Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng

lỵ và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ. Trước hết,

nhóm nghiên cứu kiểm tra tính đúng của dược liệu về một số chỉ tiêu (mô tả, bột, định tính). Tiếp

theo, sử dụng các mô tả trong 3 tài liệu để xác nhận kết quả kiểm tra tính đúng. Sau đó, xây dựng

quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ theo phương pháp ghi trong phụ lục 1.1 -

Dược điển Việt Nam V. Cuối cùng, nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc từ

bài thuốc chữa hội chứng lỵ (mô tả, mất khối lượng do làm khô, định tính, pH, độ đồng nhất).

Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ, đã bào

chế được 29,38 g cao đặc với độ ẩm 15,77% và hiệu suất chiết xuất 6,56% và đánh giá được 5 chỉ

tiêu chất lượng của cao đặc.

pdf 8 trang yennguyen 1120
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ

Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 93 
XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÀO CHẾ CAO ĐẶC 
TỪ BÀI THUỐC CHỮA HỘI CHỨNG LỴ 
Phạm Thùy Linh*, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thị Hương, Trần Thị Lan Anh 
 Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng 
lỵ và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ. Trước hết, 
nhóm nghiên cứu kiểm tra tính đúng của dược liệu về một số chỉ tiêu (mô tả, bột, định tính). Tiếp 
theo, sử dụng các mô tả trong 3 tài liệu để xác nhận kết quả kiểm tra tính đúng. Sau đó, xây dựng 
quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ theo phương pháp ghi trong phụ lục 1.1 - 
Dược điển Việt Nam V. Cuối cùng, nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của cao đặc từ 
bài thuốc chữa hội chứng lỵ (mô tả, mất khối lượng do làm khô, định tính, pH, độ đồng nhất). 
Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ, đã bào 
chế được 29,38 g cao đặc với độ ẩm 15,77% và hiệu suất chiết xuất 6,56% và đánh giá được 5 chỉ 
tiêu chất lượng của cao đặc. 
Từ khóa: Dược học; Phèn đen; Seo gà; Mơ lông; Cỏ tranh; Gừng; Hội chứng lỵ; Cao đặc 
Ngày nhận bài: 16/10/2019; Ngày hoàn thiện: 13/01/2020; Ngày đăng: 16/01/2020 
STUDY OF PREPARING THE EXTRACTUM FROM THE REMEDY 
TREATING DYSENTERY 
 Pham Thuy Linh*, Nguyen Quoc Thinh, Nguyen Thi Huong, Tran Thi Lan Anh 
TNU - University of Medicine and Phamarcy 
ABSTRACT 
The objectives of this study are to prepare the extractum from the remedy treating dysentery and 
evaluate some quality indicators of this extractum. Firstly, checking the correctness of five 
medicinal materials about three criteria (description, powder, qualitative). Secondly, using the 
description in 3 documents to confirm the test results for correctness. Thirdly, developing a 
extractum preparing process from the remedy treating dysentery according to the method listed in 
Appendix 1.1 - Vietnamese Pharmacopoeia V. And lastly, evaluating some quality indicators of 
this extractum (description, loss of weight due to drying, qualitative, pH, uniformity). This study 
has constructed the extractum preparing process from the remedy treating dysentery and evaluated 
five quality indicators of this extractum. 
Keywords: Pharmacy; Phyllanthus reticulates Poir.; Pteris serrulata L.f; Paederia foetida L.; 
Imperata cylindrical (L.) Beauv.; Zingiber officinale Roscoe.; Dysentery; Extractum 
Received: 16/10/2019; Revised: 13/01/2020; Published: 16/01/2020 
* Corresponding author. Email: phamlinh1702@gmail.com
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 94 
1. Đặt vấn đề 
Hội chứng lỵ là một trong những nguyên 
nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em 
tại các nước đang phát triển [1]. Hầu hết các 
trường hợp bệnh lỵ ở vùng nhiệt đới là do 
trực khuẩn Shigella gây ra [2]. Các thuốc tây 
y để điều trị gồm nhiều nhóm thuốc khác 
nhau như kháng sinh, trợ tim, hạ sốt, an thần, 
giảm đau mà nếu dùng lâu sẽ gây ra nhiều 
tác dụng phụ. Trong khi đó, nước ta có nguồn 
dược liệu phong phú, nhân dân ta có nhiều 
kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc chữa hội 
chứng lỵ với ít tác dụng phụ hơn khi dùng kéo 
dài. Do đó, việc nghiên cứu vị thuốc hỗ trợ 
điều trị hội chứng lỵ có nguồn gốc từ thảo 
dược là cần thiết. 
Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc điều 
trị hội chứng lỵ cấp tính với các cây thuốc 
Nam (rễ phèn đen 20 g, dây mơ lông 20 g, 
toàn cây seo gà 20 g, rễ cỏ tranh 20 g, gừng 
sống 3 lát) hợp với thổ nhưỡng của Thái 
Nguyên. Vì vậy, phát triển sản phẩm từ bài 
thuốc để hỗ trợ điều trị hội chứng lỵ vừa góp 
phần nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu 
và bài thuốc vừa giúp phát triển kinh tế của 
địa phương. 
Nhưng để từng bước tạo ra một sản phẩm hỗ 
trợ điều trị từ bài thuốc thì đòi hỏi phải xây 
dựng các chỉ tiêu chất lượng của cao thuốc để 
đánh giá, quản lý chất lượng và thử các tác 
dụng dược lý. Do đó, nhóm nghiên cứu thực 
hiện đề tài: “Xây dựng quy trình bào chế cao 
đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ”. Đề tài 
được thực hiện với hai mục tiêu: 
- Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài 
thuốc chữa hội chứng lỵ (phèn đen, mơ lông, 
seo gà, cỏ tranh, gừng). 
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của cao 
đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ (phèn đen, 
mơ lông, seo gà, cỏ tranh, gừng). 
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Vỏ thân cây phèn đen (Phyllanthus reticulates 
Poir.) được thu hái tại tỉnh Thái Nguyên vào 
tháng 3 năm 2019 và phơi khô để dùng cho 
nghiên cứu. 
Toàn cây seo gà (Pteris serrulata L.f.) tại tỉnh 
Thái Nguyên vào tháng 3 năm 2019 và phơi 
khô để dùng cho nghiên cứu. 
Dây mơ lông (Paederia foetida L.) thu hái tại 
tỉnh Thái Nguyên vào tháng 7 năm 2019 và 
dùng ngay trong ngày khi dược liệu còn tươi. 
Thân rễ cỏ tranh (Imperata cylindrical (L.) 
Beauv.) được thu hái tại tỉnh Thái Nguyên 
vào tháng 4 năm 2019. 
Thân rễ gừng (Zingiber officinale Roscoe.) 
được thu hái tại tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8 
năm 2019 và dùng ngay trong ngày khi dược 
liệu còn tươi. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Kiểm tra tính đúng của dược liệu 
- Mô tả: Quan sát ở ánh sáng thường. Mô tả 
màu sắc, hình dạng, kích thước, thể chất và 
mùi vị theo phương pháp ghi trong phụ lục 
12.2 - Dược điển Việt Nam V [3]. 
- Vi phẫu: Cắt lát mỏng dược liệu, tẩy bằng 
dung dịch javen và acid acetic, nhuộm bằng 
xanh methylen và đỏ carmin. Quan sát đặc 
điểm dưới kính hiển vi. Chụp ảnh các đặc 
điểm soi được. Tiến hành theo phương pháp 
ghi trong tài liệu [4]. 
- Bột: Thái nhỏ dược liệu, sấy khô, tán thành 
dạng bột thô, rây lấy bột mịn. Làm tiêu bản 
bột bằng phương pháp giọt ép. Quan sát đặc 
điểm dưới kính hiển vi. Chụp ảnh các đặc 
điểm soi được. Tiến hành theo phương pháp 
ghi trong tài liệu [4]. 
- Định tính: Định tính các nhóm hợp chất 
chính bằng phản ứng hóa học thường quy 
theo các phương pháp ghi trong 3 tài liệu [3], 
[5], [6]. 
Sử dụng các mô tả trong 3 tài liệu [3], [5], [6] 
để xác nhận kết quả kiểm tra tính đúng. 2.2.2. 
Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài 
thuốc chữa hội chứng lỵ 
Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài 
thuốc chữa hội chứng lỵ theo phương pháp ghi 
trong phụ lục 1.1 - Dược điển Việt Nam V [3]: 
- Lựa chọn dung môi chiết xuất và phương 
pháp chiết xuất để thu được dịch chiết có tác 
dụng kháng lại Shigella. 
- Bào chế cao qua 2 giai đoạn 
Giai đoạn I: Chiết xuất dược liệu bằng các 
dung môi và phương pháp chiết thích hợp. 
