Các nội dung nghiên cứu về học thuật số

Tóm tắt: Bài viết tổng quan về các nội dung đang được triển khai nghiên cứu về học

thuật số dựa trên quá trình phân tích tài liệu về chủ đề này. Kết quả phân tích các công bố

khoa học cho thấy, có hai hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu về những thay đổi trong hoạt

động học thuật dưới tác động của môi trường số và đưa ra các định nghĩa về học thuật số, và

nghiên cứu về sự phát triển của học thuật số. Trong khi đó, các công bố khoa học của Việt

Nam chủ yếu tập trung vào ‘nguồn tài nguyên thông tin’ và ‘bộ sưu tập số’.

pdf 7 trang yennguyen 4560
Bạn đang xem tài liệu "Các nội dung nghiên cứu về học thuật số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nội dung nghiên cứu về học thuật số

Các nội dung nghiên cứu về học thuật số
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
13THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ HỌC THUẬT SỐ
Tóm tắt: Bài viết tổng quan về các nội dung đang được triển khai nghiên cứu về học 
thuật số dựa trên quá trình phân tích tài liệu về chủ đề này. Kết quả phân tích các công bố 
khoa học cho thấy, có hai hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu về những thay đổi trong hoạt 
động học thuật dưới tác động của môi trường số và đưa ra các định nghĩa về học thuật số, và 
nghiên cứu về sự phát triển của học thuật số. Trong khi đó, các công bố khoa học của Việt 
Nam chủ yếu tập trung vào ‘nguồn tài nguyên thông tin’ và ‘bộ sưu tập số’.
Từ khóa: Nguồn tài liệu thông tin; bộ sưu tập số; học thuật số.
Main research themes on digital learning
Abstract: The article presents overview of some main themes of researches on digital 
learning based on the analysis on topic-related documentations. The results of analyses on scientific 
publications show that there are two main research themes: research on changes in learning 
influenced by digital environment that lead to definitions on digital learning, and research on the 
development of digital learning. Meanwhile, Vietnamese scientific publications mainly focus on the 
two themes: “information resources” and “digital collections”.
Keywords: Information document resources; digital collections; digital learning.
TS Nguyễn Hồng Sinh, TS Ngô Thị Huyền
 Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
1. Đặt vấn đề
Môi trường số ngày càng có nhiều thay 
đổi. Đó là sự xuất hiện của các công nghệ 
kỹ thuật số mới (phương tiện truyền thông 
xã hội, dữ liệu lớn, và công nghệ giải pháp 
di động và điện toán đám mây), sự phát 
triển của các thiết bị truy cập và sử dụng 
thông tin số (máy tính cá nhân và điện thoại 
thông minh), sự phong phú và đa dạng của 
các nguồn tài nguyên thông tin số cũng 
như những đổi mới trong phương thức tạo 
lập, chia sẻ và sử dụng thông tin số (dữ 
liệu mở). Điều này có tác động mạnh mẽ 
đến các hoạt động chuyên môn của giới 
học thuật bao gồm nhà nghiên cứu, giảng 
viên và sinh viên trong các trường đại học. 
Trong bối cảnh này, khái niệm học thuật 
số (digital scholarship) được hình thành và 
phát triển. Các nội dung của học thuật số 
ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên 
cứu và ứng dụng của các cá nhân và tổ 
chức, đặc biệt là các đơn vị tham gia vào 
quá trình quản lý và hỗ trợ các hoạt động 
học thuật như thư viện đại học. Trước thực 
tế này, sự hiểu biết về các hướng nghiên 
cứu, những nội dung cụ thể đang được tập 
trung nghiên cứu của học thuật số là rất 
cần thiết. Dựa trên quá trình phân tích tài 
liệu đã được công bố trong và ngoài nước 
về học thuật số, bài viết tổng quan các nội 
dung nghiên cứu về học thuật số.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
14 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
2. Các hướng nghiên cứu nổi bật về 
học thuật số
Từ năm 2000 đến nay, học thuật số đã 
trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều lĩnh 
vực và số lượng các công bố khoa học về 
chủ đề này ngày càng tăng. Nghiên cứu 
của Raffaghelli J và các cộng sự năm 2015 
cho thấy, trong số các bài báo công bố 
trên hệ thống Scopus và Web of Science 
trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2014, 
học thuật số là một chủ đề nghiên cứu của 
các lĩnh vực: nghệ thuật và nhân văn, lịch 
sử, khoa học xã hội, giáo dục, khoa học 
công, khoa học máy tính, thông tin và thư 
viện học. Nhìn chung, các công bố liên 
quan đến học thuật số phản ánh hai hướng 
nghiên cứu chính: (1) nghiên cứu về những 
thay đổi trong hoạt động học thuật dưới 
tác động của môi trường số, từ đó xác định 
các đặc điểm của môi trường học thuật số, 
cũng như đưa ra các định nghĩa về học 
thuật số; (2) nghiên cứu về việc phát triển 
học thuật số bao gồm nghiên cứu tạo ra hạ 
tầng công nghệ giúp giới học thuật sử dụng 
công nghệ số cho hầu hết các hoạt động 
học thuật của mình (làm cho hoạt động học 
thuật mang tính số hơn), và nghiên cứu tạo 
ra môi trường số hỗ trợ tốt hơn hoạt động 
học thuật (làm cho học thuật số phục vụ 
học thuật tốt hơn).
