Bài học về quản lý tín dụng đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc

Tín dụng đen gồm những hoạt động cho vay tín dụng dưới chuẩn,

không qua hệ thống ngân hàng, trong đó người cho vay thực hiện

những hành vi phi đạo đức và/hoặc trái pháp luật nhằm mục đích tư

lợi cá nhân và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng tới người đi vay.

Tại Việt Nam, tín dụng đen gây ra không ít hệ luỵ cho xã hội như:

lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tội phạm tín dụng đen với mức đáng báo

động. Theo ước tính trung bình có 10.000 vụ/năm, mỗi ngày có 29

vụ và mỗi giờ làm việc có 3,6 vụ vị phạm liên quan đến tín dụng đen

được phát hiện tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này làm rõ những kinh

nghiệm quản lý tín dụng đen của Trung Quốc để rút ra bài học phù

hợp cho Việt Nam nhằm đối phó với những bất cập mà hoạt động này

gây ra cho xã hội và nền kinh tế

pdf 7 trang yennguyen 9080
Bạn đang xem tài liệu "Bài học về quản lý tín dụng đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài học về quản lý tín dụng đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc

Bài học về quản lý tín dụng đen cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc
65
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 194- Tháng 7. 2018
Bài học về quản lý tín dụng đen cho Việt Nam 
từ kinh nghiệm của Trung Quốc
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
Nguyễn Vân Hà
Nguyễn Thị Việt Hà
Nguyễn Lê Ngọc Sơn
Lưu Thanh Ly
Ngày nhận: 23/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 24/07/2018 Ngày duyệt đăng: 25/07/2018
Tín dụng đen gồm những hoạt động cho vay tín dụng dưới chuẩn, 
không qua hệ thống ngân hàng, trong đó người cho vay thực hiện 
những hành vi phi đạo đức và/hoặc trái pháp luật nhằm mục đích tư 
lợi cá nhân và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng tới người đi vay. 
Tại Việt Nam, tín dụng đen gây ra không ít hệ luỵ cho xã hội như: 
lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tội phạm tín dụng đen với mức đáng báo 
động. Theo ước tính trung bình có 10.000 vụ/năm, mỗi ngày có 29 
vụ và mỗi giờ làm việc có 3,6 vụ vị phạm liên quan đến tín dụng đen 
được phát hiện tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này làm rõ những kinh 
nghiệm quản lý tín dụng đen của Trung Quốc để rút ra bài học phù 
hợp cho Việt Nam nhằm đối phó với những bất cập mà hoạt động này 
gây ra cho xã hội và nền kinh tế. 
Từ khoá: Tín dụng đen, vay nặng lãi
1. Giới thiệu về tín dụng đen
ho đến nay, 
tín dụng đen 
nhìn chung 
được mô tả 
dưới dạng các 
hoạt động cho vay nặng lãi, 
thường nhắm đến các đối 
tượng dễ bị tổn thương và dẫn 
đến tổn thất cá nhân nghiêm 
trọng như phá sản, nghèo đói 
và bị tịch thu nhà cửa (Engel 
et al., 2001). Hành vi cho 
vay được cho là tín dụng đen 
nếu người cho vay hoặc môi 
giới có những hành vi như: 
lợi dụng điểm yếu của người 
đi vay bằng cách tính phí rất 
cao nhưng không tương xứng 
với rủi ro phải chịu; cho vay 
vốn ngay cả khi đã biết người 
đi vay sẽ không thể hoàn trả; 
hoặc thay đổi các điều khoản 
cho vay không báo trước, dẫn 
tới sự hiểu lầm giữa hai bên 
(Demyanyk, 2006). Tín dụng 
đen xảy ra khi người cho vay 
sử dụng những chiến thuật phi 
đạo đức và/hoặc bất hợp pháp 
