Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường

Tóm tắt. Quản lí dựa vào nhà trường ra đời trong trào lưu cải cách giáo dục theo

hướng chuyển từ bình diện giáo dục trên lớp sang bình diện tổ chức nhà trường, tái

cấu trúc hệ thống giáo dục và phong cách quản lí. Các yếu tố tác động tới quản lí

dựa vào nhà trường phụ thuộc vào mức độ chuyển giao và phân bổ quyền lực và loại

hình chương trình quản lí dựa vào nhà trường được tiếp nhận thực hiện trong thực

tiễn. Việc xác định và thiết kế thang đo các yếu tố tác động tới mô hình này rất phức

tạp vì có liên quan đến nhiều bên có liên đới cũng như hàng loạt những yếu tố đầu

vào hoặc có thể đơn giản chỉ là một sự thay đổi trong việc phân bổ cụ thể nguồn lực

nào đó. Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến quản lí

dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố đó tại các trường tiểu

học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

pdf 9 trang yennguyen 3440
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường
128 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0030 
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 128-136 
This paper is available online at  
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÍ 
 DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG 
Vũ Thị Mai Hường 
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Quản lí dựa vào nhà trường ra đời trong trào lưu cải cách giáo dục theo 
hướng chuyển từ bình diện giáo dục trên lớp sang bình diện tổ chức nhà trường, tái 
cấu trúc hệ thống giáo dục và phong cách quản lí. Các yếu tố tác động tới quản lí 
dựa vào nhà trường phụ thuộc vào mức độ chuyển giao và phân bổ quyền lực và loại 
hình chương trình quản lí dựa vào nhà trường được tiếp nhận thực hiện trong thực 
tiễn. Việc xác định và thiết kế thang đo các yếu tố tác động tới mô hình này rất phức 
tạp vì có liên quan đến nhiều bên có liên đới cũng như hàng loạt những yếu tố đầu 
vào hoặc có thể đơn giản chỉ là một sự thay đổi trong việc phân bổ cụ thể nguồn lực 
nào đó. Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến quản lí 
dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố đó tại các trường tiểu 
học trên địa bàn thành phố Hà Nội. 
Từ khoá: Quản lí, quản lí dựa vào nhà trường, các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố bên 
trong, yếu tố bên ngoài. 
1. Mở đầu 
Malenet Al định nghĩa: “Quản lí dựa vào nhà trường được xem như sự thay đổi cấu trúc 
quyền lực một cách chính thức, hay nói cách khác đó là sự phân cấp quản lí ở cấp độ trường 
học, từ đó, xác định các thành viên có quyền đưa ra những quyết sách nhằm duy trì, củng cố 
và phát triển nhà trường” [1; 28]. Từ khi xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ XX đến nay quản lí 
dựa vào nhà trường đã trở thành xu thế rất phổ biến trong lĩnh vực quản lí giáo dục. Cuộc 
cải cách trong lĩnh vực quản lí giáo dục hướng đến trao cho nhà trường nhiều quyền tự 
chủ và trách nhiệm xã hội hơn. Cuộc cải cách lấy nhà trường làm trung tâm đã đóng vai trò 
quan trọng góp phần đổi mới hiện trạng chất lượng giáo dục nhiều nước trên thế giới. Quản lí 
dựa vào nhà trường đã được áp dụng ở các nước phát triển, đang phát triển; trên khắp các khu 
vực và châu lục; thúc đẩy các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống đang trong quá trình thay đổi phải 
đẩy nhanh hơn sự thay đổi của mình [1]. Các yếu tố tác động của quản lí dựa vào nhà trường 
phụ thuộc vào mức độ chuyển giao và phân bổ quyền lực, phụ thuộc vào loại hình hay cấp 
Ngày nhận bài: 19/2/2019. Ngày sửa bài: 19/3/2019. Ngày nhận đăng: 20/3/2019. 
