Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Đại học Đồng Tháp

Tóm tắt. Hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng đối với Trường Đại học Đồng Tháp trong việc hỗ

trợ nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và nâng cao uy tín, vị thế của Trường. Trong những

năm qua Nhà trường luôn mở rộng, tìm kiếm đối tác và cơ hội hợp tác tốt nhất nhằm mang lại hiệu

quả hợp tác quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được xét về năng lực hợp tác quốc tế chung của

Nhà Trường vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy, đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động hợp tác quốc

tế của Trường Đại học Đồng Tháp và đề xuất những giải pháp thích hợp trong giai đoạn phát triển

tiếp theo của nhà trường là một trong những yêu cầu tất yếu. Bài viết này, phản ánh thực trạng hoạt

động hợp tác quốc tế Trường Đại học Đồng Tháp trong thời gian 05 năm từ 2012-2017, và đề xuất

được sáu giải pháp thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế và sự

phát triển toàn diện của Nhà trường.

pdf 6 trang yennguyen 4060
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Đại học Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Đại học Đồng Tháp

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Đại học Đồng Tháp
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 1, pp. 62-67
This paper is available online at 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Nguyễn Anh Thư1, Đặng Kim Hồng1, Trần Đào Nhị Vy1, Quách Khả Quang1∗
Tóm tắt. Hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng đối với Trường Đại học Đồng Tháp trong việc hỗ
trợ nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và nâng cao uy tín, vị thế của Trường. Trong những
năm qua Nhà trường luôn mở rộng, tìm kiếm đối tác và cơ hội hợp tác tốt nhất nhằm mang lại hiệu
quả hợp tác quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được xét về năng lực hợp tác quốc tế chung của
Nhà Trường vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy, đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động hợp tác quốc
tế của Trường Đại học Đồng Tháp và đề xuất những giải pháp thích hợp trong giai đoạn phát triển
tiếp theo của nhà trường là một trong những yêu cầu tất yếu. Bài viết này, phản ánh thực trạng hoạt
động hợp tác quốc tế Trường Đại học Đồng Tháp trong thời gian 05 năm từ 2012-2017, và đề xuất
được sáu giải pháp thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế và sự
phát triển toàn diện của Nhà trường.
Từ khóa: Hội nhập, hợp tác quốc tế, chương trình hợp tác, liên kết đào tạo.
1. Đặt vấn đề
Hoạt động hợp tác quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu, thu hút sự quan tâm của hầu hết
các trường đại học trong và ngoài nước. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra chủ trương “chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế” nhằm khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát
triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, coi đây là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm sắp tới. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã xem hội nhập
quốc tế là một trong 09 nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Đồng Tháp phấn
đấu trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu có chất lượng, có uy tín ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long; là một trong số trường đại học đào tạo giáo viên chất lượng cao của Việt Nam. Để hiện
thực hóa được điều đó, Trường Đại học Đồng Tháp cần thực hiện đồng bộ trên nhiều mặt, nhiều
nội dung, trong đó, hợp tác quốc tế là một trong những nội dung quan trọng, cần có sự đột phá để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tạo uy tín, thương hiệu và sự phát triển Nhà
trường. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động hợp tác quốc
tế của trường Đại học Đồng Tháp trong thời gian 05 năm từ 2012-2017 và đề xuất những giải pháp
thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong Nhà trường.
Ngày nhận bài: 10/11/2017. Ngày nhận đăng: 12/01/2018.
1Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Đồng Tháp;
∗e-mail: quachkhaquang@gmail.com
62
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
2. Thực trạng hợp tác quốc tế của Trường Đại học Đồng Tháp
2.1. Một số thành tựu của hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Đồng Tháp giai đoạn
2012-2017
Trường Đại học Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm
Đồng Tháp, ngay từ những năm đầu mới thành lập, hoạt động hợp tác quốc tế là một bộ phận thuộc
phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế. Đến năm 2007 phòng Hợp tác quốc tế chính thức
được thành lập.
Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường giai đoạn 2012-2017 đã đạt được nhiều thành tụ nổi
