Bài giảng Triết học - Bài 1: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển

NỘI DUNG CHÍNH

Quy luật là gì?

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật phủ định của phủ định

ppt 40 trang yennguyen 6741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Bài 1: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Triết học - Bài 1: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển

Bài giảng Triết học - Bài 1: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển
Bài 1: NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 
Ths Bùi Văn Tuyển 
Bộ môn: Triết học 
SĐT: 0976.226.944 
Email: buituyencn27@gmail.com 
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAMPHÂN VIỆN MIỀN NAM KHOA LÝ LUẬN & KHOA HỌC CƠ SỞ 
NỘI DUNG CHÍNH 
Quy luật là gì? 
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại 
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 
Quy luật phủ định của phủ định 
Một số nhận thức về quy luật 
 Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến 
và lặp lại ở các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, 
 các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng 
 Quy luật mang tính khách quan, hình thành trong 
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng 
 Theo phạm vi tác động: Quy luật riêng, 
 quy luật chung, quy luật phổ biến (quy luật chung nhất) 
 Theo đối tượng tác động: quy luật tự nhiên, 
quy luật xã hội, quy luật của tư duy. 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
(Quy luật từ những thay đổi về lượng 
dẫn đến những thay đổi về chất 
và ngược lại) 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
1. Khái niệm "chất", "lượng" 
 - Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. 
NƯỚC 
 “ CH ẤT ”: S ự th ống nh ất c ủa c ác thu ộ c t ính kh ách quan v ố n c ó c ủa “n ước ”: Kh ô ng m àu , kh ô ng m ùi , kh ô ng v ị , c ó th ể h òa tan mu ối , ax it .v.v... 
“ 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
1. Khái niệm "chất", "lượng" 
 - Chất của sự vật là khách quan; 
	- Chất bao gồm nhiều thuộc tính, khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi 
	- Một sự vật có thể có nhiều chất khác nhau 
NƯỚC 
 “ CH ẤT ”: S ự th ống nh ất c ủa c ác thu ộ c t ính kh ách quan v ố n c ó c ủa “n ước ”: Kh ô ng m àu , kh ô ng m ùi , kh ô ng v ị , c ó th ể h òa tan mu ối , ax it .v.v... 
“ 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
1. Khái niệm "chất", "lượng" 
 - Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển, cũng như các thuộc tính của sự vật. 
NƯỚC 
 “ L ƯỢNG ”: M ỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hyđro và 01 nguyên tử Oxy. 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
1. Khái niệm "chất", "lượng" 
 - Lượng của sự vật là khách quan, thống nhất với một chất nhất định của sự vật 
 - Một sự vật, có thể có nhiều lượng 
NƯỚC 
 “ L ƯỢNG ”: M ỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 02 nguyên tử Hyđro và 01 nguyên tử Oxy. 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
2. NỘI DUNG QUY LUẬT 
Sự thống nhất 
 	- Chất và lượng là hai mặt thống nhất của sự vật, không thể tách rời. Không có chất thuần tuý và cũng không có lượng thuần tuý. 
	- Sự thống nhất giữa chất và lượng thể hiện trong một giới hạn nhất định, gọi là Độ ( Độ là khái niệm chỉ giới hạn mà trong đó sự thay đổi lượng của sự vật chưa làm thay đổi chất của nó ) 
3.3.1.QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
3.3.1.2. NỘI DUNG QUY LUẬT 
Sự chuyển hoá giữa lượng và chất 
- Sự vận động, thay đổi của sự vật bắt đầu từ những thay đổi về lượng. Lượng biến đổi dần dần tới một mức độ nhất định dẫn tới sự thay đổi về chất. Thời điểm có sự Ihay đổi chất của sự vật gọi là Điểm nút. ( Điểm nút là khái niệm chỉ điểm giới hạn, ở đó, sự thay đổi lượng của sự vật đã tạo ra sự biến đổi chất của sự vật ). 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
2. NỘI DUNG QUY LUẬT 
Sự chuyển hoá giữa lượng và chất 
	 - Sự thay đổi lượng của sự vật, trong những điều kiện xác định, đã dẫn đến sự ra đời chất mới. Đây chính là Bước nhảy trong quá trình vận động và phát triển của sự vật ( Bước nhảy là khái niệm chỉ một giai đoạn vận động và phát triển, ở đó, sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi căn bản về chất ) 
	- Chất mới ra đời tác động lại lượng mới, tạo điều kiện cho lượng mới phát triển ( về quy mô, kết cấu, trình độ và nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật ) 
QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
Nước ở dạng lỏng 
Nước ở dạng đá 
Nước ở dạng hơi 
o độ c 
