Các biện pháp chữa bệnh trụy thận. Chọn cách chữa bệnh đúng
Chức năng hoạt động bình
thường của thận
Hai quả thận là hai bộ phận trọng yếu của cơ
thể. Trong mỗi quả thận có khoảng một triệu
màng lọc (glomeruli). Những màng lọc này
đẩy chất thải và chất lỏng thừa trong máu ra
ngoài dưới dạng nước tiểu. Nước tiểu được
giữ trong bàng quang và thoát ra ngoài qua
đường tiết niệu (xem Hình 1). Thận cũng làm
nhiệm vụ chiết xuất các chất nội tiết và điều
hòa chất nội tiết cho cơ thể từ đó điều hòa
huyết áp, sản sinh ra các tế bào hồng cầu
cho máu và trợ giúp quá trình tạo chất xương
giữ cho xương được vững khỏe.
Bệnh thận mãn tính
Bệnh thận mãn tính là quá trình các mô
thận bị hư hại trong một thời gian dài. Nhiều
người, cho tới khi 70% chức năng thận đã
bị hỏng, mới biết là mình đang bị bệnh. Khi
cả hai quả thận đã bị hỏng nặng, thì chỉ còn
phương cách chữa bệnh để hồi phục chức
năng hoạt động của thận là chạy thận hoặc
thay thận. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra
bệnh trụy thận ở Úc là do bị bệnh tiểu đường,
bệnh viêm màng lọc thận (glomerulonephritis)
và chứng cao máu.
Triệu chứng bệnh thận mãn tính
Một khi chức năng thận bị suy giảm (đo bằng
các kết quả thử máu và nước tiểu) xuống
dưới mức 30%, sẽ thấy một số hay tất cả các
triệu chứng dưới đây.
> Cơ thể giữ nước gây khó thở và làm cho
chỗ mắt cá chân và bàn chân sưng lên
> Mệt mỏi
> Nhức đầu
> Giảm sút trí nhớ và khó tập trung tư
tuởng
> Bực dọc
> Mất ngủ
> Chân tay bồn chồn
> Ngứa ngáy
> Không muốn ăn và buồn nôn
> Sụt ký
> Ham muốn tình dục bị giảm sút và chức
năng sinh lý bị thay đổi
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các biện pháp chữa bệnh trụy thận. Chọn cách chữa bệnh đúng
Các biện pháp chữa bệnh trụy thận Chọn cách chữa bệnh đúng Vietnamese Các biện pháp chữa bệnh trụy thận Chọn cách chữa bệnh đúng Lời nói đầu Bạn đang có trong tay cuốn sách nhỏ này vì bạn đã biết là mình bị trụy thận và bạn sẽ cần được chạy thận hoặc thay thận vào một lúc nào đó trong tương lai. Ðối với phần lớn mọi người, lúc này quả là lúc khó khăn vì bản thân đang phải đương đầu với biết bao vấn đề về tinh thần, tình cảm và cả các vấn đề của thực tế đời sống. Có lẽ bạn đang cảm thấy vô cùng lo lắng không biết tương lai sẽ ra sao. Tuy nhiên ngày nay trên thế giới có nhiều ngàn người mặc dầu bị bị trụy thận nhưng họ vẫn đang sống một đời sống năng động và toại nguyện. Chạy thận và thay thận là cách chữa bệnh có kết quả thành công tuyệt vời và có thể giữ cho bạn được khỏe mạnh bình thường. Tại Úc, hiện nay có khoảng 8.600 người đang được điều trị chạy thận và khoảng 6.500 đang sống với quả thận đã thay. Năm 2005, có 2.210 bệnh nhân mới bắt đầu được chữa trị tại Úc. Bác sĩ muốn bạn học hỏi càng nhiều càng tốt về các biện pháp chữa bệnh hiện có. Hãy đọc thật kỹ cuốn sách nhỏ này và nói chuyện với mọi người trong gia đình. Chúng tôi hi vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp bạn hiểu mỗi cách chữa bệnh có kết quả như thế nào và bạn tự quyết định cách chữa bệnh nào là phù hợp với bạn nhất. Một số người có thể không muốn được chữa bệnh, nhất là trong trường hợp có các bệnh khác làm giảm hiệu quả của chạy thận hoặc thay thận. Ðọc cuốn sách nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ những điều mà bác sĩ chuyên khoa bệnh thận và nhân viên tại khoa thận sẽ dặn dò và chỉ dẫn cho bạn. Bạn nên đọc sách này từ đầu tới cuối một lần để hiểu nội dung trong sách rồi mở ra đọc lại những chương nào trong sách mà bạn quan tâm nhất. Rồi từ từ từng bước một chuẩn bị những việc tiếp theo. Tất cả mọi việc không phải diễn ra ngay một lúc. Mọi người thường phải nói chuyện và đọc đi đọc lại những điều trong sách để hiểu được mọi phương cách chữa bệnh, trước khi đi đến quyết định. Nhân viên tại khoa thận sẽ giúp bạn chọn phương cách chữa bệnh tốt nhất cho bạn và phù hợp nhất cho gia đình bạn. Ðể giúp cho những bệnh nhân không biết tiếng Anh, cuốn sách này được dịch từ tiếng Anh ra tiếng A rập, Hoa, Hi lạp, Ý và Việt. Tại các