Giai đoạn II: Dịch chiết được cô thành cao đặc. 
2.2.3. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng 
của cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ 
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 95 
- Mô tả: Quan sát cao ở ánh sáng tự nhiên. 
Mô tả màu sắc, thể chất và mùi vị của cao. 
- Mất khối lượng do làm khô: Xác định theo 
phương pháp ghi trong phụ lục 9.6 - Dược 
điển Việt Nam V [3]. Cân 0,5 g cao đặc lên 
mặt kính đồng hồ, dàn mỏng. Sấy ở 105oC 
đến khối lượng không đổi, lấy ra cho vào bình 
hút ẩm, để nguội. Cân khối lượng cao đặc sau 
khi sấy. 
- Định tính: Định tính các nhóm hợp chất trong 
cao bằng các phản ứng hóa học thường quy theo 
các phương pháp ghi trong tài liệu [4], [7]. 
- pH: Xác định pH theo phương pháp ghi 
trong phụ lục 6.2 - Dược điển Việt Nam V [3]. 
Cân chính xác 1,0000 g cao đặc cho vào cốc 
có mỏ, đun sôi 3 lần, mỗi lần với 20 ml nước 
cất trong 5 phút, lọc dịch chiết qua giấy lọc 
thu được dịch lọc. Gộp dịch lọc cho vào định 
mức 100 ml, bổ sung nước tới vạch rồi đo pH 
của dung dịch. 
- Độ đồng nhất: Xác định bằng phương pháp 
hiển vi. Dùng đũa thủy tinh lấy cao đặc lên 
phiến kính, dùng lamen dàn thành lớp mỏng. 
Lấy lamen khác đậy lên cao. Đưa tiêu bản này 
lên kính, lấy vi trường. Quan sát đặc điểm ở vật 
kính 10. Chụp ảnh đặc điểm quan sát được. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Kiểm tra tính đúng của dược liệu 
3.1.1. Dược liệu phèn đen (Phyllanthus 
reticulates Poir.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên 
- Mô tả: 
Kết quả: Vỏ thân phèn đen là những mảnh vỏ 
hình vành khăn, dài 5- 8 cm, rộng 0,5-1,5 cm, 
dày 1-2 mm. Mặt ngoài màu nâu xám, xù xì; 
mặt trong màu nâu đến đen, tương đối nhẵn, 
có vân dọc nhỏ. Chất nhẹ và giòn, dễ bẻ gãy, 
mặt gãy không phẳng, lớp ngoài màu nâu 
xám, lớp trong màu đen. Mùi thơm nhẹ, vị 
hơi chát. 
Ảnh chụp dược liệu phèn đen được trình bày 
ở hình 1. 
Hình 1. Dược liệu phèn đen 
- Bột: 
Kết quả: 
Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần 
(6); Mảnh mạch vòng (4); Mảnh mạch điểm 
(5); Bó sợi (3); Tế bào mô cứng xếp thành 
đám, rõ ống trao đổi (1); Tinh thể calci oxalat 
hình khối (2); Mảnh mô mang tinh thể calci 
oxalat (7). Hình ảnh chụp đặc điểm bột dược 
liệu được trình bày trong hình 2. 
Hình 2. Đặc điểm bột dược liệu phèn đen 
- Định tính: Định tính nhóm hợp chất bằng các 
phản ứng hóa học được ghi trong tài liệu [5]. 
Kết quả: Các phản ứng dương tính. 
Kết luận: Dươc liệu phèn đen thu hái tại Thái 
Nguyên đạt tiêu chuẩn theo tài liệu [6] về các 
chỉ tiêu mô tả, bột, định tính. 
3.1.2. Dược liệu seo gà (Pteris serrulata L.f.) 
thu hái tại tỉnh Thái Nguyên 
- Mô tả: 
Kết quả: Dược liệu là toàn cây seo gà được 
cắt thành từng đoạn dài 9-12 cm. Thân rễ nhỏ, 
cứng, cong queo, màu nâu đen, dài 2,0-8,5 
cm, mang 1 đoạn cuống lá màu xanh nhạt, 
dài 3-7 cm. Đoạn cuống dài 11-12 cm. Lá 
chia thùy lông chim lẻ, gân lá rõ, cuống lá 
dài, có 2 loại: Lá sinh sản và lá không sinh 
sản. Phiến lá không sinh sản ngắn, phiến lá 
dài 3-9 cm, màu xanh nhạt, các thùy to nhỏ 
không đều, mọc đối nhau. Phiến lá sinh sản 
dài từ 2,5-11 cm, gồm các thùy mọc đối. Mùi 
thơm nhẹ. Vị ngọt, hơi đắng. Ảnh chụp dược 
liệu seo gà được trình bày trong hình 3. 
