Thực trạng chẩn đoán và điều trị thuốc kháng HIV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tóm tắt

Nghiên cứu này có các mục tiêu cụ thể sau: 1) Mô tả thực trạng chẩn

đoán sớm; và 2) Đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng HIV trong

số sản phụ nhiễm HIV đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 2012

đến 2014.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chọn mẫu toàn bộ các

sản phụ nhiễm HIV đẻ trong thời gian từ 1/2012 đến 12/2014, tuổi thai

≥ 22 tuần, trẻ đẻ sống.

Kết quả: Tỷ lệ sản phụ được phát hiện nhiễm HIV trước khi có thai

tăng dần, từ 60,9% năm 2012 lên 63,8% năm 2013 và 73,3% năm

2014. Tỷ lệ phát hiện trong khi có thai và khi chuyển dạ giảm qua các

năm. Số sản phụ được sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ cao 98,5%. Tỷ lệ điều

trị 3 thuốc tính chung là 67,9%; tăng qua các năm, đặc biệt cao trong

năm 2014 (75,2%). Tỷ lệ chỉ được phòng lây truyền mẹ-con khi chuyển

dạ đã giảm, nhưng vẫn còn chiếm đến 9,9% năm 2014. Có rất ít (1,5%)

không được sử dụng thuốc.

Kết luận: Thực trạng chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị kết hợp 3

thuốc đã được cải thiện đáng kể qua các năm 2012-2014.

