Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên - Đề xuất mô hình nghiên cứu cho Việt Nam

Tính độc lập là một nguyên tắc đạo đức quan trọng, quyết định chất lượng kiểm toán, đảm bảo sự khách quan của ý kiến kiểm toán. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập mạnh mẽ với quốc tế, chất lượng kiểm toán đòi hỏi phải luôn được nâng cao và tính độc lập của kiểm toán viên luôn được người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm. Bằng phương

pháp tổng quan tài liệu, bài viết thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính độc lập

của kiểm toán viên. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đánh giá khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình

nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên trên thị trường Việt Nam.

pdf 11 trang yennguyen 7761
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên - Đề xuất mô hình nghiên cứu cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên - Đề xuất mô hình nghiên cứu cho Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên - Đề xuất mô hình nghiên cứu cho Việt Nam
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN10 Số 127 - tháng 5/2018
kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu 
này phù hợp và các biến độc lập (các biến kế toán) 
đều có ý nghĩa ở mức 1%. Với hệ số R2 = 0,567 cho 
thấy chất lượng thông tin công bố trong BCTC của 
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam ngày càng cao, tương đồng với nghiên cứu 
tại Hoa Kỳ (54%) - một quốc gia có thị trường chứng 
khoán rất phát triển. Kết quả nghiên cứu một lần 
nữa nhằm khẳng định việc tác giả sử dụng mô hình 
EBO để đo lường chất lượng của thông tin công bố 
trong BCTC là hoàn toàn phù hợp.
toán công bố trong BCTC đang ngày càng cao, bắt 
kịp với các quốc gia phát triển.
- Kiểm định Durbin - Watson và VIF trong mô 
hình hồi quy đa tuyến tính ở trên có kết quả lần 
lượt là 1.174 và 1.624 đã cho thấy không có hiện 
tượng tự tương quan hay hiện tượng đa cộng tuyến 
trong mô hình đa tuyến tính, do vậy kết quả phân 
tích hồi quy hoàn toàn có ý nghĩa.
Bảng so sánh giá trị thích hợp của thông tin kế toán (chất lượng của thông tin công bố trong BCTC) với một 
số quốc gia
Quốc gia Giai đoạn Tác giả R2 điều chỉnh
Hoa Kỳ 1953-1993 Collins và các cộng sự (1997) 54%
Norway 1982-1996 King và Langli (1998) 65%
Vương quốc Anh 1982-1996 King và Langli (1998) 66%
Đức 1982-1996 King và Langli (1998) 40%
Nhật Bản 1976-1999 Habib (2004) 65%
Malaysia 1987-1996 Malcolm Smith (2008) 32,95%
Hàn Quốc 1987-1998 Bae và Jeong (2007) 35%
Úc 2001-2003 Habib và Azim (2008) 50%
Sri lanka 2005-2009 Chandrapala (2013) 56%
Italia 2011-2013 Camodeca và các cộng sự (2014) 43%
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Camodeca, R., Almici, A., Brivio, A, R., 
2014, The value relevance of accounting 
information in the Italian and UK stock 
markets, Problems and Perspectives in 
management, 12 (4): 512 - 519;
2. Chandrapala, P., 2013, The value relevance 
of earnings and book value: The importance 
of ownership concentration and firm size, 
Journal of Compretiveness, 5 (2): 98 - 107;
3. Collins D., Maydew E., and Weiss I., 1997, 
Changes in the value – relevance of earnings and 
book values over the past forty years, Journal of 
Accounting and Economics, 24: 39 - 67;
4. Ewert, Ralf, and Alfred Wagenhofer, 2011. 
Earning quality metrics and what they 
measure. Available at SSRN 169042;
5. Francis, J., Lafond, R., Olsson, P., & Schipper, K., 
2004. Costs of equity and earnings attributes, 
Accounting Review, 79: 967 - 1010;
6. Habib, A., 2004, Accounting – Based 
Equity valuation techniques and the 
value relevance of dividend information: 
Empirical evidence from Japan, Pacific 
Accounting Review, 16 (2): 23 – 44;
7. Habib, A., Istiaq Azim, 2008, Corporate 
governance and the value – relevance of 
accounting information: Evidence from Australia, 
Accounting Research Journal 21.2: 167 - 194;
8. King R. and Langli J., 1998, Accounting 
Diversity and Firm Valuation, International 
Journal of Accounting, 33: 529 – 567;
9. Perotti, P., & Wagenhofer, A., 2014, Earnings 
quality measures and excess returns, Journal of 
Business Finance & Accounting, 41: 515 - 571.
