Biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
TÓM TẮT
Trước những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mỗi giáo viên, mỗi cơ sở giáo
dục cần nhận thức đúng đắn về bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực và việc học tập bồi dưỡng năng lực sư phạm, bồi
dưỡng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đề ra. Bài viết đề xuất một số biện pháp tổ
chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao năng lực dạy học, năng lực tự
bồi dưỡng, năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và năng lực vận
dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới trong dạy học.
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 10 BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Nguyễn Thanh Thủy1 TÓM TẮT Trước những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, mỗi giáo viên, mỗi cơ sở giáo dục cần nhận thức đúng đắn về bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và việc học tập bồi dưỡng năng lực sư phạm, bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đề ra. Bài viết đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao năng lực dạy học, năng lực tự bồi dưỡng, năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và năng lực vận dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới trong dạy học. Từ khóa: Năng lực sư phạm của giáo viên, phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học, bồi dưỡng chuyên môn 1. Đặt vấn đề Chương trình giáo dục tổng thể đã nêu rõ mục tiêu cho giáo dục phổ thông như sau: Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại [1]. Chương trình giáo dục tổng thể đã nhấn mạnh đến việc dạy học vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế của học sinh, để họ có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, đặc biệt bậc học phổ thông đòi hỏi sự phân hóa mạnh để định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh. Đồng thời Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phát triển giáo dục, đó là: phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo [2]. Những yêu cầu trên bắt buộc ngành giáo dục phải chuẩn bị đội ngũ nhà giáo đảm bảo yêu cầu về năng lực sư phạm và phải không ngừng được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tự biết nghiên cứu để có nền tảng kiến thức vững chắc, phải có hiểu biết về tâm lý và nhu cầu học tập của học sinh phổ thông. Vì vậy, vai trò của các trường sư phạm là hết sức quan trọng trong vấn đề xây dựng lại chiến lược đào tạo và bồi dưỡng năng lực giáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Trong bài báo này chúng tôi tập trung nêu ra những yêu cầu về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo giáo viên tương lai của các trường sư phạm; đồng thời đề xuất một số biện pháp để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục. 1Trường Đại học Đồng Nai Email: thanhthuynm@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 11 2. Nội dung 2.1. Những yêu cầu đối với việc đào tạo giáo viên xuất phát từ quy trình tiếp nhận và sử dụng giáo viên mới tốt nghiệp tại các trường phổ thông Quy trình tiếp nhận và sử dụng sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp tại các trường phổ thông thường được diễn ra như sau. Trước tiên nhà tuyển dụng nghiên cứu đối tượng qua hồ sơ, sau đó khảo sát về trình độ chuyên môn của sinh viên, nhận thức của sinh viên về chương trình giáo dục và kiểm tra năng lực sư phạm. Điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm là xếp loại tốt nghiệp của sinh viên, bảng kết quả học tập, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ Vì vậy, các trường sư phạm đang đào tạo các thế hệ giáo viên cho tương lai cần lưu ý những vấn đề như sau: 2.1.1. Đào tạo tiếng Anh theo chuẩn quy định Thực tế sinh viên ngành sư phạm ra trường có chứng chỉ ngoại ngữ chỉ để cho đủ quy định hồ sơ xin việc, các em không sử dụng ngoại ngữ trong việc giảng dạy, trừ các sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm ngoại ngữ. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không thể nghe, nói được bằng tiếng Anh, thiếu tự tin trong giao tiếp bằng ngoại ngữ, ít học hỏi trao đổi về văn hóa, học thuật Hiện nay, trong quy định xếp hạng chức danh nghề nghiệp cũng có tiêu chí ngoại ngữ theo quy định điểm IELTS, hoặc TOEFL. Vì vậy, các trường sư phạm cũng cần phải thay đổi chương trình đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn này. 2.1.2. Tăng cường các môn học thuộc chương trình đào tạo Trong chương trình đào tạo chuyên ngành sư phạm bậc đại học, kiến thức khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm chỉ chiếm 1/10 số tín chỉ đào tạo. Chương trình chưa coi trọng việc đào tạo năng lực sư phạm cho giáo viên tương lai đúng mức. Sinh viên chưa được đào tạo chuyên sâu về các chuyên đề khoa học giáo dục liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy học và giáo dục nên khi các em tham gia vào việc dạy chữ ở trường