Đánh giá tác dụng bài thuốc hóa ứ thông mạch trong điều trị tai biến mạch máu não

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thƣ và tim mạch.

Tỷ lệ di chứng liệt vận động ngày càng tăng lên 92,62% do đó việc nghiên cứu điều trị phục hồi

các di chứng này là yêu cầu rất cần thiết hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: 1.Đánh giá tác dụng

phục hồi chức năng vận động do TBMMN sau giai đoạn cấp bằng thuốc Hóa ứ thông mạch qua

một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng. 2. Nhận xét tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên

lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 100 bệnh nhân chẩn đoán xác định

là Tai biến mạch máu não đã qua điều trị giai đoạn cấp bằng phƣơng pháp thử nghiệm lâm sàng, so

sánh trƣớc và sau điều trị, so sánh nhóm chứng; chia 2 nhóm: Nhóm A: 50 bệnh nhân dùng Hóa ứ

thông mạch; Nhóm B: 50 bệnh dùng điện châm. Đánh giá theo 4 mức độ: Tốt: Rankin độ I,

Barthel độ I; Khá: Rankin độ II, Barthel độ II; Trung bình: Rankin độ III, Barthel độ III; Kém:

Rankin và Barthel không thay đổi sau điều trị. Kết quả Sau liệu trình điều trị 30 ngày Bệnh nhân

độ I, II ở nhóm NC đạt tỷ lệ 72.2% cao hơn ở nhóm ĐC chiếm 68.5%; Bệnh nhân độ III còn

27.8% nhóm NC, 31.4% bệnh nhân nhóm đối chứng; Không còn bệnh nhân độ IV ở cả 2 nhóm, so

sánh sự khác biệt 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với P < 0,01.="" kết="" luận:="" hóa="" ứ="" thông="" mạch="" có="">

dụng cải thiện độ liệt Rankin, chỉ số Barthel, chỉ số Orgogozo và bƣớc đầu tỏ ra tốt hơn so với

điện châm đơn thuần.

pdf 6 trang yennguyen 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tác dụng bài thuốc hóa ứ thông mạch trong điều trị tai biến mạch máu não", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác dụng bài thuốc hóa ứ thông mạch trong điều trị tai biến mạch máu não