pdf 5 trang yennguyen 2180
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng chẩn đoán và điều trị thuốc kháng HIV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng chẩn đoán và điều trị thuốc kháng HIV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thực trạng chẩn đoán và điều trị thuốc kháng HIV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 15(02), 75 - 79, 2017
75
Tập 15, số 02
Tháng 05-2017
Đỗ Quan Hà, Phan Thị Thu Nga 
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG HIV 
CHO PHỤ NỮ MANG THAI NHIỄM HIV SINH CON 
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Tác giả liên hệ (Corresponding author): 
Đỗ Quan Hà, 
email: doquanha@yahoo.com 
Ngày nhận bài (received): 01/03/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 
15/03/2017
Ngày bài báo được chấp nhận đăng 
(accepted): 28/04/2017
Từ khóa: nhiễm HIV, sinh con, 
chẩn đoán sớm, điều trị thuốc 
kháng HIV.
Keywords: HIV infected, 
delivery, early diagnosis, 
antiretroviral treatment.
Tóm tắt
Nghiên cứu này có các mục tiêu cụ thể sau: 1) Mô tả thực trạng chẩn 
đoán sớm; và 2) Đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng HIV trong 
số sản phụ nhiễm HIV đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 2012 
đến 2014. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chọn mẫu toàn bộ các 
sản phụ nhiễm HIV đẻ trong thời gian từ 1/2012 đến 12/2014, tuổi thai 
≥ 22 tuần, trẻ đẻ sống. 
Kết quả: Tỷ lệ sản phụ được phát hiện nhiễm HIV trước khi có thai 
tăng dần, từ 60,9% năm 2012 lên 63,8% năm 2013 và 73,3% năm 
2014. Tỷ lệ phát hiện trong khi có thai và khi chuyển dạ giảm qua các 
năm. Số sản phụ được sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ cao 98,5%. Tỷ lệ điều 
trị 3 thuốc tính chung là 67,9%; tăng qua các năm, đặc biệt cao trong 
năm 2014 (75,2%). Tỷ lệ chỉ được phòng lây truyền mẹ-con khi chuyển 
dạ đã giảm, nhưng vẫn còn chiếm đến 9,9% năm 2014. Có rất ít (1,5%) 
không được sử dụng thuốc. 
Kết luận: Thực trạng chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị kết hợp 3 
thuốc đã được cải thiện đáng kể qua các năm 2012-2014.
Từ khóa: nhiễm HIV, sinh con, chẩn đoán sớm, điều trị thuốc kháng HIV.
Abstract 
THE SITUATION OF DIAGNOSIS AND 
ANTIRETROVIRAL TREATMENT FOR HIV 
INFECTED PREGNANT WOMEN DELIVERING AT 
THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND 
GYNECOLOGY 2012 - 2014 
This study has the following objectives: 1) To describe the situation of 
early diagnosis; and 2) To evaluate the use of antiretrovirals among 
HIV infected women delivered at the National Hospital of Obstetrics and 
Gynecologyfrom 2012 to 2014.
Subject and methods: Descriptive study of all HIV infected women 
ĐỖ QUAN HÀ, PHAN THỊ THU NGA
76
Tậ
p 
15
, s
ố 
02
Th
án
g 
05
-2
01
7
1. Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, cáccan thiệp cho phụ nữ mang 
thai (PNMT) nhiễm HIV ngày càng được mở rộng 
theo hướng chẩn đoán và điều trị sớm hơn đã góp 
phần đáng kể cải thiện các dịch vụ Phòng lây truyền 
HIV từ mẹ sang con (PLTMC), đặc biệt là trong 
những năm gần đây. Năm 2011, Bộ Y tế đã ban 
hành Quyết định số 4139/ 2011/QĐ- BYT [1] mở 
rộng hơn nữa các chỉ định điều trị và sử dụng thuốc 
kháng HIV (ARV) cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, so 
với phác đồ trước đây (Quyết định số 3003/2009/
QĐ-BYT) [2], một số sửa đổi bao gồm:
- Đối với “Phác đồ ưu tiên AZT + liều đơn NVP” 
trong PLTMC: chỉ định bắt đầu AZT uống từ tuần 
thai thứ 14 thay vì tuần thứ 28.
- Bổ sung phác đồ: AZT + 3TC + LPV/r, giữ 
nguyên phác đồ AZT + NVP + 3TC và cũng áp 
dụng từ tuần thai thứ 14. 
