Giáo trình Kế toán quản trị

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Mã chương: 1

Tất cả các tổ chức đều có mục tiêu hoạt động, và các nhà quản lý của đều

cần thông tin để ra quyết định, vạch kế hoạch, điều hành, và kiểm soát hoạt

động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Kế toán quản trị là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thông tin của

một tổ chức. Mục tiêu chủ yếu của kế toán quản trị là: (1) Cung cấp thông tin

cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định, (2) trợ giúp nhà quản lý

trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức, (3) thúc đẩy các nhà

quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức, và (4) đo lường hiệu quả hoạt động

của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức.

Kế toán quản trị khác với kế toán tài chính ở nhiều điểm. Đối tượng sử

dụng thông tin kế toán quản trị là các nhà quản lý bên trong tổ chức. Kế toán

quản trị không có tính pháp lệnh và không tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn

mực kế toán. Trong khi đó, kế toán tài chính đăt trọng tâm vào việc cung cấp

thông tin cho những người bên ngoài tổ chức như các nhà đầu tư, các chủ nợ,

các chuyên gia tài chính, khách hàng. Thông tin kế toán tài chính cung cấp bị

chi phối bởi các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán, các qui định của

luật pháp và các cơ quan quản lý nhà nước và hoàn toàn dựa vào số liệu từ các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ.

Kế toán quản trị được xem là một nghề chuyên môn. Để được xã hội thừa

nhận, các nhân viên kế toán quản trị phải sở hữu một chứng chỉ hành nghề kế

toán và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức hành nghề kế toán.Trang 13

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm kế toán quản trị

- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kế toán quản trị, kế toán tài

chính và kế toán chi phí

- Vận dụng được vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng

quản lý

- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu

pdf 108 trang yennguyen 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán quản trị