Đánh giá tác dụng bài thuốc hóa ứ thông mạch trong điều trị tai biến mạch máu não
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 77 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BÀI THUỐC HÓA Ứ THÔNG MẠCH 
TRONG ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 
Nguyễn Văn Xuân* 
Bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thƣ và tim mạch. 
Tỷ lệ di chứng liệt vận động ngày càng tăng lên 92,62% do đó việc nghiên cứu điều trị phục hồi 
các di chứng này là yêu cầu rất cần thiết hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: 1.Đánh giá tác dụng 
phục hồi chức năng vận động do TBMMN sau giai đoạn cấp bằng thuốc Hóa ứ thông mạch qua 
một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng. 2. Nhận xét tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên 
lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 100 bệnh nhân chẩn đoán xác định 
là Tai biến mạch máu não đã qua điều trị giai đoạn cấp bằng phƣơng pháp thử nghiệm lâm sàng, so 
sánh trƣớc và sau điều trị, so sánh nhóm chứng; chia 2 nhóm: Nhóm A: 50 bệnh nhân dùng Hóa ứ 
thông mạch; Nhóm B: 50 bệnh dùng điện châm. Đánh giá theo 4 mức độ: Tốt: Rankin độ I, 
Barthel độ I; Khá: Rankin độ II, Barthel độ II; Trung bình: Rankin độ III, Barthel độ III; Kém: 
Rankin và Barthel không thay đổi sau điều trị. Kết quả Sau liệu trình điều trị 30 ngày Bệnh nhân 
độ I, II ở nhóm NC đạt tỷ lệ 72.2% cao hơn ở nhóm ĐC chiếm 68.5%; Bệnh nhân độ III còn 
27.8% nhóm NC, 31.4% bệnh nhân nhóm đối chứng; Không còn bệnh nhân độ IV ở cả 2 nhóm, so 
sánh sự khác biệt 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. Kết luận: Hóa ứ thông mạch có tác 
dụng cải thiện độ liệt Rankin, chỉ số Barthel, chỉ số Orgogozo và bƣớc đầu tỏ ra tốt hơn so với 
điện châm đơn thuần. 
Từ khóa: 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Tai biến mạch máu não (TBMMN) hiện đang 
là một vấn đề thời sự trong y học, một bệnh 
chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh của hệ 
thần kinh trung ƣơng. Ở các nƣớc phát triển 
TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng 
hàng thứ 3 sau ung thƣ và tim mạch ở. Bệnh 
do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên có 
thể dẫn đến tử vong nhanh chóng hoặc để lại 
di chứng nặng nề. 
Điều trị TBMMN bằng Y học hiện đại đã có 
rất nhiều tiến bộ, giảm thấp đƣợc tỷ lệ tử 
vong, tỷ lệ sống sót nâng cao với nhiều di 
chứng đặc biệt là di chứng liệt vận động ngày 
càng tăng lên (92,62%). Do đó việc nghiên 
cứu điều trị phục hồi các di chứng tai biến 
mạch máu não: liệt nửa ngƣời, nói ngọng, liệt 
mặt,....là yêu cầu rất bức thiết hiện nay. 
TBMMN thuộc chứng trúng phong, bán thân 
bất toại của YHCT, từ xa xƣa YHCT đã có 
nhiều kinh nghiệm điều trị nhƣ: Châm cứu, 
Xoa bóp, Dƣỡng sinh, Khí công...và đặc biệt 
là dùng thuốc YHCT. Đề tài “Đánh giá tác 
*
dụng bài thuốc Hóa ứ thông mạch trong 
điều trị tai biến mạch máu não” nhằm hai 
mục tiêu: 
1. Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận 
động do TBMMN sau giai đoạn cấp bằng 
thuốc Hóa ứ thông mạch qua một số chỉ số 
lâm sàng, cận lâm sàng. 
2. Nhận xét tác dụng không mong muốn của 
bài thuốc trên lâm sàng. 
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
Hóa ứ thông mạch là một chế phẩm thuốc 
triết cô đóng túi 180mml, thành phần gồm: 
Sinh hoàng kỳ, Xuyên khung, Xuyên quy, 
Thảo quyết minh, Thổ bối mẫu, Viễn trí, 
Hồng hoa, Mộc thông, Sinh địa, Thạch xƣơng 
bồ, Đào nhân, Cam thảo. 
Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân đƣợc chẩn 
đoán xác định là TBMMN, vào điều trị tại 
Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc đã qua 