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (BVPSTW) là cơ 
sở sản khoa với số lượng phụ nữ mang thai nhiễm 
HIV được PLTMC lớn nhất ở khu vực phía Bắcvà đã 
thực hiện chăm sóc và điều trị cho PNMT nhiễm 
HIV từ đầu những năm 2000. Từ 2011, các phác 
đồ đã nêu trên được áp dụng tại Bệnh viện và có 
thể có những ảnh hưởng nhất định đến thực trạng 
xét nghiệm và sử dụng thuốc cho PNMT nhiễm HIV.
Báo cáo nghiên cứu nàycó các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng chẩn đoán sớm trong số sản 
phụ nhiễm HIV đẻ tại BVPSTW từ 2012 đến 2014;
2. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng 
HIV trong số sản phụ nhiễm HIV đẻ tại BVPSTW từ 
2012 đến 2014.
2. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là những sản phụ 
nhiễm HIV đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 
(BVPSTW) thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: 
• Đẻ tại BVPSTW từ 1/1/2012 đến 31/12/2014.
• Tuổi thai ≥ 22 tuần.
• Trẻ đẻ ra sống
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mô tả, chọn mẫu toàn 
bộ, thu nhận tất cả các bệnh án có đủ tiêu chuẩn 
tham gia nghiên cứu. 
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu: 
Thông tin về các ĐTNC được thu thập hồi cứu 
trên hồ sơ bệnh án. Mọi thông tin định danh cá 
nhân của ĐTNC được giữ kín, chỉ công bố số liệu 
delivered at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology from January 2012 toDecember 
2014, gestational age ≥ 22 wks, born alive.
Results: The percentage of women diagnosed with HIV before pregnancy increased from 60.9% 
in 2012 to 63.8% in 2013 and 73.3% in 2014. The percentage diagnosed during pregnancy and 
labor decreased through the years. Women using antiretrovirals had high percentage of 98.5%. The 
proportion of all women who used 3 drugs was 67.9%; increased through the years, especially high 
in 2014 (75.2%). Women receiving only drugs for prevention from mother to child of HIV decreased, 
but still accounted for 9.9% in 2014. Very few (1.5%) did not use antiretrovirals. 
Conclusions: The situation of early diagnosis and treatment using 3 antiretrovirals has been 
significantly improved from 2012 to 2014.
Key words: HIV infected, delivery, early diagnosis, antiretroviral treatment.
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 15(02), 75 - 79, 2017
77
Tập 15, số 02
Tháng 05-2017
Biểu đồ 1 trình bày phân bố nhóm tuổi của 327 
ĐTNC đã nêu qua các năm và cho thấy tỷ lệ các 
nhóm tuổi 30- 34 và 35- 39 có xu hướng tăng dần 
từ năm 2012 đến năm 2014; trong khi tỷ lệ của 
nhóm 25-29 giảm dần.
Biểu đồ 2 trình bày số lần sinh của ĐTNC, bao 
gồm lần sinh này qua các năm và cho thấy tỷ lệ 
đẻ con dạ (sinh con lần thứ 2 trở lên) có xu hướng 
ngày càng tăng; trong khi tỷ lệ ĐTNC đẻ con so 
giảm dần qua các năm.
3.2. Thực trạng chẩn đoán nhiễm HIV
Tỷ lệ sản phụ được phát hiện nhiễm HIV trước khi 
có thai có xu hướng tăng dần, tỷ lệ phát hiện trong 
khi có thai và khi chuyển dạ giảm qua các năm.
3.3. Tình hình sử dụng ARV
Số sản phụ được sử dụng ARV chiếm tỷ lệ cao 
98,5%. Tỷ lệđược điều trị3 thuốc tính chung là 
67,9%với xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt 
trong năm 2014.Tỷ lệ chỉ được PLTMC khi chuyển 
dạ giảm dần nhưng vẫn còn chiếm đến 9,9% vào 
năm 2014.
4. Bàn luận
4.1. Một số đặc điểm của ĐTNC
Trong nghiên cứu này, thấy tuổi trung bình của 
ĐTNC là 28,9 ± 4,7; cao nhất là 43 tuổi, thấp nhất 
là 19. Các ĐTNC chủ yếu tập trung vào 2 nhóm 
tuổi 25- 29 và 30- 34; đặc biệt nhóm 30- 34, 35- 
39 có tỷ lệ tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014 