Giáo trình Kế toán quản trị
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày tháng.... năm 
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt 
Đà Lạt, năm 2017 
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
LỜI GIỚI THIỆU 
Việt Nam đang tiến hành cải cách toàn diện, triệt để hệ thống kế toán 
theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Yêu cầu quản lý kinh doanh trong 
cơ chế thị trường đòi hỏi những thông tin đa dạng, phục vụ cho các quyết định 
kinh tế, điều đó đã hình thành khái niệm về hệ thống kế toán tài chính, kế toán 
quản trị. 
Kế toán quản trị - Một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán, được 
hình thành và phát triển. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp phục vụ chủ 
yếu trong nội bộ doanh nghiệp, thoả mãn yêu cầu thông tin của chủ doanh 
nghiệp, các nhà quản lý để điều hành kinh doanh. 
Để phục vụ công tác giảng dạy và học tập, Khoa Kinh tế đã tổ chức biên 
soạn giáo trình môn “Kế toán quản trị” trên cơ sở tham khảo tài liệu trong và 
ngoài nước. 
Mặc dù rất cố gắng để hoàn thành tài liệu này với nội dung, kết cấu hợp 
lý và khoa học, đáp ứng nhu cầu đào tạo trong giai đoạn mới. Song do tài liệu 
được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được 
nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. 
Xin chân thành cảm ơn. 
Đà Lạt, ngàythángnăm 
Chủ biên 
Lê Thị Kim Phượng 
MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 3 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ..... 12 
1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị ................................. 13 
1.1. Khái niệm về kế toán quản trị ................................................................ 13 
1.2. Vai trò của kế toán quản trị .................................................................... 14 
1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị ................................................................. 15 
2. Kế toán quản trị, kế toán tài chính và kế toán chi phí ................................... 15 
3. Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản lý . 17 
3.1. Quá trình quản lý và chức năng quản lý ................................................ 17 
3.1.1 Lập kế hoạch. ................................................................................... 18 
3.1.2 Tổ chức và điều hành. ...................................................................... 18 
3.1.3 Kiểm soát .......................................................................................... 18 
3.1.4 Ra quyết định ................................................................................... 18 
3.2. Phương pháp nghiệp vụ của kế toán quản trị ......................................... 18 
3.3. Tổ chức hệ thống bộ máy kế toán quản trị ............................................. 19 
3.3.1 Mô hình kết hợp ............................................................................... 19 
3.1.2 Mô hình tách biệt ............................................................................. 20 
3.1.3 Mô hình hỗn hợp .............................................................................. 21 
Câu hỏi ôn tập và bài tập ................................................................................... 22 
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ ............................................................ 24 
1. Khái niệm và đặc điểm .................................................................................. 25 
1.1. Khái niệm ............................................................................................... 25 
1.2. Đặc điểm ................................................................................................ 25 
2. Phân loại chi phí ............................................................................................ 25 
2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động .......................................... 25 
2.1.1 Chi phí sản xuất ................................................................................ 25 
2.1.2 Chi phí ngoài sản xuất ...................................................................... 26 
2.2. Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận .................. 26 
2.3. Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí ......................... 27 