bệnh viện cũng có thông dịch để giúp bạn trao đổi với y bác sĩ và các nhân viên khác. Muốn biết thêm chi tiết, muốn tìm hiểu thêm để học hỏi, muốn được cố vấn về các vấn đề bệnh thận, chạy thận, thay thận, hoặc về hoàn cảnh cá nhân và các vấn đề về lối sống, bạn nên nói chuyện với nhân viên khoa thận và Trung tâm Tư liệu về Thận. Hãy tự học hỏi để hiểu về bệnh của mình và các phương cách chữa bệnh. Nếu bạn có hiểu biết và tích cực tham gia vào quá trình chữa bệnh, thì bạn sẽ có một đời sống khỏe mạnh, vui vẻ và năng động. Denise O’Shaughnessy Nhân viên Xã hội Lâu năm (Senior Social Worker) Trung tâm Tư liệu về Thận (Renal Resource Centre) Darling Point NSW Tháng ba 2007 trang 1 trang 2 Cảm tạ Xuất bản tài liệu này và việc chuyển ngữ tài liệu sang các thứ tiếng Arập, Hoa, Hi lạp, Ý và Việt là kết quả của dự án liên kết giữa Trung tâm Tư liệu về Thận và Nhóm Chuyên trách Nghiên cứu Lâm sàng Toàn Thành phố. Trung tâm Tư liệu về Thận cảm tạ sự đóng góp về mặt kinh phí và những đóng góp hào hiệp về mọi mặt của các nhân viên chuyên trách lâm sàng và khách hàng sử dụng dịch vụ của Mạng lưới Dịch vụ bệnh Thận và GMCT. trang 3 Chương 1: Khi thận bị trụy .......................4 Chức năng hoạt động bình thường của thận .........................................4 Bệnh thận mãn tính ....................................4 Triệu chứng bệnh thận mãn tính ..................4 Làm sao để biết được cách chạy thận nào là tốt nhất đối với tôi? ..................5 Thích nghi với chạy thận .............................6 Chương 2: Thấm tách máu .......................7 Chạy thận thấm tách máu là làm thế nào? ....7 Mở lối qua cơ bắp để thấm tách máu ..........7 Chạy thận thấm tách máu ở nhà .................8 Trạm cơ động và nơi chạy thận thấm tách máu trong bệnh viện ...................8 Tôi có thể làm gì trong khi đang chạy thận thấm tách máu? ........................ 10 Thuốc men, đồ uống, chế độ ăn và thể dục ........................................... 10 Mang thai và Tránh thai ............................. 10 Việc làm ................................................... 10 Nghỉ phép - du lịch .................................... 10 Chương 3: Chạy thận phúc mạc ...............12 Chạy thận phúc mạc là thế nào? ...............12 · Lọc phúc mạc liên tục - Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis (CAPD) .... 13 · Lọc phúc mạc tự động - Automated Peritoneal Dialysis (APD) ........................ 13 Lối mở để lọc phúc mạc ............................13 Chạy thận lọc phúc mạc ở nhà ..................15 Thuốc men, đồ uống, chế độ ăn và thể dục ...15 Mang thai và Tránh thai .............................15 Việc làm ...................................................15 Nghỉ Phép - du lịch ....................................15 Chương 4: Thay thận .............................. 16 Thay thận là thế nào? ............................... 16 Lấy thận ở đâu để thay? ........................... 16 · Người chết hiến thận ............................. 16 · Người sống hiến thận ............................ 17 Tỉ lệ thay thận thành công ........................ 17 Thay thận của người còn sống ...................18 Tác động lâu dài đối với người sống hiến thận là người nhà hoặc người ngoài ..........18 Chuẩn bị thay thận ...................................20 · Sự thích hợp để thay thận ......................20 · Nhóm máu, Ðối chiếu loại mô và Phù hợp chéo ................................... 20 · Danh sách chờ đợi thay thận .................21 · Giữ sức khỏe tốt trước khi thay thận ......21 Phẫu thuận thay thận ................................22 Sau khi phẫu thuật ...................................22 Chăm sóc sau khi được thay thận .............23 Ðời sống khi có quả thận mới ...................23 Chương 5: Duy trì đời sống khi bị trụy thận mà không chạy thận ................... 