Biến động phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển Quảng Ninh

TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này, dữ liệu viễn thám kết hợp với khảo sát thực địa và các kết quả nghiên cứu trước được sử dụng để đánh giá biến động phân bố của các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh như rừng ngập mặn, bãi triều, rạn san hô và thảm cỏ biển. Trong vòng 20 năm qua, các hệ sinh thái này đã suy giảm diện tích phân bố khá lớn. Trong giai đoạn 1990 đến 2008, diện tích phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn giảm đi 7.253ha tức 25,2%, hệ sinh thái bãi triều giảm khoảng 10.425ha tức 21,5 %. Rạn san hô vùng Hạ Long bị giảm tới hơn 30% số lượng loài và hơn 20,5% về số lượng giống, diện tích san hô bị mất hơn 70%, không còn rạn đạt loại tốt và rất tốt. Tại khu vực quần đảo Cô Tô, san hô bị suy giảm rất mạnh cả về thành phần loài (trên 80%) và diện tích phân bố (trên 90%) trong giai đoạn 2000 đến 2007. Cũng như hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển diện tích phân bố giảm trên 80%. Một số điểm trước đây có cỏ biển phân bố như Đầm Buôn, vụng Hà Cối và Đầm Hà nhưng đến năm 2009 không còn. Các nguyên nhân chính gây ra suy giảm diện tích phân bố của các hệ sinh thái trên là hoạt động nuôi trồng thủy sản, san lấp mặt bằng, đánh bắt thủy sản bằng chất độc và bão lũ

pdf 8 trang yennguyen 8860
Bạn đang xem tài liệu "Biến động phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến động phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển Quảng Ninh

Biến động phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển Quảng Ninh
 349 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 349-356 
ISSN: 1859-3097 
BIẾN ĐỘNG PHÂN BỐ CÁC HỆ SINH THÁI TIÊU BIỂU 
VÙNG BỜ BIỂN QUẢNG NINH 
Nguyễn Văn Thảo*, Đặng Văn Bào, Trần Đình Lân 
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
246 phố Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam 
*E-mail: thaonv@imer.ac.vn 
Ngày nhận bài: 10-5-2013 
TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này, dữ liệu viễn thám kết hợp với khảo sát thực địa và các kết quả nghiên 
cứu trước được sử dụng để đánh giá biến động phân bố của các hệ sinh thái tiêu biểu vùng bờ biển tỉnh Quảng 
Ninh như rừng ngập mặn, bãi triều, rạn san hô và thảm cỏ biển. Trong vòng 20 năm qua, các hệ sinh thái này 
đã suy giảm diện tích phân bố khá lớn. Trong giai đoạn 1990 đến 2008, diện tích phân bố hệ sinh thái rừng 
ngập mặn giảm đi 7.253ha tức 25,2%, hệ sinh thái bãi triều giảm khoảng 10.425ha tức 21,5 %. Rạn san hô 
vùng Hạ Long bị giảm tới hơn 30% số lượng loài và hơn 20,5% về số lượng giống, diện tích san hô bị mất hơn 
70%, không còn rạn đạt loại tốt và rất tốt. Tại khu vực quần đảo Cô Tô, san hô bị suy giảm rất mạnh cả về 
thành phần loài (trên 80%) và diện tích phân bố (trên 90%) trong giai đoạn 2000 đến 2007. Cũng như hệ sinh 
thái rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển diện tích phân bố giảm trên 80%. Một số điểm trước đây có cỏ biển 
phân bố như Đầm Buôn, vụng Hà Cối và Đầm Hà nhưng đến năm 2009 không còn. Các nguyên nhân chính 
gây ra suy giảm diện tích phân bố của các hệ sinh thái trên là hoạt động nuôi trồng thủy sản, san lấp mặt 
bằng, đánh bắt thủy sản bằng chất độc và bão lũ. 
Từ khóa: Rừng ngập mặn, bãi triều, san hô, cỏ biển, viễn thám, hệ thông tin địa lý 
MỞ ĐẦU 
Với hơn 250km chiều dài bờ biển, kéo dài từ 
cửa sông Ka Long đến của sông Bạch Đằng, vùng 
bờ biển Quảng Ninh gồm nhiều cửa sông lớn như 
của sông Ka Long, Tiên Yên, Diễn Vọng, Yên Lập 
và nhiều vũng, vịnh lớn như Cửa Lục, Hạ Long, Bái 
Tử Long và Tiên Yên - Hà Cối. Với đặc điểm đặc 
biệt như vậy, vùng bờ biển Quảng Ninh chứa đựng 
nguồn tài nguyên đa dạng, giàu tiềm năng phát triển 
kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển cảng - giao 
thông thủy, du lịch biển, nuôi thủy sản nước lợ và 
nuôi hải sản bằng lồng. Vùng còn giàu tiềm năng 
bảo tồn các giá trị tự nhiên nói chung hay bảo tồn đa 
dạng sinh học nói riêng liên quan tới các hệ sinh thái 
đặc thù như hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, san 
hô  vốn có chức năng cung cấp nguồn giống tự 
nhiên và duy trì tiềm năng nguồn lợi lâm sản, thủy 
sản. Ngoài ra. vùng bờ biển Quảng Ninh là nơi có 
địa hình karstơ ngập chìm trong biển tiến sau băng 
hà lần cuối, tạo nên quần đảo đá vôi với nhiều đảo 
lớn nhỏ - nơi hiện diện Vườn quốc gia Bái Tử Long 
và Di sản thế giới Hạ Long, tạo nên nhiều tùng áng, 
vũng vịnh - nơi hiện diện nhiều rạn san hô. 