2.1. Nghiên cứu về sự thay đổi trong 
hoạt động học thuật và xác lập định 
nghĩa học thuật số
Chủ đề đầu tiên được tập trung nghiên 
cứu là các thay đổi của hoạt động học thuật 
dưới tác động của môi trường số tại các cơ 
sở đào tạo và nghiên cứu. Đồng thời, các 
nghiên cứu cũng nỗ lực xác định nội hàm 
cho khái niệm học thuật số. Những trọng 
tâm nghiên cứu này được thể hiện trong 
công bố của nhiều cơ quan tổ chức và cá 
nhân, tiêu biểu như Lynch C và Carleton 
D (2009), Burdick A và Willis H (2011), 
Scanlon E (2014), Thanos C (2014), và 
Đại học Washington (2015). 
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, 
môi trường số đã khiến cho cách thức 
hoạt động của giới học thuật thay đổi. 
Scanlon E (2014) đã chỉ ra rằng, hoạt 
động học thuật với các chức năng khám 
phá, tích hợp tri thức, ứng dụng kiến thức 
của các lĩnh vực, và giảng dạy, ngày càng 
được mở rộng trong môi trường số thông 
qua việc sử dụng các công nghệ và thiết 
bị kỹ thuật số. Cụ thể, để khám phá có thể 
sử dụng các nguồn dữ liệu mở; để tích hợp 
có thể dùng khả năng chia sẻ thông tin, 
dữ liệu số, và xuất bản phẩm mở; để ứng 
dụng có thể dùng các phần mềm hỗ trợ 
kết nối cộng đồng; để dạy có thể dùng các 
nguồn học liệu mở, khoá đào tạo từ xa. 
Tiếp cận một cách toàn diện hơn, 
Thanos C (2014) đã nghiên cứu và xác 
định các đặc tính nổi bật về môi trường hoạt 
động của giới học thuật hiện nay: (1) mạng 
lưới truy cập lượng dữ liệu khoa học khổng 
lồ (dữ liệu lớn-big data), (2) giải quyết các 
vấn đề phức tạp cần dựa trên hiểu biết đa 
lĩnh vực, (3) việc chia sẻ nghiên cứu ngày 
càng dễ dàng và mang tính mở, (4) gia tăng 
khả năng và khuynh hướng hợp tác toàn 
cầu trong nghiên cứu - sự kết nối của các 
hệ sinh thái khoa học vượt qua các rào cản 
ngôn ngữ, chính trị, và xã hội, (5) nghiên 
cứu được thúc đẩy dưới sự hỗ trợ của công 
nghệ 4.0. 
Diễn giải một cách cụ thể hơn những 
thay đổi trong hoạt động nghiên cứu của 
giới học thuật, Llona E (2007) đã cho thấy, 
các nhà nghiên cứu trong mọi lĩnh vực từ 
khoa học cho đến nghệ thuật, đã bắt đầu 
gia tăng việc sử dụng công nghệ số để xử 
lý thông tin cũng như tạo ra tri thức mới. 
