Cẩm nang Học tập & nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh (Phần 2)

PHẦN 3. BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Luận án tiến sĩ được tiến hành đánh giá chính thức qua hai cấp:

 Cấp cơ sở

 Cấp trường

Phần này gồm các quy định điều kiện bảo vệ, quy trình đăng ký và tổ chức bảo vệ luận án

các cấp, yêu cầu đối với phản biện độc lập và trách nhiệm các bên liên quan đến quá trình

chuẩn bị và tiến hành buổi bảo vệ luận án cho NCS.

3.1 Đăng ký bảo vệ luận án cấp cơ sở

3.1.1 Điều kiện để NCS được bảo vệ luận án cấp cơ sở

 NCS đã hoàn thành luận án và chương trình học tập trong thời gian quy định

 NCS tham gia đủ thời lượng sinh hoạt khoa học tại Trường theo quy định (xem phần

1.2)

 NCS đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ: có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây

o Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử

dụng trong đào tạo là tiếng Anh;

o Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở trong nước mà ngôn ngữ sử

dụng trong đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch.

o Có bằng tốt nghiệp đại học (chính quy, tại chức, chuyên tu, mở rộng) ngành

tiếng Anh.

o Có chứng chỉ tiếng Anh B2 khung Châu Âu trở lên hoặc tương đương trong

thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ cấp cơ sở

(Chứng chỉ được cấp từ những kỳ thi do Trường kiểm soát chất lượng).

 Luận án đáp ứng được những yêu cầu theo quy định tại Phần 2

 Người hướng dẫn đồng ý cho NCS bảo vệ

 Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án đã được báo cáo tại ít nhất

một hội nghị khoa học toàn quốc hàng năm

 Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án đã được công bố ít nhất

trong hai bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong danh mục mà Trường đã

quy định (tại Phụ lục 2).

 NCS hiện không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên

pdf 32 trang yennguyen 12420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang Học tập & nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cẩm nang Học tập & nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh (Phần 2)