Công cuộc khai hoang lấn biển để phát triển 
kinh tế của tỉnh Quảng Ninh trong vòng năm mươi 
năm qua đã đạt được những thành tựu rất lớn gắn 
với hai giai đoạn phát triển chính. Giai đoạn thứ 
nhất từ trước năm 1990, chủ yếu là xây đập chứa 
trên thượng nguồn phục vụ phát điện và chỉnh trị lũ 
lụt, quai đê lấn biển để phát triển nông nghiệp. Gian 
đoạn thứ 2 là từ những năm 1990 đến nay, vùng bờ 
biển được sử dụng chủ yếu để phát triển nuôi trồng 
thủy sản, xây dựng cảng biển, san lấp mặt bằng xây 
dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, bên cạnh những 
Nguyễn Văn Thảo, Đặng Văn Bào  
 350
thành tựu lớn về kinh tế, các hậu quả đối với môi 
trường sinh thái do khai thác không tốt vùng bờ biển 
cũng khá nặng nề như gia tăng sa bồi luồng vào 
cảng, thu hẹp diện tích phân bố các hệ sinh thái như 
rừng ngập mặn, bãi triều, rạn san hô và thảm cỏ 
biển, gia tăng ngập lụt và nhiễm mặn. Đặc biệt, 
vùng bờ biển từ cửa Bạch Đằng đến của sông Tiên 
Yên, các hoạt động nuôi trồng thủy sản, san lấp mặt 
bằng mở rộng đô thị phát triển rất mạnh từ những 
năm 1990 trở lại đây đã làm mất một diện tích lớn 
hệ sinh thái rừng ngập mặn và bãi triều. Riêng tại 
khu vực quần đảo Cô Tô, hệ sinh thái rạn san hô đã 
chết đến trên 90% do các hoạt động khai thác hải 
sản sử dụng hóa chất [2, 3]. 
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu, đánh 
giá biến động phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu 
vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh (từ mực triều cao đến 
độ sâu 10m) trong 20 năm qua trên cơ sở xử lý các 
dữ liệu viễn thám và tổng hợp kết quả nghiên cứu 
của các đề tài, dự án đã thực hiện. Kết quả của 
nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học 
điều chỉnh các qui hoạch phát triển và bảo vệ tài 
nguyên và môi trường vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh. 
Thêm nữa, kết quả nghiên cứu còn là căn cứ khoa học 
bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tiêu biểu. 
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Tài liệu 
Ảnh vệ tinh Landsat TM thu ngày 5 tháng 12 
năm 1990 và ảnh AVNIR -2 thu ngày 1 tháng 3 năm 
2008. Bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1:50.000 lưới 
chiếu VN 2000 xuất bản năm 2003 được thu thập 
phục vụ xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh. 
Kết quả chuyến khảo sát thực địa trong 5 ngày 
vào tháng 8 năm 2011 dọc vùng bờ biển Quảng 
Ninh để xây dựng khóa giải đoán ảnh. 
Kết quả của một số đề tài, dự án đã thực hiện ở 
khu vực ven biển Quảng Ninh như: Dự án hợp tác 
với Thụy Điển xây dựng hệ thống cơ sở khoa học hỗ 
trợ quản lý đới bờ biển để bảo tồn đa dạng sinh học 
và tài nguyên biển; Đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu khả 
năng phục hồi hệ sinh thái rạn san hô và triển khai 
mô hình quản lý cộng đồng tại quần đảo Cô Tô”; Đề 
tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, đánh giá tác 
động của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến 
diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường vùng 
cửa sông ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, mã số 
ĐTĐL.2009T/05; Đặc biệt là đề tài cấp Nhà nước: 
“Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái vùng 
ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản 
lý bền vững”, mã số KC. 09.26/06.10. 
Phương pháp 
Xử lý tư liệu viễn thám để xác định phân bố hệ 
sinh thái rừng ngập mặn và bãi triều vùng bờ biển 
Quảng Ninh. Sử dụng công cụ GIS để lập bản đồ 
hiện trạng phân bố và đánh giá biến động của các hệ 
sinh thái này (hình 1) [2,3]. 
