Các giai đoạn phát triển của Hindu giáo

Tóm tắt: Có nhiều cách phân kỳ lịch sử hình thành và phát triển

của Hindu giáo, trong số đó có cách chia lịch sử hình thành và

phát triển Hindu giáo thành ba giai đoạn ứng với ba tên gọi là:

Veda giáo, Bàlamôn giáo và Hindu giáo, cách phân kỳ này góp

phần làm rõ hơn sự tiếp nối, cách tân và đổi tên (ba trong một) của

cùng một tôn giáo do những mục đích thần quyền hóa, giai cấp hóa

hay dân tộc hóa trong mỗi giai đoạn.

pdf 13 trang yennguyen 6160
Bạn đang xem tài liệu "Các giai đoạn phát triển của Hindu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các giai đoạn phát triển của Hindu giáo

Các giai đoạn phát triển của Hindu giáo
Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 113 
HOÀNG THỊ THƠ* 
NGUYỄN NGỌC QUỲNH** 
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HINDU GIÁO 
Tóm tắt: Có nhiều cách phân kỳ lịch sử hình thành và phát triển 
của Hindu giáo, trong số đó có cách chia lịch sử hình thành và 
phát triển Hindu giáo thành ba giai đoạn ứng với ba tên gọi là: 
Veda giáo, Bàlamôn giáo và Hindu giáo, cách phân kỳ này góp 
phần làm rõ hơn sự tiếp nối, cách tân và đổi tên (ba trong một) của 
cùng một tôn giáo do những mục đích thần quyền hóa, giai cấp hóa 
hay dân tộc hóa trong mỗi giai đoạn. 
Từ khóa: Veda giáo, Bàlamôn giáo, Hindu giáo, tôn giáo Ấn Độ. 
Hầu hết các công trình nghiên cứu cũng như từ điển đều khẳng định 
Hindu giáo có lịch sử rất sớm ở Ấn Độ, như một tôn giáo sớm nhất của 
nhân loại. Song phân kỳ của nó có những sự chồng lặp về lịch sử, giáo lý, 
kinh điển với Veda giáo và Bàlamôn giáo. Qua tên gọi, có thể tạm chia 
lịch sử Hindu giáo làm 3 giai đoạn: Giai đoạn Veda giáo (khoảng 1500 
năm - 500 năm TCN); Giai đoạn Bàlamôn giáo (khoảng 500 năm TCN - 
500 năm CN); Giai đoạn Hindu giáo (500 năm CN - 1500 năm CN)1. 
Tuy có nhiều cách phân kỳ khác, song cách phân kỳ này có thể góp phần 
làm rõ hơn các tên gọi đó là sự tiếp nối, cách tân và đổi tên (ba trong 
một) của cùng một tôn giáo do những mục đích thần quyền hóa, giai cấp 
hóa hay dân tộc hóa trong mỗi giai đoạn đặc trưng của nó. 
1. Giai đoạn Veda giáo (Vedic religion) 
Thời kỳ Veda, kéo dài khoảng từ giữa thiên niên kỷ II đến thế kỷ IV 
TCN, nhưng cũng có ý kiến đẩy lên sớm hơn tới khoảng 2500 - 1500 
năm TCN2. Veda giáo là tôn giáo khởi nguyên của tộc người Dravidian ở 
Ấn Độ. Kinh điển của Veda giáo là bộ Kinh Veda, gồm 4 tập hợp các bài 
thánh ca hay thần chú cổ, nên còn gọi là Tứ Veda, và cổ nhất trong đó là 
Rig Veda (Lê Câu Vê Đa)3. Rig Veda gồm 1.028 bài thánh ca và 10.600 
câu thơ, được sắp xếp thành mười tập (Mandalas)4 ngợi ca các thần, thể 
hiện khát vọng tâm linh, song đó cũng chính là những tri thức đầu tiên của 
người Ấn Độ cổ về tự nhiên và xã hội qua ngôn ngữ tâm linh, được tin là 
* Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
** Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
114 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
do thiên khải hay mặc khải bởi thần thánh chứ không phải do con người 
sáng tạo ra. Tiếng Sanskrit của Veda cổ nhất này đã trở thành một nhân tố 
mang bản sắc truyền thống quan trọng góp phần tạo nên sự thống nhất văn 
hóa Ấn Độ từ rất sớm. 
Tứ Veda gồm: Rig Veda (Thánh ca thọ minh) là sổ tay hướng dẫn sử 
dụng thánh ca, nghi thức tế lễ, cầu nguyện, thần chú trong các lễ hiến tế; 
Sāma Veda (Thánh ca bình minh) là các tán ca; Yajur Veda (Thánh ca tự 
minh) tán ca trích từ Sama Veda để sử dụng cho lễ hiến tế thần; và 
Atharva Veda (Thánh ca thuật minh) gồm thuật chú, bùa phép. Mỗi Veda 
lại gồm 4 phần: Mantras (Thần chú thư), Brāhmana (Phạm thư, còn gọi 
là Tế nghi thư), Āraṇyakas (Sân lâm thư, còn gọi là A lan nhã thư), và 
Upaniṣads (Áo nghĩa thư). Như vậy, kinh Veda và Upanishad có tính liên 
tục và được gọi gộp thành Veda-Upanishad như bảng hệ thống kinh điển 
Veda- Upanishad dưới đây. 