Cẩm nang Học tập & nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh (Phần 2)
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 31 
PHẦN 3. BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Luận án tiến sĩ được tiến hành đánh giá chính thức qua hai cấp: 
 Cấp cơ sở 
 Cấp trường 
Phần này gồm các quy định điều kiện bảo vệ, quy trình đăng ký và tổ chức bảo vệ luận án 
các cấp, yêu cầu đối với phản biện độc lập và trách nhiệm các bên liên quan đến quá trình 
chuẩn bị và tiến hành buổi bảo vệ luận án cho NCS. 
3.1 Đăng ký bảo vệ luận án cấp cơ sở 
3.1.1 Điều kiện để NCS được bảo vệ luận án cấp cơ sở 
 NCS đã hoàn thành luận án và chương trình học tập trong thời gian quy định 
 NCS tham gia đủ thời lượng sinh hoạt khoa học tại Trường theo quy định (xem phần 
1.2) 
 NCS đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ: có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây 
o Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử 
dụng trong đào tạo là tiếng Anh; 
o Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở trong nước mà ngôn ngữ sử 
dụng trong đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch. 
o Có bằng tốt nghiệp đại học (chính quy, tại chức, chuyên tu, mở rộng) ngành 
tiếng Anh. 
o Có chứng chỉ tiếng Anh B2 khung Châu Âu trở lên hoặc tương đương trong 
thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ cấp cơ sở 
(Chứng chỉ được cấp từ những kỳ thi do Trường kiểm soát chất lượng). 
 Luận án đáp ứng được những yêu cầu theo quy định tại Phần 2 
 Người hướng dẫn đồng ý cho NCS bảo vệ 
 Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án đã được báo cáo tại ít nhất 
một hội nghị khoa học toàn quốc hàng năm 
 Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án đã được công bố ít nhất 
trong hai bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong danh mục mà Trường đã 
quy định (tại Phụ lục 2). 
 NCS hiện không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên 
3.1.2 Hồ sơ đăng ký bảo vệ luận án cấp bộ môn (gửi Viện đào tạo Sau đại học) 
 Đơn xin bảo vệ cấp cơ sở (xem mẫu trên trang web  
 01 bản lý lịch khoa học mới bổ sung có xác nhận của cơ quan cử đi học (xem mẫu 
trên trang web  có ảnh và dấu giáp lai) 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 32 
 Văn bản đề nghị cho NCS bảo vệ luận án cấp cơ sở (trong đó khẳng định NCS đã 
đảm bảo mọi yêu cầu liên quan đến sinh hoạt khoa học, chất lượng luận án; có nhận 
xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập, nghiên cứu của NCS và đề nghị cho NCS 
được bảo vệ luận án) (xem mẫu trên trang web  có xác nhận 
của tập thể người hướng dẫn và bộ môn quản lý NCS) 
 07 bản luận án sau khi đã sửa chữa theo ý kiến của xemina có xác nhận của người 
hướng dẫn 
 07 bản Tuyển tập các công trình đã công bố (như điểm 12) 
 Danh sách thành viên Hội đồng đánh giá cấp cơ sở do Viện Kinh tế và Quản lý đề 
nghị dựa trên giới thiệu của bộ môn quản lý NCS (xem mẫu trên trang web 
 gồm 9 nhà khoa học) 
3.2 Tổ chức bảo vệ luận án cấp cơ sở 
3.2.1 Thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở 
Sau khi NCS đáp ứng đầy đủ các điều kiện và nộp hồ sơ đăng ký bảo vệ luận án cấp cơ 
sở, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở (gồm 07 
thành viên). 
Yêu cầu về thành viên tham dự Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở 
 Có chức danh khoa học hoặc có bằng tiến sĩ 
 Am hiểu lĩnh vực đề tài nghiên cứu, có công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu 
của NCS công bố trong vòng ba năm tính đến khi được mời tham gia Hội đồng. 
 Có lý lịch khoa học được quản lý tại Viện Đào tạo Sau đại học (lý lịch này phải được 
thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan đến hoạt động khoa học). 
 Hội đồng gồm Chủ tịch, Thư ký, hai phản biện và các ủy viên Hội đồng. 
 Mỗi thành viên Hội đồng chỉ đảm nhiệm một trách nhiệm trong Hội đồng. 
 Lưu ý: Thành viên Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng sẽ không được 
tham gia hội đồng tiếp theo trong khoảng thời gian một năm. 
3.2.2 Trách nhiệm của thành viên Hội đồng 
 Chủ tịch Hội đồng: Điều hành và đưa ra kết luận cuối cùng. 
 Thư ký Hội đồng: Ghi lại diễn biến Hội đồng; tổng hợp các đánh giá của các thành 
viên khác trong Hội đồng. 
 Phản biện: Nhận xét những điểm được và chưa được của luận án; đưa ra các câu hỏi 