Các phần cứng và phần mềm số được sử 
dụng không chỉ để thu thập thông tin, mà 
còn để phân tích các dữ liệu nghiên cứu và 
phổ biến kết quả nghiên cứu. Công nghệ 
số đã tạo ra khả năng thay đổi cách thức 
nghiên cứu và giảng dạy. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
15THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
Tập trung vào hoạt động giảng dạy, 
một nghiên cứu của Burdick A và Willis H 
(2011) cho thấy, những người làm công tác 
giảng dạy đã thay đổi phương thức dạy và 
học bằng cách sử dụng các công nghệ số, 
ví dụ như sử dụng máy tính và các phương 
tiện di động, giao tiếp qua mạng xã hội và 
các công cụ, tiện ích của internet. Nghiên 
cứu của nhiều tác giả đã đi đến kết luận 
rằng, trong phạm vi toàn cầu, giới học 
thuật có thể thu nhận được thông tin, hợp 
tác thực hiện các nghiên cứu, và trao đổi 
các kết quả nghiên cứu một cách dễ dàng 
và nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của công 
nghệ [Al-Aufi A and Genoni P, 2010], và sẽ 
không có học thuật nếu không có trao đổi 
học thuật [Lynch C and Carleton D, 2009]. 
Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay nếu 
muốn thành công, các nhà khoa học khó có 
thể nghiên cứu đơn lẻ mà cần phải tương 
tác, cộng tác với các cộng đồng khoa học.
Từ việc xác định các thay đổi cũng như 
các đặc điểm mới trong môi trường học 
thuật, các khái niệm về học thuật số được 
xác lập. Có thể thấy, có khá nhiều phát 
biểu về khái niệm học thuật số được công 
bố trên các bài báo khoa học từ nhiều lĩnh 
vực. Nhiều tác giả đồng thuận rằng, học 
thuật số là những dạng thức vận hành mới 
trong hoạt động chuyên môn của giới học 
thuật, các dạng thức này nối kết với những 
thay đổi trong bối cảnh của hoạt động học 
thuật tại các trường đại học, cũng như nối 
kết với những thay đổi trong bối cảnh văn 
hoá, xã hội và cách thức làm việc trong kỷ 
nguyên số [Weller M, 2011]. 
Với góc độ nghiên cứu của các chuyên 
gia trong lĩnh vực công nghệ, Weller M 
(2011) đưa ra khái niệm chung về học 
thuật số. Theo đó, học thuật số là việc một 
người sử dụng cách tiếp cận số để trình 
bày các nội dung chuyên môn trong lĩnh 
vực của mình. Cụ thể, học thuật số là việc 
xây dựng bộ sưu tập thông tin dưới dạng 
số để phục vụ việc tìm hiểu và phân tích 
thông tin, là việc tạo ra các công cụ phù 
hợp để xây dựng các bộ sưu tập thông tin, 
là việc tạo ra các công cụ phân tích và tìm 
hiểu các bộ sưu tập số, là việc sử dụng các 
bộ sưu tập số và các công cụ nhằm tạo ra 
các sản phẩm trí tuệ, và tạo ra các công 
cụ biên soạn (authoring tools) cho các sản 
phẩm trí tuệ. 
Trong cộng đồng các trường đại học, 
học thuật số được hiểu là việc sử dụng các 
minh chứng, phương pháp, nghiên cứu, 
công bố và bảo quản số nhằm đạt được 
các mục tiêu của hoạt động học thuật bao 
gồm nghiên cứu và giảng dạy [Rumsey A, 
2011]; hoặc, học thuật số là các hoạt động 
học thuật có ứng dụng các khả năng tương 
tác với phương tiện ghi số, cho quá trình 
giảng dạy và nghiên cứu, bao gồm các 
hình thức hợp tác mới, các hình thức công 
bố mới và các phương pháp mới cho việc 
phân tích và hình dung dữ liệu [University 
of Washington, 2015]. Tương tự, theo 
Llona E (2007), học thuật số là sản phẩm, 
kết quả, công cụ nghiên cứu được thể hiện 
dưới dạng số hoặc được chuyển từ dạng 
tín hiệu tương tự (analog) sang dạng số; 
thường được tạo ra từ quá trình khám phá 
tri thức thông qua việc sử dụng công nghệ 
để thu thập, phân tích và công bố dữ liệu và 
thường được sử dụng cho mục đích nghiên 
cứu và giảng dạy. 
Với cộng đồng các thư viện, học thuật 
số là việc ứng dụng công nghệ số để hỗ 
trợ việc truy cập, tìm kiếm và áp dụng tri 
thức. Sản phẩm của học thuật số có thể 
bao gồm phương tiện số, website, nguồn 
lưu trữ thông tin học thuật và vật trưng bày 
số [Mackenzie A and Martin L, 2016].