Tác giả liên hệ: Vũ Thị Mai Hường. Địa chỉ e-mail:huongvtm@hnue.edu.vn 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường 
129 
độ quản lí dựa vào nhà trường được thực hiện trong thực tiễn. Xác định và thiết kế thang 
đo các yếu tố tác động tới quản lí dựa vào nhà trường rất phức tạp vì điều này liên quan 
đến nhiều bên có liên đới cũng như hàng loạt những yếu tố đầu vào hoặc có thể đơn giản 
chỉ là một sự thay đổi trong việc phân bổ cụ thể nguồn lực nào đó. Bài viết tìm hiểu các 
yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu 
tố đó tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường 
Một trong những tài liệu về quản lí dựa vào nhà trường do một số chuyên gia giáo 
dục đưa ra (ví dụ, Bauer et al. 1998) đề xuất rằng, các yếu tố tác động của các chương 
trình quản lí dựa vào nhà trường có thể gồm: a) “phạm vi”, b) “ra quyết định”, và c) “sự 
uỷ thác”. “Phạm vi” là cần làm sáng tỏ những mục đích do các thành viên của Hội đồng 
nhà trường đưa ra, hoặc những phương diện bị ảnh hưởng bởi các quyết định của nhà 
trường. “Ra quyết định” liên quan tới thực tiễn các nhà quản lí giáo dục thực hiện mô hình 
quản lí dựa vào nhà trường theo định hướng của Hội đồng trường. “Sự uỷ thác” liên quan 
đến sự tương tác giữa các thành viên cộng đồng hoặc Hội đồng nhà trường và cha mẹ học 
sinh [2, 3]. 
Theo một số tác giả (Gertler et al. 2007 và Santibaurez 2006), đối với các chương 
trình quản lí dựa vào nhà trường thì có hàng loạt các yếu tố tác động trong quá trình thực 
hiện có thể làm thay đổi kết quả giáo dục của nhà trường. Khi việc cung cấp các yếu tố 
nguồn lực bên trong nhà trường thay đổi thì các kết quả giáo dục có thể thay đổi theo [4, 5]. 
Các tác giả nghiên cứu yếu tố tác động đến quản lí dựa vào nhà trường ở hai khía 
cạnh sau: 
Thứ nhất là do những bên có liên quan ở cấp độ địa phương như các thành viên cộng 
đồng, cha mẹ, đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường và học sinh có nhiều thông 
tin về nhà trường hơn chính quyền trung ương. Điều này có nghĩa là những người ở địa 
phương sẽ có sự lựa chọn tốt hơn, phù hợp hơn cho nhà trường. Khi cần đưa ra các quyết 
định liên quan đến nhà trường, họ sẽ đưa ra quyết định sát với nhà trường hơn so với 
chính quyền trung ương, hoặc các lãnh đạo có thẩm quyền về giáo dục ở địa phương. 
Theo nghĩa này, điều quan trọng để tạo nên sự thay đổi trong nhà trường cần theo các lĩnh 
vực sau: 
- Các quyết định quan trọng về nhân sự (bao gồm các giáo viên và nhân viên hành 
chính) như: tuyển dụng, sử dụng, thời gian, luân chuyển và đào tạo giáo viên. Điều quan 
trọng không chỉ là biết được các phương diện được chuyển giao cho cấp độ nhà trường và 
tần suất được quyết định, mà còn cần phải xác định được một cách chính xác là ai là 
người ra quyết định. Ví dụ, cộng đồng hay cha mẹ học sinh có quyền thực sự đối với việc 
tuyển dụng và sử dụng giáo viên? 
- Các quyết định quan trọng về kinh phí: Ai sẽ là thành phần xem xét và quyết định 
những sự thay đổi về lượng chi tiêu liên quan đến cơ sở vật chất, quản lí hành chính, và 
đào tạo đội ngũ. Đồng thời, khi cần đầu tư thì ai là người được ra các quyết định đầu tư 
cho các lĩnh vực này. 
Vũ Thị Mai Hường 
130 
- Những thay đổi trong quá trình giáo dục: Quản lí dựa vào nhà trường có thể làm 
thay đổi phân bổ thời gian của các giáo viên đối với các nhiệm vụ giảng dạy, quản lí lớp 
và các cuộc họp với cha mẹ học sinh, các thành viên cộng đồng. Đồng thời, quản lí dựa 
vào nhà trường có thể góp phần làm giảm tỷ lệ vắng mặt của giáo viên trong các hoạt 
động chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường. 
