Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 8: Vi khuẩn gây bệnh ngoài da - Phẩm Minh Thu

VI KHUẨN GÂY BỆNH NGOÀI DA

Mục tiêu học tập

1.Mô tả được đặc điểm hình thể của vi khuẩn.

2.Nêu được khả năng gây bệnh và cách truyền

nhiễm của vi khuẩn gây bệnh ngoài da.

3.Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh

nhiễm của vi khuẩn gây bệnh ngoài da.

pdf 37 trang yennguyen 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 8: Vi khuẩn gây bệnh ngoài da - Phẩm Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 8: Vi khuẩn gây bệnh ngoài da - Phẩm Minh Thu

Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 8: Vi khuẩn gây bệnh ngoài da - Phẩm Minh Thu
Bộ môn VI SINH - Khoa Dược
ThS. DS PHẨM MINH THU
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 
VI KHUẨN 
GÂY BỆNH NGOÀI DA 
VI KHUẨN GÂY BỆNH NGOÀI DA
Mục tiêu học tập
1.Mô tả được đặc điểm hình thể của vi khuẩn.
2.Nêu được khả năng gây bệnh và cách truyền
nhiễm của vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
3.Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh
nhiễm của vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
Do Robert Koch phát hiện 1878 từ mủ mụn nhọt
Sự phân bố: 
• Rải rác trong đất, nước, không khí.
• Người: mũi, họng, nách, âm đạo, mụn nước và
các vùng trầy xướt trên da. 
• Nhân viên y tế, bệnh nhân tiểu đường, nhiễm HIV, 
viêm da mãn tính 
• Khoảng 30%-50% bệnh nhân nằm viện nhiễm
S.aureus kháng thuốc.
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Đặc điểm sinh học
 Hình dạng và nuôi cấy
− Hình cầu, ϕ 1µm, dạng chùm, Gr (+). 
− Không di động, không sinh bào tử. 
− Hiếu khí, kỵ khí tùy ý.
− Mọc dễ trên môi trường thông thường.
− Nhiệt độ thích hợp 370C. 
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Đặc điểm sinh học
 Hình dạng và nuôi cấy
− Trong môi trường giàu chất dinh dưỡng cho
những khuẩn lạc màu vàng do tiết sắc tố
carotenoid, tròn, lồi cao,
− Trên thạch máu có thể cho huyết giải β, α.
− Tụ cầu chia ra làm 4 loài: S.aureus. 
S.epidermidis, S.saprophiticus, S.haemolyticus.
 Đặc điểm sinh học
 Tính chất sinh hóa
− Catalase (+) đặc điểm phân biệt Streptococci (-).
− Phân hủy protein, gelatin, đông sữa, huyết tương. 
− Khử nitrat thành nitrit, 
− Lên men đường mannitol, glucose, maltose, 
saccharose, glycerin. 
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Sự đề kháng
− Sống được hàng tháng trong mủ khô
−Cồn 700 và ở 1000C bị diệt hoàn toàn
− Phát triển được ở nồng độ muối 7,5-9% (MSA)
− Sự tan rã băng nhiều lần không làm chết tụ cầu.
−Đề kháng cao với kháng sinh và kháng cùng lúc
với 4-5 loại kháng sinh. 
−Nhạy cảm với vert brilliant nên thường dùng để
điều trị các bệnh viêm mủ ngoài da.
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Sự đề kháng
− Một số kháng methicillin (Methicillin Resistance 
S.aureus - MRSA), do tạo ra các protein gắn vào 
vị trí tác động của kháng sinh. 
− Hiện nay có một số ít tụ cầu đề kháng được với 
cephalosporin các thế hệ. 
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Kháng nguyên
−Acid teichoic: làm tăng hoạt hóa bổ thể, chất bám 
dính niêm mạc mũi, gắn polysaccharid vào vách 
tụ cầu, là thành phần đặc hiệu của KN O.
− Protein A: gắn quanh bê ̀ mặt vách tụ cầu vàng và
100% chủng tụ cầu vàng có kháng nguyên này. 
− Vỏ polysaccharid: chỉ có ở một số chủng tụ cầu