Ngày nhận bài lần 1: 13/4/2018
Ngày duyệt đăng: 27/4/2018
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 11Số 127 - tháng 5/2018
CAÙC NHAÂN TOÁ AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN TÍNH ÑOÄC LAÄP 
CUÛA KIEÅM TOAÙN VIEÂN - ÑEÀ XUAÁT MOÂ HÌNH 
NGHIEÂN CÖÙU CHO VIEÄT NAM
NGUYỄN THị HẢI HÀ1
NGUYỄN THị THƯơNG2
TRầN MAI ANH2
1GV Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐHKT, ĐHQGHN; 2SV Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐHKT, ĐHQGHN
Tính độc lập là một nguyên tắc đạo đức quan trọng, quyết định chất lượng kiểm toán, đảm bảo sự khách quan của ý kiến kiểm toán. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập mạnh mẽ với quốc tế, chất lượng kiểm toán đòi hỏi phải luôn được nâng cao và tính độc lập của kiểm toán viên luôn được người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm. Bằng phương 
pháp tổng quan tài liệu, bài viết thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính độc lập 
của kiểm toán viên. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đánh giá khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình 
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên trên thị trường Việt Nam.
Từ khóa: kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên, kiểm toán báo cáo tài chính.
Factors affecting auditor’s independence - proposed modeling of research for Vietnam
Independence is an important ethical principle that determines the quality of the audit, ensuring the 
objectivity of the audit opinion. In the context of strong economic development and international integration, 
the quality of auditing needs to always be improved and the independence of the auditors is always taken into 
account by the users of the financial statements. By the method of document review, the article assesses the 
impact of factors on the independence of the auditor. Based on that, the article also assesses the research gap 
and recommends a model of factors affecting the independence of the auditors in the Vietnamese market.
key words: Auditing, independence of auditors, audit of financial statements.
1. Giới thiệu 
Báo cáo tài chính (BCTC) trình bày các thông 
tin quan trọng về tình hình tài chính, kết quả kinh 
doanh và luồng lưu chuyển tiền tệ của công ty và 
kiểm toán BCTC ngày càng trở thành một dịch 
vụ đảm bảo phổ biến cho những chủ thể sử dụng 
BCTC nói chung và các nhà đầu tư nói riêng về 
chất lượng thông tin trên BCTC. Để đảm bảo chất 
lượng cuộc kiểm toán, đảm bảo niểm tin của người 
sử dụng BCTC, tính độc lập của kiểm toán viên 
đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình kiểm 
toán BCTC. 
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ các năm 2000 trở 
lại đây, thế giới đã chứng kiến những vụ sai phạm 
lớn liên quan đến các gian lận trên BCTC đã được 
kiểm toán gây ra tâm lý lo ngại của người sử dụng 
BCTC về chất lượng kiểm toán và tính độc lập của 
kiểm toán viên. Điển hình như vụ bê bối tài chính 
liên quan đến tập đoàn năng lượng Enron dẫn đến 
phá sản năm 2001 tại Mỹ và việc phá sản hãng kiểm 
toán Arthur Andersen vào năm 2002 do mất uy tín. 
Nhiều nguyên nhân được đưa ra, đáng chú ý là việc 
Arthur Andersen đã kiểm toán cho Enron trong 
một thời gian khá dài là 16 năm, đồng thời kiêm 
thêm cả dịch vụ kiểm toán nội bộ và tư vấn quản lý.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc các công ty 
kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC cho một 
khách hàng trong một thời gian dài và cung cấp 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN12 Số 127 - tháng 5/2018
các dịch vụ phi kiểm toán khác làm đe dọa nghiêm 
trọng đến tính độc lập của kiểm toán viên. Các 
nghiên cứu trước đây tại nhiều quốc gia đã đề cập 
đến những nhân tố khác nhau có ảnh hưởng tích 
cực cũng như tiêu cực đến tính độc lập của kiểm 
toán viên, có cả những công trình nghiên cứu chỉ 
ra những nhân tố ảnh hưởng trái ngược đến tính 
độc lập của kiểm toán.
Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, 
ngành kiểm toán còn non trẻ và có đặc điểm kinh 
tế, văn hóa, xã hội khác so với các nước trên thế 
giới. Do đó, các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc 
lập của kiểm toán viên tại Việt Nam cũng có những 
đặc trưng khác với thế giới. 
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập 
của kiểm toán viên - tổng hợp các nghiên cứu 
có liên quan
Tính độc lập được quy định trong Chuẩn mực 
đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán ban 
hành theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 
8/5/2015 của Bộ Tài chính. Tính độc lập là nguyên 
tắc đầu tiên và quan trọng nhất đối với đạo đức 
nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tính độc lập đòi 
hỏi kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến phải độc lập 
về mặt hình thức và độc lập về mặt tư tưởng. Yêu 
cầu về tính độc lập được xem như là điều kiện cần 
để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán. Kết 
quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người 
sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán 
thiếu tính độc lập. Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi 
sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên 
đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, 
đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc 
trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của 
doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, kiểm 
toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác 
động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào 
làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và 
độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi vấn đề thắc 
mắc về tình hình kinh doanh hoặc các xử lý kế 
toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần 
được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán 
viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng 
chứng kiểm toán.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều nhân 
tố khác nhau ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm 
toán viên. Để thuận tiện cho việc so sánh và phân 
tích, các nhân tố được đề cập theo từng nhóm liên 
quan đến nhau.
2.1. Cung cấp dịch vụ phi kiểm toán (non-audit 
services)
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến tác động 
của dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của 
kiểm toán viên tại nhiều thị trường khác nhau qua 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 13Số 127 - tháng 5/2018
các thời kỳ. Kết quả của sự tác động khá đa dạng ở 
các nghiên cứu khác nhau.
Một nghiên cứu của Randolph A. Shockley 
(1981) đã cho thấy dịch vụ phi kiểm toán có thể 
ảnh hưởng tính độc lập kiểm toán. Bài nghiên cứu 
thu thập thông tin khảo sát qua email từ bốn nhóm 
đối tượng: (a) Các đối tác lớn của Big81, (2) các đối 
tác từ các công ty CPA địa phương và khu vực, (3) 
nhà cung cấp tín dụng và (4) các nhà phân tích, kết 
quả là công ty kiểm toán có cung cấp dịch vụ tư vấn 
quản lý sẽ làm giảm tính độc lập kiểm toán.
Theo nghiên cứu của Beattie và cộng sự (1999) 
tại Anh, Teoh & Lim (1996) tại Malaysia, Al-Ajmi 
& Saudagaran tại Bahrain (2011), phí cung cấp dịch 
vụ phi kiểm toán lớn hơn hoặc bằng 100% phí từ 
dịch vụ kiểm toán được đánh giá là một trong các 
nhân tố đe dọa tính độc lập. Khi mức phí này ở các 
mức thấp hơn cũng được đánh giá là đe dọa tính 
độc lập. Ferdinand A. Gul và cộng sự (2007) chỉ ra 
mối quan hệ giữa phí phi kiểm toán và tính độc lập 
kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nhiệm kỳ kiểm toán, và 
phí phi kiểm toán có tác động ngược chiều tới tính 
độc lập kiểm toán khi nhiệm kỳ kiểm toán ngắn và 
quy mô công ty khách hàng nhỏ. 
Dahlia Robinson (2008) bằng cách tập trung 
vào ý kiến quan ngại của kiểm toán viên trong một 
mẫu các công ty công bố phá sản, kết quả cho rằng 
dịch vụ tư vấn thuế được cung cấp bởi kiểm toán 
viên thì làm suy giảm tính độc lập kiểm toán. Allen 
D. Blay và Marshall A. Geiger (2013) chứng minh 
được mối quan hệ giữa sự suy giảm tính độc lập 
và phí dịch vụ phi kiểm toán tại Mỹ. Một nghiên 
cứu thực nghiệm của các giám đốc công ty Hoa Kỳ, 
Kurt Pany and P. M. J. Reekers (1983), đã xem xét 
tính hợp lý của việc cho phép kiểm toán viên trong 
một công ty thực hiện các cam kết dịch vụ khác 
nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ thiết kế 
hệ thống kiểm soát nội bộ cũng làm giảm tính độc 
lập kiểm toán.
Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu cho rằng, 
dịch vụ phi kiểm toán không làm giảm tính độc 
lập của kiểm toán viên. Mark L. Defond và cộng sự 
(2002) không tìm thấy sự liên quan đáng kể giữa các 
phí dịch vụ phi kiểm toán và suy giảm tính độc lập 
kiểm toán viên. Philip Beaulieu và Alan Reinstein 
(2010) chỉ ra người hành nghề tại công ty lớn sẽ ít 
tin rằng dịch vụ phi kiểm toán làm suy giảm tính 
độc lập kiểm toán viên hơn so với kiểm toán viên ở 
công ty nhỏ. Dựa trên mẫu của các công ty sản xuất 
bị áp lực về tài chính trong giai đoạn 2005-2009, 
Nicole Ratzinger-Sakel (2013) cho rằng, kiểm toán 
viên nước Đức thì không giảm độc lập hơn khi 
cung cấp dịch vụ phi kiểm toán.
Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng 
dịch vụ phi kiểm toán tạo ra sự lan tỏa kiến thức, 
từ đó mang lại nhiều lợi ích. Mohinder Parkash và 
Carol F. Venable (1993) chỉ ra khách hàng có xu 
hướng mua dịch vụ phi kiểm toán vì có sự lan tỏa 
kiến thức khi có sử dụng đồng thời của dịch vụ 
kiểm toán và dịch vụ phi kiểm toán từ một công 
ty kiểm toán. Nghiên cứu của W. Robert Knechel 
và Divesh S. Sharma (2012) cho thấy, dịch vụ phi 
kiểm toán được cung cấp bởi kiểm toán viên mang 
lại nhiều lợi ích cho khách hàng mà không dẫn đến 
mất hiệu quả kiểm toán.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị 
Phương Hồng và Hà Hoàng Nhân (2014) chỉ ra 
rằng phí dịch vụ phi kiểm toán lớn hơn hoặc bằng 
100% phí kiểm toán là nhân tố đe dọa lớn nhất 
tính độc lập của kiểm toán viên theo quan điểm 
của kiểm toán viên và người sử dụng BCTC (nhà 
đầu tư, nhân viên tín dụng).
Lê Đoàn Minh Đức (2017) dựa trên kết quả 
phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy trong các 
dịch vụ phi kiểm toán thì dịch vụ ghi sổ kế toán 
và tư vấn thuế sẽ làm suy giảm đáng kể tính độc 
lập kiểm toán. Những dịch vụ phi kiểm toán khác 
không những không làm suy giảm tính độc lập 
kiểm toán mà còn làm tăng hiệu quả kiểm toán do 
có được sự lan tỏa kiến thức. 
Kết quả đa dạng về mối quan hệ giữa dịch vụ 
phi kiểm toán và tính độc lập có thể được lý giải là 
do các nghiên cứu được thực hiện tại các đất nước 
khác nhau về thể chế, văn hóa, kinh tế, chính trị 
và xã hội. Do đó, dịch vụ phi kiểm toán là nhân 
tố đáng nghiên cứu trong mối quan hệ với tính 
1 Big8: Arthur Andersen, Arthur Young, Coopers and Lybrand, Ernst & Whinney, Deloite Haskins & Sells, Peat Marwick Mitchell, Price Waterhouse và Touche Ross.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN14 Số 127 - tháng 5/2018
độc lập của kiểm toán viên. Nếu nghiên cứu tiếp 
tục được thực hiện tại Việt Nam – một thị trường 
kinh tế mới nổi có nhiều đặc điểm kinh tế, xã hội, 
văn hóa khác biệt với các nước trên thế giới - thì 
cần phải xác định từng loại hình dịch vụ phi kiểm 
toán tác động tính độc lập của kiểm toán viên và 
mở rộng khảo sát quan điểm của nhiều nhóm đối 
tượng hơn nữa.
2.2. Mức độ phụ thuộc vào phí kiểm toán
DeAngelo (1981) đã thiết lập mô hình phí 
kiểm toán năm đầu tiên (chi phí khởi động kiểm 
toán - startup cost) với chi phí phát sinh liên quan 
đến việc thay đổi công ty kiểm toán của doanh 
nghiệp được kiểm toán. DeAngelo đã chỉ ra sự 
liên hệ giữa chi phí kiểm toán và quan hệ kinh tế 
với khách hàng có thể làm giảm tính độc lập của 
kiểm toán viên.