2.4. Phân loại theo cách ứng xử chi phí ........................................................ 27 
2.4.1 Biến phí ............................................................................................ 27 
2.4.2 Định phí ............................................................................................ 28 
2.4.3 Chi phí hỗn hợp ................................................................................... 28 
2.5. Phân loại khác sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định ........................ 30 
3. Hệ thống quản lý chi phí ............................................................................... 30 
3.1. Tập hợp và phân bổ chi phí .................................................................... 30 
3.1.1 Tập hợp và phân bổ chi phí trực tiếp. .............................................. 31 
3.1.2. Tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp. ............................................. 31 
3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................................. 32 
3.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo kế toán tài chính ........ 32 
3.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo kế toán quản trị ......... 33 
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................... 34 
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG LỢI NHUẬN 
VÀ THÔNG TIN THÍCH HỢP VỚI QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN ........... 36 
1. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận37 
1.1. Số dư đảm phí (Hiệu số gộp) ................................................................. 37 
1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí ................................................................................ 37 
1.3. Kết cấu chi phí........................................................................................ 38 
1.4. Đòn bẩy kinh doanh ............................................................................... 38 
2. Phân tích điểm hoà vốn ................................................................................. 39 
2.1. Khái niệm ............................................................................................... 39 
2.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn ..................................................... 39 
2.3. Đồ thị hoà vốn ........................................................................................ 40 
2.4. Số dư an toàn .......................................................................................... 41 
3. Một số ứng dụng của việc phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng và lợi nhuận vào 
việc lựa chọn dự án ........................................................................................... 42 
3.1. Thay đổi định phí và doanh thu ............................................................. 43 
3.2. Thay đổi biến phí và doanh thu .............................................................. 45 
3.3. Thay đổi định phí giá bán và doanh thu ................................................. 46 
3.4. Thay đổi định phí biến phí và doanh thu ............................................... 48 
4. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn ................ 49 
4.1. Khái niệm về quyết định ngắn hạn và đặc điểm của nó......................... 49 
4.2. Thông tin thích hợp ................................................................................ 50 
4.2.1. Thông tin không thích hợp .............................................................. 50 
4.2.2.Thông tin thích hợp .......................................................................... 50 
4.3. Thông tin thích hợp với việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn ......... 51 
4.3.1 Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận ................ 51 
4.3.2 Quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết, bộ phận sản phẩm
 ................................................................................................................... 55 
4.3.3 Quyết định tiếp tục sản xuất hay nên bán ........................................ 58 
4.3.4 Quyết định cách thức sử dụng các năng lực giới hạn ...................... 59 
4.3.5 Các quyết định về giá bán của phẩm ................................................ 65 