phổ thông trở thành người truyền đạt kiến thức suông. Vì vậy sự am hiểu về chương trình giáo dục, định hướng đổi mới giáo dục, và chính sách giáo dục quốc gia sẽ giúp giáo viên trẻ có đủ bản lĩnh để đánh giá, tiếp cận phương pháp dạy học (PPDH) và giáo dục thích hợp. 2.1.3. Chương trình đào tạo phù hợp với chính sách quốc gia về đào tạo giáo viên Trường sư phạm là nơi chịu trách nhiệm chính về chất lượng giáo viên, thông qua việc xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung chương trình cho đến tổ chức quá trình đào tạo, vì vậy cần có sự thống nhất giữa các trường sư phạm và đề xuất chính phủ có chính sách đào tạo đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đồng bộ trong toàn quốc, cùng với cơ chế vận hành phù hợp với thực tiễn xã hội. Trên toàn quốc có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành sư phạm, thụ hưởng giáo dục ở các vùng miền là như nhau, đào tạo giáo viên là như nhau, vì thế chương trình đào tạo, các điều kiện đào tạo phải thống nhất. Đào tạo sư phạm có điểm đặc biệt là sản phẩm của nó là con người được phát triển toàn diện cả năng lực và phẩm chất nên cần phải đầu tư có hiệu quả thêm vào những học phần như TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 12 chuyên đề giáo dục và nghiệp vụ sư phạm; các PPDH và giáo dục hiện đại, chương trình ứng dụng công nghệ dạy học, công nghệ thông tin (CNTT). 2.2. Những yêu cầu đối với giáo viên nhằm đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông Với vai trò là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh, lợi thế cạnh tranh và tham gia thực hiện chiến lược phát triển giáo dục nhà trường, giáo viên cần có một số năng lực đặc thù như: năng lực thiết kế dạy học; năng lực tiến hành dạy học; năng lực kiểm tra đánh giá và năng lực quản lý dạy học. Ngoài ra, giáo viên cũng cần có năng lực hoạt động xã hội, năng lực phát triển chuyên môn, năng lực phát triển nhà trường hỗ trợ cho nhóm năng lực dạy học. Bên cạnh những yêu cầu trên, việc đào tạo giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần chú trọng đến những yếu tố sau: 2.2.1. Sự thay đổi về vai trò, vị thế của người giáo viên Cùng với sự biến đổi nhanh về mọi mặt hoạt động của xã hội như kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế đang đòi hỏi ở con người ngày càng cao về nhận thức và năng lực hành động, do đó vai trò, vị thế của giáo viên trong xã hội cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên cần có kiến thức vững vàng, có tầm nhìn rộng, có niềm tin vững chắc vào tương lai, có động cơ đúng đắn cho mọi hành động, có ham muốn khát vọng, có sự khả kính mô phạm, sự quản lý bản thân và sự tự chủ trong công việc và trong cuộc sống. 2.2.2. Xã hội cần người giáo viên có tính sáng tạo Tính sáng tạo của người giáo viên không những biểu hiện trong nhiệm vụ chính “trồng người” mà còn ở ngay chính sự phát triển bản thân, bao gồm: có hoài bão, ước mơ, không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu, không hài lòng với kiến thức và năng lực hiện có; người giáo viên cần có nhu cầu đổi mới, biết động viên người khác và tự tìm đến kiến thức mới, sáng tạo kỹ năng mới, phương pháp làm việc mới, có nhu cầu về giao tiếp xã hội để tự hoàn thiện bản thân về phong cách giao tiếp, phong cách làm việc, phong cách học tập. 2.2.3. Xã hội cần người giáo viên làm việc hiệu quả Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, ngoài việc bồi dưỡng tính sáng tạo cho giáo viên trong dạy học, việc bồi dưỡng phương pháp làm việc hiệu quả là hết sức cần thiết, xã hội luôn cần những giáo viên có nhu cầu học hỏi, có trí tưởng tượng phong phú, có lòng dũng cảm từ bỏ lối mòn, sẵn sàng chấp nhận những thử thách mới. Người giáo viên làm việc hiệu quả là: - Người giáo viên luôn yêu thích việc dạy học, luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc giảng dạy trong mọi thời điểm và mọi hoàn cảnh, luôn yêu người và yêu nghề, luôn biết cách làm cho tiết dạy ở lớp học trở nên tích cực và thu hút sự chú ý của học sinh. - Người giáo viên luôn tạo nên sự khác biệt và lan tỏa cảm xúc tích cực. Giáo viên nhận thức và nhớ rằng trách nhiệm luôn song hành cùng với công việc, giáo viên làm cho học sinh cảm TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 13 nhận sự đặc biệt an toàn và thân thiện khi họ ở trong lớp học. Giáo viên làm việc hiệu quả là người tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến học sinh, tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời học sinh, là người mang cho học sinh một nguồn năng lượng tích cực mỗi khi đến lớp. - Người giáo viên luôn đặt ra tiêu chuẩn cho học sinh và cho chính bản thân để có thể tự kiểm định chất lượng dạy và học và kiểm định trình độ chính bản thân. Người làm việc có kế hoạch, có mục tiêu, biết quan tâm nhiều đến quyền lợi của học sinh. Người giáo viên có tư duy mở luôn biết học hỏi, biết lắng nghe sự phê bình, luôn luôn có suy nghĩ cho sự nỗ lực và