Hình 3. Dược liệu seo gà 
- Bột lá 
Kết quả: 
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 96 
Quan sát bột lá seo gà dưới kính hiển vi, nhận 
thấy: Mảnh biểu bì (1) mang lỗ khí (2); Mảnh 
mô mềm (6); Mảnh mạch thang (7); Sợi gỗ 
(5,8); Túi bào tử (4); Bào tử màu vàng nâu 
hoặc đen hơi tròn, có nhiều u sần nhỏ (3). 
Hình ảnh chụp đặc điểm bột dược liệu được 
trình bày trong hình 4. 
Hình 4. Đặc điểm bột lá seo gà 
- Định tính: Định tính nhóm hợp chất bằng các 
phản ứng hóa học được ghi trong tài liệu [6]. 
Kết quả: Các phản ứng dương tính 
Kết luận: Dược liệu đạt tiêu chuẩn theo [6] về 
chỉ tiêu mô tả và định tính. Dược liệu đạt tiêu 
chuẩn theo [5] về chỉ tiêu bột. 
3.1.3. Dược liệu mơ lông (Paederia foetida 
L.) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên. 
- Mô tả 
Kết quả: Đoạn thân dài 7-9 cm, thân mầu lục 
hoặc tím đỏ khi còn tươi, chuyển sang màu 
đen khi để khô. Lá mọc đối, hình bầu dục 
hoặc hình trứng, dài 5-10 cm, rộng 2-4 cm, 
mặt trên mầu lục, mặt dưới màu tím khi còn 
tươi, chuyển sang màu đen khi để khô; cuống 
lá dài 1-3 cm. Toàn cây có lông mềm. Dược 
liệu khi giã nát có mùi hắc. Vị đắng, hơi chát. 
Ảnh chụp dược liệu phơi khô và tươi được 
trình bày trong hình 5 và 6. 
Hình 5. Dược liệu khô 
Hình 6. Dược liệu tươi 
- Bột thân mơ lông 
Kết quả: 
Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì 
mang lỗ khí (1); Mảnh biểu bì mang lông che 
chở (2). Lông che chở đa bào (4); Mảnh mô 
mềm (3); Ảnh chụp đặc điểm bột được trình 
bày trong hình 7. 
Hình 7. Đặc điểm bột thân mơ lông 
- Bột lá mơ lông 
Kết quả: 
Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Lông che 
chở, nguyên vẹn hoặc gãy thành từng đoạn. 
Mỗi lông có 3 đến 4 tế bào chứa nang thạch, 
đầu nhọn, thỉnh thoảng có đoạn phình to, chứa 
chất màu vàng nhạt. Mặt ngoài lông xù xì. 
Riêng tế bào ở đầu lông nhẵn (2,5); Mảnh mô 
mềm (7); Mảnh mô dày (6); Mảnh mạch xoắn, 
mảnh mạch điểm (1,4); Bó sợi (3). Ảnh chụp 
đặc điểm bột được trình bày trong hình 8. 
Hình 8. Đặc điểm bột lá mơ lông 
- Định tính: Định tính nhóm hợp chất bằng các 
phản ứng hóa học được ghi trong tài liệu [6]. 
Kết quả: Các phản ứng dương tính. 
Kết luận: Dươc liệu thu hái tại Thái Nguyên 
đạt tiêu chuẩn theo tài liệu [6] về các chỉ tiêu 
mô tả, bột, định tính. 
3.1.4. Dược liệu cỏ tranh (Imperata 
cylindrical (L.) Beauv.) được thu hái tại tỉnh 
Thái Nguyên 
- Mô tả: 
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 97 
Kết quả: Thân rễ hình trụ, dài 10-20 cm, 
đường kính 0,2-0,4 cm. Mặt ngoài trắng ngà 
hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và 
nhiều đốt, mỗi đốt dài 0,5-2,5 cm, trên các đốt 
còn sót lại vết tích của lá vẩy và của rễ con. 
Dược liệu dai, dễ bẻ gãy ờ đốt, mặt bẻ có sợi. 