nhằm đem đến những khoản 
vay dưới chuẩn cho những cá 
nhân ngay cả khi họ có đủ điều 
kiện cho những khoản vay 
chính thức (Ferguson, 2000). 
Theo (Schmulow, 2017), tín 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
dụng đen bao gồm ít nhất hai 
trong số các đặc điểm sau: 
Các khoản cho vay gây thiệt 
hại nghiêm trọng cho người 
tiêu dùng; các khoản vay liên 
quan đến gian lận và lừa đảo; 
các trường hợp thiếu minh 
bạch khác; và yêu cầu người 
tiêu dùng phải tự nguyện từ 
bỏ các quyền lợi hợp pháp của 
họ. Hiện chưa có một định 
nghĩa thống nhất về tín dụng 
đen mà cụm từ này thường 
được sử dụng để mô tả thực 
trạng hành vi của những người 
cho vay phi đạo đức hoặc bất 
hợp pháp. Vì vậy, tín dụng 
đen có thể được hiểu là những 
hành vi cho vay dưới chuẩn, 
khi người cho vay đưa ra 
mức lệ phí và lãi suất lớn hơn 
gấp nhiều lần so với rủi ro từ 
người đi vay.
Tại Việt Nam, nhiều khách 
hàng vay tiền từ tín dụng đen 
không thể trả được lãi và gốc 
của những khoản vay bởi lãi 
suất cho vay rất cao và những 
hệ lụy đi kèm. Theo số liệu 
của Bộ Công an, từ 2010- 
2014 tại Việt Nam đã xảy ra 
6.376 vụ việc tín dụng đen 
dẫn đến 41 vụ giết người, 318 
vụ cố ý gây thương tích, 2.496 
vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm 
đoạt tài sản và 1.707 vụ lừa 
đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là 
chưa kể đến các vụ “giật hụi” 
xảy ra tại nhiều địa phương. 
Theo Tổng cục Phòng chống 
tội phạm (Bộ Công an), giai 
đoạn 2010- 2014, có khoảng 
49.000 vụ việc liên quan đến 
tội phạm tín dụng đen được 
phát hiện. Như vậy, trung bình 
có 10.000 vụ/năm, mỗi ngày 
có 29 vụ và mỗi giờ làm việc 
có 3,6 vụ tín dụng đen được 
phát hiện tại Việt Nam. 
Từ thực trạng tín dụng đen 
thời gian qua, cần thiết phải 
đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả 
và khả năng phổ cập của hệ 
thống tài chính quốc gia. Các 
tổ chức tài chính Việt Nam 
đã chưa thể đảm đương được 
vai trò cung cấp hiệu quả vốn 
cho nhu cầu của xã hội. Điều 
này cũng được chứng minh 
trong báo cáo năng lực cạnh 
tranh toàn cầu 2015-2016, một 
trong các lĩnh vực mà Việt 
Nam được đánh giá thấp là 
phát triển thị trường tài chính, 
xếp hạng 84/140 nền kinh tế 
trong toàn cầu (Vương Đình 
Huệ, 2016). Cũng theo thống 
kê của Ngân hàng Thế giới 
(WB), số người trưởng thành 
ở Việt Nam có tài khoản và 
sử dụng dịch vụ tài chính tại 
Việt Nam còn quá thấp, chiếm 
khoảng 31% năm 2013, trong 
khi trung bình thế giới là 
62%. Riêng tỷ lệ dân cư vay 
vốn tại các tổ chức tín dụng 
(TCTD) chính thức thấp hơn, 
chỉ khoảng 18%. Từ những 
phân tích nêu trên, bài nghiên 
cứu này mong muốn từ những 
kinh nghiệm quản lý tín dụng 
đen của Trung Quốc để rút ra 
bài học phù hợp cho Việt Nam 
nhằm đối phó với những bất 
cập mà hoạt động này gây ra 
cho nền kinh tế. 
2. Đặc điểm của tín dụng 
đen
Tín dụng đen thuộc về tập 
hợp các khoản cho vay dưới 
chuẩn, và chỉ xảy ra khi 
những người cho vay có hành 
vi lạm dụng những người đi 
vay dễ bị tổn thương. Trong 
đó, người cho vay thực hiện 
những hành vi phi đạo đức và/
hoặc trái pháp luật nhằm mục 
đích tư lợi cá nhân và thường 
gây ra hậu quả nghiêm trọng 
tới người đi vay (Reynolds, 
2005).
Tín dụng đen gồm những hoạt 
động cho vay tín dụng không 