100 độ c 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
3. Ý nghĩa phương pháp luận 
*) Muốn nhận thức sự vật hiện tượng cần chú ý cả 2 mặt chất và lượng của nó. 
*) Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chú ý tích luỹ về lượng, 
 đồng thời biết phát huy tác dụng của chất mới theo mục đích nhất định 
 *) Khắc phục 2 khuynh hướng: 
- Chưa tích luỹ đủ lượng, đã nóng vội muốn nhảy vọt về chất (tả khuynh) 
- Không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã đủ lượng và các 
điều kiện (hữu khuynh) 
 *)Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện cho 
 sự chuyển hoá giữa chất và lượng theo mục đích nhất định 
II. QUY LUẬT "LƯỢNG - CHẤT" 
(*) Vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật 
Quy luật chỉ rõ cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. 
Sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng xuất phát 
 từ những thay đổi dần dần về lượng để dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật, 
 sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời... 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
(Quy luật "Mâu thuẫn") 
1. Khái niệm "Mâu thuẫn" và các tính chất chung của mâu thuẫn 
 "Mâu thuẫn" ? 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
Khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá 
 giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiệng tượng. 
HẠT NHÂN PROTON (+) & ĐIỆN TỬ ELECTRON (-) 
LỰC HÚT & LỰC ĐẨY GIỮA CÁC THI Ê N THỂ 
LI Ê N H Ệ ÂM D ƯƠ NG 
1.Khái niệm "Mâu thuẫn" và các tính chất chung của mâu thuẫn 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
HẠT NHÂN PROTON (+) & ĐIỆN TỬ ELECTRON (-) 
LỰC HÚT & LỰC ĐẨY GIỮA CÁC THI Ê N THỂ 
LI Ê N H Ệ ÂM D ƯƠ NG 
 Mặt đối lập? 
Khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng 
 vận động trái ngươc nhau, đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. 
1. Khái niệm "Mâu thuẫn" và các tính chất chung của mâu thuẫn 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
Tính chất chung của mâu thuẫn 
Mâu thuẫn là thuộc tính vốn có ở các sự vật hiện tượng 
Tính khách quan 
Tính phổ biến 
Mâu thuẫn có ở các sự vật hiện tượng trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. 
Trong sự vận động và phát triển, sự vật, hiện tượng có nhiều mâu thuẫn khác nhau: 
MT bên trong - MT bên ngoài; 
MT cơ bản - MT không cơ bản; 
MT chủ yếu - MT không chủ yếu; 
MT Đối kháng... 
Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn? 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
Trong tự nhiên 
Đồng hoá & dị hoá 
Biến dị & di truyền 
Tương tác vật lý - hoá học 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
Trong xã hội 
Mâu thuẫn trong xã hội có giai cấp 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
Trong tư duy 
Mâu thuẫn giữa NT cảm tính 
và nhận thức lý tính 
Mâu thuẫn giữa chân lý và sai lầm 
Mâu thuẫn giữa khả năng nhận thức vô hạn của con người 
và năng lực nhận thức của con người trong thực tế 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
2.Nội dung quy luật 
	- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trò là nguồn gốc của quá trình vận động và phát triển của sự vật. 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
2.Nội dung quy luật 
Thống nhất 
Khác biệt 
Đấu tranh 
Chuyển hoá 
Là nguồn gốc và động lực củamọi quá trình vận động và phát triển 
- VAI TRÒ CỦA MÂU THUẪN 
Động lực khác nhau giữa 
Nền kinh tế tiểu nông và nền kinh tế thị trường 
Là nguồn gốc và động lực củamọi quá trình vận động và phát triển 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 
Thất bại của Công xã Pari và thăng lợi của CM tháng X - 1917 
VAI TRÒ CỦA MÂU THUẪN 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
3. Ý nghĩa phương pháp luận 
	 - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập về sự thống nhất, đấu tranh, chuyển hoá giữa chúng để có phương pháp giải quyết đúng đắn mâu thuẫn. 
	 - Có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, phân tích, phân loại và xử lý mâu thuẫn (phân biệt vai trò, vị trí của các mâu thuẫn trong từng điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của mâu thuẫn) 
III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 
4. Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật 
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 
là "hạt nhân" của Phép biên chứng duy vật 
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 
chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển 
IV. QUY LUẬT 
"PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