24 Chương 6: Những ý nghĩ trong phần kết .....................26 Nội dung trang 4 Chức năng hoạt động bình thường của thận Hai quả thận là hai bộ phận trọng yếu của cơ thể. Trong mỗi quả thận có khoảng một triệu màng lọc (glomeruli). Những màng lọc này đẩy chất thải và chất lỏng thừa trong máu ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Nước tiểu được giữ trong bàng quang và thoát ra ngoài qua đường tiết niệu (xem Hình 1). Thận cũng làm nhiệm vụ chiết xuất các chất nội tiết và điều hòa chất nội tiết cho cơ thể từ đó điều hòa huyết áp, sản sinh ra các tế bào hồng cầu cho máu và trợ giúp quá trình tạo chất xương giữ cho xương được vững khỏe. Bệnh thận mãn tính Bệnh thận mãn tính là quá trình các mô thận bị hư hại trong một thời gian dài. Nhiều người, cho tới khi 70% chức năng thận đã bị hỏng, mới biết là mình đang bị bệnh. Khi cả hai quả thận đã bị hỏng nặng, thì chỉ còn phương cách chữa bệnh để hồi phục chức năng hoạt động của thận là chạy thận hoặc thay thận. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trụy thận ở Úc là do bị bệnh tiểu đường, bệnh viêm màng lọc thận (glomerulonephritis) và chứng cao máu. Triệu chứng bệnh thận mãn tính Một khi chức năng thận bị suy giảm (đo bằng các kết quả thử máu và nước tiểu) xuống dưới mức 30%, sẽ thấy một số hay tất cả các triệu chứng dưới đây. > Cơ thể giữ nước gây khó thở và làm cho chỗ mắt cá chân và bàn chân sưng lên > Mệt mỏi > Nhức đầu > Giảm sút trí nhớ và khó tập trung tư tuởng > Bực dọc > Mất ngủ > Chân tay bồn chồn > Ngứa ngáy > Không muốn ăn và buồn nôn > Sụt ký > Ham muốn tình dục bị giảm sút và chức năng sinh lý bị thay đổi K H I T H Ậ N B Ị T R Ụ Y Hình 1. Hệ thống Tiết niệu Thận Ống từ thận tới bàng quang Thận (mặt cắt dọc) Bàng quang Ống dẫn nước tiểu trang 5 Khi nào bệnh nhân đã dùng thuốc chữa bệnh hoặc đã thay đổi cách ăn uống mà vẫn không thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm thì bác sĩ chuyên khoa bệnh thận (cũng gọi là “bác sĩ thận” hoặc “chuyên gia thận”) sẽ đề nghị phải chạy thận. Chạy thận là cách an toàn và hữu hiệu để thay cho các chức năng thận đã bị hỏng. Chạy thận không có tác dụng làm ổn định hoặc cải thiện được chức năng thận. Tuy nhiên, một khi bạn bắt đầu được chạy thận, bạn sẽ thấy sức khỏe có cải thiện rõ ràng và cảm thấy khỏe hơn trước, bởi vì nhiều triệu chứng bệnh sẽ bớt hẳn hoặc hoàn toàn không còn nữa. Ðối với nhiều người, thay thận là một giải pháp chữa bệnh. Trong một số trường hợp, thay thận thì đỡ phải chạy thận, ấy là khi có người hiến cho quả thận (xem Chương 4 Thay thận). Tuy vậy, thường mọi người vẫn phải chạy thận trước khi được thay thận. Cần phải chạy thận cho đến khi nào có được người hiến cho quả thận thích hợp. Nhiều khi có thể phải chờ nhiều năm. Có một số người không thể thay thận được vì những nguyên nhân y học. Những người này có thể phải chạy thận trong một thời gian dài. Nếu phải chạy thận trong một thời gian dài, thì điều quan trọng là phải chọn cách chạy thận thích hợp nhất với đời sống của mình. Trong một số trường hợp, nỗi cực nhọc và những điều bất lợi khi phải chạy thận và thay thận có thể làm cho hiệu quả đạt được không đáng để làm. Các biện pháp chữa trị khác cũng có thể đem lại chất lượng đời sống tốt đẹp và kết quả tương tự, nhất là đối với một số vị cao niên. Ðề tài này được phân tích chi tiết hơn tại Chương 5, Duy trì đời sống khi bị trụy thận mà không chạy thận. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy chưa yên tâm không biết có nên bắt đầu chạy thận không. Làm sao để biết được cách chạy thận nào là phù hợp nhất đối với tôi? Nếu bác sĩ chuyên khoa thận đã đề nghị bạn cần chạy thận và bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, thì có hai cách chạy thận: thấm tách máu và lọc máu phúc mạc. Vấn đề này được trình bày chi tiết tại Chương 2 và 3. Trừ trường hợp vì lý do y học phải chọn một cách chạy thận nhất định nào đó thích hợp hơn đối với bạn, thì việc bạn chọn cách chạy thận nào sẽ là tùy vào hoàn cảnh cá nhân của bạn. Những yếu tố như là hoàn cảnh gia đình, nơi ở, bạn có đi làm hay không, lối sống của bản thân, bạn có thích đi bơi thường xuyên hay không, khả năng tự điều trị hoặc khả năng tự mình đi tới nơi điều trị sẽ có ảnh hưởng tới việc lựa chọn. Bác sĩ chuyên khoa thận và nhân viên khoa thận có thể giúp bạn chọn cách chạy thận thích hợp nhất cho bạn. trang 6 Ðiều chỉnh cho thích hợp với chạy thận Sau khi đã được chẩn đoán là bị trụy thận, người ta thường tự hỏi do đâu mà mình lại bị bệnh như vậy và cảm thấy một loạt những cảm xúc như là bị sốc, tức giận và trầm uất. Rồi từ từ những cảm xúc đó sẽ bớt đi, nhất là khi bạn hiểu ra rằng mặc dầu bị bệnh trụy thận người ta vẫn có thể tiếp tục đời sống năng động được. Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các cách chữa trị và lúc này càng cần phải dựa vào bạn bè và gia đình để được hỗ trợ. Bạn bè gia đình đều muốn giúp đỡ bạn, bởi vậy không nên tự thu mình và xa lánh mọi người. Dần dần bạn sẽ cảm thấy dễ chấp nhận hơn với hoàn cảnh và coi việc chạy thận là một việc trong đời sống thường ngày. Bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và có tinh thần tích cực hơn sau khi bạn bắt đầu chạy thận. Ðược trở lại với công việc làm, học hành, và những hoạt động vui chơi và họat động xã hội sẽ giúp bạn thích nghi dần. Không thể tránh khỏi việc phải có một số điều chỉnh về lối sống nhưng đó là điều có thể làm được. Kỹ thuật chạy thận ngày nay cho phép người ta hoàn toàn có thể duy trì một đời sống phong phú và toại nguyện. Nên nhớ rằng bác sĩ chuyên khoa thận, nhân viên khoa thận và Trung tâm Tư liệu về Thận lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ bạn và gia đình tìm được cách tốt nhất để duy trì đời sống hàng ngày trong khi chạy thận. Hình 3. Ống thông vĩnh viễn chỗ ức Hình 2. Lỗ rò mạch máu K H I T H Ậ N B Ị T R Ụ Y Máu từ máy ra Máu đi ra máy Tĩnh mạch Ðộng mạnh trang 7 T H Ấ M TÁ C H M Á U Chạy thận thấm tách máu là làm thế nào? Thấm tách máu là cách chữa trị được bắt đầu áp dụng khi chức năng thận chỉ còn lại khoảng 10%. Thấm tách máu là cách lọc máu để lọc bỏ chất thải và nước thừa trong máu. Máu được lọc ở ngoài cơ thể bằng cách cho máu chạy qua máy thấm tách máu và máy thận nhân tạo (màng lọc). Nói chung, mỗi lần làm thấm tách máu là từ bốn tới sáu tiếng đồng hồ, mỗi tuần làm ba lần, nhưng đôi khi phải làm nhiều lần hơn và trong thời gian dài hơn. Có thể làm thấm tách máu ở nhà, tại khoa chạy thận ở bệnh viện hoặc trạm chạy thận cơ động (xem dưới đây). Nhiều người sẽ được khuyến khích và hỗ trợ làm thấm tách máu ở nhà. Nếu không làm ở nhà được thì sẽ được thu xếp làm tại bệnh viện hoặc trạm cơ động. Tuy vậy, ở những vùng nông thôn và vùng xa, việc này không làm được vì không có khoa thận ở gần nhà. Trong trường hợp như vậy thì không có cách nào khác hơn là chạy thận tại nhà (chạy thận thấm tách máu hoặc chạy thận lọc máu phúc mạc) hoặc phải chuyển chỗ ở tới vùng khác. Cần phải làm phẫu thuật mở đường thông tới mạch máu để làm thấm tách máu. Phẫu thuật này có thể thực hiện bằng cách mở qua cơ bắp. Mở lối qua cơ bắp để làm thấm tách máu Bác sĩ phẫu thuật sẽ đề nghị cách mở lối thông tới mạch máu thích hợp nhất đối với quý vị. Cần phải có hai cây kim để thông tới tĩnh mạch để chạy thận (ống thông): một ống chuyển máu từ trong cơ thể ra máy thận nhân tạo, ống kia truyền máu trở vào cơ thể. Vì phải làm quy trinh này ít nhất là ba lần trong một tuần, nên phải có vị trí trích kim tin cậy được. Cần phải làm một tiểu phẫu thuật để nối một động mạch với một tĩnh mạch ở cẳng tay hoặc đôi khi ở phần trên cánh tay. Chỗ nối này gọi là lỗ rò (xem Hình 2). Nếu mạch máu ở cánh tay quá nhỏ, có thể phải cấy mạch tức là lấy một mạch máu từ chân của bạn cấy vào tay, hoặc cấy vào tay một mạch máu nhân tạo (làm bằng chất liệu gortex), để mở đường thông tới mạch máu để chạy thận, chỗ cấy thường là ở cẳng tay hoặc đôi khi ở đùi. Tốt nhất là phải làm tiểu phẫu thuật này vài tháng trước khi cần phải chạy thận. Làm như vậy để trong người đã có sẵn lỗ rò để dùng khi bắt đầu chạy thận và bạn có thể tránh được sự bất tiện là phải mở đường thông máu tạm thời. Nếu bắt buộc phải