Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT

Bài báo đề cập đến vấn đề xâm hại trẻ em đang diễn ra trong xã hội hiện nay,

nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề bảo vệ

an toàn thân thể, nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề bảo vệ an toàn thân

thể cho trẻ, nhận thức và cách thức tổ chức của giáo viên về giáo dục bảo vệ an toàn

thân thể cho học sinh. Từ đó đưa ra một số biện pháp để nâng cao việc giáo dục bảo

vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh

Đồng Nai

pdf 8 trang yennguyen 4600
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
1 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BẢO VỆ 
AN TOÀN THÂN THỂ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 
Lê Thị Hoài Lan1 
Đào Phan Đình Tài1 
TÓM TẮT 
Bài báo đề cập đến vấn đề xâm hại trẻ em đang diễn ra trong xã hội hiện nay, 
nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề bảo vệ 
an toàn thân thể, nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề bảo vệ an toàn thân 
thể cho trẻ, nhận thức và cách thức tổ chức của giáo viên về giáo dục bảo vệ an toàn 
thân thể cho học sinh. Từ đó đưa ra một số biện pháp để nâng cao việc giáo dục bảo 
vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh 
Đồng Nai 
Từ khóa: Giáo dục bảo vệ an toàn thân thể, xâm hại trẻ em, thực trạng, nhận 
thức, biện pháp 
1. Đặt vấn đề 
Xâm hại trẻ em (XHTE) là một đề 
tài được xã hội quan tâm rất nhiều trong 
thời gian gần đây. Trẻ bị xâm hại 
thường gặp những tổn hại về thân thể 
lẫn tâm lý, khi trưởng thành trẻ có quá 
khứ bị xâm hại thường khó hòa nhập, e 
ngại trong giao tiếp, dễ hoảng loạn 
Luật Trẻ em năm 2016 đã chỉ ra rất rõ 
ràng những khái niệm, những hành vi 
XHTE như sử dụng bạo lực, bóc lột sức 
lao động, ép bức trẻ em tham gia hoạt 
động tình dục, những hành vi gây tổn 
hại về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ [1]. 
Theo khảo sát của Tổng cục thống 
kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên 
hiệp quốc (UNICEF, 2014), có gần 80% 
trẻ em Việt Nam từ 2 - 14 tuổi bị cha 
mẹ hoặc những người chăm sóc trong 
gia đình và những người khác trừng 
phạt bằng bạo lực. Tổng cục Cảnh sát 
Phòng chống tội phạm - Bộ Công an 
cũng cho biết, mỗi năm trung bình có 
1600 - 1800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm 
trọng được phát hiện (trong đó có cả 
xâm hại tình dục - XHTD). Các con số 
thống kê được chỉ ra khiến xã hội, nhà 
trường và gia đình quan tâm hơn đến 
công tác giáo dục bảo vệ an toàn thân 
thể (GDBVATTT) cho trẻ em [2]. 
Với thực trạng đáng lo lắng trên, 
nhóm tác giả tổ chức nghiên cứu đề tài 
“Biện pháp nâng cao chất lượng giáo 
dục bảo vệ an toàn thân thể cho học 
sinh tiểu học trên địa bàn thành phố 
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” nhằm đưa ra 
các biện pháp giáo dục cụ thể và hiệu 
quả hơn trong công tác giáo dục bảo vệ 
an toàn cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học. 
2. Thực trạng việc giáo dục bảo 
vệ an toàn thân thể cho học sinh tiểu 
học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, 
tỉnh Đồng Nai 
2.1. Mục tiêu, nội dung, đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu 
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu thực trạng 
Bài viết tìm hiểu thực trạng nhận 
thức của học sinh về vấn đề BVATTT, 
nhận thức của phụ huynh học sinh về 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: dinhtai102@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
2 
vấn đề BVATTT cho trẻ, thực trạng 
việc tổ chức của giáo viên về việc 
GDBVATTT cho học sinh, từ đó đề 
xuất biện pháp GDBVATTT cho học 
sinh tiểu học tại địa bàn thành phố Biên 
Hòa, tỉnh Đồng Nai. 