qua hệ thống ngân hàng, và 
không chịu sự quản lý chính 
thức bởi các cơ quan quản lý 
Nhà nước. Giao dịch tín dụng 
đen là giao dịch ngầm, nội 
bộ, có lãi suất huy động và 
cho vay cao, trong khi thủ tục 
thực hiện đơn giản so với các 
hoạt động tín dụng ngân hàng 
chính thức. 
Các hành vi cho vay của tín 
dụng đen thường phức tạp và 
nhắm tới những nhóm người 
dễ bị tổn thương và gây thiệt 
hại nặng nề cho người đi vay 
khi đối mặt với nguy cơ phá 
sản, nghèo đói và tịch thu tài 
sản.
Tín dụng đen thường cho vay 
với mức lãi suất cao quá mức, 
cho vay không tính toán đến 
khả năng trả nợ, tái cấp vốn 
vay trong một khoảng thời 
gian ngắn mà không chú ý tới 
lợi ích kinh tế từ người đi vay, 
thực hiện các hành vi gian lận 
hoặc giả mạo- ví dụ như giả 
mạo giấy tờ hoặc cố tình cung 
cấp thông tin sai cho người đi 
vay (Schmulow, 2017).
Đối với các khoản vay của tín 
dụng đen, chi phí mà người đi 
vay phải bỏ ra không tương 
xứng với chi phí và rủi ro của 
người cho vay. Các khoản vay 
này có các đặc điểm sau: (1) 
Lãi suất và lệ phí mà khách 
hàng phải trả cao hơn mức yêu 
cầu để bù đắp rủi ro khi cho 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
67Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
vay; (2) chứa các điều khoản 
nhằm buộc người đi vay phải 
chịu nợ chồng chất; (3) người 
cho vay không tính đến khả 
năng trả nợ của người đi vay; 
và/hoặc (4) yêu cầu người đi 
vay phải từ bỏ các quyền lợi 
pháp lý. 
Các tổ chức cung cấp tín dụng 
đen bao gồm các TCTD nhỏ, 
hiệu cầm đồ... Các hoạt động 
này được coi là hoạt động tín 
dụng phi chính thức và không 
bị kiểm soát.
Khách hàng của tín dụng đen 
là những khách hàng cá nhân, 
các công ty tư nhân nhỏ, hộ 
kinh doanh buôn bán nhỏ 
lẻ hoặc những khách hàng 
không đủ tài sản thế chấp để 
vay ngân hàng và thủ tục quá 
rườm rà, quá lâu so với nhu 
cầu cấp bách của họ. Họ cần 
tiền và nhu cầu khi cần rất gấp 
nên họ tìm đến những người 
cho vay phi chính thức.
3. Kinh nghiệm quản lý tín 
dụng đen của Trung Quốc 
Tại Trung Quốc, tín dụng đen 
thường được biết đến là các 
hoạt động bên ngoài hệ thống 
ngân hàng, thường xuyên 
tham gia như các trung gian 
tín dụng với các chức năng 
thanh khoản và chuyển đổi tín 
dụng, có thể sẽ tạo ra rủi ro 
hệ thống hoặc chênh lệch giá 
quy định (FSB, 2012). Các tổ 
chức tài chính phi ngân hàng 
chiếm khoảng 20% tổng tài 
sản hệ thống ngân hàng Trung 
Quốc, tương đương 4,3 nghìn 
tỷ USD và đang phát triển với 
tốc độ đáng kinh ngạc, thách 
thức sự thống trị của ngân 
hàng truyền thống (Jonathan 
Manthorpe, 2014).
Các TCTD đen không phải 
là ngân hàng thương mại 
(NHTM), nên không bị quản 
lý, giám sát như các NHTM 
mà chịu sự giám sát của luật 
pháp về tài chính, quản lý thị 
trường tài chính và công cụ tài 
chính phái sinh như các công 
ty tài chính, quỹ đầu cơ tín 
dụng, quỹ tương hỗ thị trường 
tiền tệ, công ty cho vay bảo 
đảm, tổ chức kinh doanh được 
chính phủ bảo trợ (GSEs) nên 
ít rủi ro hơn. Nhưng khi các 
thực thể cung cấp dịch vụ tín 
dụng đen là các cá nhân thì 
hoạt động này tiềm ẩn rủi ro 
lớn vì người cho vay có khả 
năng bị quịt nợ.
Mặc dù vậy, tín dụng đen cũng 
đóng một vai trò quan trọng 
trong tăng trưởng kinh tế, đặc 
biệt đáp ứng nhu cầu về vốn 
cho các công ty tư nhân và 