(chiếm tỷ lệ cao nhất). Các sản phụ trong nghiên 
cứu này có độ tuổi trung bình cao hơn trong nghiên 
cứu năm 2008 cũng tại BVPSTW (26,2 ± 4,0) [3] 
tổng hợp. Đề tài được tiến hành sau khi đã được sự 
phê duyệt của Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu 
Y sinh học – BVPSTW.
2.4. Quản lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra lại về 
tính chính xác và độ tin cậy, nhập bằng phần 
mềm EpiData, phân tích bằng phương pháp thống 
kê thông thường bằng phần mềm SPSS 16.0 
(Statistical Package for Social Sciences 16.0). Mọi 
nghi vấn phát sinh khi phân tích số liệu đều được 
kiểm tra đối chiếu với hồ sơ gốc.
3. Kết quả nghiên cứu 
Tỷ lệ sản phụ nhiễm HIV đẻ tại BVPSTW trong 
tổng số đẻ không thay đổi nhiều qua các năm. Tỷ 
lệ chung cả 3 năm là 0,48%.
3.1. Một số đặc điểm của ĐTNC
Tổng cộng, chúng tôi đã thu nhận được toàn 
bộ 327 đối tượng phụ nữ nhiễm HIV sinh con tại 
BVPSTW trong thời gian đã nêu trên.
2012 2013 2014 Chung
Số nhiễm HIV đẻ* 110 116 101 327
Tổng số đẻ 24.835 20.892 21.817 67.544
Tỷ lệ (%) 0,44 0,55 0,46 0,48
*Nguồn: Số liệu thống kê của Bệnh viện Phụ Sản Trung ương các năm 2012-2014
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ nhiễm HIV trong tổng số đẻ theo năm
Giai đoạn
2012 2013 2014 Chung
n % n % n % n %
Trước khi có thai 67 60,9 74 63,8 74 73,3 215 65,8
Trong khi có thai 29 26,4 28 24,1 17 16,8 74 22,6
Trong khi chuyển dạ 14 12,7 14 12,1 10 9,9 38 11,6
Tổng 110 100 116 100 101 100 327 100
Bảng 2. Thời điểm được xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV
Tình hình sử dụng ARV 
của ĐTNC
2012 2013 2014 Chung
n % n % n % n %
Điều trị 3 thuốc 72 65,5 74 63,8 76 75,2 222 67,9
PLTMC từ khi mang thai 19 17,3 24 20,7 13 12,9 56 17,1
Chỉ PLTMC khi chuyển dạ 16 14,5 18 15,5 10 9,9 44 13,5
Không sử dụng ARV 3 2,7 0 0 2 2,0 5 1,5
Tổng 110 100 116 100 101 100 327 100
Bảng 3. Tình hình sử dụng ARV của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 1. Phân bố nhóm tuổi theo năm
Biểu đồ 2. Số lần sinh của sản phụ nhiễm HIV
ĐỖ QUAN HÀ, PHAN THỊ THU NGA
78
Tậ
p 
15
, s
ố 
02
Th
án
g 
05
-2
01
7
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H
và tại BVPS Hải Phòng cũng trong năm 2008 [4]. 
Như vậy, có thể thấy rõ ràng sản phụ nhiễm HIV 
sinh con ở những lứa tuổi cao hơn so với trước đây.
Sản phụ đẻ con so trong nghiên cứu này chiếm 
tỷ lệ 50,9%, tính chung cho cả 3 năm, thấp hơn 
so với các nghiên cứu đã nêu năm 2008 [3], [4]; 
và ngược lại tỷ lệ sinh con lần 2 cao hơn hẳn. So 
sánh trên Biểu đồ 2, có thể nhận thấy tỷ lệ ĐTNC 
sinh con lần 2 trở lên có xu hướng ngày càng tăng, 
trong khi tỷ lệ ĐTNC đẻ con so giảm dần qua các 
năm. Xu hướng này có thể giải thích một phần lớn, 
và khá phù hợp với sự gia tăng về tuổi sinh con của 
ĐTNC. Họ không nhất thiết phải bắt đầu sinh con 
muộn hơn mà rất có thể đã quyết định sinh nhiều 
con hơn so với trước đây và do đó có tỷ lệ sinh con 
lần 2 trở lên cao hơn.
4.2. Thực trạng chẩn đoán sớm nhiễm HIV 
Thời điểm phát hiện HIV ở người phụ nữ mang 
thai có vai trò rất quan trọng trong PLTMC. Nếu 
được làm xét nghiệm và phát hiện sớm nhiễm 
HIV, người phụ nữ nhiễm HIV có thể được điều trị 
bằng những phác đồ dài ngày có hiệu quả cao. 
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc phát hiện người phụ 
nữ nhiễm HIV mang thai thường bị muộn do họ 
thường đến theo dõi và quản lý tại các cơ sở y tế 
khá muộn, sau quý đầu của thời kỳ thai nghén. 
Tại BVPSTW, tuổi thai đi khám để kết hợp đăng ký 
sinh đẻ là khoảng tuần thai thứ 28. Đồng thời với 
thực trạng hiện nay tại một số tuyến cơ sở không 