- Huy động nguồn lực: Lôi cuốn sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng nhiều hơn vào 
các công việc của nhà trường, từ đó dẫn đến việc nhà trường có thể nhận được nhiều sự 
đóng góp và tài trợ bằng với số tiền mà chính quyền trung ương cấp hoặc từ tiền thuế của 
địa phương. 
Thứ hai là xét về mặt lí thuyết, quản lí dựa vào nhà trường có thể làm thay đổi đối 
với các kết quả giáo dục bằng việc tăng cường hơn sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ 
học sinh vào nhà trường, duy trì trách nhiệm và sự giám sát của những người đưa ra quyết 
định về quản lí nhà trường. Theo đó, nội dung này được thể hiện ở các vấn đề sau đây: 
- Lôi cuốn sự tham gia trực tiếp của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào nhà trường: 
Cần khẳng định cơ chế chính thức của sự phối hợp hay sự hợp tác giữa các thành viên 
cộng đồng, cha mẹ và nhà trường (ví dụ như thông qua Hội đồng nhà trường), đồng thời 
xác định các thành viên, trách nhiệm của các thành viên trong cơ chế phối hợp này. Điều 
cốt yếu là xác định có bao nhiêu cuộc họp giữa cộng đồng và nhà trường cũng như các 
loại cuộc họp đó (ví dụ, các cuộc họp để ra quyết định hoặc chỉ vì các mục đích về thông tin). 
- Mối liên hệ giữa sự tham gia của cha mẹ học sinh và các quyết định ở cấp độ nhà 
trường: Mối liên hệ này sẽ góp phần làm sáng tỏ những yêu cầu hoặc sự khen ngợi, động 
viên khuyến khích của các thành viên cộng đồng đối với công việc giảng dạy, giáo dục 
của giáo viên dành cho học sinh trong nhà trường. Đồng thời, quan trọng là thông quan 
mối liên hệ chặt chẽ, nhà trường sẽ biết được những kiến nghị của các thành viên cộng 
đồng về các vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập của nhà trường và 
nhu cầu chi phí để kịp thời giải quyết các vấn đề này. 
- Sự thay đổi trong chính sách tài chính: Quản lí dựa vào nhà trường tích cực áp dụng 
hệ thống thông tin quản lý giáo dục (Education Management Information System - EMIS), 
hệ thống nhận biết tiến trình học tập của học sinh và hệ thống xác định những đầu vào tài 
chính. Khi tham gia vào các quá trình ra quyết định của nhà trường, các thành viên cộng 
đồng và cha mẹ học sinh hoàn toàn có thể thuyết phục được nhà trường làm thay đổi các 
khoản chí phí. Từ đó, những sự thay đổi trên có thể cải tiến công tác quản lí hành chính 
của nhà trường và cuối cùng là nâng cao kết quả giáo dục. Ví dụ, nếu có một hệ thống 
EMIS tốt hơn sẽ giải phóng cho giáo viên khỏi những công việc hành chính, sau đó họ có 
nhiều thời gian hơn dành cho công việc chuyên môn như tìm hiểu học sinh, thiết kế và tổ 
chức quá trình giảng dạy. 
- Sự thay đổi bầu không khí nhà trường: Sự lôi cuốn cộng đồng tham gia tất cả vào 
các quá trình và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường có thể dẫn đến sự thay đổi 
bầu không khí nhà trường, lớp học cả ở khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. 
Một yếu tố cần quan tâm khi thực hiện quản lí dựa vào nhà trường chính là sự thích 
ứng của quản lí dựa vào nhà trường với đặc trưng văn hoá, truyền thống, chế độ chính trị 
tại quốc gia nơi chính sách này được thực thi. Hầu hết các quốc gia chấp nhận quản lí dựa 
vào nhà trường để tạo ra sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng vào nhà trường, hoặc tăng 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường 
131 
thêm quyền lực của Hiệu trưởng và giáo viên, hoặc tăng mức độ thành tựu của học sinh, 
hoặc chuyển giao quyền lực của chính quyền, nhằm tạo ra cơ chế trách nhiệm đối với tiến 
trình ra quyết định ngày càng minh bạch hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, việc trao 
quyền cho những bên có liên quan đến nhà trường sẽ tăng hiệu quả và cải tiến chất lượng 
dịch vụ giáo dục. Ngoài ra, để cải cách quản lí dựa vào nhà trường thành công cần có sự 
ủng hộ của chính quyền trung ương, địa phương và các bên có liên quan. 