giai đoạn cấp ≥ 10 ngày, thiếu sót vận động 
1/2 ngƣời, đã thoát khỏi hôn mê, tỉnh táo, 
nghe và hiểu đƣợc lời nói. Loại trừ những 
bệnh nhân đang có bệnh cấp tính khác. 
Thiết kế NC theo phƣơng pháp thử nghiệm 
lâm sàng, so sánh trƣớc và sau điều trị. Chia 2 
Nguyễn Văn Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 77 - 81 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 78 
nhóm NC: nhóm NC 50 BN dùng Hóa ứ 
thông mạch đều uống thuốc vào 1 giờ nhất 
định, ngày 2 lần, mỗi lần 180ml. Nhóm đối 
chứng: điện châm 30 phút/lần/24h các huyệt 
bên liệt: Phong trì, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp 
cốc, Hoàn khiêu, Phong thị, Dƣơng lăng 
tuyền, Giải khê, Thái xung. 
Theo dõi, đánh giá độ liệt RanKin, thang 
điểm Orgogozo, thang điểm Barthel, chỉ số 
huyết áp, huyết học, sinh hoá và tác dụng 
không mong muốn của thuốc vào thời điểm 
trƣớc điều trị (Do), sau 30 ngày điều trị (D30). 
Đánh giá kết quả chung sau điều trị theo 4 
mức: Tốt: Rankin độ I, Barthel độ I; Khá: 
Rankin độ II, Barthel độ II; Trung bình: 
Rankin độ III, Barthel độ III; Kém: Rankin và 
Barthel không thay đổi sau điều trị. 
Xử lý số liệu bằng phần mềm: Epi – info 
6.04. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung 
Bảng 1. Phân bố giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
 Nhóm 
Giới 
Nhóm NC (n=50) Nhóm ĐC (n=50) 
n % n % 
Nam 32 63.9 30 60.0 
Nữ 18 36.1 20 40.0 
Tổng 50 100.0 50 100.0 
p > 0.05 
Bảng 2. Phân bố tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
Nhóm 
Tuổi 
Nhóm NC (n=50) Nhóm ĐC (n=50) p 
n % n % 
> 0.05 
18- 50 4 8.3 10 20.0 
51- 60 21 41.7 16 31.4 
61- 70 `17 33.3 11 22.9 
>70 8 16.7 13 25.7 
Tổng 50 100.0 50 100.0 
Tuổi TB 61.28 ± 9.7 61.2 ± 12.87 > 0.05 
Biểu độ 1. Phân loại mức độ di chứng theo thang điểm Rankin trước điều trị ở hai nhóm 
Kết quả trên lâm sàng 
0 0
14.3
11.1
65.7 63.9
20 25
0
20
40
60
80
Tû lÖ %
§é I §é II §é III §é IV §é Rankin
Nhãm NC
Nhãm §C
Nguyễn Văn Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 77 - 81 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 79 
Bảng 3. So sánh tiến triển của chỉ số Rankin hai nhóm theo thời gian điều trị 
Thời gian 
Độ Rankin 
D0 D15 D30 
NC ĐC NC ĐC NC ĐC 
n % n % n % n % n % n % 
I 0 0.0 0 0.0 10 19.4 6 11.4 11 22.2 12 25.7 
II 6 11.1 7 14.3 25 50.0 17 34.3 26 52.8 19 37.1 
III 32 63.9 33 65.7 10 19.4 23 45.7 13 25.0 19 37.1 
IV 12 25.0 10 20.0 5 11.1 4 8.6 0 0.0 0 0.0 
Tổng 50 100.0 50 100.0 50 100.0 50 100.0 50 100.0 50 100.0 
p p > 0.05 p > 0.05 p > 0.05 
Bảng 4. So sánh tiến triển chỉ số Barthel hai nhóm theo thời gian điều trị 
 Thời gian 
Barthel 
D0 D15 D30 
NC ĐC NC ĐC NC ĐC 
n % n % n % n % n % n % 
I 0 0.0 0 0.0 11 22.2 7 14.3 18 36.1 10 20.0 
II 4 8.3 7 14.3 25 50.0 20 40.0 25 50.0 21 42.9 
III 36 72.2 34 68.6 11 22.2 19 37.1 7 13.9 19 37.1 
IV 10 19.4 9 17.1 3 5.6 4 8.6 0 0.0 0 0.0 
Tổng 50 100.0 50 100.0 50 100.0 50 100.0 50 100.0 50 100.0 
p p > 0.05 p > 0.05 p > 0.05 
Bảng5. So sánh điểm trung bình Orgogozo giữa hai nhóm theo thời gian điều trị. 
Nhóm 
Hệ số điểm trung bình Orgogozo 
P D0 
X SD 
D15 
X SD 
D30 
X SD 
NC (n = 50) 44.31 ± 12.37 59.17±15.14 77.08 ± 13.86 < 0.01 
ĐC (n=50) 44.29 ± 8.67 57.14±11.96 74.29 ± 10.99 < 0.01 
p > 0.05 > 0.05 > 0.05 
Bảng 6. Đánh giá kết quả chung ở hai nhóm 
Nhóm 
Kết quả 
Nhóm NC (n=50) Nhóm ĐC (n=50) 
p 
N % n % 
Tốt 31 61.1 24 48.6 
p > 0.05 
Khá 16 33.3 19 37.1 
Kém 3 5.6 7 14.3 
Tổng số 50 100.0 50 100.0 
Kết quả cận lâm sàng 
Bảng 7. So sánh biến đổi một số chỉ số huyết học trước- sau điều trị ở hai nhóm 
Nhóm 
Chỉ số 
Nhóm NC (n=50) Nhóm ĐC (n=50) 