bật. Trường đã đón tiếp và làm việc với 137 đoàn đại biểu với hơn 480 lượt người từ hơn 20 nước
trên thế giới. Trường đã mở rộng thêm quan hệ hợp tác với nhiều đối tác, ký kết nhiều thỏa thuận
về hợp tác đào tạo với các trường Đại học nước ngoài, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy
học, quảng bá và nâng cao vị thế của Trường.
Tính đến tháng 5/2017, Trường hiện có 10 văn bản ký kết, thỏa thuận hợp tác đang có hiệu lực,
bao gồm Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc; Trường
Kiến trúc và Xây dựng dân dụng Voronezh, Liên bang Nga; Trường Đại học Walailak, Thái Lan;
Trường Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật, Đại học San Jose State, Hoa Kỳ; Trường Đại
học Hradec Kralove, Cộng hòa Séc; Trường Đại học Miyagi, Trường Đại học Sư phạm Hyogo,
Nhật Bản; Trường Đại học Stenden, Hà Lan; Trường Đại học Da-Yeh, Trường Đại học Quốc lập
Khoa học Ứng dụng Cao Hùng, Đài Loan.
Những thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực giáo dục với các trường quốc tế đã đem lại những hiệu
quả tích cực. Đã có tổng cộng 78 sinh viên đi học tập ngắn hạn tại nước ngoài; tiếp nhận 11 sinh
viên ngành Châu Á học của Trường Đại học Walailak, 05 lưu học sinh Campuchia gốc Việt đến
học ngành cử nhân Tài chính - Ngân hàng và Kế toán; tiếp nhận 10 sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học, Trường Đại học Hradec Kralove sang học tập theo chương trình trao đổi sinh viên giữa hai
trường. Bên cạnh đó, trường còn tiếp nhận 05 đoàn sinh viên Nhật Bản sang giao lưu và chia sẻ
kinh nghiệm học tập, kỹ năng mềm với sinh viên của Trường; tiếp nhận 67 chuyên gia, giảng viên,
tình nguyện viên nước ngoài về làm việc tại Trường; cử 50 giảng viên đi học tập sau đại học tại 09
quốc gia và vùng lãnh thổ theo các chương trình học bổng đề án của Nhà nước, học bổng Chính
phủ các nước, học bổng các trường có kết kết chương trình hợp tác; cử 58 lượt cán bộ giảng viên
đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại 17 quốc gia; tiếp nhận 17 tình nguyện viên từ Tổ chức tình
nguyện quốc tế SJ Việt Nam đến hỗ trợ cho các câu lạc bộ Tiếng Anh của các khoa đào tạo trong
Trường. Trường cũng đã tiếp nhận các chuyên gia ngắn hạn từ tổ chức Fulbright, ELI, Teacher For
Vietnam,... Các dự án văn hóa, môi trường và thanh niên khởi nghiệp của tổ chức Tình nguyện
viên quốc tế SJ Việt Nam hợp tác với Trường đưa tình nguyện viên từ các nước Anh, Pháp, Đức,
Ý, Phần Lan... đến giao lưu; các chương trình giao lưu sinh viên giữa Trường với sinh viên các
nước Nhật Bản, Thái Lan, Bruinei, Lào... đã tạo được không khí học tập ngoại ngữ trong cộng
đồng sinh viên. Hoạt động này tạo cơ hội cho giảng viên và sinh viên của Trường tiếp cận được
với nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nâng cao kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, nâng cao kiến
thức, giao lưu văn hóa... Trường đã tham gia chương trình Thăng tiến xã hội SWEEP, theo chương
63
Nguyễn Anh Thư, Đặng Kim Hồng, Trần Đào Nhị Vy, Quách Khả Quang JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
trình này 05 lượt cán bộ giảng viên đã được cử đi bồi dưỡng tại Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 2016, Nhà
trường phối hợp với SWEEP tổ chức Hội thảo “Xây dựng chương trình đào tạo ngành Công tác xã
hội theo chuẩn đầu ra” tại Trường Đại học Đồng Tháp.
Trong thời gian từ 2012 đến 2017, Trường Đại học Đồng Tháp đã tổ chức 17 lượt hội thảo tập
huấn, báo cáo chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm phục vụ cho công tác dạy học như: viết đề cương
nghiên cứu, cách học tiếng Anh hiệu quả, phương pháp tự học, phương pháp giảng dạy tiếng Anh...
Các chương trình này chủ yếu là sự hỗ trợ từ tổ chức Fulbright Việt Nam. Những kết nối với các tổ
chức phi chính phủ như: Beautiful Mind Charity (Hàn Quốc), Tổ chức Vì tiếng nói và quyền của
phụ nữ (Hoa kỳ) đã mang lại những hiệu quả tích cực góp phần tăng nguồn quỹ khuyến học cho
sinh viên nghèo vượt khó.
2.2. Những ưu khuyết điểm của hợp tác quốc tế tại Đại học Đồng Tháp
2.2.1. Ưu điểm
Hoạt động hợp tác quốc tế của trường Đại học Đồng Tháp luôn thực hiện theo đúng chủ trương,
đường lối của Nhà nước, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trường Đại học Đồng Tháp luôn coi trọng việc mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo
dục, các trường đại học trên thế giới để phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học. Nhà trường sẽ tiếp tục và không ngừng tìm kiếm đối tác quốc tế trong các
lĩnh vực nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực, chất lượng và uy tín
của Trường.
2.2.2. Hạn chế
Trong 05 năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Trường
Đại học Đồng Tháp vẫn còn tồn đọng những mặt hạn chế. Trong đó đáng kể nhất vẫn là hoạt động
hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và xây dựng chương trình liên kết đào tạo với các đối tác
nước ngoài.
Đối với hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, những đề tài nghiên cứu thực hiện chung với
các đối tác nước ngoài vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của nhà trường. Các dự án
quốc tế hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết vẫn còn hạn chế; chưa có nhiều những chương
trình triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế; việc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế
song phương về nghiên cứu khoa học cũng như các công trình khoa học công bố chung với đối tác
nước ngoài vẫn còn mang tính cá nhân, chưa nâng lên tầm chiến lược. Điều kiện về cơ sở vật chất
như phòng thực hành, phòng thí nghiệm... phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, đáp ứng cho công
tác hợp tác quốc tế trong điều kiện hiện tại, tuy nhiên so với các trường đại học lớn trong khu vực
và trên thế giới vẫn còn khá nhiều hạn chế đặc biệt là trong việc hợp tác quốc tế về nghiên cứu
khoa học.
Việc xây dựng chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các quy định, quy chế công nhận
các văn bằng, chứng chỉ giữa Trường Đại học Đồng Tháp và các cơ sở giáo dục và các trường đại
64
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
học trên thế giới mặc dù đã triển khai những vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa hoàn chỉnh. Nhà
trường vẫn chưa có chương trình hợp tác để đưa giảng viên tham gia các hoạt động giảng dạy hay
phối hợp nghiên cứu chính thức ở nước ngoài.
Ngoài ra, thách thức lớn nhất hiện nay đó là chưa có chính sách thu hút giảng viên là người Việt
Nam ở nước ngoài và người nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu tại Trường. Đa phần số người
nước ngoài đến Trường làm việc theo các chương trình tình nguyện viên, được sự hỗ trợ toàn phần
hoặc một phần từ các tổ chức cung cấp tình nguyện viên quốc tế hoặc các chương trình của các tổ
chức phi chính phủ hoặc từ nguồn tài trợ của các Đại sứ quán.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Đồng Tháp
3.1. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế
Tiếp tục triển khai thực hiện các định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác quốc tế
giai đoạn 2017-2022. Bổ sung hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về hợp tác quốc tế. Phòng Hợp
tác quốc tế chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng một số quy định,
quy trình và các cơ chế thực hiện các hoạt động có liên quan đến hợp tác quốc tế góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Đồng Tháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng
đến quy trình thực hiện các hoạt động mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy hội thảo, trao đổi
học thuật, quản lý đoàn ra, đoàn vào. Quy định rõ ràng, cụ thể về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát
và phân công giữa các đơn vị trong hoạt động hợp tác quốc tế trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, cùng
có lợi, cùng phát triển.
3.2. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, nghiên
cứu khoa học
Nhà trường chủ động thiết lập mối quan hệ với các trường đại học có uy tín trên thế giới để
mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên và sinh viên. Tăng cường các
hoạt động tìm kiếm chuyên gia, giảng viên, tình nguyện viên nước ngoài về làm việc tại Trường.
Chủ động tham gia hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế; bồi dưỡng chuyên môn và trình độ ngoại
ngữ cho đội ngũ giảng viên; xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, chương trình
liên kết đào tạo với nước ngoài; tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác với các nước thuộc khu vực
ASEAN; mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín tạo nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và khu vực.
3.3. Nắm bắt tốt các xu thế vận động của giáo dục thế giới và khả năng tạo lập được các kết
nối quốc tế
Cần chủ động tìm kiếm và mở rộng mối quan hệ hợp tác mới với nhiều cơ sở giáo dục, tổ chức
nghiên cứu ở nhiều quốc gia để gia tăng mức độ quốc tế hóa và đa dạng hóa các nội dung hợp tác;
cần tập trung nguồn lực và khai thác các lợi thế cạnh tranh để xây dựng và triển khai các chương
trình hợp tác quốc tế. Tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực từ chương trình tình nguyện viên quốc tế,
sự hỗ trợ của đại sứ quán các nước, trường đại học của các nước bạn trong công tác hợp tác quốc
tế. Tăng cường giao lưu giảng viên, sinh viên với các đối tác chiến lược của trường đến từ các quốc
65
Nguyễn Anh Thư, Đặng Kim Hồng, Trần Đào Nhị Vy, Quách Khả Quang JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
gia Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan... chủ động đàm phán xây dựng chương