Nhìn chung, chính phủ các quốc gia đã có nhiều cách để áp dụng các chỉ dẫn khác 
nhau nhằm thực hiện thành công cuộc cải cách quản lí dựa vào nhà trường. Đầu tiên, 
chính phủ trung ương cần làm cho các nhà chức trách phụ trách về giáo dục địa phương 
có trách nhiệm hơn bằng việc yêu cầu họ cùng tất cả các bên có liên quan với nhà trường 
tham gia vào các cuộc thảo luận đối với các vấn đề về nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần 
sử dụng những phản hồi của các bên liên quan để thiết kế chính sách và can thiệp kịp thời 
để đáp ứng các nhu cầu địa phương. Song song với những thay đổi đó, chính phủ các 
quốc gia cũng nên thiết kế đánh giá tác động trong tương lai của các chương trình mới 
trước khi chúng được thực hiện đại trà. Xa hơn nữa, họ nên thực hiện đánh giá tác động 
một cách nghiêm ngặt đối với các chương trình hiện có. Những đánh giá này có thể do 
một nhóm liên quan đến việc phân tích và nghiên cứu của Bộ Giáo dục thực hiện, mặt 
khác cần khuyến khích các tổ chức độc lập đánh giá tác động của tất cả các chương trình. 
Cuối cùng các chính phủ các nước cần nâng cao nhận thức về cải cách quản lí dựa vào 
nhà trường ở cấp độ nhà trường và tuyên truyền phổ biến những điển hình tốt nhất về các 
chương trình quản lí dựa vào nhà trường trên toàn thế giới. 
Bản thân tính ưu việt của quản lí dựa vào nhà trường cũng đem lại sự vận dụng rộng 
rãi của mô hình này. Chi phí để thực hiện cải cách quản lí dựa vào nhà trường ít hơn so 
với những lợi ích mà nó mang lại. Rất nhiều cuộc cải cách quản lí dựa vào nhà trường có 
các mục tiêu kép. Thứ nhất đó là sự tham gia như là một cách tốt hơn để đạt được mục 
tiêu cao trong kết quả học tập của học sinh. Thứ hai là cải cách quản lí dựa vào nhà 
trường có mục đích khuyến khích sự quan tâm của cha mẹ học sinh với nhà trường như là 
cách để hỗ trợ chi phí tài chính thường xuyên cho nhà trường [2]. 
Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường xuất phát từ bên trong 
và bên ngoài nhà trường. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Hệ thống văn bản pháp quy tạo 
điều kiện cho quản lí dựa vào nhà trường; Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; Nhận 
thức của lãnh đạo các cấp; Phong cách lãnh đạo các cấp; Nhận thức của cộng đồng; Chính 
sách tài chính cung cấp cho giáo dục Trình độ học vấn của cộng đồng; Chính sách sử 
dụng và tiếp nhận nguồn nhân lực; Cộng đồng, cơ quan quản lí giáo dục cấp trên hiểu về 
nhà trường 
Các yếu tố bên trong xuất phát từ đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cộng 
đồng và cha mẹ học sinh như: Sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ học sinh vào hội 
đồng trường để quyết định các vấn đề trọng tâm của nhà trường; Sự tham gia của giáo 
viên đối với các quyết định quản lí; Học sinh được khuyến khích tham gia vào các hoạt 
động giáo dục trong lớp học; Môi trường nhà trường có tính dân chủ, chia sẻ, cộng tác, 
cởi mở; Năng lực quản lí lãnh đạo của Hiệu trưởng; Nhận thức của hiệu trưởng về quản lí 
dựa vào nhà trường; Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng 
Các yếu tố đó trong mỗi thời điểm khác nhau, tại mỗi quốc gia khác nhau sẽ có 
những tác động nhất định đến tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các nhà trường. 
Vũ Thị Mai Hường 
132 
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường trong các 
trường tiểu học thành phố Hà Nội 
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 
Mục đích nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu tìm ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 
bên trong và bên ngoài nhà trường có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường. 
Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi 
với hai phiếu hỏi có hai nội dung về thực trạng các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản 
lí dựa vào nhà trường; thực trạng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà 
trường. Để đánh giá tính khách quan của các câu trả lời của các khách thể khảo sát, 
nghiên cứu có sử dụng thêm các câu hỏi phỏng vấn và quan sát bán cấu trúc. 
Khách thể khảo sát: 30 cán bộ quản lí phòng giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội; 
phỏng vấn bán cấu trúc đối với 03 hiệu trưởng và 03 giáo viên các trường tiểu học. 
Cách thức xử lí số liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để tính tần 
suất, điểm trung bình và hệ số tin cậy của phiếu khảo sát, từ đó rút ra các nhận định tổng 
quát về thực trang. Để đánh giá độ tin cậy của công cụ, đề tài dùng phương pháp đánh giá 
mức độ tương quan giữa các thành tố (item) trong cùng miền đo (internal consistency 
methods), sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient 
Alpha). Trong nghiên cứu này, chỉ số Cronbach's Alpha đạt 0.627, điều này cho thấy độ 
tin cậy của thang đo định lượng theo quy ước: Từ 0.6 - 0.8: có độ tin cậy, do đó, thang đo 
nghiên cứu dùng có thể sử dụng được. Đây là căn cứ để có thể tiến hành phân tích kết của 
các bảng số liệu. 
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 
Kết quả nghiên cứu thực trạng được đề cập đến trong bảng số liệu 1 và 2 phía dưới. 
Đối với các yếu tố bên ngoài nhà trường, nhóm yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là nhóm yếu 
tố liên quan đến cộng đồng thông qua hai item: “Nhận thức của cộng đồng”, “Cộng đồng, 
cơ quan quản lí giáo dục cấp trên hiểu về nhà trường” với điểm trung bình xếp thứ 8 và 9. 
Qua trao đổi với hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, cô Nguyễn 
Thị A cho biết, “cộng đồng đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động của nhà 
trường, gần đây vai trò của cộng đồng cũng được đề xuất tăng cường hơn trong hoạt 
động của nhà trường nhưng hành lang pháp lí cho sự tham gia của lực lượng này, cụ thể 
là trong luật giáo dục không đề cập nên vai trò của họ trong sự phát triển của nhà trường 
nói chung và tính tự chủ của nhà trường nói riêng còn hết sức hạn chế”. Bên cạnh đó, 
một giáo viên tiểu học huyện Ba Vì cho biết, nhận thức không đồng đều của cộng đồng 
cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của họ trong hoạt động của nhà trường bị hạn chế. 
Yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến quản lí dựa vào nhà trường được các khách 
thể khảo sát đánh giá với điểm trung bình cao là: “Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo các 
cấp” và những yếu tố liên quan đến văn bản chỉ đạo. Như vậy, cùng với khung lí luận về 
các yếu tố ảnh hưởng của quản lí dựa vào nhà trường thì yếu tố quản lí và lãnh đạo, quan 
điểm chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách cải cách giáo dục nói chung và 
quản lí dựa vào nhà trường nói riêng. Nếu các cấp lãnh đạo ủng hộ, đó là thời cơ thuận lợi 
cho sự thay đổi của các nhà trường; tuy nhiên, nếu không được ủng hộ thì đó là thách thức 
không dễ vượt qua. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường 
133 
Bảng 1. Thực trạng các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường 
Stt Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB Thứ bậc 
Độ 
lệch 
chuẩn 
Mức độ ảnh hưởng 
Tỉ lệ % theo 
điểm chuẩn 
Yếu Trung bình 
Rất 
mạnh 
Các yếu tố bên ngoài 
1 Hệ thống văn bản pháp quy tạo 
điều kiện cho quản lí dựa vào nhà 
trường 
2,567 2,5 0,6789 10,00 23,33 66,67 
2 Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo 
các cấp 2,633 1 0,5561 3,33 30,00 66,67 
3 Nhận thức của lãnh đạo các cấp 2,567 2,5 0,6789 10,00 23,33 66,67 
4 Phong cách lãnh đạo các cấp 2,467 4,5 0,6288 6,67 40,00 53,33 
5 Nhận thức của cộng đồng 2,367 8 0,6687 10,00 43,33 46,67 
6 Trình độ học vấn của cộng đồng 2,433 6,5 0,6261 6,67 43,33 50,00 
7 Chính sách tài chính cung cấp cho 
GD 2,433 6,5 0,6789 10,00 36,67 53,33 
8 Chính sách sử dụng và tiếp nhận 
nguồn nhân lực 2,467 4,5 0,6288 6,67 40,00 53,33 
9 Cộng đồng, cơ quan quản lí giáo 
dục cấp trên hiểu về nhà trường 2,133 9 0,5713 10,00 66,67 23,33 
Thực trạng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường được thể 
hiện trong Bảng 2. Những yếu tố có tác động mạnh nhất liên quan đến lãnh đạo nhà 
trường, cụ thể là hiệu trưởng nhà trường, bao gồm: “Nhận thức của hiệu trưởng về quản lí 
dựa vào nhà trường” đạt điểm trung bình là 2,7. “Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng” 
đạt điểm trung bình là 2,6. 
