Bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vua Đồng Khánh qua báo cáo của một bác sĩ người Pháp

Năm 1885, dưới sự giúp đỡ của người Pháp, hoàng tử Chánh Mông lên ngôi,

đặt niên hiệu là Đồng Khánh. Thế nhưng thời gian tồn tại của triều đại Đồng

Khánh thật ngắn ngủi chưa đầy bốn năm (1885-1889) vì nhà vua đoản mệnh. Về

chuyện Đồng Khánh qua đời, sách Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ có

hai đoạn chép: “ Thiên hạ thần dân đang ngẩng đầu để xem đức hóa thi hành,

nào ngờ ý trời khó lường, ngày 16 tháng 12 năm Mậu Tý Đồng Khánh thứ 3 không

khỏe, ngày 25 bệnh nặng thêm, giờ Giáp Tuất ngày 27 Giáp Thìn cưỡi rồng lên

làm khách trời ở điện Càn Thành, thánh linh thọ được hai mươi lăm năm.”, và

“ Không ngờ vận nước còn gian truân, chưa thể hoàn toàn tới thẳng được mục

đích ấy, vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý Đồng Khánh thứ 3 (28/1/1889 Tây

lịch) tiên hoàng khảo Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế ta cưỡi rồng lên làm khách

trời ”.(1) Nhưng vì bệnh gì mà vua Đồng Khánh qua đời nhanh chóng (thời gian

từ khi nhuốm bệnh tới lúc qua đời chưa đầy hai tuần) khi tuổi đời mới 25 thì không

thấy sử sách triều Nguyễn đề cập. Tuy nhiên, bệnh tình và cái chết của vua Đồng

Khánh lại là chủ đề của một số báo cáo trong tài liệu của chính quyền thuộc địa,

như báo cáo của Tổng trú sứ Rheinart gởi Toàn quyền Đông Dương, báo cáo của

bác sĩ Cotte - người trực tiếp khám bệnh cho vua Đồng Khánh Lo ngại nguy cơ

bệnh tình người đứng đầu Nam triều trầm trọng, hơn nữa lại sợ có âm mưu đầu

độc, Tổng trú sứ Rheinart đã tìm cách thuyết phục phía Nam triều đồng ý để bác

sĩ Pháp khám bệnh cho Đồng Khánh: “ Sáng ngày 27, tôi cho đi hỏi tin tức Nhà

vua và được trả lời rằng đêm trước tình hình rất tệ. Nhà vua đã nôn, nấc và đã bất

tỉnh trong nhiều giờ, rất đáng lo và sợ một vụ đầu độc luôn đáng ngờ trong chốn

đầy mưu mô ở triều đình, tôi năn nỉ để một trong các bác sĩ của chúng ta khám

bệnh cho Nhà vua. Những sự vận động đầu tiên đã không thể đạt mục đích, vì các

thành kiến quá nặng nề không dễ để người ta nhường bước. Cuối cùng, khoảng 2

giờ, người ta báo cho tôi rằng Nhà vua đã muốn ăn một chút cơm và lại mệt ngay

sau đó và rằng Nhà vua đã chấp nhận sự chăm sóc của chúng ta ” (Báo cáo của

Tổng trú sứ Rheinart gởi Toàn quyền Đông Dương ngày 2 tháng 2 năm 1889).

pdf 6 trang yennguyen 3660
Bạn đang xem tài liệu "Bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vua Đồng Khánh qua báo cáo của một bác sĩ người Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vua Đồng Khánh qua báo cáo của một bác sĩ người Pháp

Bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vua Đồng Khánh qua báo cáo của một bác sĩ người Pháp
154 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
BỆNH TÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA 
VUA ĐỒNG KHÁNH QUA BÁO CÁO CỦA MỘT 
BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP
 Nguyễn Thị Dương*
Năm 1885, dưới sự giúp đỡ của người Pháp, hoàng tử Chánh Mông lên ngôi, 
đặt niên hiệu là Đồng Khánh. Thế nhưng thời gian tồn tại của triều đại Đồng 
Khánh thật ngắn ngủi chưa đầy bốn năm (1885-1889) vì nhà vua đoản mệnh. Về 
chuyện Đồng Khánh qua đời, sách Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ có 
hai đoạn chép: “ Thiên hạ thần dân đang ngẩng đầu để xem đức hóa thi hành, 
nào ngờ ý trời khó lường, ngày 16 tháng 12 năm Mậu Tý Đồng Khánh thứ 3 không 
khỏe, ngày 25 bệnh nặng thêm, giờ Giáp Tuất ngày 27 Giáp Thìn cưỡi rồng lên 
làm khách trời ở điện Càn Thành, thánh linh thọ được hai mươi lăm năm...”, và 
“ Không ngờ vận nước còn gian truân, chưa thể hoàn toàn tới thẳng được mục 
đích ấy, vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý Đồng Khánh thứ 3 (28/1/1889 Tây 
lịch) tiên hoàng khảo Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế ta cưỡi rồng lên làm khách 
trời”.(1) Nhưng vì bệnh gì mà vua Đồng Khánh qua đời nhanh chóng (thời gian 
từ khi nhuốm bệnh tới lúc qua đời chưa đầy hai tuần) khi tuổi đời mới 25 thì không 
thấy sử sách triều Nguyễn đề cập. Tuy nhiên, bệnh tình và cái chết của vua Đồng 
Khánh lại là chủ đề của một số báo cáo trong tài liệu của chính quyền thuộc địa, 
như báo cáo của Tổng trú sứ Rheinart gởi Toàn quyền Đông Dương, báo cáo của 
bác sĩ Cotte - người trực tiếp khám bệnh cho vua Đồng Khánh Lo ngại nguy cơ 
bệnh tình người đứng đầu Nam triều trầm trọng, hơn nữa lại sợ có âm mưu đầu 
độc, Tổng trú sứ Rheinart đã tìm cách thuyết phục phía Nam triều đồng ý để bác 
sĩ Pháp khám bệnh cho Đồng Khánh: “ Sáng ngày 27, tôi cho đi hỏi tin tức Nhà 
vua và được trả lời rằng đêm trước tình hình rất tệ. Nhà vua đã nôn, nấc và đã bất 
tỉnh trong nhiều giờ, rất đáng lo và sợ một vụ đầu độc luôn đáng ngờ trong chốn 
đầy mưu mô ở triều đình, tôi năn nỉ để một trong các bác sĩ của chúng ta khám 
bệnh cho Nhà vua. Những sự vận động đầu tiên đã không thể đạt mục đích, vì các 
thành kiến quá nặng nề không dễ để người ta nhường bước. Cuối cùng, khoảng 2 
giờ, người ta báo cho tôi rằng Nhà vua đã muốn ăn một chút cơm và lại mệt ngay 
sau đó và rằng Nhà vua đã chấp nhận sự chăm sóc của chúng ta” (Báo cáo của 
Tổng trú sứ Rheinart gởi Toàn quyền Đông Dương ngày 2 tháng 2 năm 1889). 
Vậy trước khi bác sĩ người Pháp vào triều khám bệnh cho vua Đồng Khánh, 
các ngự y đã chữa trị cho nhà vua như thế nào? Tìm trong các bộ sử triều Nguyễn 
* Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam.
TƯ LIỆU
155Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
cũng như Châu bản triều Nguyễn hiện còn tiếc là không thấy tài liệu nào liên quan 
tới vấn đề này. Báo cáo của Rheinart tuy nhắc tới các thầy thuốc triều đình nhưng 
cũng chỉ gồm một thông tin ngắn gọn về họ, rằng họ đã bị nhà vua trừng phạt và 
nhà vua không muốn nhìn thấy họ nữa. Trong cuốn Souvenir d’Annam (1886-
1890) của Baille - nguyên Công sứ Pháp tại Huế, xuất bản ngay trong năm 1890 
cũng có chi tiết nói về chuyện này: “Les médecins Annamites épuisaient en vain 
les ressources compliquées de leur thérapeutique. Irrité, il les congédia durement, 
les punit, les fit enfermer et déclara qu’il était prête à accepter les conseils d’un 