là nơi các nhà đầu tư cá nhân 
tìm đến để chống lại lạm phát. 
Tín dụng đen đã cung cấp cho 
nhiều doanh nghiệp nhỏ và 
vừa kẹt tiền, cần nhiều vốn 
nhưng bị từ chối bởi các ngân 
hàng thông thường có cơ hội 
để tiếp cận nguồn vốn. Vì tín 
dụng chính thống bị thắt chặt, 
lãi suất bị giữ ở mức thấp 
khiến khách hàng phải đi tìm 
các sản phẩm tài chính hấp 
dẫn hơn. Trong khi ngân hàng 
ưu tiên cho vay doanh nghiệp 
nhà nước và tư nhân có quan 
hệ tốt cũng khiến các công 
ty nhỏ phải tìm đến các hoạt 
động tín dụng phi chính thức. 
Chính phủ Trung Quốc đã 
chính thức công nhận vai trò 
quan trọng của ngành ngân 
hàng ngầm trong đó có tín 
dụng đen trong nền kinh tế, 
nhưng đã có những phương 
thức quản lý để hạn chế rủi ro 
đến từ tín dụng đen như sau:
Tự do hóa lãi suất: Việc dỡ bỏ 
các quy định về lãi suất là một 
bước đi quan trọng đang được 
thực hiện. Trước đây, Ngân 
hàng Trung ương Trung Quốc 
(PBOC) đã áp đặt quy định 
về trần và sàn lãi suất với các 
khoản tín dụng các của ngân 
hàng đã dẫn đến sự gia tăng 
của hoạt động tín dụng đen. 
Năm 2012, PBOC đã công bố 
bãi bỏ quy định trần và sàn lãi 
suất, nới lỏng quy định về lãi 
suất tham chiếu nhằm nâng 
cao tính cạnh tranh của các 
ngân hàng và tăng quyền chọn 
cho khách hàng. Các ngân 
hàng thế mạnh về mạng lưới 
và nguồn vốn rẻ sẽ tận dụng 
được lợi thế tự do hóa lãi suất 
tiếp cận nhiều khách hàng hơn 
dẫn đến thu hẹp được hoạt 
động tín dụng đen. Kết quả 
cho thấy tăng trưởng cho vay 
mới bằng NDT trong tháng 
02/2015 đã cao hơn dự đoán. 
Giám sát các sản phẩm quản 
lý tài sản: Các sản phẩm quản 
lý tài sản giúp các ngân hàng 
duy trì tiền gửi, chứng khoán 
hóa tài sản, giảm tỷ lệ bắt 
buộc về an toàn vốn tối thiểu 
và tăng thu phí... Trong khi 
các sản phẩm tài chính có đảm 
bảo được ghi trong bảng cân 
đối tài sản của các ngân hàng 
thì các sản phẩm không được 
đảm bảo lại được hạch toán 
ngoại bảng, việc tăng cường 
theo dõi, giám sát giúp phát 
hiện các khoảng tối của chúng 
tốt hơn, ngăn chặn các ngân 
hàng chứng khoán hóa các 
khoản nợ xấu thành các sản 
phẩm tài sản không đảm bảo. 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
Đến tháng 02/2015, những 
khoản tài trợ vốn ngoài bảng 
đã giảm xuống còn 5,2%. 
Ngân hàng ANZ đánh giá 
những số liệu trên cho thấy 
công cụ đòn bẩy tài chính đã 
giảm nhanh trong hoạt động 
của hệ thống ngân hàng ngầm 
trong đó có tín dụng đen.
Truy quét các hoạt động ngân 
hàng ngầm trong danh mục 
cấm: Trong tháng 4/2015, 
Bộ Công an đã phối hợp với 
PBOC, Cục Quản lý ngoại hối 
tổ chức một đợt truy quét hoạt 
động chuyển tiền trái phép 
của các “ngân hàng ngầm” và 
các công ty đặt ở nước ngoài. 
Công an các tỉnh, thành phố 
như Quảng Đông, Thượng 
Hải, Liêu Ninh, Triết Giang, 
Tân Cương đã liên tiếp phá 
được một loạt vụ án nghiêm 
trọng. Tính đến cuối năm 
2016, Công an Trung Quốc đã 
phá vỡ 66 “ngân hàng ngầm”, 
bắt hơn 160 kẻ tình nghi phạm 
tội, tổng số tiền liên quan lên 
tới 430 tỷ NDT. Tuy nhiên, 
đơn vị này cũng nhận định, 
mặc dù các đợt truy quét các 
hoạt động “ngân hàng ngầm” 
trái phép (trong đó có tín dụng 
đen) vừa qua đã đạt được 
thành quả bước đầu, nhưng 
tình hình hoạt động phạm 
tội về tiền tệ vẫn rất gay gắt, 
phức tạp, địa bàn phạm tội 
hiện đang có xu thế lan rộng.