Hình 1. Sơ đồ phương pháp xử lý ảnh vệ tinh xác định 
phân bố các hệ sinh thái rừng ngập mặn và bãi triều 
Tổng hợp các kết quả của các đề tài dự án đã 
thực hiện ở vùng bờ biển Quảng Ninh để phân tích 
và đánh giá biến động của các hệ sinh thái khác như 
rạn san hô và thảm cỏ biển [2]. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Phân bố và biến động diện tích hệ sinh thái rừng 
ngập mặn và bãi triều 
Hệ sinh thái rừng ngập mặn 
Phân bố 
Vùng bờ biển Quảng Ninh có địa hình phức tạp, 
động lực biển chiếm ưu thế tạo nên các vùng cửa 
sông hình phễu điển hình. Do là vùng cửa sông hình 
Biến động phân bố các hệ sinh thái  
 351 
phễu nên diện tích đất liền không lấn ra biển mạnh 
như các vùng cửa sông châu thổ nên diện tích của 
rừng ngập mặn (RNM) không có điều kiện tăng lên 
mà luôn bị giảm đi do áp lực phát triển. Chất lượng 
của RNM cũng ngày một kém đi do rừng ngập mặn 
nguyên sinh bị khai thác mạnh, rừng thứ sinh phục 
hồi kém do lớp phù sa trên bề mặt nền đáy bị rửa trôi 
(hình 2). RNM khu vực này phân bố trải đều từ cửa 
sông Ka Long đến cửa sông Bạch Đằng, tập trung tại 
các khu vực ven bờ huyện Yên Hưng, Vịnh Cửa Lục 
và Vịnh Tiên Yên - Hà Cối, cửa sông Ka Long và 
một số dải trên Vịnh Bái Tử Long. Các kết quả 
nghiên cứu gần đây cho thấy RNM vùng ven bờ 
biển Quảng Ninh đã phát hiện được 30 loài, thuộc 
28 chi, 21 họ và 2 ngành (Dương xỉ và Hạt kín). 
Khu vực Tiên Yên có thành phần loài lớn nhất 
(29/30) chiếm 96,67% tổng số loài phân bố được 
xác định. Như vậy, khu vực Tiên Yên mang nét đặc 
trưng cho cả vùng về số lượng thành phần loài phân 
bố trong khu vực, tiếp theo là khu vực Yên Hưng 
(18/30) và khu vực Móng Cái (16/30). So sánh giữa 
vùng bờ biển Quảng Ninh với toàn quốc ta thấy các 
nhóm thực vật ngập mặn ở Quảng Ninh đều thấp 
hơn. Đây cũng là nét đặc trưng chung của các vùng 
RNM phía Bắc có mùa Đông nhiệt độ thấp nên một 
số loài thực vật ngập mặn không sống được hoặc 
kém phát triển [3]. 
Hình 2. Phân bố của rừng ngập mặn khu vực xã Tiền 
Phong huyện Yên Hưng 
[Nguồn: Nguyễn Văn Thảo, 2011] 
Biến động diện tích phân bố 
Kết quả giải đoán tư liệu viễn thám đã xác định 
được phân bố của hai hệ sinh thái RNM và bãi triều 
trên toàn vùng bờ biển Quảng Ninh và các đảo. 
Phân bố của hệ sinh thái RNM được phân tách 
thành trong và ngoài đầm nuôi. RNM phân bố trong 
đầm nuôi do hệ thống bờ đầm ngăn cách nên ít trao 
đổi nước và phù sa với bên ngoài, do đó chiều cao 
cũng như độ phủ thấp hơn ở ngoài đầm. Bãi triều 
được phân loại và xác định phân bố trên tư liệu viễn 
thám là bãi triều thấp, bãi triều cao và bãi cát biển. 
Diện tích phân bố năm 1990 và năm 2008 cũng như 
biến động diện tích phân bố của hai hệ sinh thái này 
được trình bày trong bảng 1. 
Bảng 1. Biến động diện tích phân bố hệ sinh thái 
RNM và bãi triều vùng bờ biển Quảng Ninh 
giai đoạn 1990 - 2008 
Hệ sinh 
thái 
Năm 1990 
(ha) 
Năm 2008 
(ha) 
Thay đổi 
(ha) 
% thay 
đổi 
RNM 
ngoài đầm 
nuôi 
26.144,0 19.837,7 -6.306,4 -24,12 
Bãi triều 
thấp 38.038,8 32.995,9 -5.042,9 -13,26 
Bãi triều 
cao 7.127,6 1.761,0 -5.366,6 -75,29 
Bãi cát 
biển 3.184,6 3.168,3 -16,3 -0,51 
RNM trong 
đầm nuôi 2.623,1 1.676,3 -946,8 -36,09 
Ghi chú: + tăng, - giảm 
Hình 3. Bản đồ phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn 
và bãi triều khu vực vịnh Cửa Lục năm 1990 
Hình 4. Bản đồ phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn 
và bãi triều khu vực vịnh Cửa Lục năm 2008 
Dọc theo vùng bờ biển Quảng Ninh, các khu 
vực Quảng Yên, Bãi Cháy, Hòn Gai, vịnh Cửa Lục 
Nguyễn Văn Thảo, Đặng Văn Bào  
 352
(hình 3 và 4), Cẩm Phả, Cửa Ông, cửa sông Tiên 
Yên và cửa sông Ka Long, phân bố hệ sinh thái 
RNM và bãi triều biến động rất mạnh. Tỷ lệ giảm 
diện tích phân bố nhiều nhất là bãi triều cao 
(75,29%), tiếp đến là RNM trong đầm nuôi 
(36,09%), tỷ lệ giảm thấp nhất là bãi cát biển 
(0,51%) (bảng 1). 