có vỏ và có tác dụng chống thực bào. 
 Độc tố
α-toxin: ly giải hồng cầu, gây hại tiểu cầu, hoại tử da
β- toxin: gây độc tế bào, cả hồng cầu người
Leucocidin: gây độc bạch cầu, gây hoại tử da
Exfoliative toxin: tố gây tróc vảy, tạo vết bỏng
Enterotoxin: gây ngộ độc thức ăn, viêm ruột cấp
Toxic shock syndrome toxin: gây hội chứng sốc
nhiễm độc, thường gặp ở người nhiễm trùng vết
thương. 
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Enzyme 
− Coagulase: Đông huyết tương có ở chủng gây bệnh
− Hyaluronidase: phân hủy a.hyaluronic của tổ chức 
liên kết giúp vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô.
− β-Lactamase: Phá hủy vòng β-Lactamin, 
− Lipase: Phá hủy lipid
− Proteinase: Phá hủy protein
− Staphylokinase (Fibrinolysin): thủy giải fibrin làm
tan cục máu nhỏ tạo nên tắc mạch.
 Khả năng gây bệnh
Nhiễm trùng ngoài da
−Cư trú trên da, xâm nhập qua vết thương hay lổ 
chân lông tạo mủ: mụn nhọt, đầu đinh, apxe.
−Mức độ nhiễm tùy thuộc vào sự đề kháng của cơ 
thể và độc lực của vi khuẩn.
Nhiễm trùng huyết: 
−Nhiễm trùng trên không chữa lành, đưa đến biến 
chứng: nhiễm trùng huyết, gan, phổi, não,...
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Khả năng gây bệnh
 Ngộ độc thứ ăn: độc tố Enterotoxin gây ra
obuồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy nặng
o xuất hiện sau khi ăn 2-3h, bình phục 24-48h.
 Viêm ruột cấp tính:
odùng kháng sinh lâu, vi khuẩn ruột bị diệt
oS.aureus phát triển sinh độc tố và gây bệnh
 Nhiễm trùng bệnh viện: 
 Ngoài ra thường gặp: hội chứng phồng rộp da, 
viêm da hoại tử, sốc nhiễm độc. 
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Chẩn đoán
 Mẫu bệnh phẩm: mủ, dịch tiết niêm mạc, đờm, 
máu, chất nôn, thực phẩm. 
 Cấy mẫu: 
o Thạch máu: khuẩn lạc tròn, có thể cho huyết
giải β hoặc α. 
o Lên men manitol (MSA: Mannitol Salt Aagar).
o Nhuộm: Gram dương xếp dạng chùm nho.
o Coagulase (+), catalase (+).
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
 Điều trị 
- S.aureus đề kháng nhiều loại kháng sinh
- Phải làm kháng sinh đồ trước khi điều trị
- Nếu vi khuẩn đề kháng với Penicillin G
Methicillin và Cephalosporin thì dùng Vancomycin 
TỤ CẦU KHUẨN VÀNG
(Staphylococcus aureus)
16 Mụn nhọt do
Staphylococcus aureus
Bỏng trên da do
Staphylococcus aureus
Bệnh chốc lở do S.aureus
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
M. Leprae do Gerhard Armauer Hansen phát hiện 
1873 (có tên gọi Bacille de Hansen) 
− Gây bệnh phong/Hansen 
− Bắt màu phương pháp nhuộm acid-cồn.
− Chưa nuôi cấy được trong PTN.
− Sinh sản nhanh tại chổ tiêm khi tiêm trực 
khuẩn phong vào chuột Hamster hoặc loài 
động vật Armadillo 
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Đặc điểm sinh học
 Hình thể 
oHình que dài, mảnh, thẳng, đôi lúc hơi cong, 
thường sắp xếp song song thành nhóm
oKhông di động không sinh bào tử.
oChúng hiện diện trong tế bào, đôi khi thấy tự do 
bên ngoài các hạch lympho. 
 Đặc điểm sinh học
 Hình thể 
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Đặc điểm sinh học
 Sinh độc tố
o Chưa được xác định vì chưa tìm được động
vật thực nghiệm cảm thụ với vi khuẩn. 
o Nhưng chắc chắn trực khuẩn phong tạo ra nội
độc tố và chất gây dị ứng (allergy).
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Đặc điểm sinh học
Sức đề kháng
o Cao, sống trong tử thi thời gian rất dài. 
o Tuy nhiên ra ngoài cơ thể người, vi khuẩn 
