Một số nhận định điều dưỡng trên người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Nam Định

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nhận định chăm sóc người

bệnh trầm cảm qua khai thác tiền sử, thăm

khám thực thể và so sánh nhận định chăm

sóc qua các thời điểm điều trị. Đối tượng và

phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang,

phỏng vấn 51 người bệnh được chẩn đoán

xác định rối loạn trầm cảm. Kết quả: Nhận

định qua khai thác tiền sử và thăm khám

thực thể. Tuổi khởi phát của người bệnh đa

số nằm trong độ tuổi từ 30-59. Tỷ lệ ở nữ cao

hơn ở nam. Các yếu tố tâm lý, môi trường,

xã hội có liên quan đến trầm cảm chiếm tỷ

lệ cao nhất là kinh tế khó khăn, người bệnh

mắc các bệnh mãn tính và một số yếu tố

khác rải rác. Người thân chết, tệ nạn xã

hội. Hầu hết người bệnh khi nhập viện đều

trong tình trạng tiếp xúc chậm hoặc không

tiếp xúc. Một số triệu chứng lâm sàng về khí

sắc, sự ức chế tâm thần vận động ở người

bệnh trầm cảm gặp với tần suất cao ; buồn

chán, phiền muộn; mất quan tâm, thích thú;

. Người bệnh khi nhập viện đều có rối loạn

giấc ngủ ở những mức độ khác nhau. 3,9%

người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát khi

nhập viện. Ngày đầu nhập viện có 81,2%

bệnh nhân có biểu hiện chán ăn hoặc ăn

ít đặc biệt có 5 người bệnh (19,8%) chống

đối không ăn. Kết luận : Hầu hết các triệu

chứng cơ bản của người bệnh RLTC đều

được cải thiện có ý nghĩa sau hai tuần điều

trị. Cần phát hiện, theo dõi sát người bệnh

có ý tưởng tự sát tránh nguy cơ gây hại cho

người bệnh

pdf 7 trang yennguyen 2280
Bạn đang xem tài liệu "Một số nhận định điều dưỡng trên người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nhận định điều dưỡng trên người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Nam Định