Phân tích biến động diện tích phân bố 
Để phân tích và đánh giá biến động phân bố các 
hệ sinh thái RNM và bãi triều trong giai đoạn 1990 
đến 2008, ma trận thay đổi diện tích phân bố được 
thiết lập (bảng 2). Ma trận này có hàng là diện tích 
phân bố các các hệ sinh thái thái RNM và bãi triều 
năm 1990 và cột là năm 2008. Ma trận này chỉ ra số 
các ô mà diện tích không thay đổi trong suốt giai 
đoạn 1990-2008 của các hệ sinh thái thái RNM và 
bãi triều (mầu đen). Đối với các ô có diện tích thay 
đổi, ma trận cho phép lần theo dấu vết sự thay đổi 
đối với mỗi cột của các các hệ sinh thái thái RNM 
và bãi triều. 
Bảng 2. Ma trận biến đổi định lượng diện tích phân bố hệ sinh thái RNM 
và bãi triều vùng bờ biển Quảng Ninh giai đoạn 1990 - 2008 
Từ năm 1990 
đến năm 2008 
Đầm nuôi 
thủy sản 
RNM ngoài 
đầm nuôi Đất liền 
Bãi triều 
thấp 
Bãi triều 
cao 
Bãi cát 
biển Biển 
RNM trong 
đầm nuôi 
Đất liền 1.200,3 93,2 185627,9 154,1 99,5 4,0 45,1 2,3 
RNM ngoài 
đầm nuôi 5.072,9 16.356,7 1.370,0 2.371,7 328,3 0,0 168,3 476,9 
Bãi triều thấp 2.757,1 2.085,2 3.084,0 29.345,0 251,4 50,0 456,7 9,5 
Đầm nuôi 
trồng thủy sản 2.282,2 4,5 108,8 87,8 1,0 0,0 1,8 42,7 
Bãi triều cao 2.928,8 1.267,9 1.043,1 782,6 1.080,8 8,4 8,6 7,6 
Bãi cát biển 18,5 8,7 9,0 42,5 0,0 3.105,9 0,0 0,0 
Biển 159,8 4,7 293,5 210,4 0,0 0,0 350.917,9 0,0 
RNM trong 
đầm nuôi 1.465,5 18,3 0,0 2,0 0,0 0,0 0,0 1.137,3 
Ghi chú: Đơn vị diện tích là ha 
Mặc dù có sự giảm đi 6.306,4ha của RNM 
ngoài đầm nuôi từ năm 1990 đến 2008 (bảng 1), 
nhưng có 16.356,7ha (khoảng 62,5%) diện tích 
RNM ngoài đầm nuôi của năm 1990 được giữ 
nguyên đến năm 2008. Điều này chỉ ra rằng có cả sự 
mất đi, chuyển đổi của RNM ngoài đầm nuôi sang 
đối tượng khác và ngược lại từ các đối tượng khác 
chuyển đổi thành RNM ngoài đầm nuôi. Năm 1990, 
RNM ngoài đầm nuôi có khoảng 26.144,0ha, 
chuyển đổi nhiều nhất là sang đầm nuôi trồng thủy 
sản (5.072,9ha), tiếp đến là bãi triều thấp 
(2.371,7ha), đất liền (1.370,0ha), RNM trong đầm 
nuôi (476,9ha), bãi triều cao (328,3ha) và biển 
(168,3ha) trong năm 2008 (bảng 2). 
Sử dụng ma trận phân tích thay đổi diện tích 
cũng cho thấy mỗi đối tượng hiện tại là những phần 
diện tích của đối tượng nào trong quá khứ. Tổng số 
19.837,7ha của RNM ngoài đầm nuôi năm 2008 thì 
tương ứng với tổng của 2.085,2ha là bãi triều thấp, 
1.267,9ha bãi triều cao, 93,2ha đất liền, 18,3ha 
RNM trong đầm nuôi, 8,7ha bãi biển và 4,7ha biển 
của năm 1990. RNM trong đầm nuôi năm 1990 là 
khoảng 2.623,1ha, đến năm 2008 còn 1.676,3ha, 
giảm đi 946,8ha. Nhưng 1.137,3ha diện tích RNM 
ngoài đầm nuôi được giữ trong giai đoạn 1990 - 
2008, chuyển sang đầm nuôi thủy sản là 1.465,5ha, 
18,3ha RNM ngoài đầm nuôi (bảng 2). 
Hệ sinh thái bãi triều 
Phân bố 
Do bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo và cửa 
sông nên tỉnh Quảng Ninh có một quỹ đất bãi triều rất 
lớn và trải đều từ cửa sông Ka Long đến cửa sông 
Bạch Đằng và ven các đảo thuộc vịnh Bái Tử Long. 
Tuy nhiên, do là khu vực động lực biển chiếm ưu thế 
nên diện tích mở rộng bãi triều do tự nhiên là rất nhỏ. 
Từ năm 1990 đến nay, dưới áp lực các hoạt động phát 
triển kinh tế xã hội (mở rộng đô thị, nuôi trồng thủy 
sản, khoai hoang nông nghiệp, phát triển du lịch ...) 