Mặt cắt ngang gần hình tròn, mặt ngoài lồi 
lõm không đều, ở giữa thường rách nứt. Dưới 
ánh sáng đèn tử ngoại 365 nm, phần tủy có 
phát quang màu xanh lơ. Dược liệu không 
mùi, không vị, sau hơi ngọt. Ảnh chụp dược 
liệu được trình bày trong hình 9. 
Hình 9. Dược liệu cỏ tranh 
- Bột 
Kết quả: 
Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì 
(2); Mảnh mô mềm (1); Sợi có 2 loại. Sợi có 
khoang rộng và có vách ngang xếp thành bó 
hay đứng riêng lẻ (6,7). Sợi có khoang hẹp và 
thành dày xếp bó hay đứng riêng lẻ (5); Mảnh 
mạch chấm (8); Mảnh mạch xoắn (4,9); Mảnh 
mạch vạch (3). Ảnh chụp đặc điểm bột dược 
liệu được trình bày trong hình 10. 
Hình 10. Đặc điểm bột dược liệu cỏ tranh 
- Định tính: Định tính nhóm hợp chất bằng các 
phản ứng hóa học được ghi trong tài liệu [3]. 
Kết quả: Các phản ứng dương tính. 
Kết luận: Dươc liệu thu hái tại Thái Nguyên 
đạt tiêu chuẩn theo tài liệu [3] về các chỉ tiêu: 
Mô tả, vi phẫu, bột, định tính. 
3.1.5. Dược liệu gừng (Zingiber officinale 
Roscoe.) được thu hái tại tỉnh Thái Nguyên 
- Mô tả 
Kết quả: Thân rễ không có hình dạng nhất 
định, thường phân nhánh, dài 7-10 cm, dày 3-5 
cm. Mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, 
có vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh 
trưởng của thân rễ. Vết bẻ màu trắng tro hoặc 
ngà vàng, có bột, vân tròn rõ. Mặt cắt ngang có 
sợi thưa. Mùi thơm, vị cay nóng. Ảnh chụp 
dược liệu được trình bày trong hình 11. 
Hình 11. Dược liệu Gừng 
- Bột 
Kết quả: 
Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Mảnh mô 
mềm (8) rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu 
màu vàng nhạt (7); Tinh bột (3); Mảnh bần 
(2); Sợi có thành mỏng (5); Mảnh mạch vạch 
(1); Mảnh mạch vòng (4); Mảnh mạch điểm 
(6). Ảnh chụp đặc điểm bột dược liệu được 
trình bày trong hình 12. 
Hình 12. Đặc điểm bột dược liệu gừng 
- Định tính: Định tính nhóm hợp chất bằng các 
phản ứng hóa học được ghi trong tài liệu [3]. 
Kết quả: Các phản ứng dương tính. 
Kết luận: Dươc liệu thu hái tại Thái Nguyên 
đạt tiêu chuẩn theo tài liệu [3] về các chỉ tiêu 
mô tả, bột, định tính. 
3.2. Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ 
bài thuốc chữa hội chứng lỵ 
Bào chế cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng 
lỵ với khối lượng dược liệu như sau: 
Phèn đen phơi khô 100 g (độ ẩm 13,2%) 
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 98 
Seo gà phơi khô 100 g (độ ẩm 13,7%) 
Mơ lông tươi 500 g (độ ẩm 78,8%) 
Cỏ tranh 100 g (độ ẩm 11,2%) 
Gừng tươi 10 g (độ ẩm 85%) 
Quy trình chiết xuất và bào chế cao đặc chiết 
từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ được tóm tắt ở 
sơ đồ hình 13. Khối lượng cao và hiệu suất 
chiết xuất thu được của 3 mẫu cao đặc được 
trình bày trong bảng 1. 
3.3. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của 
cao đặc từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ 
- Mô tả: Cao đặc có thể chất mềm, màu nâu 
đen, mùi thơm, vị cay, đắng. 
Đề nghị: Cao đặc phải có thể chất mềm, màu 
nâu đen, mùi thơm, vị cay, đắng. 
- Định tính: Định tính các nhóm hợp chất trong 
cao bằng các phản ứng hóa học thường quy theo 
các phương pháp ghi trong tài liệu [4], [6]. Mỗi 
thí nghiệm được tiến hành lặp lại ba lần. Kết 
quả được trình bày tóm tắt ở bảng 2. 
Đề nghị: Cao đặc phải chứa flavonoid, 
coumarin, tanin, saponin, iridoid. 
