Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nang chứa chất chiết từ chè xanh và nghệ vàng

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích bào chế viên nang chứa hoạt chất chiết từ chè xanh và

nghệ vàng. Chè xanh được chiết xuất bằng phương pháp ngâm nóng, dung môi nước acid pH 3,0.

Nghệ vàng được chiết xuất bằng phương pháp ngâm sử dụng bình ngấm kiệt, dung môi aceton

70%. Tỷ lệ dược liệu - dung môi là 1-10. Thời gian chiết 4 giờ, chiết 2 lần. Sau khi loại tạp và sấy

khô, nghiền sản phẩm thành bột CX và NV. Bào chế viên nang qua các giai đoạn: cao dược liệu

được tạo hạt với tá dược độn Avicel PH101, tá dược dính dung dịch PVP K30 10% trong ethanol

50%, sấy hạt đến độ ẩm khoảng 5%, trộn hạt với tá dược trơn magnesi stearat và talc, đóng vào

nang số 0. Viên nang bào chế đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn DĐVN IV về hình thức, định

tính, độ đồng đều khối lượng, độ rã, hàm ẩm.

pdf 6 trang yennguyen 1320
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nang chứa chất chiết từ chè xanh và nghệ vàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nang chứa chất chiết từ chè xanh và nghệ vàng

Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nang chứa chất chiết từ chè xanh và nghệ vàng
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(01): 29 - 34 
 Email: jst@tnu.edu.vn 29 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC 
BÀO CHẾ VIÊN NANG CHỨA CHẤT CHIẾT TỪ CHÈ XANH VÀ NGHỆ VÀNG 
Nguyễn Thị Lan Hương*, Trần Đức Mạnh, Nguyễn Thu Quỳnh, 
Nguyễn Khắc Tùng, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Duy Thư 
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích bào chế viên nang chứa hoạt chất chiết từ chè xanh và 
nghệ vàng. Chè xanh được chiết xuất bằng phương pháp ngâm nóng, dung môi nước acid pH 3,0. 
Nghệ vàng được chiết xuất bằng phương pháp ngâm sử dụng bình ngấm kiệt, dung môi aceton 
70%. Tỷ lệ dược liệu - dung môi là 1-10. Thời gian chiết 4 giờ, chiết 2 lần. Sau khi loại tạp và sấy 
khô, nghiền sản phẩm thành bột CX và NV. Bào chế viên nang qua các giai đoạn: cao dược liệu 
được tạo hạt với tá dược độn Avicel PH101, tá dược dính dung dịch PVP K30 10% trong ethanol 
50%, sấy hạt đến độ ẩm khoảng 5%, trộn hạt với tá dược trơn magnesi stearat và talc, đóng vào 
nang số 0. Viên nang bào chế đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn DĐVN IV về hình thức, định 
tính, độ đồng đều khối lượng, độ rã, hàm ẩm. 
Từ khóa: viên nang; chè xanh; nghệ vàng; xát hạt ướt. 
Ngày nhận bài: 08/10/2019; Ngày hoàn thiện: 23/12/2019; Ngày đăng: 10/01/2020 
FORMULATION OF CAPSULES CONTAINING ACTIVE COMPONENTS 
EXTRACT FROM CAMELLIA SINENSIS THEACEAE 
AND CURCUMA ZANTHORRHIZA ROXB 
Nguyen Thi Lan Huong
*
, Tran Duc Manh, Nguyen Thu Quynh, 
Nguyen Khac Tung, Tran Van Tuan, Nguyen Duy Thu 
TNU - University of Medicine and Pharmacy 
ABSTRACT 
The aim of this study was to prepare capsules containing active components form Camellia 
Sinensis Theaceae and Curcuma zanthorrhiza Roxb. Camellia Sinensis Theaceae is extracted by 
hot dipping method, solvent is acid Ph 3.0. Curcuma zanthorrhiza Roxb is extracted by the 
immersion method, acetone 70% as a solvent. The ratio of material – solvent is 1 – 10. Extraction 
time is 4 hours, extract 2 times. After debirs removal and drying, grind the product into CX and 
NV powder. Preparation of capsules by granulation method with Avicel PH101 dilutents, solution 
10% of PVP K30 mixed with 5% ethanol 50%, magnesium stearate and talc lubricants, capsules 
zero. Quality according to Vietnamese Pharmacopoeia IV standards in perceptible appearance, 
qualitative, mass uniformity, disintegration, moisture content. 
Keyword: capsules, Camellia Sinensis Theaceae, Curcuma zanthorrhiza Roxb, wet granulation 
method 
Received: 08/10/2019; Revised: 23/12/2019; Published: 10/01/2020 
* Corresponding author. Email: lanhuongdhydtn@gmail.com
Nguyễn Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 29 - 34 
 Email: jst@tnu.edu.vn 30 
1. Đặt vấn đề 
Chè xanh (Camellia Sinensis Theaceae.) và 
nghệ vàng (Curcuma zanthorrhiza Roxb.) là 
hai loại dược liệu phổ biến ở Thái Nguyên. 
Các nghiên cứu đã chỉ ra hợp chất polyphenol 
trong chè xanh và curcumin trong nghệ vàng 
có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống lão 
hóa, tăng cường hệ miễn dịch, Hiện nay, 
trên thế giới đã có một số sản phẩm chứa hai 
nhóm hoạt chất này như viên nang DIM 
EXHANCED,... Các sản phẩm này giá thành 
còn cao và phần đông người dân chưa đủ điều 
kiện kinh tế để sử dụng. Nghiên cứu thực hiện 
với mục tiêu xây dựng được công thức viên 
nang chứa chất chiết từ chè xanh và nghệ 
vàng, đồng thời đánh giá được một số tiêu 
chuẩn chất lượng của chế phẩm nhằm góp 
phần tạo ra sản phẩm bảo vệ sức khỏe an 
toàn, hiệu quả phục vụ đông đảo người dân 
Việt Nam. 
2. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Nguyên liệu và thiết bị 
Lá chè xanh và củ nghệ vàng được thu mua 
tại Thái Nguyên. Nguyên liệu đạt tiêu chuẩn 
DĐVN IV. Chất chuẩn acid gallic (99,8%; 
Merck) và curcumin (99,9%; Trung Quốc). 
Lactose, Avicel PH101, lactose, tinh bột, PVP 
K30 (đạt tiêu chuẩn USP 42; Trung Quốc), 
ethanol 96% và nước cất của Việt Nam đạt 
tiêu chuẩn DĐVN IV. 
Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu gồm cân 
phân tích (độ chính xác 0,0001 g) và cân kỹ 
thuật (độ chính xác 0,01 g) Sartorius, cân xác 
định độ ẩm Sartorius, tủ sấy tĩnh Memmert 
(Đức), máy thử độ rã Trung Quốc, máy quang 
phổ UV-Vis Hitachi U1900, dụng cụ đóng nang 
bằng tay và các dụng cụ thí nghiệm khác. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp chiết xuất [1] 
Dược liệu lá chè xanh và củ nghệ vàng sau 
khi thu mua được sơ chế và chiết xuất bằng 
phương pháp ngâm. Tiến hành đánh giá ảnh 
hưởng của nhiệt độ, dung môi, thời gian đến 
hiệu suất chiết (dựa trên hàm lượng 
polyphenol trong dịch chiết chè xanh và 
curcuminnoid trong dịch chiết củ nghệ vàng). 
Phương pháp bào chế 
Nghiền cao khô chè xanh và nghệ vàng và các 
tá dược khác, rây để đạt kích thước tiểu phân 
(0,25 – 0,8 mm). Trộn bột kép hai loại cao 
hoặc trộn riêng biệt cao với tá dược độn 
(lactose, Avicel PH101 hoặc tinh bột). Thêm 
tá dược dính (dung dịch PVP K30/ethanol) 
vào bột kép, nhào vừa đủ ẩm. Xát hạt qua rây 
0,8 mm. Sấy hạt ở nhiệt độ 50oC đến độ ẩm 
đạt khoảng 5%. Sửa hạt qua rây 0,8 mm. Trộn 
đều với tá dược trơn (magnesi stearat hoặc 
talc). Đóng nang số 0 [2]. 
Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất 
lượng hạt và viên nang 
- Đánh giá đặc tính của hạt: Khối lượng riêng 
biểu kiến được đánh giá bằng phương pháp 
gõ đến thể tích không đổi [2]. Khối lượng 
riêng thô dt và khối lượng riêng biểu kiến 
được tính theo công thức: 
Chỉ số Carr (C) được tính theo công thức: 
Chỉ số C biểu thị khả năng trơn chảy của bột 
và hạt. C càng lớn, độ trơn chảy của bột (hạt) 
càng kém: 
C ≤ 15 Trơn chảy tốt 
C trong khoảng từ 16 – 20 Trơn chảy 
tương đối tốt 
C trong khoảng từ 21 – 25 Có thể trơn chảy 
C ≥ 26 Trơn chảy kém 
- Định lượng curcumin trong cao nghệ vàng 
bằng quang phổ hấp thụ UV-Vis: cân chính 
xác khoảng 10,0 mg cao nghệ vàng, hòa tan 
trong 10 ml methanol, thêm dung môi pha 
loãng đến nồng độ 5 µg/ml. Lọc dung dịch qua 
màng lọc kích thước lỗ lọc 0,45 µm. Đo độ 
hấp thụ của mẫu chuẩn và mẫu thử tại bước 
sóng 427 nm. So sánh với curcumin chuẩn 
được tiến hành song song cùng điều kiện [3]. 
Nguyễn Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 29 - 34 
 Email: jst@tnu.edu.vn 31 
Hàm lượng curcumin được tính theo công 
thức: 