đã làm diện tích bãi triều giảm đi nhiều [3]. 
Phân tích biến động diện tích phân bố 
Bãi triều thấp năm 1990 có khoảng 38.038,8ha, 
đến năm 2008 còn lại 32.995,9ha, giảm đi 5.042,9ha 
Biến động phân bố các hệ sinh thái  
 353 
(13,26%). Nhưng thực tế chỉ có 29.345,0ha được 
giữ nguyên không thay đổi, còn lại chuyển sang 
đầm nuôi thủy sản 2.757,1ha, RNM ngoài đầm nuôi 
2.085,2ha, đất liền 3.084,0ha, bãi triều cao 251,4ha, 
bãi cát biển 50,0ha, biển là 456,7ha và 9,5ha rừng 
ngập mặn trong đầm nuôi. 
Năm 1990, diện tích bãi triều cao khoảng 
7.127,6ha, đến năm 2008 khoảng 1.761,0ha, giảm 
5.366,6ha (75,29%). Thực ra, chỉ có 1.080,8ha diện 
tích bãi triều cao được giữ nguyên không thay đổi 
trong giai đoạn 1990 - 2008, chuyển đổi nhiều nhất 
là sang đầm nuôi trồng thủy sản (2.282,2ha), RNM 
ngoài đầm nuôi (1.267,9ha), đất liền (1.043,1ha), 
bãi triều thấp (782,6ha), bãi cát biển (8,4ha), biển 
(8,6ha) và RNM trong đầm nuôi (7,6ha). 
Cũng như các hệ sinh thái khác, bãi cát biển vùng 
bờ biển Quảng Ninh cung biến động nhưng không 
lớn. Trong giai đoạn 1990 đến 2008, diện tích phân 
bố bãi cát biển giảm đi 16,3ha, thực tế khoảng 
3.105,9ha bãi cát biển không biến động (bảng 1, 2) 
Nguyên nhân giảm diện tích phân bố hệ sinh 
thái rừng ngập mặn và bãi triều 
Trong giai đoạn từ 1990 đến 2008, có hai hoạt 
động của con người liên quan trực tiếp đến sự mất 
diện tích phân bố của RNM và bãi triều, đó là nuôi 
trồng thủy sản và san lấp mặt bằng mở rộng đô thị 
(hình 5, 6). Có 13.356,4ha (528,2%) là diện tích các 
đầm nuôi trồng thủy sản tăng lên từ năm 1990 đến 
2008. Trong đó, khoảng 5.072,9ha RNM ngoài đầm 
nuôi, 1.465,5ha RNM trong đầm nuôi, 2.757,1ha bãi 
triều thấp và 1.465,5ha bãi triều cao của năm 1990 
được chuyển thành các đầm nuôi thủy sản năm 2008 
(bảng 2). Các khu vực mà diện tích đầm nuôi tăng 
lên nhiều là huyện Yên Hưng, cửa sông Tiên Yên, 
Vịnh Tiên Yên - Hà Cối và cửa sông Ka Long. Cũng 
trong giai đoạn này, khoảng 1.370ha RNM ngoài 
đầm nuôi, 3.084ha bãi triều thấp và 1.043,1ha bãi 
triều cao của năm 1990 được san lấp mở rộng khu 
đô thị năm 2008 (bảng 2). Các khu vực Bãi Cháy, 
Tuần Châu, vịnh Cửa Lục, Hòn Gai, Cẩm Phả và 
Cửa Ông là những nơi các hoạt động san lấp mặt 
bằng diễn ra mạnh nhất. 
Theo Nguyễn Văn Thảo và nnk [4], mục đích 
đầu tiên khi đắp đầm của các tỉnh ven biển là nuôi 
tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú. Tuy nhiên, sau một số 
vụ nuôi sản lượng giảm dần do nhiều nguyên nhân, 
trong đó có nguyên nhân dịch bệnh và ô nhiễm môi 
trường. Các đầm này đã chuyển đổi đối tượng nuôi 
sang nuôi cá, cua nhưng hiệu quả vẫn thấp hoặc bỏ 
hoang hóa (chi phí đầu tư rất thấp hoặc bỏ hoang 
toàn bộ). Đến năm 2008, diện tích đầm nuôi tôm sú 
bỏ hoang của tỉnh Quảng Ninh lên đến trên 9.100ha 
[4], điều này gây ra sự lãng phí rất lớn. 