có sức nặng về tính khoa học và các quan điểm trái chiều với luận án. 
 Uỷ viên: Nhận xét những điểm được và chưa được của luận án; đưa ra các câu hỏi. 
3.2.3 Điều kiện tổ chức Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở 
 Luận án đã được gửi đến các thành viên của Hội đồng trước thời gian tổ chức họp Hội 
đồng đánh giá ít nhất là 15 ngày làm việc. 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 33 
 Bản nhận xét của 7 thành viên Hội đồng phải được gửi về Viện Đào tạo Sau đại 
học trước khi tổ chức phiên họp của Hội đồng đánh giá luận án. 
 Hội đồng không tổ chức họp đánh giá luận án nếu xảy ra một trong những trường hợp 
sau đây: 
o Vắng mặt Chủ tịch Hội đồng; 
o Vắng mặt Thư ký Hội đồng; 
o Vắng mặt người phản biện có ý kiến không tán thành luận án; 
o Vắng mặt từ hai thành viên Hội đồng trở lên; 
o NCS đang bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 
o Không có đủ 7 bản nhận xét của các thành viên Hội đồng 
3.2.4 Yêu cầu về (các) phiên họp đánh giá luận án cấp cơ sở 
 Các thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở phải có nhận xét, chỉ ra những 
kết quả mới của luận án, những hạn chế, thiếu sót của luận án và yêu cầu NCS sửa 
chữa, bổ sung. 
 Luận án được thông qua để đưa ra bảo vệ ở Hội đồng cấp trường khi đã được hoàn 
chỉnh trên cơ sở các ý kiến đóng góp trong các phiên họp trước của Hội đồng và được 
từ 3/4 số thành viên Hội đồng cấp cơ sở có mặt tại phiên họp cuối cùng chấm điểm 
đạt trở lên. 
 Việc đánh giá luận án phải tập trung chủ yếu vào việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu, 
nội dung và chất lượng của luận án, đảm bảo sự chính xác, khách quan, khoa học, 
tranh thủ được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học trong việc xem xét đánh 
giá luận án của NCS. 
3.2.5 Thang điểm đánh giá luận án cấp cơ sở 
 Các thành viên đánh giá luận án dựa trên thang điểm 100 (xem Bảng 3.1) và tập trung 
vào hai phần: nội dung luận án; trình bày và trả lời câu hỏi của NCS trước Hội đồng 
 Xếp loại đánh giá luận án dựa trên các mức thang điểm quy định tại bảng 3.2. 
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá và thang điểm 
Nội dung đánh giá 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
đánh giá 
Đánh giá về mặt Nội dung Luận án 65 
Thể hiện được tính cập nhật, tầm ảnh hưởng và tính trường tồn của 
luận án. 
5 
Có mục đích nghiên cứu rõ ràng và được cụ thể hóa bằng các câu 
hỏi nghiên cứu. 
3 
Chỉ rõ được đối tượng nghiên cứu và nêu rõ giới hạn nghiên cứu. 2 
Trình bày rõ ràng tính toàn diện, tính phê phán và tính phát triển 
trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu. 
5 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 34 
Nội dung đánh giá 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
đánh giá 
Trình bày một hoặc một số lý thuyết chủ đạo làm cơ sở lý luận và 
nghiên cứu 
5 
Có các giả thuyết phù hợp 3 
Mô tả rõ ràng và chi tiết cách thức và quy trình nghiên cứu. 5 
Nêu rõ nguồn số liệu và độ tin cậy của nguồn số liệu. 4 
Có phương pháp xử lý và phân tích số liệu hợp lý. 4 
Có thước đo biến số và độ tin cậy của các thước đo 4 
Có kết quả nghiên cứu khoa học mới được lấy ra từ kết quả phân 
tích dữ liệu. 
5 
Có kết quả nghiên cứu bám sát với mục tiêu nghiên cứu. 5 
Có sự so sánh kết quả tìm được với các kết quả nghiên cứu trước 
(nếu có). 
3 
Có phần bàn luận về những hạn chế của luận án và khuyến cáo về 
việc sử dụng các kết quả nghiên cứu. 
3 
Có phần lý giải về sự tương đồng hay khác biệt giữa kết quả nghiên 
cứu tìm được với kết quả nghiên cứu khác (nếu có). 
3 
Đưa ra các kiến nghị hoặc giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu tìm 
được. 
5 
Trình bày và trả lời câu hỏi của Hội đồng. 35 
Trình bày rõ ràng và trong khoảng thời gian cho phép. 5 
Nêu được đầy đủ các điểm chính của luận án một cách ngắn gọn. 5 
Tính bám sát và thuyết phục của các câu trả lời trước hội đồng 25 
Tổng 100 
Bảng 3.2. Thang điểm và Xếp loại 
Thang điểm Xếp loại 
60=<Tổng<70 Đạt 
70=<Tổng<80 Khá 
80=<Tổng<90 Giỏi 
Tổng >= 90 Xuất sắc 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 35 
3.2.6 Trình tự tiến hành phiên họp đánh giá luận án cấp cơ sở 
 Đại diện Trường đọc quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của 
Hiệu trưởng. 
 Chủ tịch Hội đồng điều khiển buổi họp đánh giá luận án, công bố số lượng thành viên 