Một số nhận định điều dưỡng trên người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Nam Định
94
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
4. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ tuân thủ kỹ thuật VST tại các khoa, 
trung tâm chiếm (63.3%); cao nhất là khoa 
Hồi sức tích cực chống độc chiếm (72.1%). 
Tỷ lệ tuân thủ tăng theo thâm niên công tác 
< 1 năm mức độ tuân thủ chỉ có (47.2%).
- Tỷ lệ tuân thủ VST bằng nước với xà 
phòng đúng kỹ thuật, Bác sỹ áp dụng nhiều 
nhất (56,7%).
- Tỷ lệ tuân thủ sát khuẩn tay nhanh đúng 
kỹ thuật, bằng dung dịch có chứa cồn ĐD/
NHS; HS/SV sử dụng nhiều nhất lần lượt là 
(62,5%); (67,9%).
- Tỷ lệ tuân thủ VST theo 05 thời điểm 
chiếm (58.8%), trong đó: Bác sỹ (53.5 %); 
Điều dưỡng/ nữ hộ sinh (64.7%); Học viên, 
sinh viên (45.3%).
- Tỷ lệ các thời điểm có tuân thủ VST: 
Tuân thủ cao nhất ở thời điểm II trước khi làm 
thủ thuật vô trùng (72,3 %); thấp nhất ở thời 
điểm V sau khi tiếp xúc với vật dụng xung 
quanh người bệnh (46.4%).
5. KHUYẾN NGHỊ
Để đạt được và duy trì tỷ lệ tuân thủ vệ sinh 
tay của NVYT từ 60% trở lên cần tiếp tục tăng 
cường công tác tập huấn, tuyên truyền, kiểm 
tra giám sát. Vì vậy rất cần có một hệ thống 
màng lưới KSNK chuyên nghiệp, tâm huyết ở 
các đơn vị khoa, trung tâm luôn phối hợp chặt 
chẽ với khoa KSNK để phát huy năng lực và 
tăng cường công tác giám sát kiểm tra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009). Thông tư số 18/TT-
BYT hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm 
khuẩn trong các cơ sở y tế.
2. Bộ Y tế (2012). Quyết định số 3671/
QĐ-BYT ngày 27/09/2012. Hướng dẫn 
Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám 
chữa bệnh.
3. Bộ Y tế (2017) Quyết định Số 3916/
QĐ-BYT ngày 28/08/2017 về việc ban hành 
quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong các 
cơ sở khám chữa bệnh.
4. Đặng Thị Thu Hương, Nguyễn Hoài 
Thu, Nguyễn Văn Luyến và cộng sự (2015). 
Đánh giá tác động của hệ thống giám sát 
qua camera trong cải thiện tuân thủ vệ sinh 
tay tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2015. 
Đề tài cấp Viện - Bệnh viện Nhi trung ương.
4. Tạ Thị Thành, Nguyễn Thị Thanh Tùng 
(2012). Nhận thức và thái độ tuân thủ rửa 
tay của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa 
tỉnh Kon Tum năm 2012. Đề tài cấp Viện - 
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG TRÊN NGƯỜI BÊNH TRẦM CẢM 
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NAM ĐỊNH
Mạc Thị Hồng Nhung1 
1Bệnh viện Tâm Thần Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận định chăm sóc người 
bệnh trầm cảm qua khai thác tiền sử, thăm 
khám thực thể và so sánh nhận định chăm 
sóc qua các thời điểm điều trị. Đối tượng và 
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, 
phỏng vấn 51 người bệnh được chẩn đoán 
xác định rối loạn trầm cảm. Kết quả: Nhận 
định qua khai thác tiền sử và thăm khám 
thực thể. Tuổi khởi phát của người bệnh đa 
số nằm trong độ tuổi từ 30-59. Tỷ lệ ở nữ cao 
hơn ở nam. Các yếu tố tâm lý, môi trường, 
xã hội có liên quan đến trầm cảm chiếm tỷ 
lệ cao nhất là kinh tế khó khăn, người bệnh 
mắc các bệnh mãn tính và một số yếu tố 
khác rải rác. Người thân chết, tệ nạn xã 
hội. Hầu hết người bệnh khi nhập viện đều 
Người chịu trách nhiệm: Mạc Thị Hồng Nhung