Theo các lý thuyết giáo dục học, để 
việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả tốt 
nhất thì nhà giáo dục cần có cách thức 
tổ chức các hoạt động giáo dục có sự 
phối hợp cùng gia đình, xã hội xung 
quanh học sinh. Chính vì lý do này mà 
nhóm nghiên cứu đã lựa chọn các đối 
tượng nghiên cứu thực trạng như đề cập 
ở trên. 
2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng 
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của 
học sinh về vấn đề BVATTT: phỏng 
vấn sâu và khảo sát nhận thức của học 
sinh về vấn đề BVATTT; thực trạng về 
nhận thức của phụ huynh học sinh về 
vấn đề BVATTT; thực trạng việc giáo 
viên tổ chức GDBVATTT cho học sinh 
tiểu học. 
2.1.3. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu 
- Khách thể khảo sát: học sinh, phụ 
huynh học sinh và giáo viên. 
- Mẫu điều tra: phỏng vấn sâu và 
khảo sát 154 học sinh (phỏng vấn sâu 
34 học sinh và khảo sát bằng phiếu hỏi 
120 học sinh) các khối lớp 3, 4 và 5, 
phỏng vấn sâu 20 giáo viên, phỏng vấn 
50 phụ huynh học sinh ở 3 trường Tiểu 
học Lý Thường Kiệt, tiểu học Trảng Dài, 
Tiểu học Nguyễn An Ninh tại thành phố 
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 
2.1.4. Phương pháp 
- Phương pháp điều tra bằng phiếu 
hỏi: được tiến hành khảo sát cho đối 
tượng giáo viên và phụ huynh học sinh; 
quy trình điều tra được tiến hành qua: 
xây dựng mẫu phiếu điều tra và tổ chức 
thử phiếu thử 1 (tại một lớp học khối 3 
gồm 38 học sinh trường Tiểu học Lý 
Thường Kiệt, thành phố Biên Hòa); xác 
định và điều chỉnh phiếu khảo sát đã 
phù với; hoàn chỉnh phiếu khảo sát để 
thực hiện điều tra. 
- Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn. 
Bên cạnh khảo sát thực trạng bằng 
phiếu điều tra, để thu được những thông 
tin định tính bổ sung cho nghiên cứu 
định lượng, nhóm tác giả còn tiến hành 
phỏng vấn sâu học sinh, giáo viên, phụ 
huynh học sinh để có thêm căn cứ thông 
tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm 
bảo kết quả điều tra có độ tin cậy cao. 
2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu 
thực trạng về việc giáo dục bảo vệ an 
toàn thân thể cho học sinh 
2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực 
trạng nhận thức của học sinh về vấn đề 
bảo vệ an toàn thân thể bằng phương 
pháp phỏng vấn sâu 
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của 
học sinh về vấn đề nhận diện cảm xúc 
Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu 
thực trạng nhận thức của học sinh về 
vấn đề nhận diện cảm xúc và cho ra kết 
quả như sau: 
Khi được hỏi câu hỏi phỏng vấn: 
“Khi gặp một người đang tức giận (ba 
mẹ của em hoặc một ai đó) thì em sẽ 
nên làm gì?”, 85,3% các em ấp úng suy 
nghĩ lâu, trả lời rằng “Không biết”, điều 
đó nói lên rằng đa số các em chưa được 
nghe chia sẻ về điều này. Có 23,6% học 
sinh sau khi suy nghĩ thì chia sẻ rằng, sẽ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
3 
khuyên người ấy không nên tức giận. 
Sau khi chúng tôi gợi ý một số câu trả 
lời thì các em không chọn cách sẽ chọc 
giận người ấy và chọn phương án sẽ 
tránh mặt người đang tức giận. 
Trong thực tế, nhiều trẻ em bị xâm 
hại do các em vô tình tiếp xúc với sự 
tức giận của người khác. Chính vì vậy 
việc hướng dẫn trẻ biết cách nhận diện 
cảm xúc của người xung quanh và cách 
ứng phó với các cảm xúc đó rất quan 
trọng, để các em có thể tự bảo vệ bản 
thân. Qua việc phỏng vấn, chúng tôi 
nhận ra sự ấp úng của trẻ khi nghe câu 
hỏi có thể lý giải là do trẻ chưa được 
cập nhật những kiến thức này. 