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................... 79 
CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH ............................... 80 
1. Khái quát về dự toán sản xuất kinh doanh .................................................... 81 
1.1. Khái niệm và vai trò của dự toán ........................................................... 81 
1.2. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ......................... 81 
1.3. Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh .............................................. 83 
2. Xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh ......................................... 84 
2.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................................ 84 
2.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp .................................................... 85 
2.3. Định mức chi phí sản xuất chung ........................................................... 87 
3. Lập dự toán sản xuất kinh doanh .................................................................. 87 
3.1. Dự toán tiêu thụ ...................................................................................... 87 
3.2. Dự toán sản xuất ..................................................................................... 88 
3.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................... 89 
3.3.1 Dự toán mua vật liệu trực tiếp: ........................................................ 89 
3.3.2 Dự toán sử dụng vật liệu: ................................................................. 90 
3.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ....................................................... 90 
3.5. Dự toán chi phí sản xuất chung .............................................................. 91 
3.6. Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ ..................................................... 91 
3.7. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ................... 93 
3.8. Dự toán tiền mặt ..................................................................................... 94 
3.8.1 Dự toán thu tiền bán chịu:..................................................................... 94 
3.8.2 Dự toán chi trả tiền mua chịu vật liệu: ................................................... 94 
3.9. Dự toán báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh........................................ 95 
3.10. Dự toán bảng cân đối kế toán ............................................................... 96 
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................... 97 
CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM ............. 98 
1. Phương pháp xác định chi phí ....................................................................... 98 
1.1. Xác định chi phí theo công việc ............................................................. 98 
1.1.1 Khái niệm. ......................................................................................... 98 
1.1.2. Đối tượng phương pháp sử dụng chi phí theo công việc. ........................ 98 
1.1.3. Quá trình tập hợp trong chi phí xác định chi phí công việc. ........... 98 
1.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất .......................... 99 
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 99 
1.2.2. Đối tuợng sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất.99 
1.2.3. Quá trình kế toán ............................................................................... 100 
2. Định giá sản phẩm và dịch vụ ..................................................................... 100 
2.1. Những nhân tố chủ yếu đến quyết định giá bán ................................... 100 
2.2. Xác định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt .................................... 101 
2.2.2 Phương pháp tính trực tiếp ............................................................. 103 
2.3. Xác định giá bán dịch vụ ...................................................................... 104 
2.4. Định giá sản phẩm mới ........................................................................ 105 
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................. 107 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
Tên Môn học: Kế toán quản trị 