médecin français” (Các thầy thuốc An Nam đã hết phương chữa trị. Cáu giận, 
nhà vua đã thẳng tay sa thải họ, trừng phạt họ, sai tống giam họ và tuyên bố sẵn 
sàng chấp nhận những lời tư vấn của một bác sĩ Pháp). Như thế có thể thấy ban đầu 
vua Đồng Khánh vốn không có ý nhờ tới người Pháp nhưng vì các thầy thuốc triều 
đình đã chịu bó tay nên nhà vua mới đồng ý để bác sĩ Pháp vào triều. Và Cotte, một 
bác sĩ ở Thuận An đã mau chóng được gọi vào hoàng cung. Sau khi khám bệnh 
cho Đồng Khánh, bác sĩ Cotte đã viết một báo cáo về tình trạng sức khỏe nhà vua. 
Thông tin về bệnh tình của Đồng Khánh mấy ngày cuối đời cũng như nguyên nhân 
cái chết của nhà vua đều có thể tìm thấy trong báo cáo này. Bên cạnh đó, người 
đọc cũng có thể hiểu rõ hơn vì sao Tổng trú sứ Rheinart đã phải “năn nỉ” phía Nam 
triều để bác sĩ Pháp khám bệnh cho vua Đồng Khánh. Sử triều Nguyễn ghi nhận 
vào năm 1885, khi vua Hàm Nghi không khỏe, Khâm sứ Pháp cũng đã đề nghị để 
bác sĩ Tây y (“Tây y quan”) vào thăm bệnh nhưng việc này thực tế không xảy ra vì 
Hàm Nghi đã bình phục nhờ thuốc của Thái Y Viện.(2) Mãi bốn năm sau (1889), cơ 
hội mới lại xuất hiện, đương nhiên Rheinart không thể bỏ lỡ. Là bởi sự xuất hiện 
của bác sĩ Pháp trong triều không chỉ đơn thuần là hành động chăm sóc sức khỏe 
cho nhà vua và hoàng cung mà còn bao hàm ý đồ chính trị của chính quyền thuộc 
địa, sau này càng bộc lộ rõ - vừa “chăm sóc” các ông vua triều Nguyễn về thể chất 
cũng như tư tưởng, đồng thời cũng là cách phổ biến Tây y hữu hiệu nhất thông qua 
việc đưa Tây y thâm nhập vào chính cơ quan đầu não của chính phủ Nam triều. 
Một mũi tên trúng nhiều đích!
Nguyên văn báo cáo nhan đề Rapport sur la maladie de S. M. Đồng Khánh, 
roi d’An-nam, nằm trong hồ sơ ký hiệu 9574 thuộc phông Toàn quyền Đông Dương 
(GGI), Trung tâm Lưu trữ hải ngoại của Pháp (CAOM), Aix-en-Provence.
Sau đây xin giới thiệu nguyên văn báo cáo tiếng Pháp của bác sĩ Cotte và bản 
dịch báo cáo này.(3)
Nguyên văn tiếng Pháp:
Rapport sur la maladie de S. M. Đồng Khánh, roi d’Annam,
décédé à Huế, le 28 janvier 1889, à 8 heures du soir
Dans l’après-midi du 27 janvier 1889, je reçus de M. le Résident Général du Tonkin 
et de l’Annam à Huế un télégramme m’invitant à me rendre immédiatement auprès de lui. 
Je partis sur le champ et, arrivé à la Résidence j’appris que j’avais à donner mes soins 
156 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
à Sa Majesté Đồng Khánh, roi d’Annam, très 
gravement malade depuis une dizaine de jours ; 
Sa Majesté avait, me dit-on, manifesté le désir de 
consulter un médecin européen.
Dès mon arrivée à Huế, M. le Résident Général et moi 
nous nous rendîmes au Palais, nous fûmes introduits 
aussitôt auprès du Roi et là en présence de M. le 
Résident Général et de tous les Ministres annamites, 
je procédai à l’examen médical du malade. 
Voici les renseignements qui me furent fournis: 
Sa Majesté était malade depuis une dizaine de 
jours, accès de fièvre répétés avec les trois stades 
classiques de la fièvre paludéenne, frisson intense, 
chaleur et transpiration abondante. Après chaque 
accès rémittence marquée. La veille la rémittence 
avait été assez prononcée pour que le malade pût 
manger un plat de riz et de patates. Mais soit que 
l’estomac fût incapable de digérer ces aliments, 
soit qu’un nouvel accès de fièvre se fût déclaré, le 
malade eut des vomissements abondants suivis 
d’une syncope qui se prolongea pendant plusieurs 
heures et qui amena un affaiblissement extrême. 
Le malade me parut en effet très affaibli, il avait 
néanmoins toute sa connaissance, mais il répondait avec une certaine difficulté aux 