đáp ứng được về năng lực chuyên môn, trang thiết 
bị và nhu cầu chăm sóc ngày càng tăng cao, cùng 
với xu hướng sinh ít con trong thời gian gầy đây, 
người PNMT thường vượt tuyến lên các tuyến trên 
để đăng ký sinh đẻ, dẫn đến việc quản lý thai 
nghén, phát hiện sớm những đối tượng thai nghén 
có nguy cơ, trong đó có nguy cơnhiễm HIV, cũng 
gặp rất nhiều khó khăn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sản phụ phát 
hiện nhiễm HIV trước khi có thai lần này tính chung 
cho cả giai đoạn 2012-2014 là 65,8%. Một nghiên 
cứu tại BVPSTW giai đoạn 2010 và 6 tháng đầu 
2011, trước khi phác đồ theo Quyết định số 4139/ 
2011/QĐ- BYT [1] được ban hành, cho thấy tỷ lệ này 
chỉ là 58,7% [5]. So sánh ngay trong nghiên cứu này, 
giữa các năm 2012 đến 2014 (Bảng 2) cũng cho 
thấy tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV sớm trước khi có thai 
đã tăng liên tục qua từng năm tại BVPSTW.
Vì lý do đã nêu trên, tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV 
trong khi có thai và phát hiện trong chuyển dạ 
trong nghiên cứu này là rất thấp, tính chung cho 
giai đoạn2012-2014 lần lượt là 22,6% và 11,6%. 
Nghiên cứu tại BVPSTW giai đoạn 2010 và 6 
tháng đầu 2011 cho thấy các tỷ lệ này lần lượt 
là 30,1% và 11,2% [5]. Trong số sản phụ nhiễm 
HIV đẻ tại BVPSTW trong thời gian 2000-2004 tỷ 
lệ phát hiện HIV khi chuyển dạ chiếm tới 65% [6]. 
Các kết quả đã nêu trên cho thấy những cải 
thiện rõ ràng trong phát hiện sớm tình trạng nhiễm 
HIV ở PNMT tại BVPSTW trong những năm qua. 
Giai đoạn từ trước 2010, những thay đổi chủ yếu 
là tăng tỷ lệ PNMT nhiễm HIV được phát hiện khi 
mang thai và giảm tỷ lệ phát hiện khi chuyển dạ. 
Trong những năm sau đó, tỷ lệ phát hiện sớm từ 
trước khi mang thai tăng dần và trong khi mang 
thai giảm. 
Tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV trong chuyển dạ 
có giảm dần qua các năm. Những phụ nữ này 
chủ yếu tập trung vào nhóm không được quản lý 
thai và không có kết quả xét nghiệm HIV khi đến 
BVPSTW nên chỉ được xét nghiệm khi chuyển dạ; 
và do đó không được can thiệp sử dụng ARV sớm. 
Họ là những phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ 
PLTMC mà trong nghiên cứu này chúng tôi không 
thể tìm hiểu nguyên nhân sâu xa hơn nữa. Việc tìm 
ra các giải pháp can thiệp tại cộng đồng và tuyến 
y tế cơ sở một cách thích hợp hướng tới tăng cường 
tiếp cận những phụ nữ này là rất cần thiết để có thể 
tiếp tục giảm hơn nữa tỷ lệ này.
Tuy nhiên, các số liệu này có phần mang tính 
đặc thù cho BVPTW là một bệnh viện tuyến cuối tại 
Hà Nội so với một số vùng miền và cơ sở y tế khác. 
Một nghiên cứu giai đoạn 2010-2013 tại 29 tỉnh, 
thành phố cho thấy chỉ có 24,9% mẹ phát hiện 
nhiễm HIV trước khi mang thai; thấp hơn tỷ lệ của 
chúng tôi khá nhiều; trong khi đó thì tỷ lệ phát hiện 
trong khi mang thai và đặc biệt là trong chuyển 
dạđều cao hơn hẳn, lần lượt là 34,5% và 30,2% 
[7]. Các số liệu này một lần nữa cho thấy nhu cầu 
cần mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động 
PLTMC tại các tỉnh thành, các tuyến y tế khác nhau.
4.3. Tình hình sử dụng ARV
Số sản phụ được tiếp cận và có sử dụng ARV 
tính chung cả ba năm chiếm tỷ lệ rất cao 98,5%, 
trong đó điều trị 3 thuốc là 59,5%, điều trị theo 
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 15(02), 75 - 79, 2017
79
Tập 15, số 02
Tháng 05-2017
phác đồ PLTMC là 38%. Chỉ có một vài phụ nữ 
không được điều trị với tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 
1,5%; đây chính là một số ít trường hợp đến bệnh 
viện quá muộn trong giai đoạn chuyển dạ nên sau 
khi được chẩn đoán đã không còn chỉ định sử dụng 