Mã Môn học: MH 19 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của Môn học: 
- Vị trí: Môn học Kế toán quản trị nằm trong nhóm kiến thức chuyên môn 
của nghề Kế toán doanh nghiệp. Được học sau khi học xong Môn Nguyên lý 
kế toán và Kế toán doanh nghiệp. 
- Tính chất: Môn học kế toán quản trị là môn học bắt buộc chuyên môn của 
nghề kế toán doanh nghiệp. Là một bộ phận quan trọng của hệ thống kế toán 
được hình thành và phát triển thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường 
có cạnh tranh hiện nay. Có chức năng cung cấp và xử lý thông tin về hoạt động 
sản xuất kinh doanh một cách cụ thể. 
- Ý nghĩa và vai trò của Môn học: Là tài liệu cần thiết đối với cán bộ tài 
chính kế toán đang thực tế làm việc tại doanh nghiệp. 
Mục tiêu của Môn học: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về kế toán quản trị. 
+ Phân tích được các thông tin cho nhà quản lý trong việc lập kế hoạch điều 
hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kế toán tài chính trong 
nội bộ doanh nghiệp 
+ Vận dụng được các thông tin kinh tế trong việc ra quyết định kinh doanh 
ngoài thực tế 
- Về kỹ năng: 
+ Thu thập được các thông tin trong quyết định kinh doanh ngắn hạn 
+ Tính được các chỉ tiêu về chi phí, định giá sản phẩm, quyết định giá bán sản 
phẩm 
+ Phân tích và lựa chọn được thông tin cần cung cấp cho đối tượng sử dụng 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Có khả năng tự nghiên cứu, tự học, tham khảo tài liệu liên quan đến môn học 
để vận dụng vào hoạt động hoc tập. 
+ Vận dụng được các kiến thức tự nghiên cứu, học tập và kiến thức, kỹ năng đã 
được học để hoàn thiện các kỹ năng liên quan đến môn học một cách khoa học, 
đúng quy định. 
Nội dung của Môn học: 
 Trang 12 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
Mã chương: 1 
Tất cả các tổ chức đều có mục tiêu hoạt động,  ...  phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. 
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất đại trà 
một loại sản phẩm và quá trình sản xuất đi qua nhiều công đoạn khác nhau. Sản 
phẩm được tập hợp chi phí theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản 
xuất có đặc điểm thống nhất, không có giá trị cao, có kích thước nhỏ và được đặt 
mua sau quá trình sản xuất. 
 Trang 100 
1.2.3. Quá trình kế toán
2. Định giá sản phẩm và dịch vụ 
2.1. Những nhân tố chủ yếu đến quyết định giá bán 
Định giá bán sản phẩm luôn là một dạng quyết định phức tạp đối với người 
quản lý. Quá trình định giá không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội bộ doanh 
nghiệp mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố bên ngoài như quan hệ cung 
cầu, tình hình thị trường, tình trạng cạnh tranh, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập của 
các tầng lớp dân cư, v.v.. Đa số các yếu tố này là các yếu tố định tính nên rất khó 
xác định sự ảnh hưởng của chúng đến lượng hàng sẽ tiêu thụ được với một mức 
giá cụ thể. Việc định giá cũng rất khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của từng loại 
sản phẩm, vị thế của chúng trên thị trường sản phẩm cùng loại, và thậm chí, với 
cùng một loại sản phẩm việc định giá cũng rất khác nhau theo từng giai đoạn phát 
triển của chúng. Chính vì sự khó khăn này, việc định giá được xem như là một 
nghệ thuật , đòi hỏi ở người lập giá phải có kiến thức bao quát, từ lý thuyết kinh 
tế căn bản của quá trình định giá cho đến kiến thức của rất nhiều ngành học khác. 
Chi phí đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá bán các sản 
phẩm vì các lý do như sau: 
- Việc định giá bán sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng chi 
phí được xem là yếu tố cơ bản nhất. Nó được xem như là một giới hạn giúp cho 
 Trang 101 
người lập giá tránh được việc quyết định một mức giá quá thấp có thể dẫn đến 
việc kinh doanh bị thua lỗ. 
- Trong các quyết định về giá, nhà quản lý phải đối diện với vô số các điều 
kiện không chắc chắn, do đó việc lập giá dựa vào các số liệu chi phí phản ánh một 
điểm khởi đầu là đã có thể loại bớt được một số điều không thực và bằng cách 
này, nhà quản lý có thể thấy được phương hướng để xác lập một mức giá bán có 
thể chấp nhận được. 
- Giá bán được xác định trên cơ sở của chi phí giúp nhà quản lý thấy được 
các yếu tố khác ngoài chi phí bao gồm trong giá bán. Hơn nữa, việc ứng dụng 
cách ứng xử của chi phí trong quá trình định giá được xem là rất hữu hiệu cho 