Hình 5. Hệ thống đầm nuôi trồng thủy sản 
khu vực Hoàng Tân 
[Nguồn: Nguyễn Văn Thảo, 2011] 
Hình 6. San lấp mặt bằng tại xã Hà An, 
huyện Yên Hưng 
[Nguồn: Nguyễn Văn Thảo, 2011] 
Phân bố và biến động diện tích hệ sinh thái rạn 
san hô 
Phân bố 
Vùng bờ biển Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên 
ít thuận lợi cho san hô phát triển hơn so với nhiều 
vùng bờ biển khác của Việt Nam. Các rạn san hô chỉ 
được tìm thấy ở những tuyến đảo ít bị ảnh hưởng 
của các tác nhân lục địa. Các khu vực có san hô phát 
triển tương đối tập trung, tạo thành rạn chỉ có ở các 
đảo tuyến ngoài của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, 
Nguyễn Văn Thảo, Đặng Văn Bào  
 354
từ đảo Trần đến quần đảo Cô Tô - Thanh Lân. Các 
đảo tuyến trong và giữa hai vịnh Hạ Long và Bái Tử 
Long trước đây (trước năm 1980) cũng có nhiều san 
hô, nay chỉ còn phân bố rải rác, hoặc đã mất. Vùng 
bờ biển Quảng Ninh do có đáy biển nông, nhiều dải 
bùn chạy sát gần chân đảo nên đã hạn chế sự phát 
triển xuống sâu của san hô. Nhìn chung, các rạn san 
hô trong vùng vừa ngắn, vừa hẹp và chỉ phân bố tới 
độ sâu khoảng 5 - 7m. Kết quả nghiên cứu gần đây 
cho thấy diện tích phân bố san hô vùng bờ biển 
Quảng Ninh khoảng 465ha, trong đó khu vực đảo 
Ba Mùn - Sậu Nam có khoảng 20ha, vịnh Hạ Long 
khoảng 76ha và quần đảo Cô Tô - Thanh Lân 
khoảng 369ha [1]. 
Phân tích biến động diện tích phân bố 
Kết quả phân tích tài liệu trong khoảng 20 năm 
qua đã cho thấy bức tranh biến động của các hệ sinh 
thái rạn san hô tại vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh. 
Nhìn chung, các rạn san hô đã trải qua các thời kỳ bị 
suy thoái ở mức độ khác nhau. Biểu hiện của suy 
thoái trước hết là mất diện tích phân bố, thành phần 
loài và độ phủ san hô sống giảm đi, kéo theo sự suy 
giảm các quần xã sinh vật đi kèm như cá, động vật 
đáy và kể cả nguồn giống. Riêng về thành phần loài, 
san hô khu vực vịnh Hạ Long bị giảm tới hơn 30% 
số lượng loài và hơn 20,5% về số lượng giống; diện 
tích san hô bị mất hơn 70%, không còn rạn đạt loại 
tốt và rất tốt. Hiện trạng môi trường sống trên các 
rạn san hô Cát Bà - Hạ Long cho thấy, mặc dù một 
số yếu tố đã đạt hoặc vượt qua ngưỡng sinh thái của 
các loài san hô tạo rạn như độ đục hơi cao, có biểu 
hiện ô nhiễm hữu cơ ... nhưng nhìn chung môi 
trường sống trên rạn vẫn còn phù hợp cho phần lớn 
các loài san hô tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu 
môi trường biến động xấu hơn và kéo dài sẽ tác 
động gây hại cho san hô, dẫn đến tình trạng suy 
thoái là không thể tránh khỏi [1]. 
Năm 1994, WWF và Phân viện Hải dương học 
tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi 
trường biển) đã công bố một danh mục 102 loài san 
hô cứng thuộc 13 họ và 37 giống ở khu vực quần 
đảo Cô Tô - Thanh Lân. Độ phủ san hô thuộc loại 
cao, trong đó có 1 rạn thuộc loại rất tốt có độ phủ 
san hô sống >75% và 3 rạn thuộc loại tốt có độ phủ 
san hô sống trong khoảng 50 - 75%. Theo đánh giá 
của các chuyên gia WWF, vào thời điểm đó rạn san 
hô ở đây khá phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật 
nhất là nhóm san hô cành Acropora phát triển rất 
mạnh, chiếm ưu thế và có mặt ở tất cả các đới của 
rạn. Rạn Hồng Vân được cho là rạn san hô lớn nhất 
khu vực phía Bắc với chiều dài trên 5km và rộng 
gần 1km với độ phủ khá cao. Quanh đảo Đặng Văn 
Chẩu và phía Tây Nam đảo Thanh Lân có độ phủ 
san hô cao nhất (thuộc loại tốt và rất tốt). Nguồn lợi 
sinh vật trên rạn cũng rất phong phú với mật độ và 
trữ lượng lớn, nổi bật là hải sâm, ốc nón, trai ngọc 
và bào ngư [1]. 
Kết quả khảo sát lặp lại năm 2003 trên 8 rạn 
quanh quần đảo Cô Tô chỉ còn tìm thấy 76 loài và 
26 giống thuộc 11 họ. Trên rạn đã thấy xuất hiện 
nhiều đám san hô mới chết còn giữ nguyên hình 
dạng, trong đó nhóm san hô cành bị chết nhiều nhất. 
Ngoài ra, còn có sự phát triển quá mức của rong bao 
rối che phủ kín san hô ở phía dưới, có chỗ độ phủ 
của rong lên đến 100% nền đáy. Đây là những hiện 
tượng bất lợi cho hệ sinh thái rạn san hô vì rong bao 
phủ phía trên sẽ ngăn cản ánh sáng tiếp xúc với san 
hô làm tảo công sinh trong san hô không đủ ánh 
sáng để quang hợp và san hô sẽ đào thải tảo ra khỏi 
cơ thể dẫn đến phá vỡ mối quan hệ cộng sinh, san 
hô bị mất màu và chết [1]. 