Theo kết quả phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát trong các trường tiểu học, Hiệu 
trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất 
lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo bổ 
nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo 
quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Hiệu trưởng 
trường Tiểu học là người có mối quan hệ chặt chẽ và tạo được ảnh hưởng đối với học sinh, giáo 
viên, phụ huynh và cộng đồng. Cùng với đó, đây là đội ngũ góp phần tạo nên một cơ chế quản 
lí thu hút sự tham dự của các bên có liên quan, đặc biệt là sự tham gia của giáo viên, phụ huynh 
và cộng đồng nơi nhà trường đặt cơ sở. Sự tham gia quản lí đó xuất phát từ đặc thù nhà trường 
tiểu học là nơi học tập của con em địa phương và đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Mối 
quan hệ của gia đình - nhà trường - cộng đồng và sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng có cơ 
Vũ Thị Mai Hường 
134 
sở gần gũi và chặt chẽ hơn các cấp học và bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Trong quản lí dựa vào nhà trường, mọi công việc đều căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, 
ban giám hiệu vừa là người đề ra, phát triển và dẫn dắt việc thực thi mục tiêu nhà trường, đồng 
thời là những người phát động và chủ động điều hành, mở rộng các vấn đề liên quan đến các 
nguồn lực khác nhau. Hiệu trưởng cần dành sự chú ý một cách xứng đáng trong tham dự vào quá 
trình ra quyết định vì việc này sẽ xây dựng niềm tin, sự tự chủ của các bên liên quan vì mối quan 
hệ đối tác vững chắc. Điều này cũng được xem là trách nhiệm quan trọng đối với tất cả lãnh đạo 
nhà trường. Với những lí do trên, hiệu trương có tác động quan trọng tới thành công của việc áp 
dụng cải cách quản lí dựa vào nhà trường. 
Yếu tố có ít tác động nhất là: “Sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ học sinh vào 
hội đồng trường để quyết định các vấn đề trọng tâm của nhà trường” với điểm trung bình 
chỉ đạt 2.3. Sự tham gia không đáng kể của cộng đồng và cha mẹ học sinh cũng là điểm 
cho thấy tiếng nói của lực lượng này còn nhiều hạn chế và rào cản. Nếu muốn đổi mới 
giáo dục và quản lí giáo dục theo hướng trao quyền cho các nhà trường thì cần có cơ sở 
pháp lí cho sự tham gia của lực lượng này. 