Trong đó Dt, Dc: độ hấp thụ quang của mẫu 
thử và mẫu chuẩn. 
mc : khối lượng curcumin chuẩn (mg) 
m : khối lượng mẫu thử (mg) 
- Định tính curcumin: bột chế phẩm có xuất 
hiện huỳnh quang màu vàng tươi khi chiếu 
dưới đèn tử ngoại [4]. 
- Độ đồng đều về khối lượng: tiến hành thử 
theo phụ lục 11.3 của DĐVN IV [4]. 
- Độ rã: tiến hành thử theo phụ lục 11.5 của 
DĐVN IV [4]. 
- Độ ẩm: Phương pháp mất khối lượng do làm 
khô, chuyên luận thuốc cốm của DĐVN IV [4]. 
- Định tính polyphenol trong chế phẩm: chế 
phẩm sau phản ứng với thuốc thử có màu 
xanh và có cực đại hấp thụ tại vùng bước 
sóng 755- 765 nm [5]. 
- Định lượng polyphenol trong cao chè xanh 
bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis tiến 
hành theo TCVN 9745-1-2013. Chất chuẩn sử 
dụng là acid gallic [5]. 
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
Trong nghiên cứu này, lá chè xanh được chiết 
xuất bằng phương pháp ngâm nóng, dung môi 
nước acid pH 3,0. Củ nghệ vàng được chiết 
xuất bằng phương pháp ngâm, dung môi 
aceton 70%. Tỷ lệ dược liệu - dung môi là 1-
10. Thời gian chiết 4 giờ, chiết 2 lần. Sau khi 
loại tạp và sấy khô, nghiền sản phẩm thành 
bột chè xanh (CX) và nghệ vàng (NV). Kết 
quả định lượng CX có chứa 41,0 ± 3,61% 
polyphenol (kl/kl), NV có chứa 92,1 ± 2,03% 
curcumin (kl/kl). 
Đánh giá nguyên liệu cho thấy, bột chè xanh 
(CX) và nghệ vàng (NV) đều trơn chảy kém. 
Do vậy, cần được bào chế theo phương pháp 
tạo hạt để đảm bảo khối bột chảy đều vào 
nang, đảm bảo về khối lượng và hàm lượng 
hoạt chất. Ở phương pháp tạo hạt chung CX 
và NV cho kết quả khối ẩm dính, bết và 
không xát hạt được. Ở phương pháp tạo hạt 
riêng của CX và NV với tá dược dính, kết quả 
cho thấy khối ẩm NV có độ kết dính vừa đủ 
để xát hạt còn khối ẩm CX quá dính bết 
không xát hạt được. Do vậy, về phương pháp 
bào chế được tiến hành tạo hạt ướt NV, sấy 
khô hạt ở 50oC, sau đó trộn đều hạt với bột 
CX tạo hỗn hợp hạt- bột chè xanh nghệ vàng 
(CX-NV) như hình 1: 
Hình 1. Hình ảnh NV, CX, và CX-NV 
Do bản chất curcumin rất ít tan trong nước, để cải thiện khả năng hòa tan, tính thấm và hấp thu 
curcumin cần có biện pháp cải thiện độ hòa tan và tính thấm của nguyên liệu. Qua khảo sát sơ bộ, 
nghiên cứu lựa chọn chất diện hoạt natri laurylsulfat trong các công thức nghiên cứu với khối 
lượng cố định 3,8 mg. 
Để khảo sát sự ảnh hưởng của tá dược, nghiên cứu cố định khối lượng CX, NV, natri laurylsulfat. 
Các tá dược độn được khảo sát bao gồm Avicel PH101, lactose, tinh bột sắn. Tá dược dính khảo 
sát nồng độ PVP K30 khoảng 5- 15% với nồng độ ETOH khoảng 5- 10%. Tá dược điều hòa sự 
chảy magnesi stearat và talc được thay đổi từ 0,5- 2%. Sự thay đổi thành phần tá dược được thiết 
kế như trình bày trong bảng 1. 
Nguyễn Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 29 - 34 
 Email: jst@tnu.edu.vn 32 
Bảng 1. Thiết kế nghiên cứu lựa chọn thành phần tá dược 
TP M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M 
10 
M 
11 
M 
12 
M 
13 
M 
14 
M 
15 
M 
16 
M 
17 
M 
18 
Lac1 108 54 54 
Avi 108 54 54 
Tinh 
bột 
 108 54 54 
PVP 
5E7 
1 
vđ 
PVP 
7E7 
vđ vđ vđ vđ vđ Vđ 
PVP 
10E7 
 vđ 
PVP 
15E7 
 vđ 
PVP 
15E5 
 vđ 
PVP 
10E5 
 vđ 
PVP 
7E5 