Hình 7. Bản đồ phân bố san hô khu vực 
quần đảo Cô Tô năm 2010 
[Nguồn: Nguyễn Đức Cự , 2011] 
Đến năm 2007, san hô tại quần đảo Cô Tô chỉ 
còn phân bố với dải rất hẹp, kéo dài khoảng 20 - 
50m từ bờ ra phía Nam hòn Khe Trâu, rất ít ở phía 
Bắc đảo Thanh Lân và nhiều nhất tại quanh đảo Cô 
Tô con với độ phủ rất thấp, đạt khoảng từ 1 - 7% 
(hình 7). San hô sống chủ yếu là nhóm san hô dạng 
khối Porites và san hô não thuộc giống Platygyra. 
Ngoài ra còn một số giống khác phân bố rải rác trên 
các khu vực này như Turbinaria, Galaxea, Favites, 
Plesiastrea, Goniopora, Echynophyllia ... Nguyên 
Biến động phân bố các hệ sinh thái  
 355 
nhân gây chết các tập đoàn rạn san hô tại vùng biển 
xung quanh quần đảo Cô Tô là do ngư dân đánh bắt 
cá rạn sống bằng hoá chất độc Xyanua - CN- vào 
các năm 2002 - 2006. Cho đến thời điểm năm 2007 
dư lượng CN- vẫn còn cao 3-5mg/ml gấp 3-5 lần 
giới hạn cho phép tiêu chẩn chất lượng nước biển 
của các nước phát triển (1mg/l). Tại thời điểm khảo 
sát vào tháng 12 năm 2007, đa dạng sinh học trên 
các rạn san hô bị suy giảm rất lớn, cảnh quan hoang 
tàng, tàn lụi nhận thấy rất rõ nét trên tất cả các rạn 
san hô tại vùng biển quanh đảo và không còn sản 
lượng hải sản để khai thác và đánh bắt như những 
năm trước 2002 [1]. 
Phân bố và biến động diện tích hệ sinh thái thảm 
cỏ biển 
Phân bố 
Có thể thấy xu thế phân bố số loài cỏ biển khá 
cao ở vùng bờ biển Quảng Ninh nơi có sự đa dạng 
các sinh cảnh như các vũng, vịnh ven bờ và các đầm 
nước lợ, nơi có độ muối, độ trong và nền đáy khá 
phù hợp cho các loài cỏ biển nước lợ và thích nghị 
rộng. Kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ở 
vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 4 loài cỏ 
biển là Halophila beccarii Asch, H. ovalis Hooker, 
Z. japonica Asch và Ruppia maritima Lin. Phân bố 
của cỏ biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh đã từng được 
ghi nhận tại Đầm Buôn, vụng Hà Cối, vụng Đầm 
Hà, bãi Quán Lạn và bãi Nhà Mạc. Tuy nhiên theo 
các kết quả nghiên cứu mới nhất hiện nay cỏ biển 
chỉ còn phân bố nhiều nhất là tại bãi Nhà Mạc 
(khoảng 100ha), một số diện tích nhỏ ven các đảo 
Cô Tô và Quán Lạn [5]. 
Phân tích biến động diện tích phân bố 
Bảng 3. Biến động diện tích phân bố hệ sinh thái 
thảm cỏ biển vùng bờ biển Quảng Ninh 
[Nguồn: Nguyễn Huy Yết, 2011] 
Địa điểm 
Kết quả có trước Khảo sát kiểm tra 2009-2010 
Diện tích 
(ha) 
Độ phủ 
(%) 
Diện tích 
(ha) 
Độ phủ 
(%) 
Đầm Buôn 100 30-80 0 0 
Vụng Hà 
Cối 150 - 0 0 
Vụng Đầm 
Hà 80 - 0 0 
Bãi Quán 
Lạn 100 - Nhỏ 0 
Đầm Nhà 
Mạc 500 20-50 100 20-30 
Nước sông đổ ra biển nhiều phù sa làm giảm độ 
trong của nước và hạn chế sự sinh trưởng của rong 
biển và cỏ biển. Sự tăng độ đục của nước là nguyên 
nhân gây ra sự vắng mặt của các bãi cỏ. Độ đục tăng 
vào mùa mưa làm giảm khả năng quang hợp của cỏ 
biển do bùn phủ trên bề mặt lá cỏ hạn chế sự hấp thụ 
ánh sáng của lá cỏ, làm chúng bị chết. Tại vùng Đầm 
Buôn, vụng Hà Cối và Đầm Hà thuộc vùng triều cửa 
sông Tiên Yên và vịnh Tiên Yên - Hà Cối, nơi chịu 
tác động trực tiếp của các trận lũ quét từ các năm 
2005 - 2008, thảm cỏ biển rộng hơn 300ha đã bị vùi 
lấp hoàn toàn dưới lớp trầm tích thô dày hàng chục 
cm. Bãi cỏ biển phân bố ở Bãi Nhà Mạc đã bị người 
dân nhổ bỏ để nuôi trồng thủy sản. Có thể thấy các 
thảm cỏ biển vùng triều cửa sông ven bờ và vũng 
vịnh ven bờ Quảng Ninh đã bị suy giảm nghiêm 
trọng nhất trong 10 năm qua với tốc độ trung bình 
năm tới 8 - 9%. Đến này các thảm cỏ ven bờ Quảng 
Ninh hầu như không còn ngoại trừ một số loài phân 
bố trong các đầm nước lợ và ven các đảo [5]. 