người quản lý trong việc dự đoán và xác định các mức giá trong điều kiện cạnh 
tranh. 
- Với các doanh nghiệp tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, 
không thể thực hiện việc phân tích chi tiết mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - 
lợi nhuận cho từng loại sản phẩm thì việc tính giá bán sản phẩm dựa trên cơ sở 
chi phí nền và chi phí tăng thêm sẽ giúp nhanh chóng đưa ra được một mức giá 
bán đề nghị và sẽ được chỉnh lý khi thời gian và điều kiện cho phép. 
2.2. Xác định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt 
Quá trình định giá được thực hiện theo các cách thức khác nhau đối với sản 
phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng ngày ở mức độ hoạt động bình thường và đốivới 
khối lượng sản phẩm theo các đơn đặt hàng đặc biệt. Phần này sẽ đề cập đến cách 
thức định giá các sản phẩm sản xuất hàng loạt, còn định giá cho sản phẩm của 
đơn đặt hàng đặc biệt sẽ được xem xét ở phần tiếp theo. 
Nguyên tắc cơ bản trong việc định giá sản phẩm hàng loạt là giá bán định ra 
ngoài việc phải bảo đảm bù đắp đủ tất cả chi phí sản xuất, tiêu thụ và quản lý còn 
phải cung cấp một lượng hoàn vốn theo mong muốn của người quản lý. Đây là 
điều kiện tiên quyết để mỗi một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 
Phương pháp định giá sản phẩm hàng loạt thông dụng nhất được gọi là 
phương pháp chi phí tăng thêm (the cost-plus pricing method). Theo phương pháp 
này, trước hết người ta xác định bộ phân chi phí nền, sau đó giá bán được xác 
định bằng cách cộng thêm vào chi phí nền này phần chi phí tăng thêm dự tính. Cụ 
thể, giá bán đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức: 
 Giá bán = Chi phí nền + Chi phí tăng thêm 
Chi phí nền, và từ đó là bộ phận chi phí tăng thêm, được xác định khác nhau 
theo hai phương pháp: phương pháp tính toàn bộ và phương pháp tính trực tiếp. 
2.2.1 Phương pháp tính toàn bộ 
 Trang 102 
Theo phương pháp tính toàn bộ thì: 
- Chi phí nền là toàn bộ chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm, bao gồm các 
khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và 
chi phí sản xuất chung. 
- Chi phí tăng thêm gồm bộ phận để bù đắp hai khoản mục chi phí còn lại là chi 
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, và phần giá trị dôi ra để đảm bảo 
cho doanh nghiệp có mức hoàn vốn theo mong muốn của người quản lý. Chi phí 
tăng thêm được xác định theo một tỉ lệ phần trăm so với chi phí nền: 
Chi phí tăng thêm = Chi phí nền Tỉ lệ (%) tăng thêm so với chi phí nền 
Vấn đề đặt ra tiếp theo là cách xác định tỉ lệ phần trăm tăng thêm so với chi phí 
nền. Như đã đề cập, chi phí tăng thêm ngoài việc dùng để bù đắp chi phí bán hàng 
và quản lý còn cung cấp cho doanh nghiệp một mức hoàn vốn đầu tư, do đó, nó 
phụ thuộc vào tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI: Return on investment) theo mong 
muốn của nhà quản lý. Công thức xác định tỉ lệ phần trăm của chi phí tăng thêm 
so với chi phí nền như sau: 
 Tỉ lệ (%) tăng Mức hoàn vốn đầu tư m.muốn + CPBH và CPQLDN 
 thêm so với = chi phí nền Chi phí SX đơn vị sản phẩm Khối lượng sản 
phẩm t.thụ 
 Vốn đầu tư Tỉ lệ hoàn vốn m.muốn + CPBH và CPQLDN 
 = x 100 
 Chi phí SX đơn vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm t.thụ 
Để minh hoạ cho phương pháp tính giá toàn bộ, chúng ta xem ví dụ sau: 
Công ty ABC đã xác định mức đầu tư 1,1 tỉ đồng là hợp lý cho việc sản xuất và 
tiêu thụ 20.000 đơn vị sản phẩm X mỗi năm, với tỉ lệ hoàn vốn đầu tư mong 
muốn là 20%. Tổng định phí sản xuất chung 180 triệu và tổng định phí bán hàng 
và quản lý DN 20 triệu. Phòng kế toán của công ty đã ước tính chi phí sản xuất và 
tiêu thụ một đơn vị SP X như sau: 
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 11.000 đ 
- Chi phí nhân công trực tiếp: 5.000 đ 
- Biến phí sản xuất chung: 3.000 đ 
- Định phí sản xuất chung: 9.000 đ 
- Biến phí bán hàng và quản lý: 2.000 đ 
 Trang 103 
- Định phí bán hàng và quản lý: 1.000 đ 
Với số liệu đã cho, giá bán đơn vị SP X tính theo phương pháp toàn bộ được tiến 
hành như sau: 
- Chi phí nền = CP NL, VLTT + CPNCTT + CPSXC 
 = 11.000 đ + 5.000 đ + (3.000 đ + 9.000 đ) 
 = 28.000 đ 
- Tỉ lệ (%) chi (1.100.000.000 đ 20%) + [(2.000 đ + 1.000 đ) 20.000] 
 phí tăng thêm = 
 100 
 so với C.phí nền 28.000 đ 20.000 
 = 50% 
- Chi phí tăng thêm = 28.000 đ 50% 