- pH: Mỗi mẫu cao đặc tiến hành đo 3 lần, lấy 
kết quả trung bình. Kết quả xác định pH của 
cao đặc được trình bày trong bảng 3. Đề nghị: 
Không được quá 20,0 % (1 g, 105°C, 5 h). - 
Mất khối lượng do làm khô: Mỗi mẫu cao đặc 
tiến hành đo 3 lần, lấy kết quả trung bình. Kết 
quả được trình bày ở bảng 4. 
Đề nghị: Không được quá 20,0 % (1 g, 
105°C, 5 h). 
- Độ đồng nhất: Cân 1 g cao đặc cho lên lam 
kính, đặt lamen lên ép sát, quan sát dưới kính 
hiển vi để kiểm tra độ đồng nhất của cao. 
Hình ảnh các mẫu cao đặc quan sát dưới kính 
hiển vi được trình bày ở hình 14. 
Bảng 1. Khối lượng cao và hiệu suất chiết xuất thu được của 3 mẫu cao đặc 
Mẫu 
cao 
Khối 
lượng 
seo gà 
khô 
kiệt (g) 
Khối 
lượng 
mơ 
lông 
khô 
kiệt (g) 
Khối 
lượng 
gừng 
khô 
kiệt 
(g) 
Khối 
lượng 
phèn 
đen 
khô 
kiệt (g) 
Khối 
lượng 
cỏ 
tranh 
khô 
kiệt (g) 
Tổng 
khối 
lượng 
dược 
liệu khô 
kiệt (g) 
Mất 
khối 
lượng 
do làm 
khô 
(%) 
Khối 
lượng 
cao 
đặc (g) 
Khối 
lượng 
cao 
đặc 
khô 
kiệt (g) 
Hiệu 
suất 
chiết 
(%) 
1 86,31 106,01 8,72 86,90 88,97 376,90 16,01 30,68 25,77 6,84 
2 86,40 106,0 8,89 87,05 88,88 377,25 15,75 29,45 24,83 6,58 
3 86,44 106,04 8,87 86,96 8,97 377,28 15,54 28,01 23,66 6,27 
Trung 
bình 
 15,77 29,38 24,75 6,56 
Hình 13. Sơ đồ quy trình chiết xuất và bào chế cao đặc chiết từ bài thuốc chữa hội chứng lỵ 
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 99 
Bảng 2. Kết quả định tính các nhóm hợp chất trong cao đặc 
STT Nhóm chất Tên phản ứng Kết quả Kết luận 
1 Flavonoid 
Phản ứng với dd kiềm (+) 
Có 
Phản ứng với amoniac (+) 
Phản ứng với dd FeCl3 5% (+) 
Phản ứng Cyanidin (+) 
2 Courmarin 
Phản ứng mở, đóng vòng lacton (+) 
Có 
Quan sát huỳnh quang (+) 
3 Saponin Quan sát hiện tượng tạo bọt (+) Có 
4 
Tanin 
Phản ứng với dd FeCl3 5% (+ ) 
Có Phản ứng với dd Gelatin 1% (+) 
Phản ứng với dd chì acetat 10% (+) 
5 Anthranoid Phản ứng Bornftraeger (+) Có 
6 Iridoid Phản ứng với TT Trim-Hill (+) Có 
7 Glycosid tim 
Phản ứng Keller – Kiliani (-) 
Không có 
Phản ứng Liebermann (+) 
Phản ứng Baljet (-) 
Phản ứng Legal (-) 
8 Alcaloid 
Phản ứng với TT Mayer (-) 
Không có Phản ứng với TT Dragendorff (-) 
Phản ứng với TT Bouchardat (-) 
Bảng 3. pH của cao đặc 
 C1 C2 C3 
pH 4,93 4,90 4,85 
Trung bình 4,89 
Bảng 4. Mất khối lượng do làm khô của cao đặc 
 C1 C2 C3 
Mất khối lượng do làm khô 16,01 15,75 15,54 
Trung bình 15,77 
Hình 14. Ảnh chụp các mẫu cao đặc quan sát 
dưới kính hiển vi vật kính 10 
Nhận xét: Các mẫu cao đặc có màu vàng, 
đồng nhất, không có váng mốc, vật lạ. 
Đề nghị: Quan sát dưới kính hiển vi, cao đặc phải 
đồng nhất, không được có váng mốc, vật lạ. 