KẾT LUẬN 
Trong giai đoạn 1990 đến 2008, diện tích phân 
bố hệ sinh thái RNM vùng bờ biển Quảng Ninh 
giảm đi 7.253ha tức khoảng 25,2%, hệ sinh thái bãi 
triều giảm khoảng 10.425ha tức 21,5%. 
Rạn san hô khu vực Hạ Long bị giảm tới hơn 
30% số lượng loài và hơn 20,5% về số lượng giống, 
diện tích san hô bị mất hơn 70%, không còn rạn đạt 
loại tốt và rất tốt. Tại khu vực quần đảo Cô Tô, san 
hô bị suy giảm rất mạnh cả về thành phần loài (trên 
80%) và diện tích phân bố (trên 90%) trong giai 
đoạn 2000 đến 2007. 
Hệ sinh thái thảm cỏ biển diện tích phân bố 
giảm trên 80%. Một số điểm trước đây có cỏ biển 
phân bố như Đầm Buôn, vụng Hà Cối và Đầm Hà 
nhưng đến năm 2009 không phát hiện cỏ biển. 
Các nguyên nhân chính gây ra suy giảm diện tích 
phân bố của các hệ sinh thái trên tại vùng bờ biển 
Quảng Ninh là nuôi trồng thủy sản, san lấp mặn bằng, 
đánh bắt thủy sản bằng chất độc và bão lũ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Đăng Ngải, Đào Thị 
Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Xuân 
Thành, Nguyễn Đức Toàn, Đoàn Thị Nhinh, 
2011. Một số kết quả thực nghiệm trồng phục 
hồi san hô tại quần đảo Cô Tô dựa vào cộng 
đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Số 
1 (T.11). Tr. 85-96. 
2. Nguyễn Văn Thảo và Nguyễn Đức Cự, 2011. 
Nguyên cứu tác động của hồ chứa thượng 
Nguyễn Văn Thảo, Đặng Văn Bào  
 356
nguồn đến biến động đường bờ biển châu thổ 
sông Hồng. Kỷ yếu hội nghị khoa học và công 
nghệ biển toàn quốc lần thứ 5. Quyển III. 
Tr. 459-464. 
3. Nguyễn Văn Thảo, 2009. Đánh giá biến động 
đất ngập triều ven bờ bắc bộ giai đoạn 1998 - 
2008 bằng tư liệu viễn thám. Tuyển tập Tài 
nguyên và Môi trường biển. Tập XIV. 
Tr. 157-170. 
4. Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Đức Cự và Nguyễn 
Xuân Thành, 2012. Xây dựng bản đồ và xác 
định diện tích ao nuôi tôm sú bỏ hoang của các 
tỉnh ven biển bằng tư liệu viễn thám. Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ Biển. Số 3 (T.12). 
Tr. 34-46 
5. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Tiến, Chu Thế 
Cường, Cao Văn Lương và nnk, 2010. Sự suy 
thoái hệ sinh thái thảm cỏ biển ven bờ Việt 
Nam. Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị 
khoa học kỉ niệm 35 năm thành lập Viện Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam. Tr. 304-310. 
DISTRIBUTIVE CHANGE OF TYPICAL ECOSYSTEMS IN 
THE QUANG NINH COASTAL AREA 
Nguyen Van Thao, Dang Van Bao, Tran Dinh Lan 
Institute of Marine Environment and Resouces-VAST 
ABSTRACT: In this reseach, the remote sensing data combined to field survey data and existing results of 
reseaches were used to evaluate and analyse distribition change of the typical ecosystems in the Quang Ninh 
coastal area such as mangrove forest, tidal flat, coral reef and seagrass bed. During the 20 last years, these 
ecosystems have been reduced largely in the distributive area. About 7,253ha (25.2%) of mangrove area and 
10,425ha (21.5%) of tidal flat area were destroyed from 1990 - 2008. Without good and very good categories, 
the coral reefs in the Ha Long bay has lost over 30% number of speices, 20.5% number of genus and 70% of 
area. In the Co To Archipelago, the coral reefs were largely degraded on number of species (over 80%) and 
distributive area (over 90%) from 2000 - 2007 period. The seagrass ecosystem has been reduced, over 80% of 
distribution area, too. The seagrass was discovered before in some sites such as Dam Buon, Ha Coi and Dam 
Ha bay, but disappeared in 2009. The activities of aquaculture farm, ground filling and fishing by poison; and 
typhoons and floods are main causes to reduce the distributive area of these typical ecosystems. 
Keywords: Mangrove, tidalflat, coral, seagrass, remote sensing, geographical information system (GIS) 

File đính kèm:

  • pdfbien_dong_phan_bo_cac_he_sinh_thai_tieu_bieu_vung_bo_bien_qu.pdf