trình hợp tác quốc tế song phương, nghị định định thư hợp tác quốc tế để phía đối tác quốc tế hỗ
trợ đào tạo cán bộ, sinh viên và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Cử giảng viên tham gia các hoạt
động bồi dưỡng giáo viên từ các chương trình, tổ chức quốc tế; tham gia hội thảo quốc tế ở các cơ
sở giáo dục đại học, trung học, tiểu học ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm
nâng cao năng lực ngoại ngữ và trình độ chuyên môn, theo kịp xu thế vận động của giáo dục quốc
tế.
3.4. Thành lập được nhóm nghiên cứu mạnh
Thành lập được nhóm nghiên cứu có khả năng tiếp cận các hướng nghiên cứu có thế mạnh
để đủ khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học với các chuyên gia nước ngoài. Tiếp tục cử cán bộ
giảng viên trẻ, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài với ngành phù hợp định hướng phát triển của nhà
trường. Cần triển khai và mở rộng các hoạt động hợp tác; ưu tiên đối tác có nhu cầu hợp tác nghiên
cứu, chuyển giao khoa học công nghệ. Tập trung xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu
chung thông qua các đề tài, đề án; tăng cường các công bố khoa học chung, nhất là các công bố
quốc tế từ kết quả hợp tác nghiên cứu.
3.5. Đánh giá tính hiệu quả của các chương trình hợp tác
Thường xuyên tổ chức hội nghị sơ kết và tổng kết về hợp tác quốc tế để giúp cán bộ giảng viên
nâng cao ý thức về các hoạt động hợp tác quốc tế, xem hợp tác quốc tế là một trong những biện
pháp chủ yếu để phát triển Nhà trường góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt
động nghiên cứu khoa học và giảng dạy của giảng viên.
3.6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh của Nhà trường với bạn bè quốc tế
Nâng cấp, phát triển trang web của nhà trường cả về hình thức lẫn nội dung với hai ngôn ngữ
tiếng Việt ( và tiếng Anh ( Xây dựng các video, clip
về nhà trường, các tờ rơi... bằng nhiều thứ tiếng; đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế;
cập nhật thường xuyên các hoạt động hợp tác quốc tế trên các ấn phẩm như: Báo cáo thường niên,
Tạp chí khoa học, Tập san... để thu hút sự quan tâm của các cá nhân cũng như các tổ chức quốc tế
góp phân nâng cao hình ảnh và vị thế của Nhà trường.
4. Kết luận
Nhà trường luôn xác định hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng đối với Trường Đại
học Đồng Tháp trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và nâng cao uy tín, vị thế
của Trường. Trong năm học 2012-2017, Trường đã mở rộng, tìm kiếm thêm đối tác mới, qua đó
có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, xét về
năng lực hợp tác chung của Trường vẫn còn hạn chế, vì vậy, việc đề ra và thực hiện các giải pháp
để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác quốc tế trong Trường Đại học Đồng Tháp là một trong
những yêu cầu tất yếu. Bên cạnh sự nỗ lực của Phòng Hợp tác quốc tế, Nhà trường rất mong nhận
được sự quan tâm, hỗ trợ từ tất cả cán bộ, viên chức của trường góp phần chia sẻ thông tin về các
nguồn lực hợp tác quốc tế để công tác hợp tác quốc tế của trường ngày càng phát triển.
66
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài mã số SPD2017.01.08.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Briller, Ly Pham (2008), Quốc tế hóa hay không quốc tế hóa? Một bước đi quan trọng cho
các trường đại học Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo GDSS, Lần thứ hai năm 2008, Thành phố Hồ
Chí Minh.
[2] Đinh Xuân Hảo (2009), Hợp tác Quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí Đại học
Sài Gòn, số 1.
[4] Karen McBride (2016), Thực trạng quốc tế hóa trong giáo dục đại học Canada,
ABSTRACT
The solutions to enhance the effective international cooperation activities
in Dongthap University
International cooperation plays an important role in supporting Dong Thap University
(DThU) to enhance the quality of teaching and learning activities as well as its prestige and
position. Over the past years, DThU has always been seeking for international partners and
cooperation opportunities in order to promote the international cooperation effectiveness. In
terms of international cooperation capacity, DThU has still remained many limitations, so the
comprehensive evaluation of DThU’s international cooperation activities and suggesting the
appropriate solutions in the next development stage is considered as one of the necessary
requirements. This article reflects the current status of DThU’s international cooperation activities
for the period of five years (from 2012 to 2017), and proposed six measures to promote the
effectiveness of international cooperation activities and DThU’s comprehensive development.
Keywords: Integration, international cooperation, cooperation programs, training links.
67

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_hop_tac_quoc_te_tai_tr.pdf