 vđ 
PVP 
5E5 
 vđ 
Mg 0,5 1 1 1 2 
Talc 1 0,5 1 2 1 
* Lac-lactose; Avi-Acvicel; PVP- polyvinyl pyrrolidone; E- ethanol; Mg-magnesi stearat; T-talc 
Tiến hành tạo hạt riêng NV với tá dược độn, tá dược dính, sấy ở 50oC đến khi độ ẩm < 5% sau đó 
trộn với CX và tá dược trơn. Đánh giá hình thức, các đặc tính của khối bột hạt, độ đồng đều khối 
lượng, độ rã. Kết quả thu được trình bày các bảng 2, 3. 
Bảng 2. Một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu sử dụng tá dược độn khác nhau 
Chỉ tiêu 
chất lượng 
Công thức 
M1 M2 M3 M4 M5 M6 
Hình thức hạt Hạt đều, 
chắc, tỷ lệ 
bột mịn 
10%, 
dễ sấy khô 
Hạt đều, 
chắc, tỷ lệ 
bột mịn 
10%, dễ sấy 
khô 
Hạt đều, 
hơi giòn, tỷ 
lệ bột mịn 
10%, dễ sấy 
khô 
Hạt đều, tơi, 
tỷ lệ bột mịn 
20%, dễ sấy 
khô 
Hạt đều, 
chắc, 
tỷ lệ bột mịn 
10%, dễ sấy 
khô 
Hạt đều, 
tơi xốp, tỷ lệ 
bột mịn 
20%, dễ sấy 
khô 
Khối lượng riêng 
biểu kiến (dbk) 
0,565 0,552 0,493 0,508 0,527 0,463 
Chỉ số Carr 25,3 29,4 31,5 27,6 25,4 25,0 
Độ đồng 
đều khối lượng 
Đạt Không đạt Không đạt Không đạt Không đạt Đạt 
Độ rã Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 
Kết quả khảo sát tá dược độn cho thấy, các mẫu nghiên cứu đều đạt yêu cầu về độ rã, hình thức. 
Mẫu M1 (Avicel) và M6 (Avicel - tinh bột tỷ lệ 1-1) có chỉ số Carr thấp hơn so với các công thức 
khác, thể hiện khả năng trơn chảy của CX-NV tốt. Tuy nhiên, mẫu M1 có dbk 0,565 g/ml (gần với 
dung tích nang 0,67 ml) và hạt chắc, tỷ lệ bột mịn thấp. Do vậy, Avicel PH101 với khối lượng 
108 mg được lựa chọn làm tá dược độn. 
Về ảnh hưởng tá dược dính, kết quả ở bảng 3 cho thấy tất cả các mẫu nghiên cứu đều đạt yêu cầu 
về độ rã. Một số mẫu không đạt yêu cầu độ đồng đều khối lượng. Trong các mẫu nghiên cứu, 
Nguyễn Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 29 - 34 
 Email: jst@tnu.edu.vn 33 
mẫu M11 (dung dịch 10% PVP K30 pha trong ethanol 50%) đạt yêu cầu độ rã, độ đồng đều khối 
lượng và chỉ số Carr thấp nhất được lựa chọn làm tá dược dính trong nghiên cứu. 
Bảng 3. Một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu sử dụng tá dược dính khác nhau 
Chỉ tiêu chất 
lượng 
Công thức 
M7 M8 M9 M10 M11 M12 D7 
M13 
Hình thức hạt Hạt tơi, tỷ 
lệ bột mịn 
40%, dễ 
sấy 
Hạt tơi, 
tỷ lệ bột 
mịn 40%, 
dễ sấy 
Hạt đều, 
chắc, tỷ lệ 
bột mịn 
10%, dễ sấy 
Hạt đều, 
chắc, tỷ lệ 
bột mịn 
10%, dễ sấy 
Hạt đều , 
tỷ lệ bột 
mịn 10%, 
dễ sấy. 
Hạt tơi, tỷ 
lệ bột mịn 
40%, dễ 
sấy 
Hạt đều, 
chắc, bột 
chiếm 10%, 
dễ sấy 
Khối lượng 
riêng biểu 
kiến (dbk) 
0,481 0,470 0,535 0,495 0,423 0,488 0,510 
Chỉ số Carr 42,2 33,5 27,8 12,6 11,8 29,1 31,71 
Đồng đều 
khối lượng 
Không 
đạt 
Không 
đạt 
Đạt Đạt Đạt Đạt Không đạt 
Độ rã Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 
Về ảnh hưởng của tá dược trơn, tỷ lệ và lượng tá dược trơn chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ trơn 
chảy của khối bột, tăng tỷ lệ talc trong thành phần công thức dẫn đến độ trơn chảy của CX-NV 
tốt hơn. Điều này do talc có tác dụng làm trơn và điều hòa sự chảy tốt hơn magnesi stearat, ngoài 
ra talc ít sơ nước nên cũng ít ảnh hưởng nhiều tới thời gian rã của viên. Trong các mẫu nghiên 