Để giảm nguy cơ mất phí từ một hợp đồng, kiểm 
toán viên có thể thực hiện các yêu cầu của khách 
hàng và thậm chí hợp tác trong các hoạt động gian 
lận (Gavious, 2007). Douglas (2010) cho rằng, một 
số công ty kiểm toán thực hiện cắt giảm giá phí kiểm 
toán để giữ chân khách hàng, duy trì tăng trưởng 
doanh thu hoặc mở rộng thị phần và điều này có thể 
làm suy giảm tính độc lập của kiểm toán viên.
Theo kết quả các ngiên cứu của Beattie và cộng 
sự (1999), Alleyne và cộng sự (2006), sự phụ thuộc 
kinh tế được coi là một trong các nhân tố đe dọa 
tính độc lập mạnh nhất, cụ thể là khi phí từ một 
khách hàng chiếm đến 10% tổng doanh thu của 
công ty kiểm toán.
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Phương Hồng, Hà 
Hoàng Nhân (2014) thông qua bảng câu hỏi khảo 
sát quan điểm của kiểm toán viên và người sử dụng 
BCTC, kết quả cho thấy thu nhập của chủ phần 
hùn (partner) phụ thuộc vào ...  tháng 5/2018
3. Đề xuất mô hình nghiên cứu cho thị trường 
Việt Nam
Trên cơ sở tổng thuật các nghiên cứu trong và 
ngoài nước có liên quan, nhằm mục đích bổ sung 
thông tin định lượng về mức độ ảnh hưởng của 
các nhân tố đến tính độc lập của kiểm toán viên, 
chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu cho thị 
trường Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu: Đo lường mức độ ảnh 
hưởng của các nhân tố đến tính độc lập của kiểm 
toán viên
Y = a0 +a1X1 + a2X2 + a3X3 +  + a8X8
Giải thích các biến trong mô hình
Các biến Giải thích
Y Tính độc lập của kiểm toán viên 
X1 Dịch vụ phi kiểm toán
X2 Mức độ phụ thuộc vào phí kiểm toán
X3 Nhiệm kỳ của kiểm toán viên
X4 Ủy ban kiểm toán bổ nhiệm kiểm toán viên
X5 Mức độ cạnh tranh thị trường kiểm toán 
X6 Quy mô công ty kiểm toán
X7 Rủi ro đối với kiểm toán viên
X8 Công khai các quan hệ tài chính
Dự kiến giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Dịch vụ phi kiểm toán có mối 
quan hệ ngược chiều với tính độc lập của kiểm 
toán viên
Giả thuyết H2: Mức độ phụ thuộc vào phí kiểm 
toán có mối quan hệ ngược chiều với tính độc lập 
của kiểm toán viên
Giả thuyết H3: Nhiệm kỳ của kiểm toán viên 
có mối quan hệ ngược chiều đến tính độc lập của 
kiểm toán viên 
Giả thuyết H4: Ủy ban kiểm toán bổ nhiệm 
kiểm toán viên có mối quan hệ thuận chiều tính 
độc lập của kiểm toán viên
Giả thuyết H5: Mức độ cạnh tranh thị trường 
kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều với tính độc 
lập của kiểm toán viên
Giả thuyết H6: Quy mô công ty kiểm toán có 
mối quan hệ thuận chiều với tính độc lập của kiểm 
toán viên
Giả thuyết H7: Rủi ro đối với kiểm toán viên có 
mối quan hệ thuận chiều với tính độc lập của kiểm 
toán viên
Giả thuyết H8: Công khai các quan hệ tài chính 
có mối quan hệ thuận chiều với tính độc lập của 
kiểm toán viên
Phương pháp định tính kết hợp phương pháp 
định lượng
Phương pháp định tính: Sử dụng giai đoạn đầu 
để khám phá nhân tố (biến độc lập) và xác định 
thang đo cho các biến. Dự kiến sử dụng phương 
pháp khảo sát và phỏng vấn sâu các chuyên gia, các 
nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, kiểm toán viên 
hành nghề. Trên cơ sở đó hoàn thiện bảng câu hỏi 
cho giai đoạn khảo sát điều tra diện rộng.