Như vậy, các nghiên cứu đã khẳng định 
rằng, dưới tác động của công nghệ số, giới 
học thuật của nhiều lĩnh vực cùng quan 
tâm đến học thuật số và đã thực hiện nhiều 
thay đổi trong quá trình làm việc. Học thuật 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
16 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
số được xác định là tất cả các phương thức 
mới được giới học thuật sử dụng trong quá 
trình nghiên cứu và giảng dạy trong kỷ 
nguyên số. Vì vậy, nghiên cứu về học thuật 
số sẽ có nhiều cách tiếp cận và sẽ có khả 
năng ứng dụng khác nhau vào nhiều hoạt 
động, nhất là hoạt động quản lý và hỗ trợ 
nghiên cứu.
2.2. Nghiên cứu về sự phát triển của 
học thuật số
Nội dung và ý nghĩa được phản ánh 
trong các định nghĩa về học thuật số cho 
thấy, nghiên cứu về học thuật số mang tính 
liên ngành, bao gồm các lĩnh vực: công 
nghệ thông tin, khoa học máy tính, thông 
tin học, và công nghệ giáo dục [Weller M, 
2011; Raffaghelli J et al, 2015]. Bên cạnh 
đó, học thuật số còn được nghiên cứu trong 
bối cảnh cụ thể của các điều kiện văn hoá, 
xã hội, và tiến bộ công nghệ. Nói một cách 
cụ thể, phát triển học thuật số phải được 
nghiên cứu trên cơ sở phát triển công nghệ 
số, tìm hiểu đặc tính của người sử dụng, 
nghiên cứu sự liên kết giữa quá trình giáo 
dục với các công cụ và đặc tính của môi 
trường số, nghiên cứu cách thức ứng xử 
của xã hội, của văn hoá trong môi trường 
số nơi mà các công nghệ số đang thay đổi 
nhanh chóng.
Việc phát triển học thuật số được thể 
hiện ở hai khía cạnh: (1) nghiên cứu tạo 
ra hạ tầng công nghệ giúp giới học thuật 
sử dụng công nghệ số cho mọi hoạt động 
(làm cho hoạt động học thuật mang tính số 
hơn); (2) nghiên cứu tạo ra môi trường số 
hỗ trợ tốt hơn hoạt động học thuật (làm cho 
học thuật số mang tính học thuật hơn). Các 
nghiên cứu phát triển học thuật số trong 
thời gian qua có thể nhóm thành ba nội 
dung: học thuật số trong kết nối học thuật 
(networked scholarly), học thuật số trong 
lĩnh vực nhân văn (digital humanities), 
và học thuật số trong hoạt động thư viện 
(digital library). 
Đối với học thuật số được sử dụng để 
kết nối các hoạt động học thuật, nhiều nhà 
nghiên cứu, điển hình như Stewart B (2015) 
đã tập trung nghiên cứu về các tiến bộ 
công nghệ được áp dụng trong hoạt động 
học thuật bao gồm phương thức sử dụng và 
tiếp nhận các mạng xã hội để phổ biến nội 
dung nghiên cứu, truyền tải nội dung giảng 
dạy, truy cập mở cho các nguồn thông tin 
khoa học và giáo dục. Các nghiên cứu về 
việc sử dụng truyền thông mạng xã hội (ví 
dụ, Academia, ResearchGate, Facebook, 
Twitter) chỉ ra rằng các trang mạng này 
ngày càng được sử dụng nhiều hơn để thúc 
đẩy năng lực giao tiếp học thuật bằng cách 
củng cố các mối quan hệ, tạo điều kiện dễ 
dàng cho sự hợp tác giữa các bên, công bố 
và chia sẻ sản phẩm nghiên cứu và thảo 
luận các vấn đề nghiên cứu theo phương 
thức mở và công khai.
Các công trình về học thuật số áp dụng 
vào lĩnh vực nhân văn, ví dụ như Hammarfelt 
B (2014), đã xem xét các cách thức mới với 
sự ứng dụng của công nghệ số và khoa 
học máy tính cho các hoạt động cũng như 
cho các phương pháp nghiên cứu trong 
lĩnh vực xã hội và nhân văn, bao gồm tạo 
ra công cụ và phương pháp nghiên cứu, 
phương thức thể hiện và truyền tải thông 
tin/tài liệu dưới dạng số. Trong nhóm nội 
dung này còn có các công trình trình bày 
những dự án cũng như những nhu cầu về 
việc số hoá và chia sẻ các di sản văn hoá, 
ví dụ như công trình của Wijesundara C và 
Sugimoto S (2017).
