Bàn về mô hình thư viện số phục vụ phát triển nông thôn mới

Tóm tắt: Nêu một số tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đến sự hình thành và

phát triển thư viện số ở Việt Nam; sự cần thiết của việc xây dựng thư viện số ở nông thôn hiện nay,

nhằm nâng cao tri thức cho người dân. Qua đó, đề xuất mô hình và giải pháp xây dựng thư viện số

phục vụ cho người dân ở nông thôn Việt Nam.

pdf 6 trang yennguyen 6920
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về mô hình thư viện số phục vụ phát triển nông thôn mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về mô hình thư viện số phục vụ phát triển nông thôn mới

Bàn về mô hình thư viện số phục vụ phát triển nông thôn mới
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
TS Vũ Dương Thúy Ngà
Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
ThS Phạm Quang Quyền
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tóm tắt: Nêu một số tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đến sự hình thành và 
phát triển thư viện số ở Việt Nam; sự cần thiết của việc xây dựng thư viện số ở nông thôn hiện nay, 
nhằm nâng cao tri thức cho người dân. Qua đó, đề xuất mô hình và giải pháp xây dựng thư viện số 
phục vụ cho người dân ở nông thôn Việt Nam.
Từ khóa: Thư viện số; nông thôn; Việt Nam. 
Digital library model for new rural development in Vietnam
Abstract: The article analyzes the impact of ICT to the establishment and development 
of digital library in Vietnam; the necessity of developing digital library in rural areas to improve 
knowledge for the people. Authors introduce a digital library model and solutions to develop digital 
libraries for the people in rural areas of Vietnam.
Keywords: Digital library; rural area; Vietnam.
BÀN VỀ MÔ HÌNH THƯ VIỆN SỐ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI
1. Sự phát triển của khoa học và công 
nghệ, và nhu cầu của người dân ở nông 
thôn Việt Nam 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của 
công nghệ thông tin và truyền thông, một 
“thế giới phẳng” đã được hình thành. Dù 
muốn hay không, chúng ta cũng sẽ đứng 
trước ngưỡng cửa của nền Công nghiệp 
4.0. Điều đó sẽ tác động tới mọi hoạt động 
của xã hội, trong đó làm thay đổi cơ bản 
phương thức sản xuất và sử dụng thông tin 
của người dùng tin. Một trong những hoạt 
động có ảnh hưởng rõ nét, đó là sự hình 
thành và phát triển thư viện số.
Quá trình hình thành và phát triển thư 
viện số tại Việt Nam diễn ra rõ nét từ những 
năm 2000, khi các thư viện triển khai ứng 
dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
trong hoạt động của mình. Thời gian qua, 
việc phát triển thư viện số chủ yếu được 
triển khai trong các thư viện phục vụ nghiên 
cứu, học thuật, như: thư viện, trung tâm 
thông tin, trung tâm học liệu của các trường 
đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, 
Trong quá trình triển khai, các thư viện và 
trung tâm thông tin đã tìm kiếm nhiều giải 
pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu 
xây dựng thư viện số tối ưu nhất, phù hợp 
với điều kiện tại Việt Nam. Hiện nay, có hai 
hướng lựa chọn phần mềm: nguồn đóng 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
4 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
(mất phí) và nguồn mở. Tuy nhiên, các thư 
viện dù có điều kiện để mua phần mềm 
hay không thì điều quan trọng là sau quá 
trình đưa vào hoạt động sẽ phải đối mặt với 
vấn đề kỹ thuật vận hành, duy trì hệ thống. 
Cung ứng nội dung cho các nhóm người 
dùng tin khác nhau giữa khu vực thành thị 
và nông thôn là một vấn đề đặt ra mang 
tính cấp bách, bởi lẽ ngay cả người dân ở 
khu vực nông thôn cũng đã và đang tiếp 
cận với các phương tiện công nghệ thông 
tin và truyền thông hiện đại. Tuy nhiên, 
hầu hết người dân nông thôn vẫn chỉ sử 
dụng các phương tiện công nghệ thông tin 
và truyền thông như phương tiện giải trí và 