chạy thận ngay lập tức mà chưa chuẩn bị lỗ rò hoặc chưa cấy mạch máu, thì phải mở đường thông máu tạm thời bằng cách đặt ống mềm vào mạch máu ở cổ hoặc trên ngực (hay còn gọi là ống thông hoặc que thăm trên ngực hoặc chỗ ức) (xem Hình 3). Nhiều người muốn tránh điều này, vì cách làm này có nhiều khả năng gây nhiễm trùng. trang 8 Làm ở nhà, ở trạm cơ động hay ở bệnh viện: Nơi nào là thích hợp nhất cho tôi? Thấm tách máu ở nhà Thấm tách máu ở nhà thành công hay không tùy thuộc rất nhiều vào lòng quyết tâm muốn duy trì khả năng tự lập của bạn và mong muốn được trực tiếp kiểm soát việc chữa trị của mình. Sự thành công cũng phụ thuộc vào việc bản thân có đầu óc thực tiễn và được sự hỗ trợ thường xuyên và ổn định của gia đình và mạng lưới bạn bè. Nhiều người được người bạn đời giúp đỡ khi ch ... hoạt động mà không thể nào trả lại cho chủ nhân được nữa. Vụ thay thận không thành công có thể làm choáng váng cho cả bệnh nhân và những người trong cuộc. Chính vì lý đó mà cần phải suy nghĩ và thảo luận kỹ mọi khả năng có thể xảy ra với bác sĩ chuyên khoa, nhân viên xã hội hoặc chuyên gia tâm lý bởi vì họ là những người có nhiều kinh nghiệm về những vấn đề này. trang 19 trang 20 Chuẩn bị cho ca phẫu thuật thay thận > Sự thích hợp đối với việc thay thận Cần phải làm các thử nghiệm y học để xác định bạn có đủ sức khỏe để thay thận. Công việc này gồm có khám sức khỏe tổng quát, thử máu, chụp x-quang kiểm tra tim, phổi và đôi khi cả dạ dày và bàng quang, Những buổi hướng dẫn trước khi thay thận sẽ giúp bạn hiểu biết về những việc cần chuẩn bị cho ca phẫu thuật và cho việc chăm sóc lâu dài. Những người bị bệnh nặng như bị bệnh tim và/hoặc tim mạch nặng có thể sẽ có nhiều rắc rối khi thay thận. Ðối với những người này, điều trị bằng chạy thận có thể sẽ hợp với họ hơn. Một số người rất hài lòng với việc chạy thận nên họ không muốn thay thận. Bác sĩ chuyên khoa thận sẽ thảo luận với bạn về sự thích hợp và ý muốn của bạn trong vấn đề này. Ðối với những người mà trụy thận là do biến chứng của tiểu đường Loại 1 và đang được xem xét thay thận, thì có thể tiến hành kết hợp thay thận và tụy luôn. Có thể gặp bác sĩ chuyên khoa thận của bạn để hỏi thêm thông tin về thủ tục này cũng như những yêu cầu cần thiết để được làm kết hợp cả hai. > Nhóm máu, Xếp loại mô và Ðối chiếu chéo Ðể thay thận, nhóm máu của người hiến và người nhận phải tương hợp. Các tế bào bạch cầu cũng phải hợp nhau. Ðây gọi là quá trình ‘Xếp loại mô’ và “Ðối chiếu chéo”. 1. Nhóm máu Những nhóm máu thông thường (A, B, AB, O) làm cho các tế bào hồng cầu của người hiến và người nhận hợp nhau. Các tế bào này phải hợp nhau cũng hệt như trong truyền máu. Nếu nhóm máu của một người sắp hiến thận không hợp với nhóm máu của người nhận, xin khuyên bạn nên trao đối thêm với bác sĩ chuyên khoa thận. Loại máu NGƯỜI NHẬN Loại máu NGƯỜI HIẾN A B AB O A Có Không Không Có B Không Có Không Có AB Có Có Có Có O Không Không Không Có Bảng đối chiếu nhóm máu thích hợp để thay thận: T H AY T H Ậ N trang 21 2. Ðối chiếu loại mô và Phù hợp chéo Quá trình này bao gồm việc đối chiếu một loại tế bào bạch cầu gọi là “lim-phô-xít” (lymphocytes). Tất cả những tế bào này và những tế bào trong thân thể đều có trên bề mặt những dấu hiệu đặc biệt gọi là kháng nguyên. Một nhóm đặc biệt những kháng nguyên này có tên gọi là HLA (Human Lymphocytes Antigens) rất quan trọng trong quá trình thay cấy. Các kháng nguyên của người hiến và người nhận càng gần giống bao nhiêu thì sự thành công của một ca thay cấy càng nhiều bấy nhiêu. Ðiều này áp dụng cho cả những trường hợp thay cấy thận từ người còn sống và người đã chết. Khi máu của người hiến hòa nhập với máu của người nhận, mà không có phản ứng gì thì được gọi là phù hợp chéo âm tính. Phải có sự phù hợp chéo âm tính này thì mới tiến hành thay cấy được. Danh sách Chờ đợi Thay thận Mọi người chờ đợi thay thận của một người hiến đã chết đều có loại mô của mình được ghi trong một danh sách trên máy điện toán cho toàn quốc. Mỗi tháng người ta lại