Tiếp tục cuộc phỏng vấn với câu 
hỏi: “Em thường làm gì khi đang tức 
giận, khi buồn và khi sợ hãi”, với sự gợi 
ý của nhóm tác giả, các em mới mạnh 
dạn trả lời và cho kết quả sau: 
70,6% học sinh trả lời “La hét thật 
to để mọi người biết em đang tức”; 
55,9% học sinh trả lời “Khóc”, 41,2% 
học sinh trả lời “Đánh người làm em 
tức”; 91,2% học sinh cho rằng “Chia sẻ 
với người thân về sự tức giận của em”. 
Qua câu trả lời của học sinh trong cuộc 
phỏng vấn trên chúng ta có thể thấy 
rằng phản ứng khi tức giận của các em 
cũng khá hạn chế, tuy nhiên việc các 
em la hét, khóc hay chia sẻ với người 
khác cũng là cách báo động để người 
lớn có thể đến gần các em và có sự ngăn 
chặn kịp thời. Nhưng có đến 41,2% em 
có suy nghĩ sẽ đánh người làm các em 
ấy tức giận, đây là một phản ứng không 
tốt, có thể gây nguy hại đối với các em. 
Các em cần được hướng dẫn những 
cách thức phản ứng tốt hơn để có thể tự 
BVATTT cho bản thân. 
Ở câu hỏi: “Trẻ sẽ làm gì khi sợ hãi 
và buồn bã” thì có 79,4% học sinh cho 
rằng chia sẻ nỗi sợ hãi với người thân 
và 52,9% học sinh cho rằng sẽ chia sẻ 
với người khác. Đây chính là cách thức 
rất tốt để trẻ có thể kêu gọi người thân 
giúp đỡ và chia sẻ cho trẻ, hơn thế 
người thân của trẻ cũng sẽ nhận biết 
trước những tình huống có thể gây nguy 
hại cho trẻ. Tuy vậy, cũng có một số trẻ 
chưa có hành vi tốt khi phản ứng với 
cảm xúc của mình, hơn nữa sự ngập 
ngừng khi trả lời câu hỏi khiến chúng 
tôi có cảm nhận rằng nhóm trẻ này chưa 
được hướng dẫn việc phản ứng với cảm 
xúc của bản thân. 
2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của 
học sinh về cách thức giao tiếp với 
những mối quan hệ xung quanh 
Tiếp đó, nhóm tác giả đã tiến hành 
phỏng vấn học sinh câu hỏi: “Theo em, 
những bộ phận nào trên cơ thể chúng ta 
là tuyệt đối không được phép bất cứ ai 
chạm vào và tại sao?” Các em học sinh 
lớp 5 trả lời đó là vùng mông, vùng 
ngực, bộ phận sinh dục và giải thích 
được lý do của câu trả lời ấy. Điều này 
có thể dễ hiểu là bởi ở chương trình Tự 
nhiên và xã hội lớp 5 đã có bài học dạy 
về vấn đề này. Nhưng còn nhóm học 
sinh khác thì chỉ một số em có lẽ đã 
nghe truyền thông và dặn dò kỹ lưỡng 
thì có câu trả lời giống các em lớp 5. 
Còn lại các em trả lời là không ai được 
phép đụng vào tay, má, đùi và không 
giải thích được lý do tại sao. Kết quả 
phỏng vấn này thể hiện rất rõ rằng học 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
4 
sinh tiểu học chưa thật được cập nhật 
những kiến thức về BVATTT một cách 
rõ ràng và bài bản. 
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 
nhận thức của học sinh về vấn đề bảo 
vệ an toàn thân thể 
Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 
bằng phiếu hỏi về thực trạng nhận thức 
của học sinh về vấn đề BVATTT và cho 
thấy có 74,1% học sinh đã đánh giá việc 
ôm hôn của bố/mẹ, ông bà của mình ở 
mức độ thường xuyên và rất thường 
xuyên, 22,2% học sinh đánh giá ở mức 
độ bình thường và 3,7% học sinh đánh 
giá ở mức độ không bao giờ. Như vậy, 
có thể thấy rằng đa số các em được yêu 
thương và cảm nhận được điều đó, chỉ 
một phần nhỏ các em không cảm nhận 
được sự yêu thương từ gia đình và 
người thân. 