mang tính chất tự phát, chưa thực sự tận 
dụng các phương tiện đó để phục vụ các 
nhu cầu có định hướng tích cực góp phần 
nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân 
lực, nâng cao kỹ năng lao động sản xuất 
đối với người dân ở khu vực nông thôn. 
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người 
dân được tiếp cận các sản phẩm nội dung 
thông tin số, thúc đẩy mạnh mẽ sự hình 
thành và phát triển xã hội thông tin và kinh 
tế tri thức, tạo điều kiện cho việc học tập 
suốt đời của người dân; tăng cường sáng 
tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công 
nghệ, phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn 
dân, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã 
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, như:
- Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 
03 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính 
phủ về Chương trình phát triển công nghiệp 
nội dung số Việt Nam đến năm 2010, trong 
đó có dự án phát triển hệ thống thư viện số 
(e-library) do Bộ Văn hóa-Thông tin (nay 
là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ 
trì thực hiện việc xây dựng (tuy nhiên, vì 
nhiều lý do khách quan và chủ quan, dự án 
này vẫn chưa được triển khai).
- Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 4 tháng 5 
năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp 
cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 
18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về 
việc phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức 
Việt số hóa”
Hiện nay, nhiều phần mềm thư viện số 
đã ra đời và phát triển rất nhanh với hai lựa 
chọn chủ yếu: Đầu tư phần mềm mã nguồn 
đóng hoặc sử dụng phần mềm mã nguồn 
mở. Mỗi một lựa chọn có những ưu điểm và 
nhược điểm riêng, tuy nhiên, thực tiễn từ các 
thư viện cho thấy, việc lựa chọn phần mềm 
mã nguồn mở cho việc xây dựng thư viện 
số phục vụ nông thôn hiện nay là giải pháp 
phù hợp vì một số lý do cơ bản như sau:
- Phần mềm mã nguồn mở cũng đã có 
thời gian sử dụng để kiểm chứng không chỉ 
trên thế giới mà ở Việt Nam;
- Phần mềm có cộng đồng phát triển 
rộng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật 
quốc tế và địa phương (quốc gia), [Phạm 
Quang Quyền, 2014].
- Đặc biệt, cho phép người dùng tùy biến 
mạnh về cả chức năng và giao diện. Thông 
thường, chức năng cũng được thiết kế 
theo modules (add-ons hoặc các modules 
khác), rất thuận lợi để vận hành và phát 
triển, thậm chí cho cả những cán bộ không 
phải chuyên về CNTT. Khi triển khai lựa 
chọn phần mềm nguồn mở, chỉ cần lưu ý 
về các yêu cầu đối với quá trình vận hành 
để xem xét, lựa chọn phần mềm đáp ứng 
yêu cầu, tránh việc mất thời gian trong quá 
trình đưa vào ứng dụng.
Ngoài ra, quá trình phát triển cũng xuất 
hiện loại phần mềm giao thoa giữa nguồn 
đóng và nguồn mở - đó là phần mềm 
visible source code (với ý nghĩa là phần 
mềm thương mại nhưng mã nguồn cho 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
5THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
phép người sử dụng có khả năng tùy biến 
nó như nguồn mở khi đã mua bản quyền).
Tạo ra các cơ hội học tập suốt đời là một 
trong những nội dung quan trọng, gắn liền 
với xây dựng nông thôn mới hiện nay. Việc 
phát triển nóng về cơ sở hạ tầng, kinh tế 
các khu vực nông thôn cũng đã bộc lộ một 
số mặt trái, vì vậy, sự phát triển ổn định, bền 
vững là điều cần thiết đối với không chỉ các 
cấp lãnh đạo mà còn là vấn đề của toàn xã 
hội. Hiện nay, người dân ở nông thôn Việt 
Nam vẫn chiếm tỷ lệ trên 70%, cho nên sự 
phát triển của khu vực này sẽ góp phần 
ổn định phát triển bền vững của quốc gia. 
Kết quả khảo sát về nhu cầu tin của người 
dân nông thôn cho thấy họ có nhu cầu sử 
dụng văn học nghệ thuật (80%), trồng trọt 
(100%), chăn nuôi (100%), khoa học kỹ 
thuật nông nghiệp (75%), [Nguyễn Thị 
Lan Thanh, 2008].
Từ thực tế triển khai Chương trình xây 
dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã 
chủ động xây dựng các trang thông tin điện 
tử để giúp cho người dân có thể tiếp cận 
được thông tin và tri thức một cách dễ dàng 
không bị phụ thuộc vào không gian và thời 
gian. Tuy nhiên, những cổng thông tin này 
còn chưa có được các nội dung thông tin 
mà người dân thực sự quan tâm. Trong bối 
cảnh đó, việc xây dựng thư viện số dành 
cho người dân ở nông thôn đã trở thành 
một yêu cầu cấp bách đặt ra.
2. Mục tiêu xây dựng thư viện số phục 
vụ phát triển nông thôn mới
Mục tiêu chung
- Tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, 
đặc biệt là học sinh - sinh viên, người dân 
ở nông thôn có điều kiện tiếp cận thông 
tin và tri thức nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ 
năng sống và làm cho cuộc sống của mình 
có ý nghĩa và tốt đẹp hơn, từng bước nâng 
cao năng lực, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến 
trong quá trình sản xuất, nâng cao năng 
suất lao động, đồng thời góp phần nâng 
cao đời sống tinh thần và mức hưởng thụ 
văn hóa cho người dân.
- Góp phần vào việc thực hiện thắng lợi 
mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW, 
ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp 
hành Trung ương khóa X về việc xây dựng 
nông thôn mới bằng cách tăng cường văn 
hóa đọc cho người dân, đồng thời tham 
góp thêm vào tiền đề cho việc chuẩn bị 
triển khai đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt 
số hóa”.
Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng cổng thông tin điện tử tập 
trung theo mô hình tương tác đa chiều, 
trong đó:
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách 
thực hiện nhiệm vụ cung ứng các thông tin, 
tin tức mới cập nhật qua cổng thông tin để 
phổ biến đến người dân;
+ Những người dân có khu vực dành 
riêng (diễn đàn) nơi để trao đổi, chia sẻ 
kinh nghiệm trong cuộc sống, hoạt động 
sản xuất - Dự kiến khu vực này sẽ được 
phân thành: khu vực có sự kiểm soát của 
đội ngũ chuyên trách trước khi đăng bài 
công cộng (pulbic) và có khu vực dành cho 
người dân chia sẻ tự do.
- Trên cổng thông tin đó, xây dựng Thư 
viện số dùng chung phục vụ đối tượng bạn 
đọc chủ yếu là người nông dân với giao 
diện thân thiện, tiện ích, thuận lợi trong vấn 
đề triển khai xây dựng, phát triển và duy trì 
đối với từng địa phương, có khả năng đáp 
ứng và tùy biến khi dung lượng và mức độ 
truy cập tăng lên, giúp bạn đọc dễ tìm kiếm 
thông tin và sử dụng thuận lợi. Nội dung 
các chủ đề thường xuyên được cập nhật.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
6 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
3. Đề xuất giải pháp kỹ thuật và triển 
khai xây dựng thư viện số phục vụ người 
dân ở nông thôn
3.1. Xây dựng cổng thông tin
Giải pháp phần mềm mã nguồn mở 
hoặc phần mềm có thể tùy chỉnh được mã 
nguồn được lựa chọn cho cổng thông tin vì 
lý do:
- Phần mềm xây dựng cổng thông 
tin diễn đàn thường được thiết kế theo 
modules, cho phép người dùng tích hợp 
những tiện ích cần thiết sau khi đã cài đặt 
và vận hành. Ngoài ra, các công cụ này 
thường cung cấp những phương tiện tiện 
ích tối ưu hóa như: hỗ trợ công cụ lấy tin, 
cho phép tạo nhiều ứng dụng cấp trực 
thuộc như: trang web con, diễn đàn con và 
cung cấp phương tiện, phương pháp quản 
lý thành viên (members) rất linh hoạt, như: 
tự đăng ký thành viên, đăng nhập bằng các 
tài khoản mạng xã hội (facebook, twister,) 
và cấp quyền,
Hình 1. Giao diện cổng thông tin điện tử
Cổng thông tin điện tử diễn đàn dự kiến 
cung cấp một khu vực tìm kiếm duy nhất 
cho toàn bộ các tư liệu trong thư viện số 
phục vụ phát triển nông thôn.
3.2. Cấu trúc thư viện số
Thư viện được xây dựng dựa trên cơ sở 
những tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ, tiêu 
chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của ngành 
để đảm bảo đáp ứng tối ưu nhất việc liên 