questions que je lui faisais poser par son interprète, M. Cuong. Sa Majesté me dit qu’elle ne 
souffrait de nulle part, mais que ses membres et tout son corps étaient comme brisés; en un 
mot, il y avait prostration complète de forces. Facies pâle, exprimant une extrême fatigue. 
La peau des mains et des avant-bras était couverte d’une sueur froide. Le pouls, très faible, 
misérable, avait 90 pulsations à la minute. A la percussion et à l’auscultation des organes 
thoraciques, rien de particulier à signaler, sinon la faiblesse du murmure vésiculaire; sonorité 
normale. Les pulsations cardiaques sont peu énergiques, abdomen souple, non douloureux 
à la pression. Matité hépatique normale. À la région splénique, la matité est augmentée 
d’étendue, et la rate est douloureuse à la pression. Langue belle, humide, à température 
ordinaire, soif vive, appétit conservé, tendance à la constipation, les garde-robes qui étaient 
quotidiennes avant la maladie ne se produisent plus que tous les trois ou quatre jours. 
Emission facile, urines foncées en couleur. 
L’analyse des urines, qui a été faite au laboratoire de l’hôpital de Thuan An par M. 
Carles, pharmacien de 2e classe de la Marine, n’a décelé la présence ni de glucose ni 
d’albumine. Il n’a pas été possible de prendre la température du corps. Sa Majesté n’ayant 
pu se décider à placer à nu dans le creux axillaire la boule du thermomètre clinique. Malgré 
l’absence de cette notion importante il est vrai, j’ai cru pouvoir établir, d’après les symptômes 
observés et les renseignements fournis dont je ne puis soupçonner l’exactitude et la sincérité, 
le diagnostic suivant: 
 Trang đầu tiên bản báo cáo của 
bác sĩ Cotte
157Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
Fièvre paludéenne très grave (accès répétés) ayant amené un affaiblissement extrême 
et un commencement de cachexie, le malade restant sous la menace d’un accès pernicieux 
pouvant déterminer à bref délai, une terminaison fatale. 
Après avoir quitté la chambre royale, j’insistai auprès de M. le Résident Général et 
des membres du Conseil sur la gravité du pronostic et sur la nécessité de commencer 
sans tarder le traitement par le sulfate de quinine et l’extrait de quinquina. Sa Majesté, que 
mon examen avait paru rassurer sur son état, promit de suivre exactement le régime et le 
traitement prescrits. M. Cuong, l’interprète du Roi, était chargé de surveiller l’administration 
des médicaments. Les potions étaient placées en lieu sûr, et des précautions minutieuses 
étaient prises pour que les flacons qui les contenaient ne fussent confiés qu’à des personnes 
absolument dévouées à Sa Majesté et par suite à l’abri de tout soupçon.
Dès le lendemain 28 janvier, la quinine parut amener une certaine amélioration dans l'état de 
Sa Majesté ; toutefois, un hoquet pénible par sa persistance, qui avait tourmenté le malade depuis 
plusieurs jours, reparut et je ne dissimulai pas à M. le Résident Général et à l'entourage du roi que 
je considérais ce symptôme comme indiquant un état particulièrement grave et assombrissant 
encore si c'était possible le pronostic. 
Après une seconde visite faite le 28 janvier, à 2 heures de l'après-midi, je retournai 
à Thuan An, où me rappelaient les exigences de mon service hospitalier, en laissant mes 
instructions à M. le docteur Barrat, médecin de 2e classe de la Marine, qui habite à Huế près 
de la Résidence et en promettant de revenir le surlendemain.
Un télégramme de M. le Résident Général m’annonçait la nuit suivante que l’accès 