thuốc cho mẹ (khi cổ tử cung đã mở hết, tiên lượng 
đẻ trong vòng 1 giờ).
So sánh với một số nghiên cứu khác tại Việt 
Nam trong thời gian qua (Bảng 4)
Các số liệu này cho thấy rõ ràng, trong thời gian 
qua tỷ lệ PNMT được sử dụng ARV tại BVPSTW đã 
tăng cao rõ rệt, tiệm cận mục tiêu điều trị cho 100% 
người mẹ nhiễm HIV. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, người phụ nữ được phát hiện nhiễm HIV sớm 
chiếm một tỷ lệ cao, họ có nhiều cơ hội được sử 
dụng ARV hơn, đồng thời có cơ hội sử dụng phác 
đồ dài ngày hơn và có hiệu quả cao hơn dẫn đến 
tỷ lệ tăng cao đặc biệt trong nhóm điều trị 3 thuốc. 
Tác giả Địa bàn Năm Tỷ lệ sử dụng ARV
Nguyễn Liên Phương [3] BVPSTW 2008 83,8%
Đỗ Quan Hà [5] BVPSTW 1/2010 - 6/2011 96,5%
Nghiên cứu này BVPSTW 2012 - 2014 98,5%
Bảng 4. Tỷ lệ sản phụ nhiễm HIV sử dụng ARV qua các nghiên cứu
Tuy nhiên, do hạn chế của thiết kế nghiên cứu, cũng 
như đặc điểm nhiều phụ nữ sinh con ra viện nhưng 
phải đưa con của họ đi xét nghiệm ở nơi khác cho 
đến 18 tháng sau đẻ nên chúng tôi còn chưa khẳng 
định tình trạng nhiễm HIV ở con của họ.
5. Kết luận
Qua nghiên cứu toàn bộ 327 phụ nữ mang thai 
nhiễm HIV đã sinh con tại BVPSTW trong các năm 
2012-2014, chúng tôi có một số kết luận sau:
Thực trạng chẩn đoán sớm cho PNMT nhiễm HIV
• Tỷ lệ sản phụ được phát hiện sớm nhiễm HIV 
trước khi có thai tăng dần, từ 60,9% năm 2012 lên 
63,8% năm 2013 và 73,3% năm 2014. 
• Tỷ lệ phát hiện trong khi có thai và khi chuyển 
dạ giảm tương ứng qua các năm.
Về tình hình sử dụng thuốc kháng HIV cho sản 
phụ nhiễm HIV
• Tỷ lệ PNMT nhiễm HIV được điều trị 3 thuốc 
tăng từ 65,5% trong năm 2012 lên 75,2% năm 2014.
• Tỷ lệ chỉ được điều trị khi chuyển dạ giảm từ 
14,5% trong năm 2012 xuống 9,9% năm 2014; 
Có rất ít (1,5%) không được sử dụng thuốc.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế. Quyết định số 4139/QĐ-BYT ngày 02/11/2011 của Bộ 
trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng 
dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”ban hành kèm theo Quyết định số 
3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2011.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.Ban hành 
kèm Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng 
Bộ Y tế. 2009.
3. Nguyễn Liên Phương. Nhận xét về thái độ xử trí trong chuyển 
dạ của sản phụ có HIV/AIDS năm 2008 tại Bệnh viện Phụ Sản 
Trung ương. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Trường 
ĐHYHN. 2008.
4. Đỗ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Mai Anh. Tình hình lây truyền HIV từ 
mẹ sang con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng giai đoạn 2004-2008. 
2008; Kỷ yếu Hội nghị Sản Phụ khoa Việt-Pháp- 3/2009. 
5. Đỗ Quan Hà, Nguyễn Thùy Trang. Thực trạng xét nghiệm và điều 
trị phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Bệnh viện Phụ sản Trung 
ương năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. Tạp chí Y học Dự phòng. 
2014; (932),Tập XXIV, số 7 (156) 2014, tr. 23-28.
6. Ngô Thị Thuyên. Khảo sát tình hình thai phụ nhiễm HIV/AIDS tại 
Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/2000 đến 9/2004, Luận văn Thạc 
sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2004.
7. Đỗ Thị Nhàn, Cao Thị Thanh Thủy, và cs. Can thiệp Dự phòng 
Lây truyền HIV từ mẹ sang con ở trẻ dưới 18 tháng tuổi được làm xét 
nghiệm PCR tại 29 tỉnh, giai đoạn 2010-2012. Tạp chí Y học Dự phòng. 
2015;Tập XXV, số 10(170) 2015 – số đặc biệt, 345-352.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_chan_doan_va_dieu_tri_thuoc_khang_hiv_cho_phu_nu.pdf