thông dọc, liên thông ngang về hệ thống 
giữa các thư viện số, đáp ứng trong việc 
quản trị và vận hành: sao lưu, phục hồi, 
nâng cấp hoặc chuyển đổi hệ thống khác.
Đối với nội dung, giải pháp lựa chọn dựa 
vào công nghệ nội dung, số hóa tài liệu, 
tập trung vào nguồn tài liệu đã được công 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
7THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
bố hoặc các tài liệu chưa công bố nhưng có 
tác giả cụ thể, có uy tín và các nguồn thông 
tin đã được kiểm chứng khác. Trước hết, 
cần khảo sát thực trạng các thư viện và 
trung tâm thông tin đã triển khai các dịch 
vụ thư viện số của mình để tận dụng nguồn 
thông tin, dữ liệu đã có.
Trang Thư viện sẽ được thiết kế để có 
thể thu thập các tài liệu ở nhiều định dạng 
khác nhau (pdf, video, audio,) về toàn 
văn tài liệu hoặc các bài trích báo, tạp chí, 
chương hoặc trọn vẹn nội dung về một vấn 
đề thuộc các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, 
kinh nghiệm của nhà nông, [Vũ Dương 
Thúy Ngà và Phạm Quang Quyền, 2017].
- Chủ đề của các bộ sưu tập phổ biến 
khoa học kỹ thuật bao gồm các bộ sưu tập 
chính như sau: Đến với Nhà nông; Y học 
thường thức; Kỹ năng sử dụng Internet; Kỹ 
năng sử dụng các vật dụng trong gia đình. 
- Chủ đề tài liệu về kỹ năng sống bao 
gồm các bộ sưu tập: Một số kỹ năng sống; 
Tâm sinh lý; Sức khỏe và đời sống, nuôi 
dạy trẻ em; phong tục Việt Nam
- Chủ đề tài liệu về thiếu nhi bao gồm 
các bộ sưu tập: Giáo dục đạo đức và kỹ 
năng sống; Khám phá thế giới; Phổ biến 
kiến thức; Văn học; Học ngoại ngữ
- Chủ đề các tài liệu đa phương tiện: 
Sách nói, tài liệu nghe nhìn, phim tài liệu, 
phim khoa học
- Chủ đề tài liệu về luật pháp: Chỉ thực 
hiện biên mục và chỉ ra đường dẫn đến địa 
chỉ lưu giữ các văn bản luật. Ví dụ: Bộ luật 
lao động:
portal/chinhphu/hethongvanban?class_
id=1&mode=detail&document_id=163542
Hình 2. Giao diện thư viện số
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
8 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2018
Ngoài ra, thư viện số sẽ có trang thông 
tin diễn đàn để các thành viên có thể chia 
sẻ trực tuyến về kinh nghiệm sản xuất để 
và bảo các thông tin thường xuyên được 
cập nhật.
Kết luận
Để nâng cao khả năng tiếp cận và sử 
dụng thông tin cho người dân ở nông thôn, 
góp phần thực hiện thành công Chương 
trình xây dựng nông thôn mới trong bối 
cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 
đang đến gần, các cơ quan chức năng cần 
sớm nghiên cứu và triển khai xây dựng các 
thư viện số. Đó là một phương tiện quan 
trọng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học 
tập suốt đời và giải trí của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03 
tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về 
Chương trình phát triển công nghiệp nội dung 
số Việt Nam đến năm 2010.
2. Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 4 tháng 5 năm 
2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc 
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 
18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số 
hóa”.
4. Nguyễn Thị Lan Thanh. (2008). Hoạt 
động thư viện phục vụ nông nghiệp và phát 
triển nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. - 
H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
5. Phạm Quang Quyền (2014). Hướng dẫn 
xây dựng thư viện điện tử bằng phần mềm mã 
nguồn mở.- H.: Thế giới, 2014.
6. Vũ Dương Thúy Ngà, Phạm Quang 
Quyền. (2017). “Phác thảo mô hình thư viện số 
phục vụ người dân ở nông thôn Việt Nam”//Kỷ 
yếu Hội thảo thư viện phục vụ xây dựng nông 
thôn mới ở Việt Nam.- H: 2017.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 24-01-2018; 
Ngày phản biện đánh giá: 10-3-2018; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-4-2018)
Hình 3. Một số chủ đề trong thư viện số

File đính kèm:

  • pdfban_ve_mo_hinh_thu_vien_so_phuc_vu_phat_trien_nong_thon_moi.pdf