của Hội đồng và các điều kiện tiến hành đánh giá luận án cấp cơ sở theo quy định. 
 NCS trình bày nội dung luận án 
 Các phản biện đọc nhận xét 
 Các thành viên Hội đồng và những người tham dự đặt câu hỏi hoặc góp ý về những 
kết quả đã đạt được, những điểm mới của luận án, những vấn đề chưa giải quyết được 
và những điểm cần bổ sung hoặc sữa chữa. 
 NCS trả lời các câu hỏi và các ý kiến trao đổi 
 Nếu không còn vấn đề tranh luận hoặc các vấn đề đã được làm rõ, Hội đồng họp 
riêng. Từng thành viên Hội đồng chấm điểm luận án theo thang điểm quy định. Nếu 
từ 3/4 trở lên số thành viên có mặt đánh giá luận án “Đạt” trở lên, thì luận án được 
thông qua và Hội đồng cho phép NCS bảo vệ luận án cấp Trường. Nếu không đảm 
bảo yêu cầu trên, Hội đồng yêu cầu NCS tiếp tục hoàn thiện, sửa chữa, bổ sung luận 
án để chuẩn bị cho phiên họp tiếp theo. 
 Dựa vào nhận xét của các thành viên, Hội đồng thảo luận để thông qua kết luận của 
Hội đồng. 
 Chủ tịch Hội đồng công bố kết luận của Hội đồng. Kết luận của Hội đồng cần khẳng 
định kết quả mới của luận án, những hạn chế, thiếu sót của luận án và yêu cầu NCS 
sửa chữa, bổ sung, và đề nghị cho phép NCS bảo vệ luận án cấp Trường (hoặc đề 
nghị tổ chức phiên họp tiếp theo). 
 Nếu nhất trí cho phép NCS bảo vệ luận án cấp Trường, Hội đồng đánh giá luận án cấp 
bộ môn xem xét và thông qua danh sách gửi tóm tắt luận án của NCS tới các đơn vị 
và cá nhân (có trình độ tiến sĩ trở lên) cùng ngành hoặc chuyên ngành, đã và đang 
nghiên cứu hoặc có thể ứng dụng những vấn đề trong luận án. Danh sách gồm tối 
thiểu 50 địa chỉ, số lượng cá nhân tối thiểu là 30 người và số lượng cá nhân thuộc 
Trường không quá 1/4 tổng số các cá nhân được gửi tóm tắt luận án. 
3.2.7 Thủ tục sau khi bảo vệ luận án cấp cơ sở 
Trong vòng 2 tháng sau khi bảo vệ, nghiên cứu sinh nộp cho Viện đào tạo Sau đại học: 
 02 Đơn xin bảo vệ luận án của NCS theo mẫu (hướng dẫn) 
 02 bản luận án đóng bìa mềm và 02 bản tóm tắt luận án dùng cho phản biện độc lập: 
qui cách và nội dung của luận án và Tóm tắt luận án như đã ghi trong điều 4.1; 4.2 và 
4.3 của Hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ 8217/SĐH của Bộ giáo dục và 
đào tạo, trong đó đã loại bỏ tất cả các thông tin liên quan đến nghiên cứu sinh, tập thể 
hướng dẫn và cơ sở đào tạo. 
 01 bản tóm tắt luận án có đầy đủ các thông tin liên quan đến NCS và người hướng 
dẫn 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 36 
 02 Bản xác nhận đã sửa chữa và bổ sung nội dung luận án, có chữ kí của NCS, người 
hướng dẫn và Chủ tịch Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở. 
 02 Bản trích yếu luận án (Hướng dẫn) 
 02 Bản các thông tin đưa lên mạng (font UICODE) có kèm theo đĩa mềm. 
3.3 Hồ sơ đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp trường 
Trên cơ sở kết luận của Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở, Viện Đào tạo Sau đại học 
lập hồ sơ trình Hiệu trưởng quyết định cho phép NCS bảo vệ luận án cấp trường. 
Hồ sơ đề nghị bảo vệ luận án của NCS gồm có: 
 Biên bản chi tiết nội dung thảo luận tại các phiên họp đánh giá luận án cấp cơ sở, có 
chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và Thư ký; 
 Bản giải trình các điểm đã bổ sung và sửa chữa của NCS sau mỗi phiên họp của Hội 
đồng, có chữ ký xác nhận và đồng ý của người hướng dẫn, Chủ tịch Hội đồng, hai 
người phản biện luận án, những thành viên có ý kiến đề nghị bổ sung sửa chữa và 
Trưởng bộ môn chuyên ngành; 
 02 Bản nhận xét của 2 thành viên phản biện luận án; 
 Danh sách các đơn vị và cá nhân được gửi tóm tắt luận án (có chữ ký xác nhận và 
đồng ý của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng cấp bộ môn); 
 Bản sao hợp lệ của Bằng tốt nghiệp Đại học và bằng Thạc sĩ (nếu có) 
 Bản sao hợp lệ bảng điểm các học phần của chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ, các học 
phần bổ sung (nếu có), các học phần tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ, điểm Tiểu luận 
tổng quan và chứng chỉ ngoại ngữ của NCS. 
 Bản sao quyết định công nhận NCS và quyết định về những thay đổi trong quá trình 
đào tạo (nếu có). 
 Bản kê khai danh mục và bản sao những bài báo, công trình công bố liên quan đến đề 
tài luận án của NCS. 
 Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có công trình đồng tác giả). 