IV. QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
1.Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc trưng cơ bản của nó 
Phủ định biên chứng 
là sự phủ định tự thân của sự vật; 
là sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề 
cho sự phát triển 
Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, kết cấu vật chất này bằng kết cấu vật chất khác. 
IV. QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
1. Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc trưng cơ bản của nó 
	 Hai đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng: 
	 -Tính khách quan: Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân của sự vật, thông qua giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, chứ không phải do sự tác động từ bên ngoài. 
	 - Tính kế thừa: Phủ định biện chứng là phủ định có kế thừa nhân tố hợp lý ở vật cũ và bảo tồn nó trong giai đoạn mới của sự vật mới; không phải xóa bỏ sạch trơn sự vật cũ. 
IV. QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
2. Phủ định của phủ định 
	 “ Phủ định của phủ định” là khái niệm khái quát chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng; sự phát triển cuả sự vật qua những lần phủ định biện chứng dường như trở lại sự vật xuất phát, ban đầu nhưng cao hơn. 
CÁI HẠT NẢY MẦM THÀNH CÁI CÂY 
HÌNH THÁI HẠT BỊ VƯỢT QUA: BỊ PHỦ ĐỊNH 
IV.QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
2. Phủ định của phủ định 
SỰ VẬT 
BAN ĐẦU 
SỰ VẬT 
PHỦ ĐỊNH 
SV PHỦ ĐINH 
CỦA PHỦ ĐỊNH 
	 Mỗi lần phủ định là một lần giải quyết mâu thuẫn, là kết quả đấu tranh chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật. 
IV. QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
2. Phủ định của phủ định 
SỰ VẬT 
BAN ĐẦU 
SỰ VẬT 
PHỦ ĐỊNH 
SV PHỦ ĐINH 
CỦA PHỦ ĐỊNH 
	Sau những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời một sự vật mới mang nhiều đặc trưng của sự vật xuất phát 
IV. QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
2. Phủ định của phủ định 
	Quy luật phủ định của phủ định là phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy. 
	 Quy luật phủ định của phủ định khái quát sự tiến lên của sự vận động; khuyng hướng vận động và phát triển của sự vật là không theo đường thẳng tắp, mà theo đường “xoáy ốc”, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, có cả sự đi lên và sự đi xuống, trong đó đi lên là chủ yếu và cái mới chiếm ưu thế. 
IV. QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
3.Ý nghĩa phương pháp luận 
 	 - Trong nhận thức và hành động, cần chống khuynh hướng phủ định sạch trơn. 
 	 - Cần biết phát hiện, quý trọng và tin tưởng vào cái mới, cái mới là cái tất thắng. Đồng thời biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố còn hợp lý ở cái cũ trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng. 
IV. QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
4. Vai trò của quy luật trong Phép biện chứng duy vật 
QUY LUẬT "PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH" 
CHỈ RÕ KHUYNH HƯỚNG CHUNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN. 
BÀI TẬP: Anh (Chị) hãy đọc câu chuyện sau: 
HAI HẠT THÓC 
 	Có hai hạt thóc được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều chắc mẩy và to khỏe. Một hôm người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình fnats tan trong đất. Tốt nhất hãy giữ lại tất cả những chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. 
 	Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai ngày đêm mong muốn ông chủ gieo mình xuống đất. Nó thực sự sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. 
 	Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp được ích gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt giống thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu nặng hạt. Nó mang cho đời những hạt lúa mới. 
NHẬN ĐỊNH 
ĐÚNG 
SAI 
Hạt thóc thứ hai đã tiến hành phủ định biện chứng 
Hạt thóc thứ nhất đã tiến hành phủ định siêu hình 
Cả hai hạt thóc đều không tiến hành quá trình phủ định 
Hạt thóc thứ nhất đã tiến hành phủ định biện chứng 
Cả hai hạt thóc đều tiến hành phủ định siêu hình 
1. Đánh dấu X vào nhận định đúng hoặc sai 
2. Hãy chỉ rõ quá trình phủ định biện chứng của hai hạt thóc trên? 
3. Câu chuyện cho thấy chúng ta phải luôn luôn thay đổi phương pháp học tập, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Tại sao? 
4. Từ câu chuyện của hạt thóc, anh (chị) rút ra bài học gì trong cuộc sống hiện tại và quá trình công tác sau này? 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_bai_1_nhung_quy_luat_co_ban_cua_phep_bie.ppt