D0 
X SD 
D0 
X SD 
p 
D0 
X SD 
D0 
X SD 
p 
Hồng cầu ( M/ul) 4.5 0.55 4.57 0.51 >0.05 4.47 0.73 4.39 0.44 >0.05 
Hemoglobin (g/dl) 133.58 14.67 131.85 15.23 >0.05 130.14 15.67 129.83 11.25 >0.05 
Bạch cầu (K/ul) 7.65 1.46 7.51 1.67 >0.05 7.71 1.81 7.44 1.19 >0.05 
Nguyễn Văn Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 77 - 81 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 80 
Bảng 8. So sánh biến đổi một số chỉ số sinh hoá máu trước- sau điều trị 
Nhóm 
Chỉ số 
Nhóm NC (n=50) Nhóm ĐC (n=50) 
D0 
X SD 
D30 
X SD 
p 
D0 
X SD 
D30 
X SD 
p 
Urê (mmol/l) 6.11 1.96 6.07 1.41 >0.05 5.44 1.55 5.41 1.29 >0.05 
Glucose (mmol/l) 5.9 1.27 5.76 0.87 >0.05 5.8 1.24 5.48 0.94 >0.05 
Creatinin (μmol/l) 84.53 14.38 85.69 17.5 >0.05 78.31 12.77 79.51 12.7 >0.05 
Cholesterol (mmol/l) 4.79 0.8 4.8 0.91 >0.05 4.93 1.11 4.76 0.82 >0.05 
Triglycerid (mmol/l) 1.78 0.62 1.82 0.7 >0.05 1.97 1.0 1.98 0.89 >0.05 
HDL (mmol/l) 1.28 0.25 1.35 0.26 >0.05 1.26 0.29 1.28 0.28 >0.05 
LDL (mmol/l) 2.63 0.71 2.53 0.79 >0.05 2.84 1.03 2.64 0.77 >0.05 
SGOT (U/l-37
0
 C) 27.36 7.21 29.81 8.19 >0.05 27.86 12.55 28.63 8.06 >0.05 
SGPT (U/l-37
0
 C) 23.89 10.13 26.31 8.59 >0.05 28.91 14.19 25.6 12.0 >0.05 
Tác dụng không mong muốn 
Bảng 9. Tác dụng không mong muốn của chế phẩm thuốc trên lâm sàng 
Nhóm 
Chỉ tiêu theo dõi 
Nhóm NC (n=50) Nhóm ĐC (n=50) 
n % n % 
Đau đầu chóng mặt 0 0 1 2.86 
Rối loạn tiêu hóa 1 2.78 0 0 
Buồn nôn, nôn 0 0 0 0 
Nổi mề đay 0 0 0 0 
Tổng 1 2.78 1 2.86 
BÀN LUẬN 
Giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh 
nhân nam chiếm tỷ lệ 62.0%; bệnh nhân nữ 
chiếm tỷ lệ 38.0%. Nam nhiều hơn nữ, với tỷ 
lệ nam/nữ là 1.63. Tỷ lệ này có thể do đặc thù 
trong công việc, nam hay tiếp xúc với các 
chất kích thích nhƣ rƣợu, thuốc lá, cà phê... là 
một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng 
huyết áp và tai biến mạch máu não. Đây là 
một đặc điểm cần lƣu ý trong vấn đề phòng 
chống tai biến mạch máu não. 
Tuổi: : Tuổi chiếm nhiều nhất là lứa tuổi trên 
50 chiếm tỷ lệ cao 85.9%, trong đó lứa tuổi 
51-60 là cao nhất chiếm 36.6%, tuổi trung 
bình của nhóm nghiên cứu là 61.28 ± 9.7, tuổi 
trung bình của nhóm đối chứng là 61.2 ± 
12.87. 
* Mức độ cải thiện độ liệt: 
 Cải thiện độ liệt Rankin: Tỷ lệ dịch 
chuyển độ liệt sau điều trị theo Ranhkin là 
95.5%, cao hơn so với nhóm chứng là 82.8% 
(p>0.05). 
 Cải thiện chỉ số Barthel: 
- Mức tăng điểm trung bình Barthel sau điều 
trị là 32.78 ± 10.0 so với trƣớc điều trị và 
cũng cao hơn so với nhóm chứng (là 27.43 ± 
11.0) ở mức có ý nghĩa thống kê (p<0.05). 
- Tỷ lệ dịch chuyển độ liệt theo Barthel là 
88,8%, cao hơn so với nhóm chứng là 80% 
(p>0.05), trong đó tỷ lệ tốt là 44,4% cao hơn 
hẳn so với nhóm chứng là 5,7% (p<0.05). 
 Cải thiện chỉ số Orgogozo: 
- Mức tăng điểm trung bình Orgogozo sau 
điều trị là 32.78 ± 8.49, cao hơn so với trƣớc 
điều trị và cũng cao hơn so với mức tăng ở 
nhóm chứng là 30.0 ± 10.07. Tuy nhiên sự 
khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê (p>0.05). 
- Tỷ lệ dịch chuyển độ liệt theo Orgogozo là 
94,4% cao hơn so với nhóm chứng là 85,7%, 
trong đó tỷ lệ tốt (61,1%) cũng cao hơn so với 
nhóm chứng (48,6%). Tuy nhiên sự khác biệt 
chƣa có ý nghĩa thống kê (p>0.05). 
Tác dụng phụ: Trong thời gian điều trị 30 
Nguyễn Văn Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 77 - 81 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 81 
ngày chƣa thấy thuốc gây nên các tác dụng 
không mong muốn trên cả lâm sàng và cận 
lâm sàng. 
Cơ sở lý luận bài thuốc: “Hóa ứ thông mạch” 
là một bài thuốc kinh nghiệm đƣợc xây dựng 