 Bản cứng (quyển in) và bản mềm (file văn bản với định dạng .doc trên đĩa CD) của 
luận án và tóm tắt luận án. 
 Trang thông tin tóm tắt về những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án 
(bằng tiếng Việt và tiếng Anh). Nội dung gồm: 
o Tên NCS và khoá đào tạo. 
o Tên luận án. 
o Tên chuyên ngành và mã số. 
o Chức danh khoa học, học vị và họ tên của người hướng dẫn. 
o Tên Trường ĐHBK Hà Nội 
o Nội dung ngắn gọn những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những luận 
điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án. 
o Chữ ký và họ tên của NCS 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 37 
3.4 Phản biện độc lập 
3.4.1 Yêu cầu về phản biện độc lập 
Trước khi thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, Hiệu trưởng xin ý kiến của 
hai phản biện độc lập về luận án. 
Phản biện độc lập có nhiệm vụ đọc kỹ luận án, bài báo, công trình khoa học đã 
công bố của NCS và có ý kiến đánh giá về giá trị khoa học, luận điểm bảo vệ của luận án, 
những đóng góp mới của luận án cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành; những điểm đúng, 
sai của luận án; sự phù hợp của đề tài luận án với mã số chuyên ngành; sự không trùng 
lặp của đề tài, số liệu, kết quả nghiên cứu, kết luận của luận án; tính trung thực, rõ ràng 
trong trích dẫn, sự phản ánh kết quả luận án trong những công trình đã công bố; nhận 
định về chất lượng công trình và tạp chí đăng bài cho NCS; những yêu cầu đòi hỏi NCS 
phải bổ sung, hoàn chỉnh luận án. Mọi ý kiến đánh giá cần căn cứ trên các tiêu chuẩn về 
luận án tiến sĩ quy định tại phần 2.1. Phản biện độc lập cần cho ý kiến đồng ý hay không 
đồng ý trong kết luận để luận án được hoặc không được bảo vệ cấp Nhà nước. 
Ý kiến của phản biện độc lập có vai trò tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc xem xét 
đánh giá chất lượng của luận án tiến sĩ và quyết định cho NCS bảo vệ luận án. Khuyến 
khích lấy ý kiến của phản biện độc lập ở nước ngoài. 
Danh sách phản biện độc lập là tài liệu mật của Trường, Viện, Bộ môn, người 
hướng dẫn và NCS không được tìm hiểu về phản biện độc lập. Các phản biện độc lập 
phải có trách nhiệm bảo mật nhiệm vụ, chức trách của mình, kể cả khi đã hoàn thành việc 
phản biện luận án hay khi tham gia vào Hội đồng đánh giá luận án cấp trường. 
3.4.2 Tiêu chuẩn lựa chọn phản biện độc lập 
 Là nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ (người tốt 
nghiệp ở nước ngoài hoặc đã có học vị 2 năm tính từ ngày cấp bằng trong nước), 
không phân biệt quốc tịch 
 ... ngay phần nội dung đề cập tời bảng này ở lần đầu tiên. 
Hình P.1. Cách gấp trang giấy rộng hơn 210 mm 
Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng 
của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy này như minh hoạ ở Hình P.1 
sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở 
rộng tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của luận án phần mép gấp 
bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các 
bảng quá rộng này. 
Đối với những trang giấy có chiều đứng hơn 297 mm (bản đồ, bản vẽ ...) thì có thể 
để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau luận án. 
Trong luận án, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp 
lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận 
án. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví 
dụ: "... được nêu trong Bảng 4.1" hoặc: "(xem Hình 3.2)" mà không được viết: "... được 
nêu trong bảng dưới đây" hoặc: "trong đồ thị của X và Y sau". 
Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, 
tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận án. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải 
giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần 
195 
160 
297 
185 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 50 
thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và 
để ở phần đầu của luận án. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc 
đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số 
này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có 
thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3). 
1.4. Cách viết tắt 
 Không lạm dụng việc viết tắt trong luận án. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật 
ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận án. 
 Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất 
hiện trong luận án. 
 Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau 
lần thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. 
 Nếu luận án có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo 
thứ tự ABC) ở phần đầu luận án. 
1.5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn 
 Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và 
mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu 
tham khảo của luận án. 
 Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử 
dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ 
thị, phương trình, ý tưởng...) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án 
không được duyệt để bảo vệ. 
 Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm 
luận án nặng nề với những tham khảo trích dẫn. 
 Hạn chế trích dẫn những tài liệu quá cũ (trước thời điểm công bố luận án trên 10 năm) 
 Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua 
một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không 
được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận án. 
 Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng 
dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì 
phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề 
trái lùi vào thêm 2 cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng 
dấu ngoặc kép. 
 Trích dẫn được ghi theo tên tác giả của tài liệu tham khảo, được đặt trong ngoặc tròn 
và bao gồm cả số năm, ví dụ (Nguyễn Văn A, 2012). 
 Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, tên tác giả của các tài liệu 
được đặt trong cùng ngoặc tròn cùng với năm xuất bản, và cách với các tác giả khác 
bằng một dấu “;”, ví dụ (Nguyễn Văn A, 2012; Trần Thị C, 2013). 
 Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin theo trình 
tự sau: 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 51 
o Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách). 
o (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩu sau ngoặc đơn). 
o Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên). 
o Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản). 
o Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). 
Ví dụ: Nguyễn Hữu A, Đào Thanh B, Lâm Quang C (2014), Giáo trình Quản trị doanh 
nghiệp, NXB Bách khoa, Hà Nội. 
 Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách... ghi đầy đủ 
các thông tin sau: 
o tên các tác giả (không có dấu ngăn cách). 
o (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn). 
o "tên bài báo", (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên). 
o Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấy phẩy cuối tên). 
o Tập (không có dấu ngăn cách). 
o (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn). 
o Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc). 
Ví dụ: Anderson, J. E. (2005), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese 
Case”, American Economic Review, 75 (1), pp. 178-90. 
 Tài liệu tham khảo là trang thông tin website, dùng dấu chấm để ngăn cách giữa 
các phần. 
o Tên tác giả hoặc biên tập (nếu biết). 
o Năm (nếu biết). 
o Tiêu đề trang web [Trực tuyến]. 
o Nơi đăng tin: Cơ quan ban hành (nếu biết). 
o Địa chỉ: địa chỉ trang web [Truy cập ngày/tháng/năm]. 
Ví dụ: Lane, C. et al. 2003. The future of professionalised work: UK and Germany 
compared [Trực tuyến]. London: Anglo-German Foundation for the Study of 
Industrial Society. Địa chỉ:  [Truy 
cập: 10/5/2007]. 
Hướng dẫn liệt kê và xếp tài liệu tham khảo 
 Tài liệu tham khảo được xếp theo thông lệ quốc tế. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài 
phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung 
Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm 
phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu). 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 52 
 Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả hoặc tên cơ quan ban hành báo 
cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T; Bộ giáo dục và Đào tạo 
xếp vào vần B, v.v... 
1.6. Phụ lục của luận án 
 Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội 
dung luận án như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh.... 
 Nếu luận án sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này 
phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý 
kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. 
 Các tính toán mẫu trình bầy tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục 
của luận án. 
 Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận án. 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 53 
Mẫu trang bìa luận án 
(có đường borders bên ngoài, in chữ nhũ bảo vệ cấp Trường, hoặc in bìa mềm bảo vệ cấp 
cơ sở) 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
Họ và tên tác giả luận án 
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
HÀ NỘI- 20.... 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 54 
Mẫu trang phụ bìa luận án 
(có đường Border) 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
Họ và tên tác giả luận án 
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
Chuyên ngành: 
Mã số: (viết liền, không chấm, không cách) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ .. 
 (ghi ngành của học vị được công nhận) 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. GS.TS.  
2. PGS.TS. . 
HÀ NỘI- 20.... 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 55 
Mẫu trang bìa 1 Tóm tắt luận án 
(có đường Border; khổ A5, 140mm 200mm, “Tóm tắt luận án” in 2 mặt kể cả bìa) 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
Họ và tên tác giả luận án 
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
Chuyên ngành: 
Mã số: (viết liền, không chấm, không cách) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ .. 
 (ghi ngành của học vị được công nhận) 
HÀ NỘI- 20.... 
Ghi chú: 
 Quyển được trình bầy trên khổ giấy 140mm 210mm (khổ A5 = khổ giấy A4 gập đôi). 
 Tóm tắt luận án được trình bầy nhiều nhất trong 24 trang in trên 2 mặt giấy bằng kiểu chữ 
Times New Roman cỡ 12. Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng 
cách giữa các chữ. 
 Lề trên - dưới - phải - trái đều là 2cm. Nếu có bảng biểu - hình ảnh trình bầy theo chiều 
ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. 
 Tóm tắt luận án phải phản ánh trung thực bố cục và nội dung của luận án. Phải ghi đầy đủ 
toàn văn “KẾT LUẬN” của luận án. Tóm tắt phải được trình bầy rõ ràng, cô đọng, mạch lạc, 
sạch sẽ, không tẩy xóa. 
 Số của bảng biểu - hình ảnh - công thức phải đúng như số thứ tự trong quyển luận án. 
 Danh mục các công trình công bố in vào trang bìa cuối của luận án 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 56 
Mẫu trang bìa 2 Tóm tắt luận án 
(có đường Border) 
(Nộp hồ sơ bảo vệ cấp cơ sở và cấp trường NCS vẫn đề nội dung trang bìa 2 tóm tắt luận 
án theo mẫu trên nhưng để trống tên 3 phản biện. Khi có quyết định bảo vệ cấp Trường 
lúc đó NCS điền tên 3 phản biện để gửi nhận xét tóm tắt luận án cho 50 nhà khoa học). 
Công trình được hoàn thành tại: 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 Người hướng dẫn khoa học:  
(ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị) 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án 
tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa 
Hà Nội 
 Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm  
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 
2. Thư viện Quốc gia 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 57 
Mẫu trang bìa cuối Tóm tắt luận án 
(có đường Border) 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 
1. 
2. 
3. 
4. 
5. 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 58 
Mẫu trang bìa Tuyển tập các công trình đã tuyên bố của luận án 
(có đường Border; ngay sau trang bìa là trang danh mục các công trình đã công bố) 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
Họ và tên tác giả luận án 
TUYỂN TẬP CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ 
CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
Chuyên ngành: 
Mã số: (viết liền, không chấm, không cách) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ .. 
 (ghi ngành của học vị được công nhận) 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. GS.TS.  
2. PGS.TS. . 
HÀ NỘI- 20.... 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 59 
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI 
Đề tài luận án:  
.. 
Chuyên ngành: 
Mã số: 
Nghiên cứu sinh: (họ tên) Mã NCS: 
Người hướng dẫn: (học hàm, học vị, họ tên) 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