Ngoài những mối quan hệ ruột thịt 
thì có đến 48,1% các em nói rằng những 
người hàng xóm đã từng ôm hôn các em 
ở mức độ thường xuyên và rất thường 
xuyên, đồng nghiệp của bố mẹ các em 
cũng có hành vi gần gũi không phù hợp 
với các em ở mức độ 33,3% Điều này 
nói lên rằng các em chưa nhận thức rõ 
những giới hạn trong hành vi giao tiếp 
với người khác và cả những người lớn 
xung quanh em cũng không ý thức được 
điều đó. 
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành 
khảo sát phản ứng của trẻ khi đứng 
trước tình huống bị xâm hại thì có 
46,7% học sinh tự nhận là có một số tư 
thế võ để thoát hiểm, điều này cho thấy 
truyền thông, gia đình và nhà trường đã 
phổ biến kiến thức này với các em, tuy 
nhiên vẫn có nhiều em chưa biết. 
2.3. Thực trạng nhận thức của 
phụ huynh học sinh về vấn đề bảo vệ 
an toàn thân thể cho trẻ 
Tất cả các phụ huynh học sinh tham 
gia phỏng vấn đều trả lời là đã có nghe 
qua các sự việc liên quan đến xâm hại 
trẻ em qua các kênh truyền thông và 
cảm thấy rất lo lắng đến an toàn của trẻ. 
Tuy nhiên, khi được chúng tôi hỏi về 
các hành vi xâm hại trẻ em thì phụ 
huynh học sinh lại chưa nhận thức đầy 
đủ, trong đó có 88% phụ huynh học 
sinh nghĩ rằng xâm hại trẻ em tương 
đồng với việc XHTD trẻ em, 8% phụ 
huynh cho rằng xâm hại trẻ em ngoài 
hành vi XHTD còn có những hành vi 
khác như bạo hành với trẻ, 6% phụ 
huynh nhận thức trọn vẹn hơn về các 
hành vi trẻ em là bao gốm các hành vi 
như XTHD, bạo hành trẻ, bạo hành tinh 
thần, không chăm sóc, bóc lột sức lao 
động của trẻ. Qua kết quả khảo sát này, 
chúng ta có thể nhận thấy rằng các kênh 
truyền thông đã thực hiện rất tốt việc 
tuyên truyền các vấn đề liên quan đến 
XHTE, tuy nhiên nhận thức của phụ 
huynh học sinh về các hành vi xâm hại 
trẻ em là chưa thật đầy đủ và cần được 
cập nhật thêm. 
Trong số các phụ huynh học sinh 
tham gia phỏng vấn thì có 82% phụ 
huynh nói rằng có được giáo viên trong 
trường nhắc nhở bảo vệ trẻ ở các kỳ họp 
phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, khi 
được hỏi về những cách thức cụ thể hơn 
để bảo vệ trẻ thì không có. Như vậy, 
chúng ta có thể nhận thấy rằng nhà 
trường cũng có ý thức cùng phối hợp 
với phụ huynh để bảo vệ an toàn cho 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
5 
trẻ, tuy nhiên chỉ đang dừng lại ở hình 
thức nhắc nhở học sinh. 
Có đến 40% phụ huynh học sinh 
tham gia phỏng vấn đã thừa nhận rằng 
có gửi con của mình ở nhà người khác 
khi có công việc riêng, 18% thừa nhận 
có nhờ người khác đón con từ trường về 
nhà khi không thể làm việc đó. Đây là 
vấn đề thường gặp trong đời sống thực 
tế và là phương án tốt nhất có thể trong 
các trường hợp phụ huynh bắt buộc 
phải thế, tuy nhiên những trường hợp 
này cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến việc 
trẻ bị xâm hại. 
Tất cả phụ huynh học sinh tham gia 
cuộc phỏng vấn nói rằng có hỏi thăm trẻ 
thường xuyên, tuy nhiên câu hỏi thường 
là về kết quả học tập của trẻ. Chỉ có 
38% phụ huynh có những câu hỏi liên 
quan đến niềm vui, nỗi buồn, cảm xúc 
của trẻ, 30% phụ huynh hỏi thăm thêm 
về các mối quan hệ xung quanh trẻ. 