pernicieux redouté avait emporté dans la soirée Sa Majesté Đồng Khánh. 
J’estime donc que le Roi a été enlevé par un accès pernicieux paludéen et que toute 
pensée de mort violente doit être écartée; les symptômes observés ne permettent pas de 
supposer qu’il ait été victime d’un empoisonnement criminel. 
Thuan An, le 30 janvier 1889.
Le Médecin principal de la Marine, 
Médecin chef de l’hôpital militaire,
Signé COTTE
Bản dịch: 
Báo cáo về bệnh tình của vua An Nam - Đồng Khánh,
qua đời ở Huế vào hồi 8 giờ tối ngày 28 tháng 01 năm 1889
Trong buổi chiều ngày 27 tháng 1 năm 1889, tôi nhận được bức điện của ngài 
Tổng trú sứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ mời tôi mau chóng tới trụ sở Tổng trú sứ. Tôi đi 
ngay lập tức và khi tới Tòa sứ, tôi được biết tôi sẽ đi chẩn trị cho Đồng Khánh, vua 
nước An Nam, bị bệnh trầm trọng từ mười ngày nay. Người ta cho tôi hay, nhà vua 
ngỏ ý muốn được một bác sĩ châu Âu chẩn bệnh.
Vừa tới Huế, ngài Tổng trú sứ và tôi vào cung. Ngay sau đó chúng tôi được 
giới thiệu với nhà vua và trước sự hiện diện của Tổng trú sứ cùng tất cả các quan 
Thượng thư trong triều, tôi đã tiến hành kiểm tra tình hình sức khỏe người bệnh. 
158 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
Đây là những thông tin mà tôi được cung cấp: Nhà vua ốm từ mười ngày nay, các 
cơn sốt lặp đi lặp lại với ba giai đoạn thường thấy là sốt, rét run, nóng và ra mồ hôi 
nhiều. Sau mỗi cơn sốt thì sự giảm từng hồi thấy rõ. Dấu hiệu giảm bớt đêm trước 
thể hiện khá rõ qua việc người bệnh đã ăn được một đĩa cơm và khoai. Nhưng vì dạ 
dày không thể tiêu hóa những thức ăn này nên một cơn sốt mới lại diễn ra, người 
bệnh nôn nhiều kèm theo một cơn ngất kéo dài trong nhiều giờ dẫn tới yếu cực độ. 
Tôi thấy người bệnh quả thật rất mệt, tuy vẫn nhận thức được song trả lời những 
câu hỏi tôi đặt ra qua người thông ngôn M. Cuong có phần khó khăn. Nhà vua nói 
không đau chỗ nào hết nhưng tứ chi và toàn thân thì như rã rời, nói gọn lại, nhà 
vua đã rơi vào trạng thái lả đi, mất sức hoàn toàn, sắc mặt xanh xao chứng tỏ một 
sự vô cùng mệt mỏi. 
Da bàn tay và cánh tay [nhà vua] phủ một lớp mồ hôi lạnh. Mạch nhà vua rất 
yếu, chừng 90 nhịp đập trong một phút. Gõ và nghe lồng ngực thì không thấy dấu 
hiệu gì đặc biệt, ngoài tiếng rì rào yếu ớt của túi phổi, độ vang bình thường. Mạch 
đập tim yếu, bụng dưới mềm, khi ấn không đau. Tiếng đục [âm thanh-ND] của gan 
bình thường. Ở vùng nách, vẻ xám xịt tăng trải rộng và lá lách đau khi ấn vào. Lưỡi 
vẫn tốt, ẩm, ở nhiệt độ bình thường, khát nhiều, vẫn muốn ăn, có xu hướng táo bón. 
Chuyện đi tiêu trước khi bệnh vốn đều đặn hàng ngày, nay phải ba, bốn ngày mới 
đi một lần. Tiểu tiện dễ dàng, màu sậm.
Việc xét nghiệm nước tiểu được ông Carles, dược sĩ hạng hai ngạch Thủy 
quân tiến hành tại phòng xét nghiệm bệnh viện Thuận An, không phát hiện sự tồn 
tại của glucoza lẫn anbumin. Không đo được thân nhiệt vì nhà vua đã không thể 
cho nhét ống nhiệt kế vào nách. Mặc dù thiếu sự ghi nhận quan trọng này, tôi vẫn 
tin - qua những dấu hiệu quan sát thấy và những thông tin được cung cấp mà tôi 
không thể nghi ngờ tính xác thực và sự chân thành - có thể đưa ra chẩn đoán như 
sau: sốt rét rất trầm trọng (từng cơn lặp lại) đã dẫn tới sự yếu cực độ và một sự 
khởi đầu chứng suy nhược, người bệnh vẫn trong tình trạng bị đe dọa bởi cơn sốt 
ác tính có thể trong một thời gian ngắn dẫn tới một kết cục không thể tránh khỏi.
Sau khi rời cung, tôi nhấn mạnh với Tổng trú sứ và các thành viên Hội đồng 