Phương pháp định lượng: Xây dựng mô hình hồi 
quy thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng 
với tính độc lập của kiểm toán viên (Y). Khi đó hiệu 
lực của KTNB là một hàm số gồm các biến số chính:
 Y = a0 + a1X1 + a2X2 +  + a8X8 +  + ε
Đối tượng khảo sát
Gồm 3 nhóm đối tượng chính: kiểm toán viên (các 
kiểm toán viên hành nghề và trợ lý kiểm toán), kế 
toán viên và nhà quản lý của các công ty được kiểm 
toán, người sử dụng BCTC (nhà đầu tư cá nhân, 
nhân viên tín dụng ngân hàng, các cán bộ thuế nhà 
nước, các chuyên gia phân tích tài chính,)
3. kết luận
Bài viết tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến 
tính độc lập của kiểm toán viên qua các nghiên cứu 
đã thực hiện trên thế giới theo thời gian và không 
gian khác nhau. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu 
cho thị trường Việt Nam. Nếu mô hình đề xuất được 
thực hiện trong tương lai với phương pháp định tính 
kết hợp định lượng thì kết quả nghiên cứu sẽ có tính 
cụ thể và tin cậy cao hơn cho thị trường kiểm toán 
Việt Nam. Kết quả này có thể gợi ý những giải pháp 
về quản lý chất lượng kiểm toán cho những nhà làm 
chính sách, hay những giải pháp về thực tiễn quản 
trị và hành nghề cho các khách hàng kiểm toán cũng 
như các công ty kiểm toán.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN18 Số 127 - tháng 5/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Ajmi, J., & Saudagaran, S. (2011), 
‘Perceptions of auditors and financial 
statement users regarding auditor 
independence in Bahrain’, Managerial 
Auditing Journal, 26 (2), pp. 130 – 160.
2. Allen D. Blay & Marshall A. Geiger (2013), 
‘Auditor Fees and Auditor Independence: 
Evidence from Going Concern Reporting 
Decisions’, Contemporary Accounting 
Research, 30 (2), pp. 579-606.
3. Alleyne, P., Devonish, D. & Alleyne, P. 
(2006), ‘Perceptions of auditor independence 
in Barbados’, Managerial Auditing Journal, 
21 (6), pp. 621-635.
4. Beattie, V. A., Fearnley, S. & Brandt, 
R (1999), ‘Perceptions of auditor 
independence: UK evidence’, Journal of 
International Accounting, Auditing and 
Taxation, 8 (1), pp. 67-107.
5. Bộ Tài chính (2012), Hệ thống Chuẩn 
mực Kiểm toán Việt Nam, theo Thông tư 
số 214/2012/TT-BTC, Ban hành ngày 06 
tháng 12 năm 2012.
6. Callaghan, J., Prakash, M. & Singhal, R., 
(2009), ‘Going concern audit opinions and 
provision of non-audit services: implications 
for auditor independence of bankrupt 
firms’, Auditing: A Journal of Practice & 
Theory, 28 (1), pp. 153-169.
7. Craswell, A. T., Stokes, D. J & Laughton, 
J. (2002), ‘Auditor independence and fee 
dependence’, Journal of Accounting and 
Economics, 33 (2), pp. 253-275.
8. Dahlia Robinson (2008), ‘Auditor Independence 
and Auditor-Provided Tax Service: Evidence 
from Going-Concern Audit Opinions Prior 
to Bankruptcy Filings’, Auditing: A Journal of 
Practice & Theory, 27, pp. 31-54.
9. Dart, E. (2011), ‘UK investors’ perceptions 
of auditor independence’, The British 
Accounting Review, 43 (3), pp. 173-185.
10. DeAngelo, L. E. (1981), ‘Auditor size and 
audit quality’, Journal of Accounting and 
Economics 3, pp. 183-199.
11. DeFond, M., Raghunandan, K. & Subramanyam, 
K. (2002), ‘Do non-audit service fees impair 
auditor independence? Evidence from going 
concern audit opinions’, Journal of Accounting 
Research, 40 (4), pp. 1247-1274.
12. Douglas, N. (2010) “Audit fees and 
maintaining audit quality”
13. Ferdinand A. Gul, Bikki L. Jaggi, and Gopal 
V. Krishnan (2007), ‘Auditor Independence: 
Evidence on the Joint Effects of Auditor 
Tenure and Nonaudit Fees’, Auditing: A 
Journal of Practice & Theory, 26, pp. 117-142.