Bảng 2. Thực trạng các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường 
Stt Nội dung ĐTB Thứ bậc 
Độ lệch 
chuẩn 
Mức độ ảnh hưởng 
Tỉ lệ % theo điểm 
chuẩn 
Yếu Trung bình 
Rất 
mạnh 
1 Sự tham gia của cộng đồng và 
cha mẹ học sinh vào hội đồng 
trường để quyết định các vấn đề 
trọng tâm của nhà trường 
2,300 7 0,7022 13,33 43,33 43,33 
2 Sự tham gia của giáo viên đối 
với các quyết định quản lí 2,433 5 0,504 0,00 56,67 43,33 
3 Học sinh được khuyến khích 
tham gia vào các hoạt động 
giáo dục trong lớp học 
2,533 4 0,5713 3,33 40,00 56,67 
4 Môi trường nhà trường có tính 
dân chủ, chia sẻ, cộng tác, cởi mở 2,400 6 0,6747 10,00 40,00 50,00 
5 Năng lực quản lí lãnh đạo của 
Hiệu trưởng 2,567 3 0,6261 6,67 30,00 63,33 
6 Nhận thức của hiệu trưởng về 
quản lí dựa vào nhà trường 2,700 1 0,535 3,33 23,33 73,33 
7 Phong cách lãnh đạo của hiệu 
trưởng 2,600 2 0,6215 6,67 26,67 66,67 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường 
135 
Việt Nam đang trong tiến trình cải cách giáo dục mạnh mẽ. Để cải cách giáo dục đạt 
được kết quả thì cơ chế quản lí cần có sự thay đổi sao cho giáo viên, học sinh, nhà trường 
có nhiều hơn tiếng nói và quyền tự quyết. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến 
quản lí dựa vào nhà trường - trao nhiều quyền và trách nhiệm hơn cho các nhà trường với 
việc thu hút sự tham dự của các bên có liên quan trong quá trình quản lí nhà trường cho 
thấy, yếu tố chính sách giáo dục, yếu tố quản lí có ảnh hưởng to lớn. Trong tương lai cần 
nâng cao vai trò của các thành phần khác để nâng cao cấp độ tự chủ và trách nhiệm xã hội 
của nhà trường hơn nữa. 
3. Kết luận 
Quản lí dựa vào nhà trường hướng đến cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao 
hiệu quả hoạt động của nhà trường thông qua tăng cường năng lực của hiệu trưởng, giáo 
viên hoặc tăng cường động lực về chuyên môn của đội ngũ bằng cách đề cao nhận thức của 
họ về quyền sở hữu đối với nhà trường. Cuộc cải cách này đã tăng cường sự tham gia của 
cha mẹ học sinh và cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường. Cuộc cải cách này 
đang là xu thế phổ biến trên khắp thế giới. Sự thành công của quản lí dựa vào nhà 
trường bị ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường. Nghiên cứu thực 
tiễn tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy sự ảnh hưởng to lớn 
của quan điểm chỉ đạo về giáo dục và quản lí giáo dục cũng như tầm quan trọng của đội 
ngũ cán bộ quản lí đối với thành công của cải cách theo xu thế quản lí dựa vào nhà trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ibtisam Abu - Duhou, 1999. School Based management. The United Nations Educational, 
Scientific & Cultural Organization. 
[2] Philip Hallinger, 2000. Finding the Midle way to the Future of Thai schools. Prepared for the 
Chulalongkorn Educational Review. 
[3] World Bank, 2007. What Do We Know About School - Based Management? Human 
Development Network, Washington, DC. 
[4] Gertler, P., H. Patrinos, and M. Rubio-Codina. 2007. Methodological Issues in the 
Evaluation School-Based Management Reforms. Draft, World Bank, Washington, DC. 
[5] Santibaurez, L. 2006. School-Based Management Effects on Educational Outcomes: A 
Literature Review and Assessment of the Evidence Base. Working Paper, World Bank, 
Washington, DC. Sawada, Y., and A. B. 
Vũ Thị Mai Hường 
136 
ABSTRACT 
Elements of Impact to the effectiveness of School-Based Management - 
surveying the situation at primary schools in Hanoi, Vietnam 
Vu Thi Mai Huong 
Faculty of Education Management, Hanoi National University of Education 
School - Based Management (SBM) was established on the trend of education reform 
towards improving the improvement of the quality of education. The quality of education 
was believed to have new development when education reform changed from the class 
education class education aspects to level of school organization, restructure the education 
system and management style. Elements of Impact to school-based management depend 
on the level of transfer and allocation of power, and the type of school-based management 
programs applied in practice. Determining and designing scales of Elements of Impact to 
this model is complicated because it involves many stakeholders as well as a series of 
inputs or it can simply be a change in allocating certain resources. The article explores the 
internal and external Elements of Impact to school-based management and conducts a 
survey of the current status of these factors at primary schools in Hanoi, Vietnam. 
Keywords: Management, school based management, elements of impact to school-
based management, inside elements, outside elements. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_quan_li_dua_vao_nha_truong.pdf