cầu tiến. - Người giáo viên nuôi dưỡng sự khát khao, khuyến khích sự thay đổi và luôn tạo những không gian suy ngẫm. Người giáo viên làm việc hiệu quả là người sáng tạo trong công việc, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả, là người luôn suy ngẫm về việc giảng dạy của mình, nghĩ về những cái đã làm tốt để phát huy và ngẫm lại những cái cần thay đổi. Ai cũng có những thất bại trong nghề nghiệp, việc giảng dạy và giáo dục của người giáo viên luôn phát triển nên càng có nhiều kinh nghiệm học được từ thất bại, giáo viên càng trưởng thành trong sự nghiệp của bản thân. Trong cuộc sống, không phải mọi thứ lúc nào cũng diễn ra như kế hoạch ban đầu, hãy linh hoạt hơn và đối phó với sự thay đổi. Một giáo viên làm việc hiệu quả không bao giờ phàn nàn về sự thay đổi, không cảm thấy cần thiết phải so sánh họ đã có những gì khi làm việc, hãy đón nhận nó và thể hiện là người có khả năng đối phó với bất kỳ điều gì xảy đến trong cuộc đời. 2.3. Biện pháp đổi mới để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên phổ thông 2.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu của kế hoạch đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tạo dựng môi trường làm việc tích cực, sáng tạo cho giáo viên, thực hiện việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch quy định việc thực hiện cụ thể từ tổ chuyên môn đến cá nhân, chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn cụ thể hóa mục tiêu đổi mới PPDH của nhà trường thành chương trình hành động trong kế hoạch của tổ. Cần phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn, của giáo viên bộ môn, cần có biện pháp hỗ trợ việc thực hiện đổi mới của đội ngũ giáo viên. 2.3.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên phổ thông 2.3.2.1. Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên phổ thông - Bồi dưỡng để cập nhật kiến thức về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, về nhiệm vụ năm học, cấp học và yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. - Bồi dưỡng để phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; tiếp tục phát triển năng lực tự đánh giá; năng lực tổ chức tự học, năng lực quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên. - Bồi dưỡng để gắn kết chặt chẽ việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên với việc triển khai đánh TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 14 giá giáo viên và cán bộ quản lý theo Chuẩn và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của Ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm. 2.3.2.2. Nội dung bồi dưỡng giáo viên phổ thông - Tập huấn giáo viên về việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Bồi dưỡng giáo viên về giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, sử dụng di sản vào giảng dạy, giáo dục địa phương. - Bồi dưỡng giáo viên thuộc bộ môn tự nhiên về kỹ thuật bàn tay nặn bột, đổi mới việc phát triển năng lực thí nghiệm thực hành và năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh. - Bồi dưỡng giáo viên thuộc bộ môn xã hội về tự học, về năng lực nghiên cứu các vấn đề xã hội dưới hình thức dự án... - Các nội dung bồi dưỡng khác như giáo dục các kỹ năng trong trường học; đổi mới PPDH các bộ môn; khai thác thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH; bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. 2.3.2.3. Hình thức bồi dưỡng giáo viên phổ thông - Tiếp tục đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, hướng dẫn phương pháp tự học, tự bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên. Phát huy tốt vai trò của giáo viên cốt cán trong việc bồi dưỡng, kiểm tra, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch. Tăng cường việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn theo tổ, trường, cụm trường. - Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ. - Ban giám hiệu trường cần chú trọng hướng dẫn học tập, trao đổi, thảo luận và tập huấn cho giáo viên các nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên phổ thông cụ thể sau: đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; đổi mới đa dạng nội dung, phương pháp và phương thức giáo dục học sinh; nâng cao hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên phổ thông: Sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ tạo cơ hội thuận lợi cho con người trong việc trao đổi và cập nhật thông tin. Việc lập kế hoạch là yếu tố quyết định để tiến hành được việc phát triển PPDH theo yêu cầu đổi mới. Việc áp dụng CNTT vào dạy học phổ thông đã làm thay đổi sâu sắc về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, quản lý dạy học nên các hiệu trưởng cần thực hiện như sau: + Tổ chức và thực hiện hoạt động dạy học trên lớp theo hướng phát huy TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 15 tính tích cực của cả giáo viên và học sinh bằng việc thường xuyên sử dụng thiết bị CNTT. + Tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT trong việc lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án, quản lý học sinh, làm điểm... tổ chức thành từng nhóm giáo viên có chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ, phân công cụ thể từng thành viên trong quá trình rèn luyện, đặt ra tiến độ thực hiện và tổ chức nghiệm thu sản phẩm đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học sau này. 2.3.2.4. Điều kiện thực hiện bồi dưỡng giáo viên phổ thông - Nhận thức đúng tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên, xác định rõ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cần phải đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và đổi mới công tác quản lý để thực hiện công việc này có kết quả theo từng năm học. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo viên địa phương theo nhiệm vụ năm học, đồng thời đối chiếu với đánh giá giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp. - Cần có đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để thực hiện các công việc: Hỗ trợ các giáo viên khác trong việc tổ chức các nhóm thảo luận, tháo gỡ vướng mắc; liên hệ, trao đổi với các chuyên gia để giải đáp thắc mắc trong quá trình bồi dưỡng. Chỉ bồi dưỡng tập trung những nội dung mới, cần có sự thảo luận và thực hành trực tiếp. - Cần sử dụng trang mạng “Trường học kết nối” để tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên, đảm bảo thực hiện tốt việc bồi dưỡng theo nhu cầu của từng cá nhân; phát huy hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, giúp cho đội ngũ giáo viên chủ động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị..., đầu tư kinh phí cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Công tác quản lý, chỉ đạo phải cụ thể, sát sao và hết sức linh hoạt. Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên hằng năm đối với mỗi giáo viên, trên tinh thần lựa chọn các hình thức đánh giá linh hoạt, phù họp với đối tượng và hình thức tổ chức bồi dưỡng. - Hiệu trưởng cần có kế hoạch phát triển thư viện (truyền thống hoặc điện tử) giúp giáo viên tiếp cận nguồn tài liệu dạy học mới, tài liệu tham khảo, rèn luyện cho giáo viên thói quen đọc sách, tìm kiếm tài liệu trên mạng xã hội, đó là con đường duy nhất để giáo viên bổ sung kiến thức, phát triển kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp để phát triển bản thân, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, để hiểu biết thêm về xã hội, cập nhật sự phát triển của tri thức, đây là yêu cầu của bối cảnh mới đặt ra cho giáo dục, cho người dạy và cả người học. - Dựa vào những thuận lợi và khó khăn của thực tế nhà trường, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, hiệu trưởng tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề trao đổi về vai trò, vị trí và việc sử dụng PPDH tại đơn vị đảm bảo tính khả thi và thực TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 16 hiện tốt yêu cầu đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, hiệu trưởng cần chia sẻ với giáo viên những định hướng giáo dục theo chủ trương, góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên, đó là cách để giáo viên nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của mình trong nhà trường đối với công cuộc đổi mới. 3. Kết luận Đất nước muốn phát triển trong thời kỳ hội nhập thì phải tìm ra lời giải cho bài toán về nâng cao chất lượng giáo dục, cần nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt và có tính hệ thống. Một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và tạo điều kiện cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên là con đường quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ được nhiều nước trên thế giới và Việt Nam sử dụng hiệu quả. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dựa vào những quy định hiện hành và những đề xuất nói trên có thể giúp nâng cao năng lực giáo viên một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể tháng 07 năm 2017 2. Ban chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” SOLUTIONS FOR CULTIVATING TEACHERS’ PADAGOGICAL COMPETENCE MEETING THE REQUIREMENT OF THE GENERAL EDUCATION INNOVATION PROGRAMME ABSTRACT Due to the general education innovation programme, educational institutions and teachers need be conscious of essence of didactic method renovation according to the competence-development, pedagogical and occupational competent improvement meeting the requirement of the guideline. This research study proposed some solutions of professional development for teachers to enhance competency of teaching, self-fostering, using information technology, and applying teaching method and technique. Keywords: Pedagogical competence, teacher professional development, teaching competency, didactic method, occupational improvement (Received: 1/2/2018, Revised: 16/3/2018, Accepted for publication: 19/3/2019)
File đính kèm:
- bien_phap_boi_duong_nang_luc_su_pham_cho_doi_ngu_giao_vien_n.pdf