Email: mthnhung317@gmail.com 
Ngày phản biện: 04/9/2018
Ngày duyệt bài: 12/10/2018
Ngày xuất bản: 22/10/2018
95
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
trong tình trạng tiếp xúc chậm hoặc không 
tiếp xúc. Một số triệu chứng lâm sàng về khí 
sắc, sự ức chế tâm thần vận động ở người 
bệnh trầm cảm gặp với tần suất cao ; buồn 
chán, phiền muộn; mất quan tâm, thích thú; 
... Người bệnh khi nhập viện đều có rối loạn 
giấc ngủ ở những mức độ khác nhau. 3,9% 
người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát khi 
nhập viện. Ngày đầu nhập viện có 81,2% 
bệnh nhân có biểu hiện chán ăn hoặc ăn 
ít đặc biệt có 5 người bệnh (19,8%) chống 
đối không ăn. Kết luận : Hầu hết các triệu 
chứng cơ bản của người bệnh RLTC đều 
được cải thiện có ý nghĩa sau hai tuần điều 
trị. Cần phát hiện, theo dõi sát người bệnh 
có ý tưởng tự sát tránh nguy cơ gây hại cho 
người bệnh.
Từ khóa: nhận định điều dưỡng, trầm cảm
SUMMARY OF RECOMMENDATIONS ON ADOLESCENT HEART DISEASE AT THE 
NAMDINH PSYCHIATRIC HOSPITAL
ABSTRACT
Obsjectives: To assess the care of 
depressed patients through prehospital care, 
physical examination, and comparison of 
care through treatment time. Subjects and 
methods: Cross-sectional descriptive study, 
interviewed 51 patients diagnosed with 
depressive disorder. Results of preoperative 
history and physical examination. The onset 
of the majority is in the 30-59 age group. The 
proportion of women is higher than in men. 
The psychological, environmental and social 
factors related to depression account for the 
highest proportion of economic difficulties, 
patients with chronic diseases and a number 
of other factors. Relatives die, social evils. 
Most of the patients admitted to the hospital 
were in slow or no contact. Some clinical 
symptoms of mood, motor depression in 
patients with high frequency of depression; 
bored, depressed; loss of interest, enjoyment; 
.... Patients in the hospital have sleep 
disorders at different levels. 3.9% of patients 
had suicidal ideation and behavior upon 
admission. On the first day of hospitalization, 
81.2% of the patients had anorexia or poor 
eating. In particular, five patients (19.8%) 
resisted eating. Conclusions: Most of 
the underlying symptoms of RLTC are 
significantly improved after two weeks of 
treatment. Need to detect, closely monitor 
patients with the idea of self-suicide avoids 
the risk of harm to patients.
Key words: nursing diagnosis, 
depression
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là bệnh có khuynh hướng tái 
diễn nhiều lần gây chi phí lớn cho xã hội. 
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1998) 
mỗi năm có tới 100 triệu người được ghi 
nhân trầm cảm. Ở Việt Nam, theo thống kê 
khoảng 3-5% dân số mắc trầm cảm. Bệnh 
diễn biến từ nhẹ đến nặng. Trạng thái nhẹ 
có thể khó phân biệt với bình thường. Ở 
trạng thái vừa, người bệnh gặp khó khăn để 
hoàn thành các chức năng thông thường. Ở 
trạng thái nặng, người bệnh thường không 
thể làm việc được, nguy cơ tự sát cao.
Trẻ em và vị thành niên trầm cảm có 
thể dẫn tới bỏ học hoặc học kém. Ở người 
già, trầm cảm làm cho người bệnh lo lắng 
thái quá, giảm trí nhớ. Trong bản báo cáo 
“Gánh nặng bệnh tật toàn cầu” của trường 
