 6. Một số dịch vụ trên Internet 3. Mạng Internet ■ Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) ■ Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu ■ Hữu dụng cho người sử dụng, hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. 3. Mạng Internet Hệ thống cáp quang VN Hệ thống cáp quang trên thế giới Bản đồ Internet Nội dung 1. Giới thiệu 2. Phân loại mạng 3. Internet 4. Email trên Internet 5. World WideWeb 6. Một số dịch vụ trên Internet 4. Email trên Internet ■ Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail), đôi khi được dịch không chính xác là điện thư, là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. ■ Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc ■ Cấu trúc của địa chỉ email: Tên_định_dạng_thêm tên_email@tên_miền ■ Ví dụ: abc@gmail.com, levana@yahoo.com.vn 4. Email trên Internet Dịch vụ thư điện tử Gmail Địa chỉ website www.google.com/gmail/ Miễn phí trên Internet với bản Classic Không giới hạn số thư gửi và nhận Sử dụng đơn giản, dễ dàng Được sử dụng rộng rãi trên thế giới 4. Email trên Internet 4. Email trên Internet Các chức năng có thể có của một hộp thư điện tử: ■ Soạn thư và gửi thư ■ Nhận thư ■ Lịch làm việc (Calendar) ■ Sổ địa chỉ (Addresses hay contacts) ■ Sổ tay (Note book hay notes) ■ Công cụ tìm kiếm thư điện tử (Find hay search mail) 4. Email trên Internet 4. Email trên Internet Các nhãn trong email: ■ Inbox có nghĩa là Hộp thư nhận hay Hộp thư vào ■ Outbox có nghĩa là Hộp thư gửi hay Hộp thư ra ■ Draft có nghĩa là Hộp thư nháp ■ Bin có nghĩa là Ngăn chứa thư bị xóa ■ Sent, sent Messages hay Sent Item có nghĩa là Ngăn chứa thư đã gửi ■ Junk, Spam hay Bulk có nghĩa là Ngăn thư linh tinh 4. Email trên Internet 4. Email trên Internet Nội dung 1. Giới thiệu 2. Phân loại mạng 3. Internet 4. Email trên Internet 5. World WideWeb 6. Một số dịch vụ trên Internet 5. World WideWeb ■ World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. ■ Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. ■ Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. 5. World WideWeb Các chương trình duyệt Web thông dụng ở thời điểm : ■ Internet Explorer có sẵn trong Microsoft Windows, của Microsoft ■ Mozilla Firefox của Tập đoàn Mozilla ■ Google Chrome của Google ■ Netscape Navigator của Netscape ■ Opera của Opera Software ■ Safari trong Mac OS X, của Apple Computer ■ Maxthon của MySoft Technology ■ Cốc cốc dành cho thị trường Việt Nam 5. World WideWeb 5. World WideWeb 5. World WideWeb 5. World WideWeb 5. World WideWeb Nội dung 1. Giới thiệu 2. Phân loại mạng 3. Internet 4. Email trên Internet 5. World WideWeb 6. Một số dịch vụ trên Internet 6. Một số dịch vụ trên Internet Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia 6. Một số dịch vụ trên Internet Trang web tìm kiếm google.com 6. Một số dịch vụ trên Internet Trang web tra từ điển vdict.com 6. Một số dịch vụ trên Internet Virus máy tính và phần mềm diệt virus máy tính ■ Virus máy tính: Là một chương trình gây hại cho máy tính điện tử khi được kích hoạt ■ Tác hại: • Làm giảm hiệu năng hoạt động của máy tính • Làm sai lệch quá trình hoạt động của máy • Thay đổi kết quả hoạt động của máy • Đánh cắp, thay đổi, phá hủy dữ liệu trong máy tính 6. Một số dịch vụ trên Internet Phòng chống virus máy tính: ■ Không mở các file có nguồn gốc không rõ ràng ■ Không truy cập vào các trang web có nguồn gốc không rõ ràng ■ Sao lưu dữ liệu định kỳ ■ Cài phần mềm diệt virus ■ Định kỳ quét máy tính bằng phần mềm diệt virus 6. Một số dịch vụ trên Internet Hướng dẫn cài đặt phần mềm BKAV: www.bkav.com.vn 6. Một số dịch vụ trên Internet 6. Một số dịch vụ trên Internet 6. Một số dịch vụ trên Internet Bài tập ■ Sinh viên tự đăng ký một địa chỉ email của một nhà cung cấp dịch vụ bất kỳ. ■ Soạn email có tiêu đề “Tin học đại cương – Mã số sinh viên”, nội dung trình bày các bước đăng ký địa chỉ email mới và gửi về địa chỉ: nguyenleminhutc2@gmail.com • From: nguyenvana@gmail.com • To: nguyenleminhutc2@gmail.com • Subject: Tin học đại cương - 54123456789 • Content: • K.g Thầy, • • Em tên Nguyễn Văn A, lớp ABC, em xin nộp bài tập số 1. • • Trân trọng!
File đính kèm:
- bai_giang_tin_hoc_dai_cuong_chuong_2_tong_quan_ve_mang_may_t.pdf