4. Bàn luận 
- Về nguyên liệu của bài thuốc 
Vì phèn đen là cây nhỡ có thể cao 2-4 m, 
sống lâu năm. Nên để tăng tính bảo tồn dược 
liệu này, đề tài thay vỏ thân phèn đen cũng là 
vị dược liệu có tác dụng chữa lỵ [8] bằng rễ 
phèn đen trong quy trình bào chế cao đặc. 
Trong bài thuốc không nói rõ là dùng lá mơ 
lông tươi hay khô. Nhưng các tài liệu chuyên 
ngành đều cho rằng lá mơ lông tươi mới có 
tác dụng chữa lỵ. Nên dựa theo khảo sát về độ 
ẩm cả lá mơ lông tươi và khô, đề tài đã thay 
thế 100 g dây mơ lông trong bài thuốc bằng 
500 g dây mơ lông tươi để đảm bảo cao đặc 
được điều chế có tác dụng. 
- Về kiểm tra tính đúng của dược liệu 
Dựa theo các bản mô tả và phương pháp được 
ghi trong 3 tài liệu, nhóm tác giả đã thực 
nghiệm với một số chỉ tiêu quan trọng để 
kiểm tra tính đúng của dược liệu. Hiện nay, 
Ngành Dược đang cần giải quyết một số vấn 
đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng 
nhầm lẫn và giả mạo dược liệu trên thị 
trường. Chính vì vậy, đề tài đã tiến hành kiểm 
tra tính đúng của 5 vị thuốc trong bài thuốc. 
- Về xây dựng quy trình bào chế cao đặc 
Việc lựa chọn nhiệt độ chiết xuất luôn phải 
đảm bảo các hoạt chất trong vị thuốc không bị 
phá hủy trong quá trình bào chế cao đặc. Nên 
trong quá trình chiết xuất thân rễ gừng, nhóm 
nghiên cứu lựa chọn nhiệt độ 50oC vì tinh dầu 
gừng dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. 
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn dung môi chiết 
xuất với mục đích sau khi chiết xuất thu được dịch 
chiết có tác dụng kháng lại trực khuẩn lỵ Shigella 
là nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau: 
+ Mơ lông có tác dụng chữa lỵ do có nhóm 
chất iridoid và với dung môi cồn 50% có thể 
chiết được iridoid trong dược liệu. Mặt khác, 
dưới tác dụng của enzym có sẵn trong cây, 
iridoid glycosid dễ bị biến đổi thành các sản 
phẩm có màu đen, xanh đen hoặc xanh khi để 
dược liệu khô. Ngoài ra, hợp chất này cũng dễ 
bị thủy phân bởi acid và kiềm [7]. Nên đề tài 
Phạm Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 93 - 100 
 Email: jst@tnu.edu.vn 100 
dùng dung môi cồn 50% với phương pháp 
chiết nóng để chiết xuất dược liệu tươi ngay 
sau khi thu hái. Do đó, hợp chất này tránh 
được tác dụng của enzym có sẵn trong cây. 
+ Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy đề tài hay 
báo cáo nào có đề cập đến dịch chiết có khả 
năng kháng Shigella của vỏ thân phèn đen. 
Nên theo kinh nghiệm dân gian và cách dùng 
của bài thuốc được ghi trong sách Nam dược 
thần hiệu là sắc với nước, đề tài chọn dung 
môi chiết xuất là nước với phương pháp chiết 
nóng. Cũng có thể do trong phèn đen có tanin 
và flavonoid glycosid là hợp chất dễ tan trong 
nước nóng và có tác dụng kháng khuẩn [7]. 
+ Theo tài liệu [9], dịch chiết ethanol và 
methanol của thân rễ gừng có khả năng kháng 
lại vi khuẩn Shigella mạnh hơn dịch chiết 
nước. Bên cạnh đó, dung môi ethanol rẻ tiền, 
dễ kiếm và ít độc hại hơn methanol. Nên đề 
tài tiến hành dùng ethanol để chiết xuất theo 
phương pháp ngâm lạnh trong cồn tuyệt đối 
tham khảo trong tài liệu này để thu được dịch 
chiết có khả năng kháng lại vi khuẩn Shigella. 