Y Harvard phối hợp Tổ chức WHO đã 
tiên đoán rằng đến năm 2020 trầm cảm là 
nguyên nhân quan trọng của gánh nặng này.
Như vậy, việc điều trị, chăm sóc người 
bênh trầm cảm có ý nghĩa rất lớn về mặt 
xã hội. Bên cạnh liệu pháp hóa dược, công 
tác chăm sóc, theo dõi người bệnh đóng 
96
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
vai trò quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa 
công tác nhận định điều dưỡng trong chăm 
sóc người bệnh trầm cảm, từng bước nâng 
cao kỹ năng chăm sóc người bệnh chúng 
tôi thực hiện đề tài: “Một số nhận định điều 
dưỡng trên bệnh nhân trầm cảm điều trị 
nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Nam định” 
với mục tiêu: 1) Nhận định chăm sóc người 
bệnh trầm cảm qua khai thác tiền sử. 2) 
Nhận định chăm sóc người bệnh trầm cảm 
qua khám thực thể và so sánh nhận định 
chăm sóc qua các thời điểm điều trị.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm
Nghiên cứu được thực hiện từ 2014-
2015 trên người bệnh được chẩn đoán xác 
định rối loạn trầm cảm (RLTC) tại bệnh viện 
Tâm thần Nam Định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt 
ngang
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn 
bộ (trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 
12/2014 chúng tôi thu thập được n = 51)
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh được 
chẩn đoán xác định Rối loạn trầm cảm theo 
tiêu chuẩn ICD 10 đang điều trị nội trú tại 
bệnh viện Tâm thần Nam Định. Tiêu chuẩn 
loại trừ: Trầm cảm sau phân liệt, Rối loạn 
phân liệt cảm xúc loại trầm cảm; Trầm cảm 
tái diễn; Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm.
2.2.3. Công cụ và phương pháp thu 
thập số liệu
Bộ công cụ nghiên cứu được xây dựng 
dựa trên mục tiêu nghiên cứu để đánh giá 
được tình trạng nhận định chăm sóc của 
người bệnh. Sử dụng phương pháp khám, 
quan sát và phỏng vấn để thu thập thông tin 
nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu: 
Các số liệu sau khi thu thập được quản lý, 
làm sạch trước khi đưa vào phân tích. Sụ tần 
số và tỷ lệ % để mô tả các biến số. Sử dụng 
test khi bình phương để kiểm định sự khác 
biệt giữa các nhóm với mức ý nghĩa p < 0,05.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Một số đặc điểm chung đối tượng
Đa số người bệnh trong nhóm tuổi từ 30-
59 (78,4%), nữ mắc trầm cảm nhiều hơn nam 
(68,7% so với 31,3%). Nghiên cứu Trần Hữu 
Bình (2005) cho thấy RLTC gặp ở nhóm tuổi 
40 -59 là nhiều hơn cả (54,7%) và giảm dần 
ở độ tuổi 60 - 70 tuổi (17,6%). Tỷ lệ RLTC ở 
nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 2/1. Nghề nghiệp 
của người bệnh RLTC chiếm tỷ lệ cao nhất 
là nông dân. Người bệnh nghề nghiệp tự do 
có tỷ lệ đứng thứ hai (11,8%). Tiếp theo là 
công nhân (9,8%), học sinh (7,8%) và thấp 
nhất là công chức (5,9%). Người bệnh sống 
ở nông thôn là chủ yếu chiếm tỷ lệ 86.3% 
trong khi đó ở thành thị tỷ lệ này là 13.7%. 
Chiếm số đông là người bệnh có trình độ học 
vấn tiểu học, trung học cơ sở (72.5%); chỉ 
có 5.9% người bệnh có trình độ cao đẳng, 
đại học. Tỷ lệ kết hôn ở người bệnh trầm 
cảm có tỷ lệ cao nhất (66,7%); chưa kết hôn 
là 17,6%; ly hôn là 9,8%; goá bụa là 5,9%. 
Nghiên cứu của Trần Hữu Bình cho thấy tỷ 
lệ RLTC ở những người kết hôn là 82,3%, ly 
hôn 11,7%, góa là 41,2%. 