Ủy ban Kiểm soát Ngân hàng 
Trung Quốc (CBRC) đã đưa 
ra một bản dự thảo luật nhằm 
kiểm soát việc kinh doanh các 
dịch vụ quản lý tài sản đặt 
ra tiêu chuẩn cho các khách 
hàng muốn dùng các dịch vụ 
này hạn chế các dạng tài sản 
rủi ro khi theo Moody’s, tổng 
số tài sản ở Trung Quốc được 
bơm vào các dịch vụ này đã 
tăng lên 7 lần, đạt mức 3.200 
tỷ USD, chiếm phần lớn nhất 
trong các hoạt động “tín dụng 
đen” tại nước này. Theo Wall 
Street Journal, lượng tài sản 
nằm trong các dịch vụ quản 
lý tài sản ở Trung Quốc đã 
gia tăng cực mạnh trong thời 
gian gần đây. Những nỗ lực 
này gửi một thông điệp mạnh 
mẽ về quyết tâm của Bắc Kinh 
để tẩy sạch hệ thống tài chính 
đang có quá nhiều rủi ro. Kết 
quả của thắt chặt quản lý các 
hoạt động cho vay tại Trung 
Quốc đã làm tổng tài sản ngân 
hàng “ngầm” tăng trưởng chỉ 
khoảng 1/10 của năm 2016, 
theo ước tính của Moody’s.
4. Bài học kinh nghiệm cho 
Việt Nam trong quản lý tín 
dụng đen
Qua nghiên cứu những thành 
công của Trung Quốc trong 
quản lý hoạt động tín dụng 
đen, có thể đưa ra một số 
bài học kinh nghiệm đối với 
Việt Nam trong quản lý hoạt 
động tín dụng đen để phát huy 
những lợi ích và hạn chế ảnh 
hưởng tiêu cực của hoạt động 
này tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tái cấu trúc hệ 
thống ngân hàng để phát huy 
vai trò kênh dẫn vốn đến các 
đối tượng có nhu cầu. Để hạn 
chế các tín dụng ngoài luồng, 
đối với hệ thống ngân hàng, 
cần có các giải pháp cụ thể để 
quản lý, cải thiện và đa dạng 
hóa dịch vụ cho vay của ngân 
hàng, hợp lý hóa chi phí vận 
hành, tinh giản, gọn nhẹ; nâng 
cao năng lực của cán bộ tín 
dụng và nỗ lực làm cho dịch 
vụ và các sản phẩm ngân hàng 
thân thiện hơn với người dân. 
Hệ thống ngân hàng cần được 
tái cấu trúc để trở thành kênh 
trung gian vốn cho nền kinh 
tế hoạt động ngân hàng ngầm, 
tín dụng đen ở Việt Nam. 
Thứ hai, Chính phủ cũng 
cần có các giải pháp cụ thể 
để kiểm soát các hoạt động 
tín dụng đen. Chính phủ cần 
kiểm soát chặt chẽ hơn việc 
đảm bảo thực thi pháp luật 
trong lĩnh vực cho vay của 
các TCTD, đồng thời có các 
Tổng tài sản của tín dụng đen
Đơn vị: triệu NDT
Tỷ trọng của tín dụng đen so 
với toàn hệ thống ngân hàng
Biểu đồ 1. Bong bóng rủi ro của tín dụng đen tại Trung Quốc
Nguồn: Wall Street Journal
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
69Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
văn bản, tiêu chuẩn hướng dẫn 
việc đánh giá và quản trị rủi 
ro một cách hiệu quả. Chính 
phủ cần tăng cường khung 
giám sát đối với các trung 
gian tài chính phi ngân hàng 
tăng mức an toàn, nhằm giảm 
tác động xấu đến thị trường 
tài chính và nền kinh tế khi 
các trung gian tài chính phi 
ngân hàng mất khả năng thanh 
khoản hoặc phá sản.
Chính phủ cũng cần tăng 
cường kiểm soát hoạt động 
của các tổ chức tài chính nhỏ 
như các tiệm cầm đồ, các 
nhóm hụi, hoặc các quĩ tự 
phát... Đảm bảo kiểm soát và 
hạn chế những hiện tượng lợi 
dụng sự thiếu hiểu biết của 
khách hàng hoặc gây sức ép 
trong trường hợp khách hàng 
có nhu cầu khẩn cấp để đưa ra 
những điều khoản có khả năng 
gây bất lợi, rủi ro cho khách. 
Thứ ba, cần thay đổi nhận 
thức về tính hiệu quả, tính 
mục đích của các hoạt động 
tín dụng đen. Bên cạnh, những 
rủi ro từ những cá nhân, tổ 