Các công trình về học thuật số liên quan 
đến hoạt động thông tin - thư viện (TT-TV), 
điển hình như của Goodfellow R và Lea M 
(2013), đã cung cấp những hiểu biết về 
các đặc tính của cơ sở hạ tầng số và cách 
thức tương tác, sử dụng các chức năng của 
hạ tầng số cho các hoạt động học thuật. 
Các nghiên cứu cũng tập trung vào hành 
vi của người sử dụng, các tính năng của 
hạ tầng số, vai trò và nhiệm vụ của các 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
17THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
bên liên quan đến việc cung cấp hạ tầng 
số, cũng như tìm hiểu và xác định vai trò 
mới của các thư viện trong kỷ nguyên số 
trong việc hỗ trợ các hoạt động học thuật. 
Đã có nhiều công trình là những nghiên 
cứu hoặc những dự án triển khai các dịch 
vụ học thuật số trong các trường đại học, 
như trường đại học Virginia, trường đại học 
Tufts, và trường đại học California của Hoa 
Kỳ. Các dịch vụ học thuật số được hiểu 
là các hình thức hỗ trợ khác nhau đối với 
giảng viên và người học để giúp họ trong 
suốt quá trình thực hiện các hoạt động học 
thuật trong môi trường số [Mithcheen P 
and Rice D, 2017].
3. Các nội dung nghiên cứu liên quan 
đến học thuật số trong hoạt động thông 
tin-thư viện tại Việt Nam 
Tại Việt Nam, mặc dù các khái niệm về 
tài liệu số, công nghệ số, thư viện số đã 
trở nên phổ biến, tuy nhiên khái niệm học 
thuật số chưa thực sự quen thuộc với cộng 
đồng học thuật cũng như cộng đồng các cơ 
quan TT-TV. Trên thực tế, các công bố liên 
quan đến ứng dụng công nghệ số trong 
phục vụ thông tin học thuật đang được các 
tác giả Việt Nam sử dụng bằng các thuật 
ngữ “nguồn tài nguyên số” hay “bộ sưu tập 
số”. 
Mặc dù còn thiếu những công trình 
nghiên cứu sâu, toàn diện và dài hơi về 
thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong môi 
trường học thuật tại Việt Nam, nhưng cũng 
đã có những nỗ lực nghiên cứu về thực 
trạng cũng như khả năng phát triển các 
nguồn tài nguyên số, về các nội dung liên 
quan của quá trình phát triển các bộ sưu 
tập số, khai thác và phục vụ nguồn tài liệu 
số trong các thư viện đại học. Các công bố 
về những nghiên cứu này có thể tìm thấy 
chủ yếu trong các luận văn cao học, các 
kỷ yếu hội thảo khoa học, và các bài báo 
của các tạp chí chuyên ngành TT-TV. Một 
vài nội dung và nghiên cứu cụ thể có thể 
kể đến như sau:
Nội dung được nhiều tác giả nghiên 
cứu là việc xây dựng và khai thác nguồn 
tài nguyên số. Một số tác giả, ví dụ như 
Trần Thị Thanh Thuỷ (2012), đã nghiên 
cứu thực trạng và tìm kiếm giải pháp cho 
việc nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng 
của các bộ sưu tập số. Các nội dung cụ thể 
đã được triển khai nghiên cứu gồm có kỹ 
thuật xây dựng các bộ sưu tập số, công cụ 
tra cứu cũng như các yêu cầu về cơ sở hạ 
tầng, thói quen và nhu cầu của người dùng 
tin đối với các nguồn tài nguyên số, cách 
thức cung cấp dịch vụ thông tin, cách thức 
thu hút người dùng tin, cũng như cách thức 
đào tạo kỹ năng thông tin cần thiết để giúp 
người dùng tin gia tăng hiệu quả sử dụng 
các nguồn tài nguyên số. Nhìn chung, các 
nghiên cứu chủ yếu tập trung giải quyết 
các vấn đề đặt ra của một vài đơn vị cụ thể 
và kết quả nghiên cứu vẫn chưa được phổ 
biến và ứng dụng trong thực tiễn. 