14. Gates, S. K., Lowe, D. J. & Reckers, P. M. 
(2007), ‘Restoring public confidence in capital 
markets through auditor rotation’, Managerial 
Auditing Journal, 22 (1), pp. 5-17.
15. Gavious, I. (2007), ‘Alternative perspectives to 
deal with auditors’ agency problem’, Critical 
Perspectives on Accounting, 18, pp. 451-467.
16. Joseph Callaghan, Mohinder Parkash, and 
Rajeev Singhal (2009), ‘Going‐Concern 
Audit Opinions and the Provision of 
Nonaudit Services: Implications for Auditor 
Independence of Bankrupt Firms’, Auditing: 
A Journal of Practice & Theory: May 2009, 
28 (1), pp. 153-169.
17. Kurt Pany and P. M. J. Reekers (1983), 
‘Auditor Independence and non-audit 
services: Director views and their policy 
implications’, Journal of Accounting and 
Public Policy, 2, pp. 43-62.
18. Lê Đoàn Minh Đức, ‘Dịch vụ phi kiểm toán 
và tính độc lập của kiểm toán viên Việt 
Nam’, Tạp chí Tài chính tháng 07/2017.
19. Nguyễn Thị Phương Hồng, Hà Hoàng Nhân 
(2014), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến tính 
độc lập của kiểm toán viên - Bằng chứng 
thực nghiệm tại Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế 
& Phát triển số 215 tháng 5/2015.
20. Nicole V. S. Ratzinger-Sakel (2013) Auditor 
Fees and Auditor Independence-Evidence 
from Going Concern Reporting Decisions in 
Germany. AUDITING: A Journal of Practice 
& Theory: November 2013, 32 (4), pp. 129-168.
21. Philip Beaulieu and Alan Reinstein (2010), ‘Belief 
perseverance among accounting practitioners 
regarding the effect of non-audit services on 
auditor independence’, Journal of Accounting 
and Public Policy, 29 (4), pp. 353-373.
22. Public Company Accounting Oversight Board 
[PCAOB] (2002), Sarbanes-Oxley Act of 2002.
23. Randolph A Shockley (1981), ‘Perceptions 
of Auditors’ Independence: An Empirical 
Analysis’, Accounting Review, 56, pp. 785-800.
24. Teoh, H.Y. & Lim, C.C. (1996), ‘An empirical 
study of the effects of audit committees. 
Disclosure of non-audit fees, and other 
issues on auditor independence: Malaysian 
evidence’, Journal of Accounting, Auditing 
& Taxation, 5, pp. 231-248.
Ngày nhận bài lần 1: 17/4/2018
Ngày duyệt đăng: 1/5/2018
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 19Số 127 - tháng 5/2018
TOÅNG qUAN VEÀ BAsEL II VAØ GIAÛI PHAÙP
TRIEÅN KHAI BAsEL II TRONG qUAÛN TRÒ RUÛI RO 
TAÏI CAÙC NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM
ThS. LÊ THị NGọC*
*Khối CB - Hội sở, Ngân hàng Phương Đông
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, lĩnh vực ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Một thực tế đã xảy ra là một số ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bị xóa sổ, sáp nhập và hoặc bị buộc phải bán với giá 0 đồng chỉ vì quản trị rủi ro (QTRR) yếu kém. Do đó, 
các NHTM Việt Nam cần phải sớm tiếp cận và vận dụng các cơ chế QTRR tiên tiến trên thế giới để phát 
triển bền vững, và việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II (tiêu chuẩn về quản lý rủi ro và an toàn) của 
các NHTM Việt Nam là rất cần thiết. Với Basel II, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể 
và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp rủi ro. 
Thế giới đã áp dụng chuẩn Basel II từ năm 2004, nhưng tới nay, Việt Nam mới có 1 ngân hàng công bố 
áp dụng thành công và 10 ngân hàng được chọn thí điểm, chưa ngân hàng nào thành công. Để góp phần 
giải quyết vấn đề này, bài viết sẽ giới thiệu tổng quan về hiệp ước Basel, cũng như thực trạng QTRR tại các 
NHTM hiện nay và đưa ra các giải pháp để áp dụng Hiệp ước Basel II để quản trị rủi ro tại các NHTM 
Việt Nam.
Từ khóa: Hiệp ước Basel, quản trị rủi ro, ngân hàng thương mại, hệ số an toàn vốn.