Việc phụ huynh thường xuyên hỏi thăm 
trẻ là một biểu hiện của sự quan tâm, 
mang đến cho trẻ cảm giác được yêu 
thương, qua đó cải thiện tình cảm gia 
đình. Qua giao tiếp phụ huynh sẽ giúp 
trẻ có thói quen chia sẻ, đồng thời phụ 
huynh sẽ biết được các mối quan hệ 
đang diễn ra xung quanh trẻ, qua đó có 
thể đánh giá được sự an toàn hay các 
mối nguy hiểm quanh trẻ để có thể kịp 
thời có biện pháp bảo vệ trẻ. 
Qua kết quả phỏng vấn trên, nhóm 
nghiên cứu đánh giá rằng nhận thức của 
phụ huynh học sinh về vấn đề 
GDBVATT cho trẻ là chưa tốt. Vì đặc 
điểm của địa phương, điều kiện kinh tế 
của mỗi gia đình nên có thể nhiều phụ 
huynh chưa có đủ thời gian quan tâm 
trẻ. Thực tế cũng có quá ít những kênh 
thông tin để có thể hướng dẫn phụ 
huynh dạy trẻ BVATTT một cách hiệu 
quả nhất. 
2.4. Thực trạng việc nhận thức và 
cách thức tổ chức của giáo viên về giáo 
dục bảo vệ an toàn thân thể cho học sinh 
Tất cả các giáo viên tham gia phỏng 
vấn đều xác nhận có nghe đến những sự 
việc liên quan đến xâm hại trẻ em gần 
đây và cho rằng GDBVATTT cho học 
sinh là vấn đề vô cùng quan trọng. Các 
giáo viên đánh giá rằng nhà trường rất 
quan tâm vấn đề này và thường xuyên 
đôn đốc giáo viên phải nhắc nhở trẻ 
không đi cùng người lạ và cảnh báo về 
các nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, 
cách thức để nhà trường GDBVATTT 
cho trẻ còn hạn chế. 100% giáo viên 
tham gia phỏng vấn đều cho rằng nhà 
trường có tổ chức giáo dục cho trẻ về 
chủ đề này khi sinh hoạt dưới cờ và có 
nhắc nhở học sinh trong các tiết học 
ngoài giờ lên lớp. Ban giám hiệu nhà 
trường thường xuyên nhắc nhở giáo 
viên phải dặn dò học sinh không tiếp 
xúc và đi cùng người lạ. Như vậy có thể 
thấy rằng nhà trường và các giáo viên 
đã có những hành động thiết thực để 
bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, 75% giáo viên 
tham gia phỏng vấn chưa rõ hoàn toàn 
về các hành vi xâm hại trẻ em, đa phần 
các giáo viên vẫn hiểu XHTE là xâm 
hại tình dục trẻ em. 
Đối với chương trình học, giáo viên 
nhận xét rằng trong các môn học được 
dạy ở bậc tiểu học đặc biệt là môn Khoa 
học lớp 4, lớp 5 [4], [5] có nội dung đề 
cập đến những vấn đề về phòng chống 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
6 
xâm hại trẻ em, có nội dung hướng dẫn 
học sinh biết cách tự vệ sinh thân thể, 
còn ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 thì không đề 
cập tới. Theo tìm hiểu của nhóm nghiên 
cứu, trong chương trình giáo dục tiểu 
học thì từ lớp 1 đến lớp 5 đều có những 
nội dung có liên quan mật thiết đến việc 
GDBVATTT cho trẻ, ở chương trình 
lớp 4 và lớp 5 là rõ ràng hơn cả. Từ lớp 
1 đến lớp 3 cũng có những bài học liên 
quan mật thiết đến chủ đề này, ví dụ 
như các bài học ở Đạo đức và Tự nhiên 
và xã hội có đề cập đến vấn đề dạy trẻ 
không đi cùng người lạ hoặc những bài 
học về vệ sinh thân thể [3] Đây chính 
là một cơ hội tốt để giáo viên có thể dạy 
cho các em thêm kiến thức về 
BVATTT. 
Khi được phỏng vấn về vấn đề nội 
dung để GDBVATTT cho trẻ thì 100% 
giáo viên cho rằng nên có thêm phần 
giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học, vấn 
đề vệ sinh tuổi dậy thì được 60% giáo 
viên quan tâm, 100% giáo viên cho rằng 
nên hướng dẫn trẻ những kỹ năng phản 
ứng khi bị xâm hại. Nhìn chung, các 
giáo viên được phỏng vấn đã có những 
suy nghĩ và trăn trở đối với vấn đề này 
nên rất nhanh chóng đề nghị được 
những nội dung cần thiết phải dạy cho 
học sinh. 