chức cung cấp tín dụng đen 
có thể gây ra, thì các đơn vị 
này cũng là một trong những 
nguồn cung tài chính cho 
những đối tượng khách hàng 
khó có khả năng tiếp cận, đáp 
ứng yêu cầu của các tổ chức 
tài chính chính thống. 
Thứ tư, khuyến khích phát 
triển các tổ chức tài chính vi 
mô. Các tổ chức tài chính vi 
mô quyết định lãi suất cho vay 
theo đối tượng khách hàng. 
Những khoản vay nhỏ, rủi ro 
lớn thường được tính lãi suất 
cao hơn còn những khoản vay 
lớn, rủi ro thấp được tính lãi 
suất thấp hơn.
Hoạt động tài chính vi 
mô không phải là hoạt động 
từ thiện bắt buộc cần có sự 
tham gia của khu vực nhà 
nước. Hoạt động tài chính 
vi mô cũng cần áp dụng các 
nguyên tắc kinh doanh theo 
hướng bù đắp chi phí và 
có lãi. Hoạt động tài chính 
vi mô phục vụ cho người 
thu nhập thấp và các doanh 
nghiệp nhỏ nên cần có cái 
nhìn đúng đắn về vị trí của tài 
chính vi mô trong hệ thống tài 
chính quốc dân.
Để phát triển các tổ chức tài 
chính vi mô, các cơ quan quản 
lý Nhà nước cần tạo điều 
kiện môi trường chính sách, 
khung pháp lý hiệu quả nhằm 
phát triển ngành tài chính vi 
mô theo hướng bền vững, mở 
thêm nhiều hướng tiếp cận 
mới và tuân thủ theo định 
hướng thị trường; Phối hợp 
với chính quyền địa phương, 
cơ sở và các tổ chức chính trị 
xã hội nhằm phát triển hoạt 
động tài chính vi mô bền 
vững; Nâng cao nhận thức 
của toàn xã hội về vai trò và 
hiệu quả của hoạt động tài 
chính vi mô; Tăng cường hoạt 
động quản lý thanh tra, giám 
sát với hoạt động tài chính vi 
mô; Triển khai các hoạt động 
trong khuôn khổ chiến lược 
phát triển ngành, đề án phát 
triển toàn hệ thống tài chính 
vi mô tại Việt Nam và thúc 
đẩy nhanh quá trình chuyển 
đổi của các tổ chức tài chính 
vi mô bán chính thức thành 
tổ chức tài chính vi mô chính 
thức. Đối với các tổ chức tài 
chính vi mô, cần nâng cao 
công tác quản trị, điều hành 
ngay tại tổ chức tài chính 
vi mô; nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực; tăng cường 
minh bạch thông tin các sản 
phẩm dịch vụ cung ứng và 
bảo vệ quyền lợi hợp pháp 
của khách hàng; Đa dạng hóa 
các loại hình dịch vụ, nâng 
cao chất lượng sản phẩm cung 
ứng đến khách hàng; Gia tăng 
mối liên kết giữa các tổ chức 
tài chính vi mô và các tổ chức 
tài chính khác; Cung cấp đi 
kèm các sản phẩm dịch vụ 
tài chính là sản phẩm dịch 
vụ phi tài chính và thực hiện 
các đánh giá về hiệu quả xã 
hội ngay trong các tổ chức 
tài chính vi mô. Đối với các 
nhà tài trợ và các nhà đầu tư: 
Hoạt động của các tổ chức tài 
chính vi mô tại Việt Nam vẫn 
rất cần sự hỗ trợ của các nhà 
tài trợ, nhà đầu tư nhằm phát 
triển dài hạn như: hỗ trợ chi 
phí đào tạo để nâng cao năng 
lực quản trị điều hành, cho 
vay ưu đãi, hỗ trợ phát triển 
nguồn nhân lực, nâng cấp 
phần mềm ứng dụng cho hoạt 
động tài chính vi mô, nghiên 
cứu và phát triển thị trường 
sản phẩm, đầu tư dài hạn, góp 
vốn liên doanh Đối với các 
tổ chức hỗ trợ phát triển tài 
chính vi mô: Phát triển mạng 
lưới các tổ chức tổ chức tài 
chính vi mô Việt Nam và liên 
kết các tổ chức tổ chức tài 
chính vi mô Việt Nam với 
mạng lưới tổ chức tài chính vi 
mô thế giới đóng vai trò quan 
trọng cho sự phát triển bền 
vững của hệ thống tổ chức tài 
chính vi mô Việt Nam.
Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ 