Overview of Basel II and Basel II Solution for risk management in Vietnamese commercial banks
In the context of Vietnam’s deepening integration, the banking sector faces a lot of risks, especially credit 
risk, operational risk and market risk. The fact is that some commercial banks in Vietnam were eliminated, 
merged and or forced to sell at 0 dong only because of poor risk management. As a result, Vietnamese 
commercial banks need to access and apply advanced international advanced risk management mechanisms 
for sustainable development, and the application of Basel II standards (risk management and safety 
standards). full of commercial banks in Vietnam is very necessary. For Basel II, all risks must be quantified 
by the specific number and this number will indicate how much capital the bank needs to cover the risk. 
The banking industry worldwide has applied the Basel II standard since 2004, but so far, Vietnam has only 
one bank announced successfully applied and 10 banks have been selected pilot, no bank successfully. To 
help solve this problem, the paper presents an overview of the Basel Accords, as well as the actual situation 
of the current commercial banks, and provide solutions to the application of Basel II to risk management. 
Vietnamese commercial banks.
key words: Basel II, risk management, capital adequacy ratio. 
1. Sơ lược về hiệp ước Basel
1.1. Quá trình ra đời hiệp ước Basel
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel 
Committee on Banking supervision - BCBS) được 
thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân 
hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước 
phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm 
tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các 
ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN20 Số 127 - tháng 5/2018
viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung 
ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng 
của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa 
Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy 
Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần 
trong một năm.
Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các 
vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong 
công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám 
sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không 
ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà 
thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải 
tương xứng.
Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước vốn Basel: (1) 
Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel 
I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. (2) Năm 1996, 
Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường 
(được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). (3) 
Tháng 6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn 
mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First 
Consultative Package - CP1). (4) Tháng 1/2001, 
chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). (5) Tháng 
4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). 
(6) Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn 
(Basel II) được hoàn thiện. (7) Tháng 1/2007, 
Basel II có hiệu lực. (8) Năm 2010, chấm dứt quá 
trình chuyển đổi. (9) Tháng 9/2010, chuẩn mực 
vốn Basel III được BCBS đưa ra. (10) Basel III có 
hiệu lực từ năm 2013. (11) Basel III được thực 
hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018, sau đó 
thực hiện đầy đủ từ tháng 1/2019. (12) Basel IV 
được thông qua. (13) Tháng 1/2022, Basel IV sẽ 
có hiệu lực và áp dụng theo từng giai đoạn trong 
vòng 5 năm.
1.2. Hiệp ước Basel I
Năm 1988, Ủy ban này ban hành hệ thống đo 
lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các 
ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một 
mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi 
ro có thể xảy ra. Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu 
(tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh 
theo hệ số rủi ro - CAR) là 8%. Văn bản chuẩn hóa 
này được gọi là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), 
áp dụng trong các nước thành viên G10 kể từ năm 
1992, nhưng sau đó có rất nhiều nước khác trên thế 
giới tự nguyện tuân thủ. 
Mục tiêu của Basel I: Củng cố sự ổn định của 
toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế;
Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống 
nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành 
mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất khi có 
CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, 
thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR 
< 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%:
Vốn của các ngân hàng được chia thành 3 loại: 
Vốn cấp 1 (chủ yếu là vốn chủ sở hữu), vốn cấp 2 
(nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn như 
nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, vốn 
tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng 
tổn thất chung), vốn cấp 3 (các khoản vay ngắn 
hạn). Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra 
được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về 
vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an 
toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: 
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
Về hệ số rủi ro của tài sản, Basel I đưa ra 4 mức 
rủi ro cho các loại tài sản là 0%, 20%, 50% và 100%. 
Liên quan đến rủi ro, năm 1996, Basel I bổ sung 
rủi ro thị trường, thực thi chậm nhất vào 1/1/1998.
1.3. Hiệp ước Basel II
Ngày 26/6/2004, phiên bản mới của Basel I được 
ban hành sau cuộc khủng hoảng ngân hàng những 
năm 1990. Basel II có hiệu lực từ tháng 1/2007 và 
được thực hiện theo một lộ trình đến năm 2009, 
sau đó thực hiện đầy đủ kể từ năm 2010. Mục tiêu 
của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của 
hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một 
sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động 
trên bình diện quốc tế, đẩy mạnh việc chấp nhận 
các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản 
lý rủi ro.

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_doc_lap_cua_kiem_toan_vien_de.pdf