Về phương pháp và phương tiện 
GDBVATTT, nhóm tác giả đã tiến 
hành khảo sát 50 giáo viên và cho kết 
quả sau: 
95% giáo viên sử dụng phương 
pháp thuyết trình để giáo dục BVATTT, 
bên cạnh đó giáo viên sử các phương 
tiện như hình ảnh, video clip để mô tả 
trực quan, còn các phương pháp như: 
thảo luận nhóm, trò chơi, đóng kịch, kể 
chuyện thì các giáo viên hầu như 
hiếm khi sử dụng. 
Khi phỏng vấn thêm các giáo viên 
về những điều cần hỗ trợ để việc 
GDBVATTT được hiệu quả hơn thì 
100% giáo viên đều đưa ra ý kiến là cần 
hỗ trợ thêm về hình ảnh, tài liệu, video 
clip về chủ đề này, 25% giáo viên tham 
gia phỏng vấn cho rằng nhà trường nên 
tổ chức tập huấn cho giáo viên về chủ 
đề này, 45% giáo viên cho rằng nhà 
trường nên mời các chuyên viên tâm lý, 
giáo viên kỹ năng sống về trường để 
dạy cho học sinh. Như vậy, chúng ta có 
thể nhận thấy rằng giáo viên đang thiếu 
phương tiện để giáo dục cho học sinh về 
chủ đề BVATTT, đồng thời cũng thiếu 
kinh nghiệm tổ chức dạy học chuyên đề 
này. Vì vậy, việc tăng cường hỗ trợ về 
phương tiện và tập huấn phương pháp và 
cách thức tổ chức cho giáo viên về chủ 
đề này hết sức cần thiết và quan trọng. 
2.5. Đánh giá tổng quan kết quả 
nghiên cứu thực trạng giáo dục bảo vệ 
an toàn thân thể cho học sinh tiểu học 
trên địa bàn thành phố Biên Hòa 
Từ thực trạng nhận thức về chủ đề 
GDBVATTT của học sinh, phụ huynh 
và giáo viên, nhóm nghiên cứu đề tài 
đưa ra đánh giá chung: đó là nhận thức 
của các em học sinh là chưa đủ để có 
thể tự bảo vệ bản thân. Tuy truyền 
thông có đem đến những thông tin hữu 
ích để cho phụ huynh và giáo viên quan 
tâm hơn đến vấn đề bảo vệ trẻ nhưng cả 
giáo viên và phụ huynh học sinh chưa 
có sự phối hợp cần thiết và cũng chưa 
có những cách thức phù hợp để 
GDBVATTT cho trẻ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
7 
3. Đề xuất biện pháp giáo dục bảo vệ 
an toàn thân thể cho học sinh tiểu học 
Từ những thực trạng trên, nhóm tác 
giả đã đưa ra những biện pháp cải thiện 
GDBVATTT cho học sinh tiểu học trên 
địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng 
Nai. Nhóm tác giả cũng tiến hành 
nghiên cứu các tài liệu kỹ năng sống, tài 
liệu về kỹ năng phòng chống xâm hại 
trẻ em của các tác giả uy tín hiện nay 
[6], [7], [8], [9] để xây dựng nên các 
giáo án và các phương tiện hỗ trợ dạy 
học chuyên đề này. 
Thứ nhất, cung cấp những phương 
tiện, đồ dùng, dụng cụ cần thiết để hỗ 
trợ giáo viên trong việc tổ chức 
GDBVATTT cho trẻ. 
Như đã đề cập ở trên, nhóm tác giả 
sẽ tiến hành nghiên cứu những tài liệu 
có liên quan đến chủ đề của những tác 
giả có uy tín để xây dựng các nội dung, 
phương tiên, phương pháp phù hợp để 
hỗ trợ giáo viên. 