Hệ thống kinh điển Veda - Upanishad 
BRAHMANS 
MANTRAS 
(Gồm 4 SANHITAS) 
8 BRAHMANAS 4 ARANYAKAS 13 UPANISHADS 
RIG-VEDA AITAREYA 
KAUSHITAKI 
AITAREYA 
2. KAUSHITAKI 
AITAREYA 
2. KAUSHITAKI 
SAMA-VEDA 3. TANGYAMADA 
4. SADVINSA 
5. JAIMINIYA 
3. JAIMINIYA 
3. CHANDOGYA 
 KENA 
Trắng 
YAJUR-VEDA 
Đen 
STAPTHA 
------------------------ 
TANTTARIYA 
---------------------- 
4. TANTTARIYA 
5. BRIHADARANYAKA 
 KENA 
--------------------------------- 
TANTTARIYA 
KATHABALLI 
SETACHWATARA 
ATHARVA-VEDA GOPATHA 
 PASHNA 
11. MUNDAKA 
 MAITRAYANI 
 MANDUKYA 
Veda giáo là tập hợp niềm tin tôn giáo đa thần của tộc người 
Dravidian bản địa ở lưu vực Sông Ấn, về thời kỳ văn hóa lưu vực Sông 
Ấn (Indus Valley Culture), nằm phía Tây bắc Ấn Độ, với đỉnh cao hưng 
thịnh khoảng 2500 - 1500 TCN5. Nhiều di vật về Veda giáo của thời kỳ 
này đã được tìm thấy ở hai địa điểm khảo cổ lớn: Mohenjodaro và 
Harappa. 
Nghi lễ Veda giáo chủ yếu là cúng tế thần linh với nhiều lễ vật tế 
(rượu soma, bơ, sữa, ngũ cốc, đồ ăn dâng tế) và nghi thức đọc tụng các 
Hoàng Thị Thơ, Nguyêñ Ngọ c Quỳnh. Cać giai đoạ n phat́ triển... 115 
bài thánh ca thuộc Tứ Veda hay Phạm thư hoặc Sân lâm thư, kệ tụng, ca 
vịnh, cầu đảo để cầu mong các thần thánh che chở và ban cho phước lộc. 
Nghi thức tế lễ này có xu hướng ngày càng nhấn mạnh sự thanh tịnh, 
không một chút sai sót trong các nghi thức tế lễ phức tạp, đòi hỏi một sự 
chuyên môn hóa cao, và đẳng cấp Bàlamôn lúc đó đã đáp ứng được. Mặt 
khác, tu sĩ Bàlamôn cũng cố gắng sửa đổi kinh điển gốc để loại các đẳng 
cấp khác ra khỏi việc thực hành tế tự cũng như nghiên cứu, tụng niệm 
Kinh Veda như một nghề. Theo đó, xếp số đông những người không 
thuộc gốc người Aryan vào các đẳng cấp dưới, hay vào đẳng cấp nô lệ 
(śūdra, còn gọi là Thủ đà la). Đồng thời giới Bàlamôn tự đồng nhất mình 
với đấng Phạm Thiên để hợp pháp hóa vị thế thống trị tối cao của nó6. 
Dần dần tế tự trở thành đặc quyền của đẳng cấp Bàlamôn, chuẩn bị cho 
giai đoạn sau của Veda giáo - gọi là Bàlamôn giáo. 
Tuy số lượng các thần của Veda giáo rất nhiều, song ngay từ đầu đã 
có xen lẫn quan niệm nhất thần với quan niệm đa thần. Chẳng hạn, trong 
kinh Brhadaranyaka Upanishad khi được hỏi có bao nhiêu thần, hiền 
triết Yajnavalkya đã trả lời nhiều cách: Lúc đầu là 303, rồi lại có thể là 
3.003, song có lúc lại là 33, 6, 3, 2, 1½ và cuối cùng lại chỉ là 1 thần 
Brahma7. Ngoài ra, còn có nhiều vị là bán thần, như tổ tiên hay anh hùng 
cũng được tôn xưng và thờ cúng. Đặc biệt về biểu tượng, các thần không 
hoàn toàn tách biệt khác nhau, và chức năng tâm linh của các thần cũng 
có lúc chồng chéo lên nhau, không được phân định rõ ràng. Các thần đều 
được gọi là Deva, có nghĩa là “tỏa sáng”, “ánh sáng”, hàm nghĩa đề cao 
bản tính siêu nhiên và tốt lành của các vị thần, chẳng hạn như: 
Thần Phạm Thiên - Brahma là Đấng Sáng Tạo toàn năng không chỉ 
của tất cả mọi yếu tố vật chất và tinh thần mà còn là đấng sáng tạo ra các 
thần và lèo lái cả vũ trụ. Ban đầu “Phạm Thiên” là một thuật ngữ được 
dùng để chỉ quyền năng linh thiêng trong buổi lễ hiến tế, nhưng về sau nó 
được dùng để chỉ quyền năng tuyệt đối đằng sau mọi sự sáng tạo. Phạm 
Thiên thường có hình tướng bốn đầu và bốn tay với vòng hoa trên ngực, 
cưỡi thiên nga có tên Hamsa, hoặc ngồi trên đài sen. Bốn tay thần cầm 4 
pháp khí, trong đó có tay cầm cuốn Kinh Veda, và bình nước sông Hằng. 