 = 14.000 đ 
Vậy, giá bán đơn vị sản phẩm = 28.000 đ + 14.000 đ = 42.000 đ 
2.2.2 Phương pháp tính trực tiếp 
Theo phương pháp tính trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp đảm phí) thì: 
- Chi phí nền là toàn bộ chi phí khả biến để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản 
phẩm, gồm chi phí NL,VL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất 
chung, biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp. 
- Chi phí tăng thêm gồm bộ phận dùng để bù đắp phần định phí còn lại là định phí 
sản xuất chung, định phí bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp, và phần dôi 
ra để thoả mãn mức hoàn vốn đầu tư theo mong muốn của người quản lý. 
Chi phí tăng thêm cũng được xác định theo một tỉ lệ phần trăm của chi phí nền: 
Chi phí tăng thêm = Chi phí nền Tỉ lệ (%) tăng thêm so với chi phí nền 
Tỉ lệ (%) tăng Mức hoàn vốn đầu tư mong muốn + Tổng định phí 
thêm so với = 100 
chi phí nền Chi phí khả biến đơn vị Khối lượng SP t.thụ 
 Mức vốn đầu tư Tỉ lệ hoàn vốn m.muốn + Tổng đinh phí 
 = 100 
 Chi phí khả biến đơn vị Khối lượng SP t.thụ 
Trở lại với ví dụ về sản xuất SP X của công ty ABC ở trên, giá bán đơn vị sản 
phẩm theo phương pháp tính trực tiếp được thực hiện như sau: 
 Trang 104 
- Chi phí nền =CPNL,VLTT+CPNCTT+Biến phí SXC+Biến phí BH và QLDN 
 = 11.000 đ + 5.000 đ + 3.000 đ + 2.000 đ 
 = 21.000 đ 
- Tỉ lệ (%) tăng (1.100.000.000 đ 20%) + (180.000.000 + 20.000.000) 
 thêm so với = 100 
 chi phí nền 21.000 đ 20.000 
 = 100% 
- Chi phí tăng thêm = Chi phí nền Tỉ lệ (%) tăng thêm so với chi phí nền 
 = 21.000 đ 100% 
 = 21.000 đ 
Vậy, giá bán đơn vị SP = 21.000 đ + 21.000 đ 
 = 42.000 đ 
2.3. Xác định giá bán dịch vụ 
Thay vì tính giá theo phương pháp chi phí tăng thêm, phương pháp tính giá theo 
thời gian lao động và nguyên vật liệu sử dụng thích hợp hơn đối với các doanh 
nghiệp kinh doanh dịch vụ như dịch vụ sửa chữa (sửa chữa các trang thiết bị, sửa 
chữa ô tô, ...) hoặc dịch vụ tư vấn. Giá của mỗi lần cung cấp dịch vụ cho khách 
hàng đều rất khác nhau, phụ thuộc phần lớn vào lượng thời gian phục vụ cũng 
như giá trị các loại vật liệu, phụ tùng đã sử dụng. Ngoài ra, giá các dịch vụ cung 
cấp cũng được tính toán để bù đắp đủ các chi phí quản lý chung và tạo ra mức lợi 
nhuận mong muốn. Cụ thể: 
- Giá của một đơn vị thời gian lao động cho các dịch vụ (thường được tính theo 
giờ công phục vụ) bao gồm tiền công phải trả cho công nhân thực hiện dịch vụ 
(lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương), phần tăng thêm để bù đắp chi phí 
quản lý chung, và lợi nhuận tăng thêm tính theo giờ công lao động của công nhân. 
- Giá của một đơn vị nguyên liệu (hoặc phụ tùng) sử dụng gồm giá mua cùng các 
chi phí khác liên quan như chi phí thu mua, lưu kho và bảo quản, cộng với phần 
lợi nhuận tính theo đơn vị nguyên liệu. 
Để minh hoạ cho cách định giá này, chúng ta xem ví dụ sau: 
Công ty ABC cung cấp dịch vụ sửa chữa xe hơi áp dụng phương pháp tính giá 
theo giờ công lao động và nguyên vật liệu sử dụng. Công ty có 30 công nhân sửa 
chữa có thể cung cấp 60.000 giờ công sửa chữa trong một năm. Giá trị các 
nguyên vật liệu dự kiến sử dụng trong năm là 1, 2 tỉ đồng. Mức lợi nhuận 10.000 
 Trang 105 
đ tính cho mỗi giờ công sửa chữa thực hiện và 15% trên giá trị phụ tùng sử dụng 
được cho là hợp lý. 
Chi phí phát sinh và các yếu tố để tính giá dự kiến trong năm kế hoạch như sau: 
Đơn vị tính: 1.000 đ 
 Chi phí dịch vụ s.chữa Chi phí ngvliệu 
 Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị giờ công Tổng số Tỉ lệ (%) 
1. Cphí nhân công: 
- T.lương CN 900.000 15 
- Khoản trích theo lương (19%) 171.000 2,85 
 Cộng 1.071.000 17,85 
2. Cphí nvliệu 1.200.000 100 
3. Chi phí khác: 
- Lương N.viên q.lý s.chữa 120.000 
- Lương N.viên q.lý kho p.tùng 108.000 
- Lương N. viên văn phòng 50.000 42.000 
- Khoản trích theo lương (19%) 32.300 28.500 
- Chi phí phục vụ 90.000 81.500 
- Khấu hao TSCĐ 270.000 100.000 
- Chi phí khác 61.700 
 Cộng 624.000 10,40 360.000 30 
4. Lợi nhuận mong muốn 600.000 10 180.000 15 
5. Tổng cộng 2.295.000 38,25 1.740.000 145 
Với số liệu như trên, chẳng hạn, với một dịch vụ sửa chữa sử dụng 10 giờ công 
lao động và 1.500.000 đồng giá trị phụ tùng, cách tính giá cho dịch vụ này sẽ là: 
- Giá của lao động trực tiếp: 38.250 đ 10giờ = 382.500 đ 
- Giá của ngvliệu sử dụng: 1.500.000 đ 145 % = 2.175.000 đ 