Một nội dung khác đã được các tác 
giả tập trung nghiên cứu, đó là việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong quá trình 
sử dụng nguồn tài nguyên số [Phan Huy 
Quế và Nguyễn Hồng Vân (2016)]. Bên 
cạnh đó, các vấn đề chia sẻ nguồn lực 
thông tin cũng được quan tâm xem xét và 
tìm giải pháp, điển hình như bài viết “Chia 
sẻ tài nguyên thông tin trên mạng nghiên 
cứu đào tạo Việt Nam (VinaREN)” của tác 
giả Cao Minh Kiểm và Nguyễn Tuấn Hải 
(2013). Vấn đề bản quyền cũng là một nội 
dung quan trọng của việc sử dụng thông 
tin trong môi trường số. Một vài tác giả đã 
nguyên cứu về hành vi vi phạm bản quyền 
và đưa ra nguyên tắc cũng như các biện 
pháp đảm bảo việc tuân thủ bản quyền, 
ví dụ như Lê Thị Thu Hà và Đào Thị Mai 
Quyên (2016). Ngoài ra, các định hướng, 
chính sách của chính phủ đối với công tác 
ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, 
công nghệ số nói riêng cũng đã được đề 
cập trong một số tài liệu, ví dụ như tài liệu 
của Thư viện Quốc gia (2012).
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
18 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến 
nguồn tài nguyên số đã được quan tâm 
nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, các 
nghiên cứu phần lớn chỉ xoay quanh việc 
xây dựng và sử dụng các bộ sưu tập số tại 
từng đơn vị cụ thể. Các vấn đề khác của 
học thuật số như là khả năng tương tác, nối 
kết của người dùng tin là giới học thuật, khả 
năng sử dụng các chức năng của hạ tầng 
số cho việc cung cấp dịch vụ thông phục vụ 
học thuật vẫn chưa được nghiên cứu sâu. 
Ngoài ra, các nghiên cứu cơ bản mang tính 
lý luận, khái quát, định hướng, gợi mở các 
hướng nghiên cứu phát triển ứng dụng học 
thuật số cho bối cảnh của Việt Nam cũng 
chưa nhận được nhiều sự quan tâm của 
các nhà nghiên cứu và những người làm 
công tác thực tiễn. 
4. Kết luận
Trên thế giới, học thuật số là một trong 
những chủ đề đang nhận được sự quan 
tâm của các nhà nghiên cứu cũng như 
những người làm thực tiễn đến từ nhiều 
lĩnh vực khác nhau. Điều này xuất phát từ 
tiềm năng ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh 
vực khác nhau của học thuật số. Sự gia 
tăng của các nghiên cứu cũng như hoạt 
động thực tiễn về học thuật số tại nhiều 
quốc gia đã mang lại sự hiểu biết rõ nét 
hơn về thuật ngữ này. Quá trình tổng quan 
tài liệu cho thấy, có những hướng nghiên 
cứu với những nội dung cụ thể rất đa dạng 
về học thuật số và hoạt động thực tiễn liên 
quan đến học thuật số trong các thư viện 
và cơ sở giáo dục cũng ngày càng trở nên 
phổ biến. Học thuật số sẽ còn tiếp tục được 
nghiên cứu và phát triển cùng với những 
thành tựu mà cuộc cách mạng công nghiệp 
4.0 mang lại. 
Ở Việt Nam, trước điều kiện ứng dụng 
công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ 
trong mọi hoạt động của xã hội, trước các 
xu hướng ứng dụng tiến bộ của công nghệ 
số vào hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, 
và học tập, việc nghiên cứu và ứng dụng 
một cách sâu sắc và toàn diện các tiện ích 
của công nghệ số vào hoạt động học thuật 
nói chung, vào dịch vụ thông tin nói riêng 
của các trường đại học Việt Nam sẽ trở 
thành một yêu cầu cần thiết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Aufi A and Genoni P (2010). 
An investigation of digital scholarship and 
disciplinary culture in Oman. Library Hi Tech, 
vol. 28, no. 3, 414–432.
2. Burdick A and Willis H (2011). Digital 
learning, digital scholarship and design 
thinking. Design Studies, vol. 32, no. 6, 
546-556.
3. Cao Minh Kiểm và Nguyễn Tuấn Hải 
(2013). Chia sẻ tài nguyên thông tin trên mạng 
nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). 