Thần Sấm Sét - Indra làm ra sấm và mưa, quyết định may rủi cho mùa 
màng, được thờ cúng ở hàng vạn thần miếu Veda giáo. Thần còn có 
quyền năng kiểm soát cả sự hỗn loạn và sự mờ ám. Trong thần thoại, thần 
Indra giết chết quỷ Vitra, giải phóng các dòng sông trở lại tươi đẹp, hiền 
hòa cung cấp nước cho đồng ruộng. Thần Indra còn là vị thần chiến 
116 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
thắng, che chở và đem lại may mắn cho các chiến binh. Biểu tượng vũ 
khí quyền năng của thần Indra là tia chớp, kim cương (vadja). 
Thần Lửa - Agni bảo trợ cho nghệ thuật, đồng thời làm trung gian giữa 
thế giới của thần với thế giới của người. Thần Agni còn gắn liền với 
quyền năng ban phúc, lộc, thọ (tức sinh con nối dõi, sự thịnh vượng, sống 
lâu) cho con người trong lễ cưới và lễ tang. Biểu tượng của thần Agni 
khá đa dạng như: tia chớp, mặt trời trên bầu trời, song cũng rất gần gũi 
khi chỉ là tia lửa (arani) trong bếp của đời thường. 
Thần Mặt Trăng - Soma là biểu tượng về sự phôi thai chuẩn bị cho sự 
tái sinh, sinh trưởng và nuôi dưỡng trong Veda giáo. Soma còn là tên gọi 
nguồn thức uống tinh khiết vĩnh hằng dùng để dâng cúng cho các vị thần 
linh khác trong các lễ tế8. Hình tượng về thần Soma là Mặt Trăng hoặc 
các hình tượng gắn với Mặt Trăng. 
Thần Mặt Trời - Savitar là biểu tượng quyền năng của sức sống, sức 
sáng tạo vũ trụ. Hình tượng của thần Savitar là Mặt Trời với gam mầu 
chủ đạo màu vàng: tay, chân, tóc, trang phục đều màu vàng và bằng 
vàng. Thần Savitar có nhiều tay dài vươn tới khắp mọi nơi trong bầu trời 
và thức tỉnh mọi sinh thể. 
Thần Không Trung - Varuna bảo vệ luật Rita (luật toàn năng của vũ 
trụ)9. Thần có muôn vàn mắt, quan sát hết mọi sự vận hành của vũ trụ và 
mọi chuyện xảy ra trong tam giới để nghiêm khắc trừng phạt thói hư tật 
xấu cũng như ban thưởng cho việc thiện lành. 
Toàn bộ kinh sách, hệ thống thần thánh căn bản của Veda giáo gần 
như được bảo tồn và tiếp tục phát triển trong các giai đoạn Bàlamôn giáo 
và Hindu giáo. 
 2. Giai đoạn Bàlamôn giáo (Brahmanism) 
Bàlamôn giáo là sự tiếp tục Veda giáo cổ, vào khoảng 500 TCN - 500 
năm CN10. Tín đồ của Bàlamôn giáo chủ yếu là những người gốc Aryan 
vốn sống bán du mục ở phía Bắc du nhập nhiều đợt vào miền Tây và Tây 
bắc Ấn Độ trong khoảng thời gian dài 1700 - 1200 TCN và trở thành kẻ 
thống trị vùng văn hóa này. Danh từ Bàlamôn ban đầu có nghĩa chỉ hạng 
người quý tộc, giáo sĩ Bàlamôn hay học giả, song trong thể chế nhà nước 
- tôn giáo có giai cấp, đẳng cấp Bàlamôn dần trở thành giai cấp thống trị 
cao nhất và Veda giáo đã được giai cấp hóa, trở thành Bàlamôn giáo có 
tổ chức giáo hội với quyền lực tối cao trên cả nhà nước (nhà vua và triều 
đình). Cũng do vậy, Bàlamôn giáo trở thành vũ khí thần quyền để bảo vệ 
Hoàng Thị Thơ, Nguyêñ Ngọ c Quỳnh. Cać giai đoạ n phat́ triển... 117 
sự bất bình đẳng giai cấp mà quyền lợi tối cao thuộc về đẳng cấp 
Bàlamôn. Trong bối cảnh đó, Bàlamôn giáo đã là một tôn giáo thần 
quyền của riêng đẳng cấp Bàlamôn trong một thời kỳ dài. 
Bàlamôn giáo phát triển khuynh hướng nhất thần. Trước hết là quan 
niệm các thần không giữ vị trí của mình một cách riêng biệt, mà mỗi thần 
lại là sự thể hiện cái tuyệt đối một cách toàn diện bao gồm cả các thần 
khác, nhưng không có sự xung đột hoặc loại trừ giữa các vị thần. Các 
thần vĩ đại nhất luôn trong mối tương tác với các vị thần khác. Chẳng 
hạn, vai trò, vị trí của thần Brahma (Đại Thiên/Phạm Thiên/Đấng Tuyệt 
đối) là cao nhất, song nhiều khi cũng có thay đổi thành thần Shiva hoặc 
thần Visnu là cao nhất. Sang giai đoạn Bàlamôn giáo, thần Brahman 
được phối hợp cùng với các thần Vishnu, Shiva hợp thành bộ ba gọi là 
Trimurti (Tam vị nhất thể: thần Brahma sáng tạo, thần Shiva phá hoại và 
thần Visnu bảo vệ). Song đó chỉ là ba phương diện của Đấng tuyệt đối, 
có tính toàn thể. Ba vị thần này cùng phối hợp để sự sống, sáng tạo và 
phát triển không ngừng tiếp diễn qua các chu kỳ. Cuối mỗi chu kỳ phát 
triển, thần Shiva lại tiêu diệt thế giới cũ, còn đấng Phạm Thiên (Brahma) 
lại tạo ra thế giới mới. Khi vào chu kỳ chuyển đổi này, con người gặp vô 
vàn khó khăn không thể tự giải quyết và thần Vishnu xuất hiện như một 
con người hay dưới một hình thức nào đó, dùng thần thông đặc biệt, đem 
đến sự giúp đỡ cần thiết cho loài người. 