3.2. Nhận định người bệnh thông qua 
khai thác tiền sử
Bảng 3.1. Một số yếu tố tâm lý, môi 
trường, và xã hội có liên quan
Các yếu tố Số lượng
Tỷ lệ 
% 
Mắc các bệnh mãn tính 11 21,5
Kinh tế khó khăn 20 39,3
Người thân chết 02 3,9
Làm ăn thua lỗ 05 9,8
Mâu thuẫn gia đình 04 7,8
Tệ nạn xã hội 03 5,9
Gia đình có người mắc 
bệnh tâm thần 06 11,8
Cộng 51 100
Các sang chấn gia đình và xã hội có tỷ lệ 
thấp hơn, phổ biến nhất là các vấn đề khó 
khăn về kinh tế (39,3%) và yếu tố bệnh tật 
(21,5). Các yếu tố trên có thể là yếu tố kèm 
theo, thúc đẩy hoặc có thể là nguyên nhân 
thúc đẩy trầm cảm.
97
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
Bảng 3.2. Lý do người bệnh nhập 
viện và lần nhập viện
Vấn đề nhận định Số lượng Tỷ lệ % 
Lý do NB nhâp viện
Mất ngủ + lo âu 12 23,5
Mất ngủ +buồn chán 39 76,5
Lần nhập viện
Lần 1 41 80,4
Lần 2 07 13,7
≥ 3 lần 03 5,9
3.3. Nhận định người bệnh RLTC thông 
qua khám thực thể và so sánh nhận định 
qua các thời điểm điều trị
Thời điểm nhập viện tỷ lệ người bệnh 
có thể trạng BMI thấp chiếm tỷ lệ khá cao 
(68,6%), sau 2 tuần điều trị tỷ lệ này được 
cải thiện một phần (58,8%). Có 26 người 
bệnh tương đương với tỷ lệ 51% khi nhập 
viện có da - niêm mạc kém hồng. Sự khác 
biệt về thể trạng, da - niêm mạc không có ý 
nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 3.3)
Bảng 3.3. Nhận định về toàn trạng của người bệnh
Nội dung
Ngày 1 Ngày 15
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Thể trạng 
(BMI )
Gầy 35 68,6 30 58,8
> 0,05Trung bình 13 25,5 18 35,3
Thừa cân 03 5,9 03 5,9
Da - Niêm 
mạc
Kém hồng 18 35,3 10 19,6
> 0,05Xanh 08 15,7 06 11,8
Hồng 25 49 35 68,6
Bảng 3.4. Mạch và huyết áp của người bệnh
Chỉ số
Ngày 1 Ngày 15
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Mạch
Chậm 0 0 0 0
Bình thường 51 100 0 0
Nhanh 0 0 0 0
Huyết áp
Thấp 8 15,7 9 17,7
Bình thường 39 76,5 42 82,3
cao 04 7,8 0 0
Chỉ số huyết áp của người bệnh ở ngưỡng bình thường chiếm tỷ lệ 76,5%. Thời điểm 
nhập viện có 15,7% người bệnh có chỉ số huyết áp thấp và 7,8% bệnh nhân có chỉ số huyết 
áp cao.
Bảng 3.5. Các biểu hiện chung của người bệnh
Nội dung
Ngày 1 Ngày 15
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Thái độ tiếp xúc
Tiếp xúc bình thường 0 0 45 88,2
<0,001Tiếp xúc chậm 39 76,5 06 11,8
Không tiếp xúc được 12 23,5 0 0
Trang phục
Gọn gàng 29 56,8 51 100
<0,001Kém gọn 14 27,5 0 0
Lôi thôi 08 15,7 0 0
98
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
Bảng 3.6. Khí sắc người bệnh trầm cảm
Triệu chứng
Ngày 1 Ngày 15
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Buồn chán - phiền muộn 51 100 12 23,5
Giảm/ Mất quan tâm thích thú 49 96 15 29,4
Bi quan, tự ti 09 17,6 0 0
Giảm hoặc mất đáp ứng cảm xúc 19 37,3 2 3,9
Dễ bị kích thích 07 13,7 0 0
ý tưởng tự sát 02 3,9 0 0
Triệu chứng lâm sàng của trầm cảm gặp tần số cao ở thời điểm nhập viện: Buồn chán, 
phiền muộn (100%), tỷ lệ này thay đổi ở ngày điều trị thứ 15 giảm xuống còn 23,5%. Người 
bệnh giảm hoặc mất quan tâm thích thú chiếm 96%, ở ngày thứ 15 tỷ lệ này còn 29,4%. 
Triệu chứng giảm hoặc mất đáp ứng cảm xúc ở ngày đầu chiếm 37,3%, ngày thứ 15 tỷ lệ 
giảm xuống còn 3,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu của Trần 
Viết Nghị và cộng sự (2005) cho thấy triệu chứng lâm sàng gặp tần số cao ở bệnh nhân 