Tạp chí Thông tin Tư liệu, Số chuyên đề, 46-52.
4. Goodfellow R and Lea M (2013). 
Literacy in the digital university: Critical 
perspectives on learning, scholarship, and 
technology. Abingdon : Routledge. 232 pp. 
ISBN 978-0415537971.
5. Hammarfelt B (2014). Using altmetrics 
for assessing research impact in the humanities. 
Scientometrics, vol. 101, no. 2, 1419–1430.
6. Lê Thị Thu Hà và Đào Thị Mai Quyên 
(2016). Xâm lược bản quyền trong môi trường 
số: Giải pháp cho nhà phát triển công nghệ. 
Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp, no. 2+3, 
91-102.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
19THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019
7. Llona E (2007). The librarian’s role in 
promoting digital scholarship: Development 
and metadata issues. Slavic & East European 
Information Resources, vol. 8, no. 2/3, 
151-163.
8. Lynch C and Carleton D (2009). Lecture: 
Impact of digital scholarship on research 
libraries. Journal of Library Administration, vol. 
49, no. 3, 227-244.
9. Mackenzie A and Martin L (2016). 
Demonstrating expertise in digital scholarship. 
Truy cập ngày 01/10/2018 từ https://archive.
cilip.org.uk/blog/demonstrating-expertise-
digital-scholarship.
10. Mithcheen P and Rice D (2017). 
Creating digital scholarship services at 
Appalachian State University. Libraries and the 
Academy, vol. 17, no. 4. 827-841.
11. Phan Huy Quế và Nguyễn Hồng Vân 
(2016). Áp dụng công nghệ điện toán đám mây 
trong các cơ quan Thông tin - Thư viện Việt 
Nam và kết quả thử nghiệm tại cục Thông tin 
Khoa học và công nghệ quốc gia. Tạp chí thư 
viện Việt Nam, no. 3, 3-14.
12. Raffaghelli J, Cucchiara S, Persico D 
and Manganello F (2015). Digital scholarship: 
A systematic review of the literature. Technical 
Report. Genoa: Institute for Educational 
Technologies.
13. Rumsey A (2011). New-model scholarly 
communication: Road map for change. 
Scholarly Communication Institute 9. University 
of Virginia Library. Truy cập ngày 01/10/2018 
từ 
9-Road-Map-for-Change.pdf.
14. Scanlon E (2014). Scholarship in 
the digital age: Open educational resources, 
publication and public engagement. British 
Journal of Educational Technology, vol. 45, no. 
1, 12-23.
15. Stewart B (2015). In abundance: 
Networked participatory practices as 
scholarship. The International Review of 
Research in Open and Distributed Learning. 
Truy cập ngày 01/10/2018 từ 
org/index.php/irrodl/article/view/2158/3350.
16. Thanos C (2014). The future of digital 
scholarship. Procedia Computer Science, vol. 
38, 22-27. 
17. Thư viện Quốc gia (2012). Vai trò của 
thư viện Quốc gia và các cơ quan thông tin - thư 
viện trong việc tạo lập bộ sưu tập tài nguyên số 
quốc gia của Việt Nam (30/11/2012). Hội thảo 
Thư viện quốc gia Việt Nam.
18. Trần Thị Thanh Thủy (2012). Tổ chức 
và khai thác tài liệu số tại Thư viện Tạ Quang 
Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (luận 
văn thạc sĩ). Hà Nội : Đại học Khoa học Xã hội 
và Nhân văn.
19. University of Washington (2015). 
Demystifying the digital humanities. 
Truy cập ngày 01/10/2018 từ https://
uwdigitalprojectsshowcase2015.wordpress.
com.
20. Weller M (2011). The digital scholar: 
How technology is transforming scholarly 
practice. Basingstoke : Bloomsbury Academic. 
256 pp. ISBN 978-1849666176.
21. Wijesundara C and Sugimoto S (2017). 
Organizing digital cultural heritage resources 
on networked information environments. 
Proceedings of the 9th Asia Library and 
Information Research Group (ALIRG), Khon 
Kaen University, Khon Kaen, Thailand, 79-83.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-9-2018; 
Ngày phản biện đánh giá: 10-11-2018; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-12-2018).

File đính kèm:

  • pdfcac_noi_dung_nghien_cuu_ve_hoc_thuat_so.pdf