Thứ hai, tổ chức tập huấn cho giáo 
viên tiểu học toàn thành phố về chủ đề 
GDBVATTT cho trẻ. Giáo viên sẽ được 
cập nhật thêm kiến thức, nội dung, 
phương pháp để tổ chức GDBVATTT 
cho hiệu quả. Trong các chương trình 
tập huấn, giáo viên cũng sẽ được hướng 
dẫn những nội dung có thể tích hợp 
trong quá trình dạy học các môn học 
khác cho học sinh. 
Thứ ba, cung cấp cho giáo viên 
những nội dung có thể hướng dẫn phụ 
huynh học sinh về chủ đề GDBVATTT 
và kêu gọi sự phối hợp của phụ huynh 
trong việc giáo dục trẻ tự bảo vệ bản thân. 
Tầm quan trọng của việc phối hợp 
giữa gia đình – nhà trường – xã hội 
trong việc giáo dục cho học sinh là lý 
do để nhóm tác giả nghiên cứu và xây 
dựng biện pháp này. 
Thứ tư, các trường đại học có đào 
tạo ngành Sư phạm Tiểu học nên có 
chương trình hướng dẫn sinh viên theo 
học ngành này về chủ đề GDBVATTT 
để sau này các em có thể thực hiện công 
tác này một cách hiệu quả nhất. 
Việc đào tạo nên những thế hệ giáo 
viên mới có khả năng giảng dạy chuyên 
đề này là vô cùng quan trọng. Vì vậy, 
nhóm tác giả đề xuất việc có thêm 
những buổi tập huấn về phương pháp 
giảng dạy chuyên đề GDBVATTT cho 
học sinh dành cho các sinh viên đang 
theo học ngành Giáo dục Tiểu học. 
4. Kết luận 
Giáo dục bảo vệ an toàn thân thể là 
một hoạt động vô cùng quan trọng và 
cần thiết để bảo vệ học sinh nói chung 
và các em tiểu học nói riêng, nhằm 
nâng cao nhận thức và tự bảo vệ bản 
thân của các em. Nhóm tác giả đã tiến 
hành khảo sát thực trạng và đề xuất một 
số biện pháp bảo vệ an toàn thân thể trẻ 
em có ý nghĩa và vai trò quan trọng 
nhằm tác động mạnh mẽ vào quá trình 
giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình tác 
động, các biện pháp không thể tách rời, 
độc lập nhau mà chúng có mối quan hệ 
thống nhất với nhau, tác động qua lại và 
thúc đẩy nhau trở nên hoàn thiện, do đó 
chúng ta phải biết phối hợp các phương 
pháp để có thể đạt được kết quả giáo 
dục tốt nhất. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
8 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội (2016), “Luật Trẻ em”, Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Giao-duc/Luat-tre-em-2016-303313.aspx (17/2/2019) 
2. Thế Kha (2017), “Mỗi năm trung bình có từ 1600-1800vụ xâm hại trẻ em 
được phát hiện”, Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/moi-nam-trung-
binh-co-tu-1600-1800-vu-xam-hai-tre-em-duoc-phat-hien-20170413184818166.htm, 
(17/2/2019) 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), “Tự nhiên và xã hội 3”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), “Khoa học 4”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), “Khoa học 5”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
6. PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn (2017), Thực hành kỹ năng sống, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
7. PGS. TS Huỳnh Văn Sơn (2017), Kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh 
tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
8. TS. Phạm Thị Thúy (2018), Cẩm nang phòng chống xâm hại cho con, Nxb 
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 
9. Nguyễn Hương Linh (2017), Cẩm nang phòng chống xâm hại trẻ em, Nxb 
Kim Đồng, Hà Nội 
MEASURES OF PHYSICAL SAFETY EDUCATION FOR 
PRIMARY PUPILS IN BIEN HOA CITY – DONG NAI PROVINCE 
ABSTRACT 
The article deals with the ongoing problem of child abuse in the current society. 
the authors conducted a study on the status of students' perceptions of body safety 
protection and awareness of children’s parents on issues of child protection and 
education, and teachers' awareness and ways of organizing education on body safety 
protection for their pupils. Thereby, some measures are given to improve education 
for primary school pupils in Bien Hoa City, Dong Nai Province. 
Keywords: Education to protect body safety, child abuse, reality, awareness 
and measures 
(Received: 11/4/2019, Revised: 17/4/2019, Accepted for publication: 7/5/2019) 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_bao_ve_an_toan_than_t.pdf