cứu, mẫu M17 (tỷ lệ magnesi stearat và talc tương ứng là 1% và 2% của khối lượng CX-NV) có 
chỉ số Carr thấp nhất, các chỉ tiêu về hình thức, đồng đều khối lượng, độ rã, độ ẩm đều đạt yêu 
cầu, do vậy được lựa chọn là tá dược trơn trong nghiên cứu. 
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi lựa chọn công thức bào chế viên nang với thành phần 
như sau: 
Thành phần Khối lượng 
Cao nghệ vàng NV (mg) 130 
Cao chè xanh CX (mg) 110 
Avicel PH101 (mg) 108 
DD PVP K30 10%/EtOH 50% vđ 
Natri laurylsulfat (mg) 3,8 
Magnesi stearat (theo khối lượng CX-NV) (%) 1 
Talc (theo khối lượng CX-NV) (%) 2 
Từ các thành phần công thức đã lựa chọn, tiến hành bào chế 3 lô quy mô 5000 viên theo phương 
pháp đã lựa chọn. Đánh giá chất lượng các lô thực nghiệm, kết quả được trình bày trong bảng 4: 
Bảng 4. Kết quả một số chỉ tiêu chất lượng của 3 lô nghiên cứu 
Chỉ tiêu Lô 01 Lô 02 Lô 03 Yêu cầu 
Tính chất Viên nang còn nguyên vẹn, bột trong nang khô, không 
vón cục. 
Đạt 
Định tính Tạo dung dịch màu xanh sau phản ứng với thước thử Folin-
Ciocalteu và dung dịch có cực đại hấp thụ là 765 nm. 
Bột chế phẩm phát huỳnh quang màu vàng tươi khi chiếu 
dưới đèn tử ngoại. 
Đúng 
Độ đồng đều khối lượng (%, n= 
20) so khối lượng trung bình 
± 3,17 ± 5,28 ±1,33 
≤ 7,5% so khối 
lượng trung bình 
Độ rã 
(phút, n= 6,TB± SD) 
19,6 ± 1,17 16,1 ± 2,32 13,8 ± 1,79 
≤ 30 phút 
Hàm ẩm 
(%; n=6; TB± SD) 
3,06 ± 0,29 2,57 ± 0,95 2,94 ± 1,04 
≤ 5% 
Nguyễn Thị Lan Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 29 - 34 
 Email: jst@tnu.edu.vn 34 
Từ bảng kết quả có thể thấy, các chỉ tiêu 
nghiên cứu đều đạt so với yêu cầu đã đề ra. 
4. Kết luận 
Viên nang chứa chất chiết chè xanh và nghệ 
vàng được bào chế như sau: Nhào ẩm bột NV 
với dung dịch 10% PVP K30/ethanol 50% 
đến đồng nhất, xát hạt qua rây 0,8 mm, sấy se, 
sửa cốm và sấy cốm ở 500C đến độ ẩm cốm 
nhỏ hơn 5%. Trộn đều cốm NV và bột CX, 
cân khối lượng hỗn hợp CX-NV. Thêm 1% 
magnesi stearat và 2% talc vào hỗn hợp CX-
NV, trộn đều, đóng nang số 0. Chế phẩm đạt 
yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn DĐVN IV 
về hình thức, định tính, độ đồng đều khối 
lượng, độ rã, hàm ẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. Department of Preparation, Preparation 
Technology and Biopharmaceuticals, Medical 
Publishing House, Volume II, pp. 205 - 216, 2006. 
[2]. H. T. Nguyen, D. B. Vu, H.V. Pham, M. N. B. 
Ho, M. T. T. Ngo, P. H. Nguyen and T. T. 
Nguyen, "Completing the technological process to 
produce ukata hard capsules for cancer treatment", 
Vietnam Journal of Science and Technology, no. 
23, pp. 55-60, 2014. 
[3]. H. A. T. Duong, Research on manufacturing 
nanoparticles to increase the bioavailability of 
curcumin orally, Ph.D. thesis in pharmacy, Hanoi 
University of Pharmacy, pp. 42-43, 2017. 
[4]. Ministry of Health, Vietnam Pharmacopoeia 
IV, Medical Publishing House, PL - 220 - 230, 
2009. 
[5]. TCVN 9745-1-2013 (iso 14502-1: 2005), Tea 
- identification of specific substances of green and 
black tea - part 1: total polyphenol content in tea - 
colorimetric method using folin reagent -
ciocalteu, pp. 2-7, 2005. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_cong_thuc_bao_che_vien_nang_chua_chat_ch.pdf