Bàlamôn giáo cho rằng đấng Brahma sáng tạo và bảo tồn vũ trụ, vạn 
vật và cả con người trong chế độ đẳng cấp (varṇa). Đấng Brahma đã 
được tôn xưng cao nhất trong triết học Vedānta sau này, tuy nhiên tư 
tưởng này đã có mầm mống từ trong Rig Veda, song chỉ đến giai đoạn 
Bàlamôn giáo mới có quan niệm đấng Brahma vĩ đại như một nguyên lý 
tối thượng, chi phối sức mạnh thần bí của tất cả các vị thần khác. Đáng 
chú ý là Bàlamôn giáo quan niệm rằng con người do bị ràng buộc trong 
vòng ngu dốt (vô minh) và huyễn ảo (vô thường) nên tạo nhiều nghiệp 
quả, vì vậy phải chịu luân hồi (samsara). Nhưng con người vẫn có khả 
năng thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo bằng con đường tu luyện để trở lại 
hòa nhập với đấng Brahma bằng đạo đức, nghi lễ, tế tự thành kính. 
Bàlamôn giáo có niềm tin rằng “Ai biết chính mình sẽ biết Thượng Đế”. 
Như vậy, Bàlamôn giáo khẳng định con người có thể biết Phạm Thiên 
(Tuyệt đối) chỉ bằng con đường trở về tự hiểu chính mình. Hướng phát 
triển này đã góp phần phân loại các thần theo thứ tự, mà cao nhất vẫn là 
thần Brahma, đồng thời làm cho lễ tế trở nên có giá trị như là một thể 
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
thức có thể làm thay đổi nghiệp quả. Song mặt khác, nó cũng góp phần 
đẩy sự phân biệt đẳng cấp xã hội của thời kỳ Bàlamôn giáo trở nên ngày 
càng khắc nghiệt. 
Bàlamôn giáo phân xã hội theo chế độ luật chủng tính (varṇa) thành thứ 
tự 4 hạng người: Đẳng cấp có vị trí cao nhất là Bàlamôn (Brahmin), vì là 
đẳng cấp thần thánh, sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma) và có thể thay 
Phạm Thiên lãnh đạo tinh thần dân tộc Ấn Độ, nên họ được quyền ưu tiên 
và được tôn kính nhất. Họ có thể trở thành giáo sĩ làm nghề tế tự, giữ 
quyền thống trị tinh thần, phụ trách mọi lễ nghi, cúng bái; Sát Đế Lị 
(Kshastriya) là hàng vua chúa, quý tộc, sinh từ cánh tay của Phạm Thiên, 
nên thay mặt Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị xã hội; Vệ Xá 
(Vaisya) vì sinh ra từ bắp đùi của Phạm Thiên nên đảm đương về kinh tế 
(buôn bán), sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công); Thủ Đà La 
(Sudra) vì sinh từ gót chân của Phạm Thiên, nên đời đời kiếp kiếp làm nô 
lệ cho các giai cấp trên; Ngoài ra, còn có đẳng cấp Chiên Đà La (Pariah) là 
con lai của đẳng cấp thứ tư với các đẳng cấp trên, song bị gạt ra ngoài lề xã 
hội, và bị các đẳng cấp khác đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục11. 
Bàlamôn giáo góp phần hoàn thiện thêm quan niệm đời người với 4 
mục đích quan trọng: Dharma (hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp 
và tôn giáo); Artha (mưu sinh và thành đạt trong xã hội); Kama (thỏa 
mãn các ham muốn (dục vọng) nhưng biết tiết chế và điều độ); Moksa 
(giải thoát khỏi vòng luân hồi) bằng cách giải trừ hết các nghiệp (karma) 
vì khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế 
gian, tức là luân hồi (samsara)12. Theo đó Bàlamôn giáo chia trách nhiệm 
và nghĩa vụ đời người thành 4 giai đoạn (ashramas): Môn sinh 
(brahmacharga) khoảng 8-12 tuổi phải tập trung học đạo và phục vụ vị 
thầy tâm linh (guru) của mình; Trưởng giả (grhastha) sau khi lập gia 
đình, phải có trách nhiệm gây dựng gia sản, sinh con nối dõi, thực hiện 
các nhiệm vụ xã hội và tôn giáo như bố thí, các lễ nghi tôn giáo...; Ẩn sĩ 
(vanaprastha) khi đã có tóc bạc và có cháu nối dõi thì rút lui khỏi cuộc 
sống tất bật, tập trung chuẩn bị cho bản thân vào giai đoạn giải thoát; Tu 
khổ hạnh để rũ bỏ hết dục vọng, quay trở về làm trong sạch Bản ngã để 
tìm kiếm Giải thoát (Moksa)13. 