trên cơ sở bài cổ phƣơng “Bổ dƣơng hoàn 
ngũ thang” do danh y Vƣơng Thanh Nhậm 
(1768-1831) lập ra để chữa chứng Trúng 
phong (TBMMN). Trong quá trình ứng dụng 
điều trị TBMMN tại Bệnh viện Y học cổ 
truyền Vĩnh Phúc những năm qua chúng tôi 
đã gia giảm bài thuốc cho phù hợp với bệnh 
cảnh lâm sàng và điều kiện về dƣợc liệu tại 
địa phƣơng. Các vị thuốc trong bài thuốc khi 
phối hợp có tác dụng thông lợi huyết mạch, 
trấn kinh, ninh thần do vậy mà có tác dụng 
hóa ứ thông mạch. Về tác dụng dƣợc lý ta 
thấy những vị thuốc trên phối hợp có tác dụng 
tiêu các ổ máu tụ, cải thiện lƣu thông dòng 
máu trong não. 
KẾT LUẬN 
Hoá ứ thông mạch có tác dụng phục hồi chức 
năng vận động cho bệnh nhân Tai biến mạch 
máu não sau giai đoạn cấp và bƣớc đầu thấy 
có xu hƣớng cải thiện tốt hơn nhóm chứng thể 
hiện qua: cải thiện độ liệt Rankin, cải thiện 
chỉ số Barthel, cải thiện chỉ số Orgogozo; 
Chƣa thấy tác dụng phụ, giá thành thuốc rẻ, 
phƣơng pháp bào chế sử dụng đơn giản có thể 
áp dụng rộng rãi tại cộng đồng và các cơ sở y tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Y học cổ truyền - Trƣờng Đại học Y 
Hà Nội (1996), Chuyên đề nội khoa Y học cổ 
truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 461 - 470. 
2. Tôn Chi Nhân (2004), Nghiên cứu điều trị phục 
hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến 
mạch máu não bằng điện châm kết hợp thuốc y 
học cổ truyền nghiệm phương, Luận án tiến sỹ, 
Đại học Y Hà Nội. 
3. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Nguyễn Chƣơng 
(2001), Phân loại TBMMN, chẩn đoán và xử trí 
TBMMN Bệnh viện Bạch Mai, Nhà xuất bản Y 
học, Hà Nội, tr. 42. 
4. Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc và 
các tác giả (2005), Đột quỵ não cấp cứu, điều trị, 
dự phòng các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch 
máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 26 - 29, 
71 - 72. 
5. Nguyễn Tài Thu (1995), Tân châm, Nhà xuất 
bản Y học Hà Nội, tr. 21 - 28, 167 - 174. 
6. Viện Dƣợc liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc 
Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà 
Nội, tr. 415 - 429, 574 – 481 
7. Clarke PJ, Black SE, Badley EM, et al (1999), 
"Handicap in stroke survivors", Disability and 
rehabilitation, (21), pp. 116 - 123. 
SUMMARY 
STUDY THE EFFECT OF HOA U THONG MACH 
USED TO TREAT CEREBROVASCULAR ACCIDENTS 
Nguyen Van Xuan
*
Vinh Phuc Traditional Medicine Hospital 
Objective: Evaluation on the movement rehabilitation effects in patients with stroke by Hoa u thong mach. 
Materials and methods: The study was initially carried out in 100 patients suffered from the stroke in Vinh 
Phuc Traditional Medicine Hospital (from January 2010 to December 2010). These patients had previously 
been treated acute stages. The patients were divided into groups: Group A using Hoa u thong mach, Group B 
using electro acupuncture. Criteria for assign the treatment results: recovery: Rankin level I and Barthel level I; 
moderate recovery: Rankin level II and Barthel level II; partial recovery: Rankin độ level III and Barthel level 
III; no recovery unchangeable. Results: The treatment by Hoa u thong mach restore applied to patients 
hemiplegia caused by stroke has proved to be more effective than treatment with solely electric acupuncture. 
The difference is statistically significant with P < 0,01. 
Keywords: 
Nguyễn Văn Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01)/1: 77 - 81 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 82 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dung_bai_thuoc_hoa_u_thong_mach_trong_dieu_tri.pdf