+ Kinh nghiệm dân gian Việt Nam và trong 
sách Nam dược thần hiệu cũng dùng dịch 
chiết nước để chiết cỏ tranh. Ngoài ra, thí 
nghiệm nước sắc cỏ tranh trên môi trường 
nuôi cấy có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ 
Shigella [10]. Cụ thể nước sắc cỏ tranh có tác 
dụng kháng khuẩn in vitro trên Sh. Sonnei, 
Sh.flexneri, nhưng không có tác dụng lên Sh. 
Shigae [11]. Nên đề tài dùng dịch chiết nước 
với phương pháp chiết nóng để chiết xuất 
dược liệu khô. 
- Về đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của 
cao đặc 
Cao đặc có vị cay rất rõ. Đây có thể là do vị 
cay của tinh dầu gừng mang lại. 
Cao đặc có tính acid yếu. pH của dung dịch 
cao đặc 1% trong nước (khối lượng/thể tích) 
là 4,89 do trong 5 vị thuốc chủ yếu chứa các 
hợp chất có tính acid yếu. 
5. Kết luận 
- Đã kiểm tra tính đúng của 5 dược liệu gồm 
các chỉ tiêu: Mô tả, bột, định tính. 
- Đã xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ 
bài thuốc chữa hội chứng lỵ. 
- Đã bào chế được 29,38 g cao đặc với độ ẩm 
15,77% và hiệu suất chiết xuất 6,56%. 
- Đã đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của 
cao đặc: Mô tả (cao đặc có thể chất mềm, 
màu nâu đen, mùi thơm, vị cay, đắng), định 
tính (cao đặc có chứa flavonoid, coumarin, 
tanin, saponin, iridoid), pH=4,89, độ đồng 
nhất (cao đặc đồng nhất, không có váng mốc, 
bã dược liệu hoặc vật lạ). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. P. J. Guerin, C. Brasher and E. Baron, “Case 
management of a multidrug-resistant Shigella 
dysenteriae serotype 1 outbreak in a crisis context 
in Sierra Leone, 1999–2000,” Trans R. Soc Trop 
Med Hyg, 98, pp. 635–643, 2004. 
[2]. M. R. Amieva, “Important bacterial 
gastrointestinal pathogens in children: a 
pathogenesis perspective,” Pediatr Clin North Am, 
52, pp. 749–777, 2005. 
[3]. Ministry of Health, Pharmacopoeia V, (In 
Vietnamese), Medical Publshing House One 
Member Company Limited, Ha Noi, pp. 1061-
1385, 2018. 
[4]. Department of Pharmacognosy, Method of 
research in pharmacognosy (In Vietnamese), pp. 
4, 26-42, 2012. 
[5]. C. D. Nguyen, “Study on plant characteristics, 
chemical composition and some biological effects 
of Pteris multifida Poir. collected in Ba Vi, Ha 
Noi”, PhD thesis in pharmacy, Hanoi college of 
pharmacy, Ha Noi, 2016. 
[6]. L. T. Pham, L. P. Dinh, T. A. T. Nong, “Study of 
standardizing some materials of remedy treatmenting 
dysentery (Phyllanthus reticulates Poir., Paederia 
foetida L., Pteris serrulata L.f, Imperata cylindrica 
(L.) Beauv., Zingiber officinale L.),” (In 
Vietnamese), TNU Journal of Science and 
Technology, 187(11), pp. 179-185, 2018. 
[7]. Ministry of Health, Pharmacognosy episode 1 
(In Vietnamese), Medical Publshing House One 
Member Company Limited, Ha Noi, pp. 213, 283-
285, 2011. 
[8]. National institute of Medicinal materials, 
Medicinal plant materials and Medicinal animal 
materials in Viet Nam – episode II (In 
Vietnamese), Science and Technics Publishing 
House, 2004. 
[9]. I. Gull, M. Saeed, H. Shaukat, S. M. Aslam, 
Z. Q. Samra, A. M. Athar, “Inhibitory effect of 
Allium sativum and Zingiber officinale extracts on 
clinically important drug resistant pathogenic 
bacteria,” Ann Clin Microbiol Antimicrob, 11, p. 
8, 2012. 
[10]. X. Li, W. Wei, Chinese Materia Medica: 
Combinations & Applications, Donica Publishing, 
p. 331, 2002. 
[11]. National institute of Medicinal materials, 
Medicinal plant materials and Medicinal animal 
materials in Viet Nam – episode I (In 
Vietnamese), Science and Technics Publishing 
House, pp. 515-516, 876-880, 2004. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_quy_trinh_bao_che_cao_dac_tu_bai_thuoc_chua_hoi_chu.pdf