trầm cảm: Buồn chán (100%); mất quan tâm, thích thú (93,7%); giảm năng lượng, dễ mệt 
mỏi (87,5%); khó tập chung chú ý (87,5%); cảm giác đuối sức (87,5%); chán ăn (75,0%). 
Nghiên cứu của Trần Hữu Bình (2005) cho thấy triệu chứng RLTC thường gặp nhất là 
chóng mệt mỏi (95,2%); mất quan tâm, thích thú và kém tập chung chú ý (88,8%); khí sắc 
trầm (85,8%). Nghiên cứu nhận định của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả.
Bảng 3.7. Sự ức chế tâm thần vận động ở người bệnh trầm cảm
Triệu chứng
 Ngày 1 Ngày 15
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Kém tập chung chú ý 47 92,2 19 37,3
Cảm giác đuối sức với cuộc sống 20 39,2 0 0
Chóng mệt mỏi 42 82,3 12 23,5
Lười vận động 51 100 07 13,7
Thời điểm nhập viện, các triệu chứng phổ biến của trầm cảm gặp với tần số cao, sau 15 
ngày điều trị tỷ lệ giảm còn 37,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Đứng 
thứ 2 là triệu chứng chóng mệt mỏi (82,3%), tỷ lệ này được cải thiện ở ngày thứ 15 là 
23,5%; 100% số người bệnh khi nhập viện đều ở tình trạng lười vận động, sau 15 ngày tỷ 
lệ này chỉ được cải thiện một phần (13,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.8. Các yếu tố nguy cơ tự sát trong trầm cảm
Triệu chứng
 Ngày thứ 1 Ngày 15
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Hiện tại có ý tưởng tự sát 02 3,9 0 0
Trạng thái kích thích lo âu 07 13,7 0 0
Hoang tưởng bị tội 02 3,9 0 0
Tiền sử có ý tưởng và hành vi tự sát 02 3,9
Gia đình có người tự sát 0 0 0 0
Sống cô độc 0 0 0 0
99
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
Bảng 3.9. Các vấn đề về ăn uống, giấc ngủ ở người bệnh trầm cảm
Vấn đề
Ngày 1 Ngày 15
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Giấc ngủ
Giấc ngủ bình thường 0 0 26 51
Hay thức giấc 8 15,7 3 5,9
Ngủ ít 28 54,9 22 43,1
Ngủ nhiều 0 0 0 0
Mất ngủ hoàn toàn 15 29,4 0 0
Ăn uống
Ăn uống bình thường 0 0 39 76,5
Ăn ít 7 13,7 12 23,5
Chán ăn 39 76,5 0 0
Chống đối không ăn 5 19,8 0 0
100% người bệnh nhập viện đều có sự rối loạn về giấc ngủ; (54,9%) người bệnh có ngủ 
ít; 15,7% người bệnh hay thức giấc; 29,4% người bệnh mất ngủ hoàn toàn. Sự rối loạn giấc 
ngủ được cải thiện ở ngày thứ 15. Người bệnh chán ăn chiếm tỷ lệ cao nhất ở thời điểm 
nhập viện (76,5%), có 13.7% người bệnh ăn ít đặc biệt có 5 người bệnh chống đối không 
ăn (19,8%). Tuy nhiên ở ngày thứ 15 đã có 76,5% người bệnh ăn uống bình thường, còn 
23,5% người bệnh ăn ít. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 
Bảng 3.10. Triệu chứng tâm thần và các triệu chứng cơ thể khác
Triệu chứng
Ngày 1 Ngày 15
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Hoang tưởng 10 19,6 0 0
< 0,05
Đau đầu 15 29,4 0 0
Hoa mắt chóng mặt 8 15,7 3 5,9
> 0,05
Sút cân 12 23,5 7 13,7
Khô miệng 0 0 13 25,5 < 0,05
Bảng 3.10 cho thấy các triệu chứng cơ thể phối hợp trên người bệnh RLTC khá phong 
phú. Có 29,4% người bệnh nhập viện có triệu chứng đau đầu; 12 người bệnh (23,5%) bị 
sút cân; 15,7% người bệnh có hoa mắt, chóng mặt. Ngày thứ 15 điều trị người bệnh không 
còn đau đầu, còn 5,9% số người bệnh còn hiện tượng hoa mắt, chóng mặt; 10 người bệnh 
thời điểm nhập viện có hoang tưởng. Ngày điều trị thứ 15 có 13 người bệnh (25,5%) có 
biểu hiện khô miệng. 
Bảng 3.11. Sự quan tâm của gia đình
Mức độ Số lượng Tỷ lệ % p