Bàlamôn giáo cũng góp phần hoàn thiện một số chuẩn mực đạo đức và 
nhân phẩm như: Ghi nhớ 3 trọng ân (ơn đấng Phạm Thiên, ơn thầy, ơn tổ 
tiên); Cân bằng 3 phương diện: phụng sự (karmamarga), trí tuệ/minh triết 
(jnanamarga), sùng tín (bhaktimarga). Đó cũng là cách để bảo vệ vị thế cao 
Hoàng Thị Thơ, Nguyêñ Ngọ c Quỳnh. Cać giai đoạ n phat́ triển... 119 
nhất của đẳng cấp Bàlamôn. Từ đó, giáo lý Bàlamôn được cụ thể hóa thành 
10 giới răn (chuẩn mực đạo đức): không sát sinh (ahimsa); không nói dối 
(satya); không trộm cắp (asteya); biết kiềm chế dục vọng và ham muốn 
(brahmacharya); không tham lam (aparigraha); sạch sẽ, tinh khiết (saucha); 
biết bằng lòng (santosha); kỷ luật với bản thân (tapas); phải học tập 
(svadhyaya); vâng phục mệnh trời (ishvara pranidhana). 
Về nghi l ... dung tập trung vào triết 
học Hindu giáo nói riêng và của Ấn Độ nói chung14. 
Kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishad) thực chất là tập hợp những bộ luận 
do giáo sĩ Bàlamôn triển khai các tư tưởng có trong kinh Veda trên 
phương diện thần học và mang tính triết học cao, như là phần cuối của 
Veda. Nhưng Upanishad được thực hiện trong một thời gian rất dài, bởi 
nhiều tác giả và đều không còn rõ danh tính. Upanishad là sự phát triển 
tiếp tục Veda, nó là phần kết của Veda và được coi là nền tảng cơ bản cho 
trường phái Vedanta. Tổng số có hơn 200 Upanishads, nhưng theo truyền 
thống người Ấn Độ nói là có 108 Upanishads. Trong đó có 10 cho đến 13 
Upanishads cơ bản như: Isa, Kena, Katha, Prasna, Mundaka, Mandukya, 
Taittiriya, Aitareya, Chandogya và Brhadaranyaka15. Đây là những tác 
phẩm có nội dung thần học và triết học uyên thâm, thể hiện xu hướng 
nhất nguyên của Bàlamôn giáo. 
Đáng chú ý, sự chuyển đổi ở các kinh đã phản ánh sự chuyển biến về 
tôn giáo và triết học từ giai đoạn Veda giáo sang Bàlamôn giáo. Kinh 
Veda chú trọng về nghi thức thờ phụng, nhưng sang giai đoạn Bàlamôn 
giáo, kinh Upanishad đi sâu hơn vào những vấn đề về Tự ngã (Atman 
hay gọi là Tiểu ngã, Linh hồn bất diệt) và mối liên hệ của chúng với bản 
thể Tuyệt đối (Brahma, còn gọi là đấng Phạm Thiên hay Đại Ngã) của vũ 
trụ vạn vật từ góc độ thần học và có xu hướng thiên về nhất thần luận. 
Ngay trong Upanishad cũng phần nào phản ánh điều nay, những 
Upanishad cổ nhất, có lẽ được biên soạn vào khoảng thế kỷ 18 - 17 
TCN16, cũng khác các Upanishad muộn hơn. 
Upanishad cho rằng con người, cũng như mọi chúng sinh đều có một 
Tự ngã (Atman) bất sinh, bất diệt, thường tịnh. Nó đồng về chất với bản 
thể tuyệt đối (Brahman). Khi Tự ngã của chúng sinh chưa hòa nhập với 
bản thể tuyệt đối, thì con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. 
Giải thoát là một trạng thái Atman đạt được sự hòa đồng với bản thể 
tuyệt đối (Brahman) hằng hữu vĩnh cửu. 
Kinh điển Bàlamôn giáo còn là hệ thống lý luận đầu tiên chứng minh 
cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng giai cấp bằng mô hình xã hội 
thần quyền, mà trong đó giới Bàlamôn được coi là đẳng cấp thần thánh, 
có vị trí cao nhất trong xã hội. Đó là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ 
đẳng cấp của giai cấp thống trị Bàlamôn lúc đó. 
Hoàng Thị Thơ, Nguyêñ Ngọ c Quỳnh. Cać giai đoạ n phat́ triển... 121 
3. Giai đoạn Hindu giáo (Hinduism) 
Hindu giáo bắt đầu khoảng thế kỷ 6 - 7, cũng là khi Phật giáo bắt đầu 
suy tàn tại Ấn Độ, và phát triển đến nay. Hindu giáo là sự tiếp nối từ 
Veda giáo và Bàlamôn giáo, song theo khuynh hướng dân tộc hóa, biến 
tôn giáo này thành tôn giáo của người Ấn Độ, của tất cả người Hindu. Ở 
giai đoạn này, xu hướng thờ thần Brahman đã nhường bước cho xu 
hướng thờ Tam vị nhất thể (Brahma, Vishnu và Shiva). Ngày nay, ở toàn 
Ấn Độ chỉ có duy nhất còn một đền thờ dành riêng thờ Phạm Thiên. Giữa 
Bàlamôn giáo và Hindu giáo có nhiều điểm kế thừa và chia sẻ: 
Về thiết chế tôn giáo - xã hội: Hindu giáo tiếp tục duy trì sự phân chia 
xã hội thành 4 đẳng cấp, song không còn gay gắt mang tính thần quyền 
như thời kỳ Bàlamôn giáo. 