Chữ ký và họ tên của NCS 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 60 
PHỤ LỤC 2 
DANH MỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM 
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGÀNH KINH TẾ 
(Kèm theo quyết định số 14/QĐ-HĐCDGSNN ngày 9/5/2011 
của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước) 
Số TT Tên tạp chí Cơ quan xuất bản Điểm CT 
1 Các tạp chí khoa học nước ngoài cấp 
quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong 
các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, 
Trung Quốc, Tây Ban Nha. 
 Từ 0 đến 1 
2 Các tạp chí khoa học về chủ đề kinh tế, 
quản lý và kinh doanh của các trờng ĐH 
nớc ngoài khác 
 Từ 0 đến 1 
3 Nghiên cứu Kinh tế Viện Khoa học Xã 
hội Việt Nam 
Từ 0 đến 1 
4 Kinh tế và phát triển ĐH KTQD HN Từ 0 đến 1 
5 Phát triển kinh tế ĐH KT TPHCM Từ 0 đến 1 
6 Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế 
giới (tên cũ: Những vấn đề Kinh tế thế 
giới) 
Viện Khoa học Xã 
hội Việt Nam 
Từ 0 đến 1 
7 Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học 
Quốc gia và Quốc tế có chủ đề về kinh 
tế-quản lý và kinh doanh được đăng 
toàn văn trong kỷ yếu. 
 Từ 0 đến 0,5 
8 Khoa học Thương mại ĐH Thương mại Từ 0 đến 0,5 
9 Công nghệ Ngân hàng (chỉ tính đối với 
các bài NCKH) 
ĐH Ngân hàng 
Tp.HCM 
Từ 0 đến 0,5 
10 Quản lý Nhà nước Học viện HC Quốc 
gia 
Từ 0 đến 0,5 
11 Khoa học và Đào tạo ngân hàng Học viện Ngân 
hàng 
Từ 0 đến 0,5 
12 Kế toán Hội Kế toán Việt 
Nam 
Từ 0 đến 0,5 
13 Cộng sản TW Đảng CSVN Từ 0 đến 0,5 
14 Kinh tế - Dự báo Bộ KH & Đầu tư Từ 0 đến 0,5 
15 Ngân hàng (tên cũ: Tạp chí Ngân hàng, 
Tạp chí Thông tin Khoa học Ngân hàng) 
Ngân hàng NN VN Từ 0 đến 0,5 
16 Vietnam Socio-Economic Development Viện Khoa học Xã 
hội Việt Nam 
Từ 0 đến 0,5 
17 Nghiên cứu Đông Nam á Viên Khoa học Xã 
hội Việt Nam 
Từ 0 đến 0,5 
18 Kiểm toán Kiểm toán Nhà 
nước 
Từ 0 đến 0,5 
19 Thương mại Bộ Công thương Từ 0 đến 0,5 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 61 
Số TT Tên tạp chí Cơ quan xuất bản Điểm CT 
20 Tài chính Bộ Tài chính Từ 0 đến 0,5 
21 Công nghiệp Bộ Công nghiệp Từ 0 đến 0,5 
22 Thị trường Tài chính tiền tệ Hiệp Hội Ngân 
hàng VN 
Từ 0 đến 0,5 
23 Thuế Nhà nước Tổng cục Thuế Từ 0 đến 0,5 
24 Vietnam Banking Review Ngân hàng NN VN Từ 0 đến 0,5 
25 Vietnam Economic Review Viện Khoa học Xã 
hội Việt Nam 
Từ 0 đến 0,5 
26 Thống kê (con số và sự kiện) Tổng cục Thống kê Từ 0 đến 0,5 
27 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(tên cũ: KHKT NN; KH; NN và CNTP; 
LN; T.lợi; Kinh tế NN) 
Bộ NN&PTNT Từ 0 đến 0,5 
28 Châu Mỹ ngày nay Viện Khoa học Xã 
hội VN 
Từ 0 đến 0,5 
29 Du lịch Việt Nam Tổng cục Du lịch Từ 0 đến 0,5 
30 Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội 
VN 
Từ 0 đến 0,5 
31 Lao động xã hội Bộ LĐ-TB&XH Từ 0 đến 0,5 
32 Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Viện Khoa học Xã 
hội VN 
Từ 0 đến 0,5 
33 Nghiên cứu Đông Bắc á (tên cũ: NC 
Nhật Bản; NC Nhật Bản và Đông Bắc 
á) 
Viện Khoa học Xã 
hội VN 
Từ 0 đến 0,5 
34 Hoạt động khoa học Bộ KH&CN Từ 0 đến 0,5 
35 Nghiên cứu Châu Âu Viện Khoa học Xã 
hội VN 
Từ 0 đến 0,5 
36 Nghiên cứu Quốc tế Học viện Quan hệ 
Quốc tế 
Từ 0 đến 0,5 
37 Nghiên cứu Trung Quốc Viện Khoa học Xã 
hội VN 
Từ 0 đến 0,5 
38 Khoa học Chính trị (chỉ tính những bài 
có đủ các nội dung NCKH) 
Học viện CT-HC 
QGHCM, Phân 
viện Tp.HCM 
Từ 0 đến 0,5 
39 Kinh tế Châu á Thái Bình Dương TT Kinh tế Châu á 
Thái Bình Dương 
Từ 0 đến 0,5 
40 Quản lý Kinh tế Viện NCQLKT TƯ Từ 0 đến 0,5 
41 Quản lý ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước Từ 0 đến 0,5 
42 Khoa học ĐH mở TP HCM Từ 0 đến 0,5 
43 Kinh tế đối ngoại ĐH Ngoại thương Từ 0 đến 0,5 
(Chỉ tính 
điểm năm 
2011, từ năm 
44 Nghiên cứu Tài chính - Kế toán Học viện Tài chính 
45 Tạp chí ĐH Công nghiệp (Chỉ lấy bài 
về Kinh tế) 
ĐH Công nghiệp 
Viện Kinh tế & Quản lý – Cẩm nang Học tập và Nghiên cứu dành cho NCS 62 
Số TT Tên tạp chí Cơ quan xuất bản Điểm CT 
46 Các tạp chí khoa học thuộc khối Khoa 
học Kinh tế, quản lý và kinh doanh của 
các trường ĐHQGHN, ĐHQG 
Tp.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà 
Nẵng, ĐH Huế và các trường ĐH khác 
(nếu có) 
 2012 nếu 
không có 
ISSN sẽ loại) 

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_hoc_tap_nghien_cuu_danh_cho_nghien_cuu_sinh_phan_2.pdf