về sự trầm trọng của bệnh tình nhà vua sau khi chẩn đoán và cần thiết phải bắt đầu 
điều trị ngay không chậm trễ bằng sunfat ký ninh và tinh chất quinquina. Nhà vua 
sau khi được tôi khám có vẻ yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình, hứa theo 
chính xác chế độ và đơn thuốc được kê. M. Cuong, thông ngôn của nhà vua, chịu 
trách nhiệm theo dõi việc thuốc thang. Các loại thuốc nước được đặt ở nơi thật 
chắc chắn. Và những lời dặn dò tỉ mỉ được ghi nhận để những ấm thuốc chỉ được 
giao cho những người tuyệt đối trung thành với nhà vua và sau nữa, tránh được 
mọi sự ngờ vực.
Ngay từ sau hôm 28 tháng 1, ký ninh dường như đưa tới một bước tiến triển 
nhất định trong tình trạng sức khỏe nhà vua, tuy nhiên cái nấc khó nhọc diễn ra dai 
159Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
dẳng đã hành hạ người bệnh từ nhiều ngày lại xuất hiện và tôi đã không giấu Tổng 
trú sứ cùng những người thân cận nhà vua rằng tôi thấy biểu hiện này như một dấu 
hiệu cảnh báo một tình trạng đặc biệt trầm trọng và còn xấu đi nữa, nếu đúng như 
chẩn đoán.
Sau cuộc thăm khám tiếp theo vào ngày 28 tháng 1, vào lúc hai giờ chiều, tôi 
trở lại Thuận An nơi đang cần tôi phục vụ, để lại những lời dặn dò cho bác sĩ hạng 
hai ngạch Thủy quân Barrat - sống ở Huế, gần Tòa sứ và hứa trở lại ngày hôm sau.
Một bức điện của ngài Tổng trú sứ thông báo cho tôi vào đêm tiếp theo rằng 
cơn sốt ác tính đáng sợ đã tước mất sinh mạng nhà vua trong buổi tối.
Vậy nên tôi cho là nhà vua đã qua đời vì cơn sốt rét ác tính và mọi ý nghĩ về 
cái chết bất đắc kỳ tử có lẽ phải dẹp bỏ, vì những biểu hiện quan sát được không 
cho phép đặt giả thiết rằng nhà vua là nạn nhân của một vụ đầu độc hình sự.
Thuận An, ngày 30 tháng 1 năm 1889
Bác sĩ chính ngạch Thủy quân, Bác sĩ trưởng bệnh viện quân đội
Cotte (ký tên)
 N T D
CHÚ THÍCH
(1) Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ, Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa Văn 
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, điều 0191, tr. 151 và 0798, tr. 364.
(2) Đại Nam thực lục chính biên - Đệ ngũ kỷ, Quyển 7.
(3) Bản dịch này đã nhận được sự đọc duyệt và đóng góp ý kiến của bác Võ Quang Yến. Nhân 
đây người viết xin được gửi lời chân thành cảm ơn!
TÓM TẮT
Về bệnh tình và nguyên nhân cái chết của vị vua thứ chín của nhà Nguyễn - Đồng Khánh 
(1864-1889) khi ở ngôi chưa đầy 4 năm, ít thấy được chính sử ghi chép ngoài chi tiết thông báo 
sự qua đời của nhà vua. Đã có những giả thuyết lưu truyền trong dân gian nhuốm màu huyền bí 
nhằm lý giải sự qua đời của vị vua tuổi đời còn rất trẻ này. Trong khi đó dường như lại rất ít người 
biết, căn bệnh khiến vua Đồng Khánh qua đời - cũng như bao người Việt Nam khi đó - bệnh sốt rét 
ác tính. Báo cáo của một vị bác sĩ người Pháp sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin về chuyện này. 
ABSTRACT
THE ILLNESS AND THE CAUSE OF DEATH OF EMPEROR ĐỒNG KHÁNH 
BASED ON THE REPORT OF A FRENCH DOCTOR
On the illness and the cause of death of Emperor Đồng Khánh (1864-1889), the ninth king 
of the Nguyễn Dynasty who reigned less than 4 years, the official history almost recorded nothing 
but a notice of his death. There have been various widely-circulated false rumors explaining the 
death of that young king. Meanwhile, the disease causing his death, as well as the death of many 
Vietnamese people at that time, was malignant malaria which seemed to be little-known. The 
report of a French doctor will provide us with information about that event.

File đính kèm:

  • pdfbenh_tinh_va_nguyen_nhan_cai_chet_cua_vua_dong_khanh_qua_bao.pdf