Về kinh điển: Hindu giáo là sự kế thừa liên tục từ kinh sách của Veda 
giáo và Bàlamôn giáo. Kinh điển Hindu giáo vẫn gồm Veda - Upanishad, 
song có thêm các bộ luận (Sastra). Cho nên, hầu như không có tài liệu 
nào nói về kinh sách của Hindu giáo một cách rõ ràng, có lẽ vì đó là sự 
tiếp tục các tập hợp kinh sách đã có từ các thời kỳ trước. Người Ấn Độ 
chia hệ thống kinh điển phong phú của Hindu giáo thành hai loại chính là 
Shruti (được mặc khải) và Smriti (được thuộc lòng). 
Shruti gồm: Kinh Veda (còn gọi Thánh điển Veda hay Bản tập Veda 
(tức Saṃhitā)); Kinh Phạm Thư (Brahmana) là cẩm nang lễ nghi, luận 
giải Kinh Veda; Kinh Sân lâm thư (Aryanka); Kinh Áo nghĩa thư 
(Upanishad), tức các luận giải thần học và triết học về Kinh Veda. 
Smriti gồm: Các thiên anh hùng ca (Hindu epics) của Hindu giáo như: 
Ramayana, Mahabharata, Bhagavad Gita17; Chuyện cổ tích và thần thoại 
(Puranas18). Đó là các truyền thuyết kể về thần thánh, (đặc biệt dành cho 
những người thờ thần Brahma, Shiva, và Vishnu) và về các hóa thân vô 
hạn của các thần, mô tả hoạt động của các thần, bao gồm cả chuyện tái 
sinh; Các luận giải về kinh sách gốc (dharmaśāstra), về giáo luật gốc 
(Sastras) bàn nhiều về nguồn gốc thế giới, quy định về trật tự đẳng cấp 
xã hội, trách nhiệm đạo đức, về sự giải thoát của Hindu giáo. 
Về giáo lý: Hindu giáo cho rằng mọi người đều bị ràng buộc bởi luân 
hồi (samsara) do nghiệp (karma) theo quy luật nhân - quả mà khởi đầu là 
do dục vọng dẫn dắt. Cách duy nhất để thoát khỏi chu kỳ này là Atman 
phải kết hợp được với Brahman, đồng thời gỡ bỏ mọi ham muốn. Để đạt 
điều này con người có thể tu luyện theo phép Yoga huyền bí, theo đuổi 
122 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
con đường tu khổ hạnh từ bỏ thế giới và đạt tới giải thoát. Khi còn bị 
ràng buộc bởi nghiệp thì con người không thể nhận biết được bản ngã 
(Atman) đích thực của mình cũng như Bản ngã Tuyệt đối (Brahman). 
 Các phạm trù chủ đạo của Hindu giáo gồm Dharma (Pháp, nguyên lý 
đạo đức và chức phận), Samsàra (Luân hồi, sống, chết và tái sinh), 
Karma (Nghiệp, hành động tạo tác và kết quả của hành động tạo tác), 
Moksha (Giải thoát khỏi luân hồi), và Yoga (các phương pháp tu tập). 
Cho đến đến nay, nhiều nghi thức quy định trong kinh Phạm Thư 
(Brahma), cả lời các bài kệ tụng cách đây 2.000, 3.000 năm vẫn được tín 
đồ Hindu giáo giữ nguyên. 
Về biểu tượng thờ cúng, Hindu giáo tiếp tục xu hướng thờ đa thần với 
các thần linh truyền thống, cùng nhiều vị thần trong tín ngưỡng dân gian 
(thần tự nhiên (thần cây, thần đá, thần lửa), thần nông, thần ca múa, thần 
chữa bệnh) kèm theo nhiều nghi thức cúng tế xa xỉ có từ thời Bàlamôn 
giáo. Ngoài ra, Hindu giáo còn duy trì hình thức sùng bái một số loài vật 
(khỉ, bò, voi, rắn) luôn đi cùng vác vị thần. 
Tuy nhiên, thờ thần Brahma như vị thần chủ có giảm, song sự sùng 
bái đối với các thần khác lại rất phổ biến trong tín đồ Hindu giáo. Hindu 
giáo cũng được phân thành hai phái, thờ thần Vishnu và thần Shiva, tuy 
sự phân phái này đã manh nha từ thời kỳ Bàlamôn giáo. Phái thờ thần 
Vishnu được gọi là “Vaishnava” tôn sùng thần là Đấng sáng tạo. Vishnu 
được mô tả với bốn cánh tay, nhiều đầu và nhiều pháp khí (ốc tù và, tràng 
hạt và hoa sen), hay với tay phải làm dấu abhayamudra, tức không kinh 
sợ, nên còn được gọi là “thần tay phải”. Thần Vishnu còn là hiện thân 
cho nữ tính và khả năng sinh sản. Thần có nhiều hóa thân (avataras) có 
vai trò giữ đạo đức và văn minh của nhân loại. Trong Ramayanna, thần 
Vishnu hiện thân làm vợ của Nara, còn trong Chí Tôn Ca (Bhagavad 
Gita) thần giáng làm đấng Krisna giảng về triết lý sống vĩ đại cho Arjuna 
trước trận chiến. Hình tượng phối ngẫu thường xuyên với thần Vishnu là 
nữ thần may mắn Lakshmi hoặc cưỡi chim thần Garuda. Đối thủ chính 
của Vishnu là thần Chết (Yama) và lũ ác quỷ. 