 Tổng giá của dịch vụ sửa chữa: 2.557.500 đ 
2.4. Định giá sản phẩm mới 
a. Thực nghiệm tiếp thị. 
Phương pháp này tiến hành bằng cách giới thiệu sản phẩm mới ở những vùng đã 
chọn, thường với những giá khác nhau trong những vùng khác nhau. Bằng cách 
này, doanh nghiệp có thể thu thập số liệu về sự cạnh tranh mà sản phẩm sẽ phải 
đương đầu, mối quan hệ giữa khối lượng với giá cả, mối quan hệ giữa hiệu số gộp 
 Trang 106 
với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể dự kiến với những giá bán, những khố 
lượng bán khác nhau. Một giá được chọn lựa sau đó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp 
cho các mục tiêu lâu dài của công ty. 
b. Các chiến lược về định giá 
- Chiến lược định giá thoáng: 
Trong chiến lược này, giá ban đầu được lập tương đối cao rồi giảm dần theo thời 
gian khi thị trường đã mở rộng. Mục đích của chiến lược này làm tăng lợi nhuận 
tối đa ngắn hạn. 
Điểm mạnh của chiến lược định giá thoáng là nó cung cấp một phạm vi an toàn 
cho các khoản chi phí ngoài dự kiến của sản xuất và tiếp thị( Nếu phát sinh) của 
sản phẩm. Quá trình giảm dần giá sau đó sẽ gây tâm lý dễ chấp nhận hơn là giải 
pháp tăng giá đối với người tiêu dùng. 
- Chiến lược định giá thông dụng: Theo chiến lược định giá thông dụng, giá bán 
đầu được xây dựng thấp để nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Điều này đòi 
hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận một sự hy sinh nhất định một số lợi nhuận ngắn 
hạn để nhằm mục đích đạt được một vị trí tốt nhất trên thị trường về lâu dài. 
- Điểm yếu của cách định giá này là nếu sản phẩm mới được định giá trên căn cứ 
thông dụng mà chi phí tăng cao hơn dự kiến thì doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng 
giá. Đây là một điều không nên làm khi đang cố gắng dành được thi trường rộng 
lớn cho sản phẩm mới của mình.- Hoạt động trong tình trạng cạnh tranh đấu thầu: 
Các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng cạnh tranh mang tính đấu thầu đòi 
hỏi phải có sự mềm dẻo và linh hoạt về giá. Sự cố chấp về một mức giá cố định 
được định ra theo phương pháp bù đắp chi phí toàn bộ hoàn toàn không có lợi cho 
doanh nghiệp. Có nhiều lý do để giải thích vấn đề này. Thứ nhất, giá tham gia đấu 
thầu phải là một mức giá hết sức linh hoạt, tăng giảm tuỳ theo từng tình huống. 
Doanh nghiệp, trước khi quan tâm đến một mức giá nhằm tạo ra mức lợi nhuận 
thoả đáng, cần phải xem xét mức giá đưa ra có bảo đảm thắng thầu hay không. 
Thứ hai, cần có sự nhận thức về mối liên hệ giữa các mức giá với mức độ hoạt 
động đạt được. Mức độ hoạt động tăng cao làm tăng nhanh vòng quay của vốn 
cũng là yếu tố cần tính đến để tăng cường tính linh hoạt trong định giá ở tình 
trạng cạnh tranh khốc liệt. Và sau cùng, sự mềm dẻo và linh hoạt trong định giá 
càng đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư tài sản cố 
định và máy móc thiết bị cho quá trình hoạt động. Chiến lược của công ty là phải 
tạo ra từng đồng số dư đảm phí có thể được để bù đắp các chi phí cố định này. 
Thậm chí, cho dù công ty bắt buộc phải hoạt động ở trạng thái lỗ, tình hình cũng 
dễ chịu hơn là không tạo được số dư đảm phí nào để bù đắp cho sự đầu tư này. 
 Trang 107 
- Phương pháp định giá trực tiếp thích hợp cho việc ra các quyết định về giá trong 
các trường hợp đặc biệt phân tích ở trên. Cách tính theo số dư đảm phí của 
phương pháp này giúp cho người định giá có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa 
chi phí - sản lượng - lợi nhuận. Đồng thời, phương pháp tính giá trực tiếp phục vụ 
tốt hơn cho việc nhận diện các chi phí thích hợp và không thích hợp cho các 
quyết định về giá. Hơn nữa, định giá theo phương pháp trực tiếp còn được xem 
như là một cách thức giúp cho người quản lý năng động và linh hoạt hơn trong 
các quyết định về giá. Có thể nhận thấy rõ điều này khi phân tích lại một lần nữa 
dạng mẫu tổng quát về cách tính giá theo phương pháp trực tiếp: 
 Mẫu tổng quát về định giá theo phương pháp trực tiếp: 
- Các chi phí khả biến: 
 Chi phí NL,VLTT 
 Chi phí NCTT 
 Biến phí SXC 
 Biến phí bán hàng 
 Biến phí quản lý DN 
 Tổng chi phí khả biến Nền 
- Chi phí tăng thêm (để bù đắp chi phí Phạm vi 
 bất biến và tạo lãi) linh hoạt 
- Giá bán Đỉnh 
Câu hỏi ôn tập 
Bài 1: 
 Trang 108 
Bài 2: 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_quan_tri.pdf