làm một xét nghiệm máu xem có kháng thể nào được sinh ra đối chọi với kháng nguyên HLA không (ví dụ sinh ra trong quá trình truyền máu) và đối chiếu chéo các tế bào xem có quả thận nào người ta hiến phù hợp không. Khi có người hiến thận, người ta đối chiếu tế bào của người hiến với tế bào của những người trong danh sách. Và quả thận ấy sẽ được dành cho người nhận có loại tế bào phù hợp nhất với tế bào của người hiến. Nếu có nhiều người cùng hợp với tế bào của người hiến, thì quả thận đó sẽ dành cho người đã chờ đợi lâu nhất. Sống khỏe mạnh trước khi thay thận Bạn rất cần giữ cho mình khỏe mạnh trong khi chờ đợi thay thận. Nếu sức khỏe chung của bạn kém, bạn khó có khả năng được chọn là người được thay thận. Bạn phải: > duy trì lịch chạy thận để được luôn khỏe mạnh > không hút thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim và nhiễn trùng phổi sau khi thay thận > khống chế thể trọng của bạn để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim > khống chế huyết áp của bạn để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim > thể dục để tăng cường sức khỏe, độ chịu đựng dẻo dai và để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim > đi gặp nha sĩ để phòng chống nhiễm trùng răng lợi sau khi thay thận > bảo vệ da khỏi bị cháy nắng để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư da sau khi thay thận trang 22 Phẫu thuật thay thận Phẫu thuật kéo dài khoảng 3 tới 5 giờ đồng hồ. Hai quả thận của bạn vẫn để nguyên đó. Quả thận mới được đặt vào bên phải hay bên trái trong khoang bụng, bên dưới rốn (xem Hình 5). Ðộng mạch và tĩnh mạch của quả thận mới được nối vào một động mạch và tĩnh mạch vùng xương chậu. Ống từ thận tới bàng quang của quả thận mới được nối vào bàng quang. Sau phẫu thuật Thường có đau một chút quanh vùng mổ. Dùng thuốc mạnh có thể làm hết đau. Một Ca-te-tơ (ống cho nước tiểu thoát ra ngoài) và các ống thoát từ vết thương nơi vùng bụng cần được sử dụng trong khoảng một tuần để giúp vết thương mau lành. Thời gian hồi phục thường khá nhanh. Hầu hết bệnh nhân sau khi mổ một ngày là có thể ra khỏi giường và chỉ vài ngày là đã có thể đi lại loanh quanh. Ðôi khi quả thận của người đã chết hiến có thể phải mất vài ngày tới vài tuần (hoặc thậm chí lâu hơn thế) mới hoạt động bình thường trở lại. Nếu chuyện đó xảy ra, không có nghĩa là quả thận đó rồi sẽ không hoạt động tốt. Trong khi quả thận đang hồi phục, có thể bạn phải tiếp tục chạy thận để giữ cho cơ thể mình được cân bằng hơn về sinh hóa. Thời gian nằm viện sẽ tùy thuộc việc quả thận đó hoạt động tốt tới mức nào và có biến chứng gì không. Thời gian nằm viện trung bình là từ 1 tới 2 tuần. Hình 5. Thay cấy thận T H AY T H Ậ N trang 23 Chăm sóc Sau khi Thay thận Sau khi thay thận có một số điều cẩn trọng sau đây bạn cần thực hiện để chăm sóc quả thận mới được thay cấy và sức khỏe chung của bạn. Bạn sẽ phải dùng một hỗn hợp thuốc chống loại bỏ đặc biệt hàng ngày trong suốt thời gian có quả thận thay trong người. Khả năng quả thận bị loại bỏ rất cao nếu bạn thôi không dùng thuốc nữa. Vì hệ thống miễn dịch của bạn bị yếu đi do dùng thuốc chống loại bỏ, bạn phải cực kì cẩn thận chống mọi nguyên nhân có thể gây viêm nhiễm. Bạn cũng phải đặc biệt cẩn thận đối với da, giữ cho da khỏi bị phơi ra nắng vì bạn bây giờ dễ bị ung thư da hơn. Ðây là một ảnh hưởng phụ của thuốc chống loại bỏ. Một vài loại thuốc chống loại bỏ có thể làm bạn ăn nhiều hơn, do vậy bạn dễ bị quá kí. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ bị bệnh tim. Cuộc sống với một quả Thận Mới Thay thận có thể có nghĩa là thoát khỏi cảnh phải chạy thận và có một cuộc sống lành mạnh. Bạn có thể trở lại với tất cả những sinh hoạt thông thường và làm việc toàn thời trở lại trong vòng từ 3 tới 6 tháng sau khi mổ. Cần có thời gian để điều chỉnh là chuyện thường tình. Ban đầu, bạn phải thường xuyên gặp bác sĩ chuyên khoa thận của mình. Ðiều đó có nghĩa là trong vòng vài tuần sau khi mổ, bạn phải gặp bác sĩ hàng ngày. Ðối với những bệnh nhân sống ở vùng quê, điều đó có nghĩa là phải ở gần chỗ thay thận từ 2 tới 4 tuần lễ sau khi mổ. Việc này có thể làm gián đoạn những sinh hoạt thông thường, cuộc sống và có thể cả công ăn việc làm của bạn. Bạn cũng có thể phải điều chỉnh để thích ứng được với tình trạng không biết chắc được bao giờ thì quả thận thay mới làm việc bình thường và để đương đầu được với nỗi thất vọng lại phải quay về chạy thận. Không có gì làm bạn an tâm hơn là lúc quả thận trở lại hoạt động bình thường. Khi chức năng của thận ổn định dần thì bạn cũng bớt phải tới bệnh viện hơn. Nếu bạn tính chuyện có bầu, bạn phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thận càng sớm càng tốt xem có nên có bầu không và nếu có bầu thì có an toàn không. Phụ nữ được thay thận mới nên đợi cho thận hoạt động tốt từ 1 tới 2 năm hãy nên có bầu. Một vài loại thuốc chống loại bỏ mới không an toàn khi có bầu. Ngày càng có nhiều biến chứng, bởi vậy cần hết sức cẩn thận theo dõi thai nhi. Có thể phải làm một số xét nghiệm và chụp X-quang, và phải làm những việc này trước khi có bầu. trang 24 Chạy thận có thể kéo dài sự sống nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo đem lại được cho người ta chất lượng đời sống tốt, nhất là khi sức khỏe nói chung và đời sống đã bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và vì bị các bệnh khác nữa. Cũng không có gì lạ, khi được biết là phải chạy thận, thì phản ứng đầu tiên của nhiều người là muốn trì hoãn hoặc có khi còn từ chối không muốn được chữa trị. Họ thường cảm thấy đau khổ buồn bã và không còn muốn đối đầu với tương lai. Ðó là phản ứng bình thường đối với những tin không vui. Cách hướng tới tương lai tích cực hơn nhiều thường là do kết quả thu được sau khi đã tìm hiểu các phương án chữa trị và từ đó giải tỏa được mọi vấn đề và vượt qua được những cảm xúc do những tin không vui như vậy mang đến cho người ta. Những người khỏe mạnh, mà chỉ bị trụy thận không thôi, khi được chạy thận hoặc sau khi được thay thận, có thể tiếp tục duy trì đời sống bình thường. Tuy nhiên, có một số người do đã mang nhiều bệnh phức tạp và đã bị ốm đau kéo dài và nhất là những người cao tuổi, có thể cho rằng chạy thận không mang lại ích lợi gì nhiều. Họ cho rằng chạy thận chỉ kéo dài thêm sự sống đau ốm triền miên, cảnh lệ thuộc và bị giới hạn. Cân nhắc những mặt ich lợi và gánh nặng của việc chạy thận Khi người ta chọn cách chạy thận, họ cần cảm thấy tin tưởng rằng việc đó sẽ kéo dài tuổi thọ và sẽ làm cho đời sống họ tốt hơn và việc chạy thận không khó khăn đến mức làm cho đời sống trở nên khốn khổ. Nếu bạn cho rằng chạy thận sẽ không có ích lợi gì cho bạn cả, thì bạn nên trao đổi ý kiến đó với bác sĩ chuyên khoa thận. Bác sĩ đó sẽ là người tốt nhất để bạn trao đổi về hoàn cảnh của bạn và để biết chạy thận có thể có ích lợi hoặc là gánh nặng tới mức nào đối với bạn. Từ chối không chạy thận Sau khi trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và gia đình, bạn có thể chọn cách điều trị mà không phải chạy thận. Các loại thuốc để điều trị bệnh thiếu máu (mức hồng cầu trong máu thấp) và điều trị rối loạn sinh hóa và nội tiết, một chế độ ăn uống hỗ trợ, kem bôi da để trị ngứa và thuốc an thần trị mất ngủ và trị chân tay bồn chồn có thể là những cách chữa trị rất hiệu quả làm giảm bớt các triệu chứng bệnh thận và làm cho cuộc sống được phát huy tối đa. Bỏ không chạy thận nữa Bỏ không tiếp tục chạy thận nữa thường xảy ra khi thấy hiệu quả mang lại không đáng so với những bất lợi phải chịu, khi bạn đã chạy thận một thời gian rồi và vẫn đang bị những bệnh nặng khác, khi bệnh tật đã làm cho bạn không còn vui sống nữa và làm cho bạn bị lệ thuộc nhiều hơn, và khi việc tới khoa thận để chạy thận hoặc việc tự chạy thận ở nhà đã làm cho bạn thấy quá vất vả, mệt nhọc và tốn kém thời gian. DUY TRÌ ÐỜI SỐNG KHI TRỤY THẬN MÀ KHÔNG CHẠY THẬN trang 25 Trong những trường hợp như vậy, đời sống có thể trở nên rất khó khăn vì lúc nào cũng chỉ lo chạy thận, đi bệnh viện và gặp bác sĩ. Như thế thì tính bỏ không chạy thận nữa cũng là điều hợp lý. Chữa trị bằng thuốc giảm đau Nếu bạn chọn cách không chạy thận hoặc bỏ không chạy thận nữa, thì một trị liệu chuyên khoa, gọi là chữa trị bằng thuốc giảm đau, có thể bổ xung cho việc chữa trị của bác sĩ chuyên khoa thận. Khi bạn bị trụy thận quá nặng rồi, hoặc bạn bỏ không tiếp tục chạy thận nữa, thì hai bác sĩ chuyên khoa thận và chữa trị bằng thuốc giảm đau này có thể kiềm chế các triệu chứng bệnh thận và giúp bạn có cuộc sống thoải mái và chất lượng tối đa. Gia đình Chạy thận và thay thận là những cách chữa trị đòi hỏi bản thân bạn phải có quyết tâm đặc biệt và thường cũng đòi hỏi một quyết tâm cao và sự tham gia của gia đình bạn. Chọn cách không chạy thận hoặc bỏ không chạy thận nữa có thể là một quyết định rất khó khăn cho bản thân bạn và những người yêu thương bạn. Bác sĩ chuyên khoa thận, nhân viên xã hội hoặc người cố vấn tinh thần cho bạn có thể hỗ trợ cho bạn trong những lúc bạn cần trao đổi với gia đình. Ðối với nhiều người, chọn cách không chạy thận là rất hợp lý, và như vậy làm cho người ta thấy đầu óc được thanh thản. Μετά από µια διάγνωση νεφρικής ανεπάρκειας, όλες οι οικογένειες αντιµετωπίζουν Sau trang 26 Những ý nghĩ trong phần kết Khi có người được chuẩn đoán bị trụy thận, mọi gia đình đều trải qua một giai đoạn khủng hoảng. Không ít trường hợp người trong gia đình hoặc bạn bè đưa ra khả năng hiến thận. Ðối với mọi người, việc hiến thận là một quyết định lớn và cần phải được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Không nên hấp tấp làm gì trước khi cân nhắc kỹ lưỡng tất cả mọi phương án. Nhớ là bạn cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tất cả các phương pháp chạy thận và thay thận cũng như làm sao để tiếp tục sống mạnh khỏe và năng động. Trong phần lớn trường hợp, không nhất thiết phải thay thận ngay lập tức. Chạy thận là phương pháp chữa trị rất hữu hiệu và có thể giữ cho bạn khỏe mạnh trong nhiều năm. Trong lúc này và trong suốt các giai đoạn của quá trình chữa trị, bạn và gia đình sẽ được hưởng sự giúp đỡ về mặt tâm lý, tình cảm và xã hội. Ðiều rất quan trọng là cần phải thảo luận tất cả các phương án và xem xét từng phương án sẽ ảnh hưởng ra sao tới đời sống của bạn. Nhân viên xã hội là thành viên của nhóm chuyên viên chữa bệnh thận và là những người được đào tạo để giúp đỡ bạn trong những vấn đề này. Bác sĩ chuyên khoa thận, y tá tại khoa thận và Trung tâm Tư liệu về Thận lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ bạn và gia đình bạn học hỏi thêm và làm sao để chạy thận và thay thận thành công. Nhiều người trước bạn đã làm được điều đó thành công hết sức tốt đẹp. Chúng tôi chúc bạn gặp nhiều may mắn. Các biện pháp chữa bệnh trụy thận: Chọn cách chữa bệnh đúng Có bản tiếng Anh, tiếng Arập, tiếng Hoa, tiếng Hi lạp, tiếng Ý, tiếng Việt RENAL RESOURCE CENTRE, 2007 (TRUNG TÂM TƯ LIỆU VỀ THẬN 2007) 37 Darling Point Road Darling Point NSW 2027 Ðiện thoại: +61 2 9362 3995 hoặc +61 2 9362 3121 Số gọi miễn phí: 1800 257 189 Số fax: +61 2 9362 4354 renalresource@nsccahs.health.nsw.gov.au www.renalresource.com Do Trung tâm Tư liệu về Thận xuất bản, nội dung tài liệu này đã được Hội đồng Chuyên khoa Thận của Úc và Tân Tây Lan (The Australian and New Zealand Society of Nephrology) Thay cấy Nội tạng Úc (Transplant Australia) thông qua. Liên lạc cần thiết Renal Resource Centre (Trung tâm Tư liệu về Thận) Ðường dây chỉ dẫn Số gọi miễn phí: 1800 257189 Ðiện thoại: 02 9362 3995 renalresource@nsccahs.health.nsw.gov.au www.renalresource.com Kidney Health Australia (Sức khỏe Thận Úc) Số gọi miễn phí: 1800 682 531 www.kidney.org.au Transplant Australia (Thay cấy Nội tạng Úc) www.transplant.org.au trang 28 RENAL RESOURCE CENTRE 37 Darling Point Road Darling Point NSW 2027 Telephone: +61 2 9362 3995 or +61 2 9362 3121 Freecall: 1800 257 189 Facsimile: +61 2 9362 4354 renalresource@nsccahs.health.nsw.gov.au www.renalresource.com
File đính kèm:
- cac_bien_phap_chua_benh_truy_than_chon_cach_chua_benh_dung.pdf