Phái thờ thần Shiva tôn sùng thần như Đấng Tối cao, là hiện thân của 
sáng tạo, cân bằng và cả hủy diệt. Thần được tôn sùng như sự vô hạn, 
siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình. Bởi vì thần có rất nhiều hình 
tướng lúc nhân từ, lúc gây kinh sợ. Chẳng hạn, trong biểu hiện nhân từ 
của thần là một Yogi toàn trí sống khổ hạnh trên núi Kailash..., trong biểu 
hiện kinh sợ, thần là ác thần hay chém giết. Thần Shiva còn được tôn 
Hoàng Thị Thơ, Nguyêñ Ngọ c Quỳnh. Cać giai đoạ n phat́ triển... 123 
sùng như thần bảo trợ của Yoga và nghệ thuật. Thần Shiva có hình tượng 
với con mắt thứ ba trên trán; rắn Vasuki quanh cổ; trăng lưỡi liềm trên 
đầu; dòng sông thánh Ganga (sông Hằng) chảy theo từ búi tóc; pháp khí 
Trishula (đinh ba), và nhạc cụ damaru (trống lắc). Tín đồ Hindu giáo còn 
thờ cúng thần dưới hình thức Linga - Yoni, hay hình tượng đạo sĩ đang 
thiền định, hoặc thần đang múa điệu Tandava trên quỷ Maya. 
Tuy nhiên, Hindu giáo cũng có một số điểm phát triển mới tương đối 
khác so với Bàlamôn giáo như: 
Về biểu tượng thần thánh: Hindu giáo có bổ sung và điều chỉnh khá 
nhiều song hệ thống hơn. Chẳng hạn, tuy vẫn thờ 3 vị thần (Tam vị nhất 
thể), song các vị thần được bổ sung thêm và trật tự các thần cũng có 
chút đảo lộn. Thần Brahma có phần bị hạ thấp so với giai đoạn 
Bàlamôn giáo, nhưng thần Vishnu lại được đề cao hơn. Hình tượng 
nhận dạng các thần cũng có thay đổi nhưng đều nhằm làm tăng tính 
thần thánh, siêu phàm và hoàn hảo. Ví dụ, biểu tượng thần nhiều tay, 
nhiều mặt, nhiều đầu, nhiều pháp khí càng được tận dụng (thần Brahma 
có 4 đầu để nhìn thấu mọi nơi; thần Shiva có mắt thứ 3 ở trán, hay thờ 
cúng biểu tượng Linga và Yoni của thần Shiva để tôn vinh quyền năng 
sinh sản vô tận. Các phả hệ thần thánh cũng được mở rộng (gia đình 
thần Shiva gồm có vợ là thần Kali và con trai là thần Ganesha). Ngoài 
ra, nghệ thuật tạo hình các thần cũng đa dạng hơn, hàm ý tôn giáo nhiều 
hơn. Chẳng hạn, hình tượng nữ thần Kali, vợ của thần Shiva có bộ mặt 
đe dọa (mặt đen, miệng há rộng, lưỡi thè ra ngoài...); thần Ganesha 
thông tuệ và phúc hậu, nhưng đầu voi... 
Hindu giáo cũng đã thêm nhiều quy định về chuẩn mực, hình phạt, lễ 
hội, nghi thức tế lễ tỉ mỉ hơn, như: thêm luật kiêng ăn thịt bò, dùng đồ 
bằng da bò; tín đồ Vishnu vẽ son lên trán còn tín đồ Shiva thì bôi than 
phân bò ngang trên trán hay đeo biểu tượng linga ở cổ tay; khi tế lễ có 
thêm nghi thức xức dầu thơm, nước hoa cho các tượng thần... 
Điều đặc biệt ghi dấu ấn sự chấn hưng của Bàlamôn giáo và sự chuyển 
đổi thành Hindu giáo bằng cách tiếp thu thêm Phật giáo, đó là truyền 
thuyết cho rằng thần Vishnu đã giáng trần 9 lần và lần cuối cùng là với 
hình hài đức Phật. Đây cũng là cách mà Hindu giáo đã thu hút được cả tín 
đồ Phật giáo và liên tục củng cố sức mạnh tín ngưỡng tôn giáo và khắc 
phục những hạn chế để trở thành một tôn giáo mạnh nhất ở Ấn Độ./. 
124 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
CHÚ THÍCH: 
1 Gavin Flood (1998), An Introduction to Hinduism, Cambridge University Press, 
Foundation Books, New Delhi: 21. 
2 Niên đại của Veda giáo có tính ước đoán dựa trên những chuẩn định khác nhau 
về tộc người cổ, hay ngôn ngữ cổ, hay biểu tượng, lễ nghi tôn giáo cổ của người 
Ấn Độ nên không thống nhất, và có độ chênh lệch rất lớn. Tham khảo: Gavin 
Flood (1998), Sđd: 20 - 21. 
3 Ban đầu Rig Veda chỉ được lưu giữ bằng truyền khẩu, về sau nó mới được sưu 
tập và biên soạn thành văn bản. 
4 Stephanie Jamison & Joel Brereton (2014), The Rigveda: The Earliest Religious 
Poetry of India, Oxford University Press: 4, 7 - 9. 
5 Gavin Flood (1998), Sđd: 21. 
6 Có nghiên cứu kinh Upanishad, cho thấy lúc đầu kinh cho rằng Sát Đế Lợi là 
đẳng cấp cao nhất vì được sinh ra trước tiên, và tại buổi lễ tế các Bàlamôn phải 
ngồi phía dưới các Sát Đế Lợi. Nhưng về sau Upanihad có sự chỉnh sửa: “Chính 
Bàlamôn là nguồn gốc của Sát Đế Lợi. Do đó, cho dù vua có quyền uy tối cao, 
song vẫn phụ thuộc vào Bàlamôn như là nguồn gốc của mình. Vì vậy, bất cứ 
người nào làm tổn hại Bàlamôn là đang tấn công chính nguồn gốc của người ấy. 