Thường xuyên 21 41,2
p1&2+3 > 0,05
Không thường xuyên 27 53
Không quan tâm 03 5,8
Cộng 51 100
Có 58,8% NB không được sự quan tâm hoặc quan tâm không thường xuyên của người 
nhà khi nhập viện. Sự khác biệt về mức độ quan tâm của gia đình người bệnh không có ý 
nghĩa thống kê với p > 0,05
100
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 04
Bảng 3.12. Tình trạng vệ sinh cá nhân
Nội dung
Ngày 1 Ngày 15
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Tự vệ sinh cá nhân 0 0 41 80,4
< 0,001Phải có sự hỗ trợ 44 86,3 10 19,6
Làm giúp hoàn toàn 7 13,7 0 0
Chiếm tỷ lệ 86,3% người bệnh khi nhập viện cần sự hỗ trợ của điều dưỡng trong công 
tác vệ sinh cá nhân, tuy nhiên ở ngày thứ 15 tỷ lệ này còn 19,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,001. Có 13,7% người bệnh cần người điều dưỡng giúp họ hoàn toàn 
trong công việc vệ sinh cá nhân, tuy nhiên ở ngày thứ 15 không còn tình trạng đó; 80,4% 
người bệnh ở ngày thứ 15 đã tự chăm sóc vệ sinh cá nhân.
Bảng 3.13. Phân cấp chăm sóc
Nội dung
Ngày 1 Ngày 15
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Chăm sóc cấp I 7 13,7 0 0
< 0,001Chăm sóc cấp II 44 86,3 22 43,1
Chăm sóc cấp III 0 0 29 56,1
Chiếm tỷ lệ 86,3% người bệnh ở ngày thứ nhất cần thực hiện chế độ chăm sóc cấp II và 
ngày thứ 15 tỷ lệ còn 43,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
4. KẾT LUẬN: 
Qua nghiên cứu trên 51 người bệnh rút ra 
kết luận như sau: RLTC có thể gặp ở mọi lứa 
tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá và các 
vùng miền sinh sống khác nhau. Tuy nhiên 
tỷ lệ người bệnh RLTC chủ yếu nằm trong 
độ tuổi lao động do đó gây chi phí lớn cho xã 
hội, giảm chất lượng cuộc sống và gia đình. 
Các tác động, những sự kiện bất lợi trong 
cuộc sống: Kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia 
đình, tệ nạn xã hội...làm tăng yếu tố nguy 
cơ trầm cảm. Phát hiện, theo dõi sát người 
bệnh có ý tưởng tự sát tránh nguy cơ gây 
hại cho người bệnh. Hầu hết các triệu chứng 
cơ bản của người bệnh RLTC đều được cải 
thiện có ý nghĩa sau hai tuần điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hữu Bình (2005) Nghiên cứu 
RLTC tại một phường dân cư thành phố Hà 
Nội, Chuyên đề Tâm thần học, số 8, tr 130-
134
2. Trần Viết Nghị và CS (2005), Nghiên 
cứu sức khoẻ tâm thần nhân viên y tế ngành 
lao, Chuyên đề tâm thần học số 8, tr 97. 
3. Nguyễn Viết Thiêm (2001), Lo âu và 
trầm cảm trong thực hành tâm thần học, Nội 
san tâm thần học, số 6, tr 36.
4. Lương Hữu Thông và cộng sự (2003), 
Một số nhận xét về các trường hợp tự sát 
được cấp cứu và điều trị tại 3 bệnh viên 
ở Biên Hoà- Đồng nai, Thông tin chuyên 
ngành, số 39.
5. Nguyễn Việt, Nguyễn Minh Tuấn 
(2001), Biểu hiện cơ thể của Rối loạn trầm 
cảm, Nội san tâm thần học, số 6, tr 28.
6. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
- Bộ môn Điều dưỡng (2008). Bài giảng 
Quản lý Điều dưỡng tr 103-113.
7. Nghiên cứu Điều dưỡng (2007), Nhà 
xuất bản Y học.
8. Học viện Quân y (2003) Bệnh học tâm 
thần. Hà nội, Tr 38-80
9. Cơ sở lâm sàng tâm thần học (2003), 
Nhà xuất bản y học, Tr 6-13, tr 155-182
10. Michael H. Stone, M.D (2006), 
Historical Aspects of Mood Disorder, Mood 
Disorders, page 3- 16

File đính kèm:

  • pdfmot_so_nhan_dinh_dieu_duong_tren_nguoi_benh_tram_cam_dieu_tr.pdf