và liên tục các hoạt động, 
dịch vụ và đối tượng cho vay 
nặng lãi. Hiện nay theo quy 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
định của khoản 1 Điều 476 Bộ 
Luật Dân sự 2005 về lãi suất 
thì lãi suất vay do các bên 
thỏa thuận không được vượt 
quá 150% của lãi suất cơ bản 
do Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam (NHNN) công bố đối với 
loại cho vay tương ứng; Điều 
163 Bộ luật Hình sự, việc cho 
vay nặng lãi sẽ bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự khi (i) lãi 
suất cho vay cao hơn mức lãi 
suất theo quy định 10 lần và 
(ii) có tính chất chuyên bóc 
lột được hiểu là người phạm 
tội lợi dụng hoàn cảnh khó 
Tài liệu tham khảo
1. Demyanyk, Y. (2006). Income Inequality: Time for Predatory Lending Laws. 
2. (Engel et al., 2001). A Tale of Three Markets: The Law and Economics of Predatory Lending.
3. Ferguson, A. B. (2000). Predatory Lending: Practices, Remedies and Lack of Adequate Protection for Ohio Consumers.
4. TS. Nguyễn Vân Hà, TS. Trần Thị Xuân Anh (2016). Hoạt động tài chính ngầm- tác động của nó tới an toàn hệ thống ngân 
hàng Việt Nam.
5. Reynolds, D. (2005). Predatory Lending in Oregon: Does Oregon Need an Anti-Predatory Lending Law, or Do Current Laws 
and Remedies Suffice .
6. Schmulow, A. D. (2017). Curbing Reckless and Predatory Lending: A Statutory Analysis of South Africa’s National Credit 
Act.
Thông tin tác giả
Nguyễn Vân Hà, Tiến sĩ
Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Ngân hàng
Email: hanv@hvnh.edu.vn
Nguyễn Thị Việt Hà, Tiến sĩ
Phó Trưởng bộ môn Khởi sự kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện ngân hàng
Email: hantv@hvnh.edu.vn
Nguyễn Lê Ngọc Sơn
Học viện ngân hàng
Email: sonson1996@gmail.com
Lưu Thanh Ly
Khách sạn Rendezvous Hà Nội
Email: customercare@hanoirendezvoushotel.com
Summary
The lesson of predatory lending management for Vietnam from China’s experience 
Predatory lending includes subprime lendings which are not under the supervision of banking system, in which 
the lenders carry out unethical and/or illegal acts for personal gains and often cause serious consequences for 
the borrowers. In Vietnam, predatory lending has caused a number of social problems such as frauds, property 
misappropriation, and predatory crimes. It is estimated that there are an average of 10,000 cases per year, which 
are 29 cases per hour or 3.6 cases per hour related to predatory lending discovered in Vietnam. This study 
highlights China’s predatory lending management system to draw lessons that are relevant to Vietnam in order to 
address the shortcomings that this phenomenon has caused to society and the economy.
Keywords: predatory lending, subprime.. 
Ha Van Nguyen, PhD.
Dean of Business Administration Faculty, Banking Academy 
Ha Thi Viet Nguyen, PhD.
Deputy Head of Business Start up Division, Business Administration Faculty, Banking Academy 
Son Le Ngoc Nguyen
Banking Academy 
Ly Thanh Luu
Hanoi Rendezvous Hotel
khăn, quẫn bách của người 
đi vay để cho vay với lãi suất 
cao nhằm thu lợi bất chính mà 
thực chất là bóc lột người đi 
vay. Các quy định về lãi suất 
cho vay cầm đồ trước đây có 
thông tư liên bộ của NHNN- 
xem tiếp trang 79
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
79Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
Tài liệu tham khảo
1. Black, B. S., & Gilson, R. J. (2000). Does Venture Capital Require an Active Stock Market? SSRN Electronic Journal. 
2. Đào Lê Minh. (2003). Quỹ đầu tư mạo hiểm và khả năng hình thành, phát triển ở Việt Nam. Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học 
Cấp Bộ. 
3. Lin, L. (2015). Re-engineering a Venture Capital Market: The Case of China. NUS Working Paper 2015/007 NUS Centre for 
Law & Business Working Paper 15/04. 
4. Lin, L. (2016). Venture Capital and the Structure of Stock Market: Lessons from China. NUS Centre for Banking & Finance 
Law Working Paper. 
5. Poterba, J. (1989). Venture capital and capital gains taxation. Tax Policy and the Economy, 3, 47–67.
Thông tin tác giả
Phạm Tiến Mạnh, Thạc sĩ
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Email: manhpham@hvnh.edu.vn
Summary
Venture Capital Fund Development- Experiences from China and lessons for Vietnam
In any nations, venture capital plays an important role in the development process, enabling firms with risk and 
new ideas to access capital and management experiences from individual and organizational investors at home 
and abroad. Vietnam is in the process of moving towards the 4.0 Industrial Revolution, which is necessary to 
mobilize capital through venture capital funds. Therefore, it is essential to learn from the experiences of successful 
countries with similar economic, political and social conditions. By learning from Chinese counterparts, we will 
have a better overview of the formation and development of venture capital fund in this country, as well as have 
the lessons for Vietnam.
Keywords: Venture Capital Fund, Vietnam. 
Manh Tien Pham, Fellows 
Faculty of Finance, Banking Academy
mục tiêu phát triển khoa học 
công nghệ để phát triển kinh 
tế của quốc gia đó. Thông qua 
việc phát triển khoa học công 
nghệ, đặc biệt lĩnh vực công 
nghệ cao, sẽ giúp các lĩnh vực 
có liên quan có sự phát triển 
về trình độ và năng suất lao 
động. Tại Việt Nam, làn sóng 
cách mạng công nghiệp 4.0 
đang được triển khai rầm rộ 
tại các lĩnh vực trong nền kinh 
tế, với sự tham gia của tất cả 
các bộ, ngành. Nhưng thực tế 
tại các quốc gia cho thấy, lĩnh 
vực nên đầu tư trọng tâm là 
lĩnh vực phần mềm, bởi nó có 
thể tận dụng được tiềm năng 
trí tuệ của người Việt Nam, 
mà không cần đầu tư cơ sở hạ 
tầng, thiết bị quá lớn. ■
tiếp theo trang 70
Thương mại số 02/TT/LB 
ngày 3/10/1995 nhưng nay đã 
hết hạn. Vì vậy, chính phủ cần 
có những quy định cụ thể về 
lãi suất cho vay của dịch vụ 
rất phổ biến ở Việt Nam này.
5. Kết luận
Từ kinh nghiệm quản lý hoạt 
động tín dụng đen tại Trung 
Quốc cho thấy, để hạn chế 
những rủi ro của hoạt động 
này tại Việt Nam thì việc tăng 
cường điều tiết, kiểm soát 
hoạt động tín dụng đen. Tuy 
nhiên, chính phủ Việt Nam 
cũng nên thận trọng không 
tạo ra quá nhiều rào cản và 
hạn chế hệ thống này bởi quá 
nhiều quy định có thể ảnh 
hưởng tiêu cực đến các tổ 
chức cho vay khác (như một 
số các ngân hàng nước ngoài) 
trong bối cảnh các hoạt động 
tín dụng đen đã thận trọng 
và khôn ngoan hơn trong các 
hoạt động cho vay. ■

File đính kèm:

  • pdfbai_hoc_ve_quan_ly_tin_dung_den_cho_viet_nam_tu_kinh_nghiem.pdf