Vị ấy chịu sự tổn hại tương xứng khi vị ấy làm hại người tốt hơn”. (Brihad-
Āranyaka Upanishad 1.4.10)[Tham khảo: The Thirteen Principal Upanishads 
(1921). Người dịch: R. E. Hume. Oxford: Oxford University Press: 38; A. B. 
Keith (1925), The Religion and Philosophy of Veda and Upanishads, London: 
Oxford University Press: 585. 
7 Gavin Flood (1998, Sđd: 44. 
8 Gavin Flood (1998), Sđd: 44. 
9 Luật Rita là đạo trời, thiên lý, trật tự điều hành vũ trụ trong quan niệm của người 
Ấn Độ. 
10 Gavin Flood (1998), Sđd: 21. 
11 Có tài liệu còn ghi rằng ba đẳng cấp đầu có thể tái sinh, còn hai đẳng cấp dưới 
cùng không được quyền tái sinh. 
12 C. Scott Littleton (2003), Sđd: 45. 
13 C. Scott Littleton (2003), Sđd: 40 - 42. 
14 Tham khảo S. Radhakrishnan (2009), Indian Philosophy (Vol. 1), second edition, 
Oxford India Paperbacks; Hà Thúc Minh (2002), Triết học phương Đông - triết 
học Ấn Độ, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 32 - 45. 
15 A Source Book in Indian Philosophy (1989), Edited by Sarvepalli Radhakrishnan 
& Charles A. Moore. Princeton, New Jersey - Princeton University Press. USA: 
37. Chú ý thêm: các Upanishad thuộc về Shruti. 
16 A Source Book in Indian Philosophy (1989): 37. 
17 Rāmāyana là thiên anh hùng ca về chiến công của thái tử Rāma chiến thắng vua 
quỷ Rāvana, dành lại công chúa Sītā; Mahābhārata là thiên anh hùng ca về cuộc 
chiến tranh dành ngai vua giữa hai dòng hoàng tộc; Chí tôn ca (Bhagavad Gītā) là 
thiên anh hùng ca về cuộc đàm đạo giữa thần Kṛṣṇa với Arjuna trước đêm sảy ra 
cuộc chiến tranh giành ngai vàng về nghĩa vụ, sứ mệnh cuộc đời và chiến tranh... 
18 Các Puranas có nội dung như: Giới thiệu tiểu sử các thần và vũ trụ; Ca tụng các 
thần. Khó xác định niên đại của Purāṇa. Có nhiều Purāṇas, nổi tiếng nhất là 
Bhāgavata Purāṇa. 
Hoàng Thị Thơ, Nguyêñ Ngọ c Quỳnh. Cać giai đoạ n phat́ triển... 125 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sarvepalli Radhakrishnan & Charles A. Moore (ed., 1989), A Source Book in 
Indian Philosophy, Princeton, New Jersey - Princeton University Press, USA. 
2. Axel Michaels (2004), Hinduism - Past and Present, Translated by Barbara 
Harshav, Princeton University Press, Princeton and Oxford. 
3. “Các vị thần trong tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ (kỳ 1)”, Báo sinh viên Đại 
học An Giang, đăng ngày 15/11/2015. 
4. Gavin Flood (1998), An Introduction to Hinduism, Cambridge University Press. 
Foundation Books, New Delhi. 
5. Hồng Hải, Thủy Chung, “Biểu tượng Makara trong văn hóa Ấn Độ” trong Cục 
Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm và ape.gov.vn/bieu-tuong-makara-trong-van-
hoa-an-do, ngày 20/01/2015. 
6. A. B. Keith (1925), The Religion and Philosophy of Veda and 
Upanishads, London: Oxford University Press. 
7. “Lễ hội cầu mưa-Varuna Vajna-Vietnam Vacations” trên Vietnam-vacations.com.vn. 
8. C. Scott Littleton (2003), Trí tuệ phương Đông, Người dịch: Trần Văn Huân. 
Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
9. Hà Thúc Minh (2002), Triết học phương Đông-Triết học Ấn Độ, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 
10. S. Radhakrishnan (2009), Indian Philosophy (vol 1), second edition, Oxford 
India Paperbacks. 
11. Stephanie Jamison & Joel Brereton (2014), The Rigveda: The Earliest Religious 
Poetry of India, Oxford University Press. 
12. Textual Sources for the Studies of Hinduism (1988), bản dịch Wendy Doniger 
O’Flaherty, Manchester: Manchester University Press. 
13. The Thirteen Principal Upanishads (1921), Người dịch: R. E. Hume, Oxford: 
Oxford University Press. 
Abstract 
THE DEVELOPMENT STAGES OF HINDUISM 
There are many ways to make a chronology of the Hinduism’s history 
and its development. One of which is the division of its history into three 
stages, namely Vedic religion, Brahmanism and Hinduism. This way of 
making chronology helps clarifying the continuity, innovation, and 
terminology (confusion of three names into one) of the same religion for 
the various purposes of theocracy, classification, or building ethnicity in 
different historical periods. 
Keywords: Vedic religion, Brahmanism and Hinduism, Indian 
religion. 

File đính kèm:

  • pdfcac_giai_doan_phat_trien_cua_hindu_giao.pdf