chết rất nhanh chóng. 
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Khả năng gây bệnh
− Gây tổn thương mãn tính ở biểu mô và thần kinh
− Bệnh diễn tiến chậm 18 năm
− Ủ bệnh 3 - 6 năm, có chu kỳ thế hệ 14 ngày
− Có 3 thể lâm sàng
• Phong củ, 
• Phong u
• Phong trung gian
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Khả năng gây bệnh
Dạng phong củ (dạng nhẹ lành tính): 
o rối loạn thần kinh nhẹ, tiến triển chậm
o tổn thương khu trú tại chỗ:da và niêm mạc 
o các tổn thương chứa ít vi khuẩn, thường xơ 
hóa, ít lây nhiễm.
o p/ứng lepromin (+)
 Dạng phong u (dạng ác tính):
o da: nổi sần, sậm màu, tổn thương tạo u cứng,
o dây thần kinh: viêm, nhất là cẳng tay, chân
• đưa đến teo cơ, mất cảm giác
• rụng các ngón tay, chân gây tàn phế.
o tìm thấy nhiều vi khuẩn và lây nhiễm cao.
o p/ứng lepromin (-)
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Dạng phong trung gian:
o Có biểu hiện lâm sàng nằm giữa 2 dạng trên
o Nếu tìm thấy vi khuẩn nhiều là dạng phong u,
o Nếu tìm thấy ít vi khuẩn dạng phong củ. 
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Một số biến chứng của bệnh phong
o Do xâm nhập, lan toả vào các tổ chức 
o Do các phản ứng phong: liên quan với quá mẫn 
qua trung gian tế bào, phức hợp miễn dịch
o Do suy giảm miễn dịch
o Tổn thương thần kinh
o Biến chứng thứ phát: mất cảm giác, liệt và rối 
loạn chức năng thực vật
o Do kháng thuốc
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Chẩn đoán
 Trực tiếp 
 Bệnh phẩm: dịch từ mũi / da / sinh thiết
 Nhuộm Ziehl - Neelsen/kháng acid-cồn tìm vi 
khuẩn nội bào
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Chẩn đoán
 Gián tiếp: 
oTiêm dưới da bệnh nhân chất Lepromin 
oSau 24-48 giờ, sẽ cho phản ứng tăng cảm kiểu 
chậm giống như phản ứng tuberculin
– Phản ứng dương tính: dạng phong củ
– Phản ứng âm tính: dạng phong u do ko còn 
miễn dịch. 
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
 Điều trị
oPhải phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. 
oDùng kháng sinh Rifamycin, Clofazimin, Sulfon, 
Dapson. 
oPhối hợp thuốc để tránh đề kháng thuốc. 
oHiện nay, bệnh nhân phong được điều trị theo
phác đồ phòng chống phong quốc gia.
 Phát đồ điều trị bệnh phong
• Thể ít vi khuẩn: Thời gian 6 tháng.
- Rifampicin 600 mg: 1 tháng/1 lần có kiểm soát.
- Dapson 100 mg: tự uống hàng ngày.
• Thể nhiều vi khuẩn: Thời gian 1 năm.
- Rifampicin 600 mg: 1 tháng/1 lần có kiểm soát.
- Clofazimin 300 mg: 1 tháng/1 lần có kiểm soát.
- Clofazimin 50 mg: tự uống hàng ngày.
- Dapson 50 mg: tự uống hàng ngày.
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
Phòng ngừa
− Tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức:
• để mọi người hiểu rõ bệnh phong, 
• không xa lánh, sợ hãi, 
• tránh kỳ thị,
− Phòng ngừa bằng Sulfon cho những người 
thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân.
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
Phòng ngừa
− Tiêm ngừa BCG nhưng hiệu quả không cao
− Tránh tiếp xúc trực tiếp dịch mũi, miệng của 
bệnh nhân.
−Rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc, tiếp xúc với 
bệnh nhân.
VI KHUẨN GÂY BỆNH PHONG
(Mycobacterium leprae)
Hình ảnh của người mắc bệnh phong
Lepromatous Leprosy Pre-
and Post-Treatment

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_vi_sinh_hoc_bai_8_vi_khuan_gay_benh_ngoa.pdf