Cẩm nang Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị sốt rét

SốPđtưlaờrsénmtgolàdmibuáệumn,hởchtrnủugyưyềờếnui nglhâàiyễdmnoêndm.ouBkỗệýinAs hinnloâhypthrteùhlneegos

truyền. Có 5 loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây bệnh

cho người: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax,

Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium

knowlesi. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét

điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh

tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm.

KSTSR gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững.

Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận

lợi có thể gây thành dịch. Hiện chưa có vaccin phòng bệnh,

nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng tránh

được. Ở nước ta, bệnh lưu hành chủ yếu vùng rừng, đồi,

núi, ven biển nước lợ; bệnh xảy ra quanh năm, nhưng chủ

yếu vào mùa mưa.

1. LÂM SÀNG

1.1. Thời kỳ ủ bệnh

Là thời gian tính từ khi bị muỗi có thoa trùng đốt đến

khi có cơn sốt đầu tiên, thời gian này khác nhau tùy từng

loại KSTSR, thời kỳ này thường tương đương với giai đoạn

phát triển trong gan của KSTSR.P. falciparum : 8 - 16 ngày (trung bình 12 ngày).

P. vivax : 10 - 20 ngày (trung bình 14 ngày).

P. ovale : 12 - 20 ngày (trung bình 14 ngày).

P. malariae : 18 - 35 ngày (trung bình 21 ngày).

P. knowlesi : 10 - 18 ngày (trung bình 11 ngày).

1.2. Thời kỳ phát bệnh

Cơn sốt tiên phát thường không điển hình, không có

tính chất chu kỳ như những cơn sốt tiếp theo. Cơn sốt

thường kéo dài liên miên, dao động.

Những cơn sốt tiếp theo thường có chu kỳ rõ rệt,

tương ứng với chu kỳ hồng cầu của mỗi loại KSTSR:

P. falciparum, P. vivax, P. ovale là 48 giờ. P. malariae có

cơn sốt cách 3 ngày (72 giờ).

Cơn sốt rét điển hình thường trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn rét: giai đoạn này kéo dài 1 - 4 giờ. Bệnh

nhân rét run toàn thân, da tái nhợt, lạnh toát, nổi da gà.

- Giai đoạn sốt nóng: bệnh nhân thấy bớt lạnh, cảm giác

nóng tăng dần, mặt đỏ, toàn thân nóng rực. Nhiệt độ cơ

thể tăng 39 - 400C. Bệnh nhân thở nhanh, hơi thở nóng

ấm, nhức đầu dữ dội, đôi khi bị nôn. Nếu nhiệt độ cơ

thể quá cao, bệnh nhân có thể hốt hoảng, thao cuồng,

trẻ em có thể bị co giật. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến

12 giờ.

- Giai đoạn ra mồ hôi và hạ thân nhiệt: bệnh nhân ra

rất nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Lúc này

bệnh nhân nhức đầu, khát nước, sau đó thấy dễ chịu,

thân nhiệt trở lại bình thường

pdf 204 trang yennguyen 5480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị sốt rét", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cẩm nang Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị sốt rét

Cẩm nang Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị sốt rét
CẨM NANG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT
LỜI NÓI ĐẦU
Sốt rét là một bệnh xã hội được cộng đồng y tếquan tâm đặc biệt do tỷ lệ mắc và tử vong cao.Mỗi năm thế giới sử dụng hàng triệu liều thuốc
cho dự phòng và điều trị sốt rét. Tại Việt Nam, Chương
trình Phòng chống sốt rét Quốc gia đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể trong kiểm soát bệnh sốt rét, làm giảm tỷ lệ
mắc và tử vong do sốt rét. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn diễn
biến rất phức tạp với sự di biến động dân cư lớn, mạng lưới
y tế chưa ổn định, hạn chế về nguồn lực và sự gia tăng tình
trạng kháng thuốc. Vì vậy, việc sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý cho người bệnh trong dự phòng và điều trị sốt rét luôn
được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của
Chương trình Phòng chống sốt rét Quốc gia.
Được sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ Hệ thống Y tế” từ
Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét, nhóm
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm từ các cơ sở đào tạo, thực
hành trong lĩnh vực Y-Dược và điều trị sốt rét đã biên soạn
và hoàn thiện cuốn Cẩm nang Hướng dẫn sử dụng thuốc sốt
rét. Cẩm nang được xây dựng chủ yếu dựa trên các tài liệu
tham khảo thông tin thuốc chính thống và các hướng dẫn
hiện hành về chẩn đoán, dự phòng và điều trị sốt rét trong
nước và quốc tế. Nội dung của cuốn Cẩm nang bao gồm
bốn phần: phần đại cương, phần các chuyên luận thuốc với
20 chuyên luận, phần chủ đề sử dụng thuốc sốt rét trên một
số đối tượng đặc biệt và phần chủ đề xử trí tác dụng không
mong muốn của thuốc sốt rét. Nhóm biên soạn hy vọng
cuốn Cẩm nang này sẽ là tài liệu tra cứu hữu ích cho các
thầy thuốc và cán bộ y tế ở các tuyến y tế trong công tác dự
phòng, chăm sóc và điều trị sốt rét.
Do đây là lần biên soạn đầu tiên nên tài liệu chắc chắn
sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận
được góp ý quý báu từ các quý đồng nghiệp để tài liệu có
thể hoàn thiện tốt hơn trong lần xuất bản tiếp theo. Mọi ý
kiến đóng góp xin gửi về:
Thường trực Ban biên soạn tại Trung tâm Quốc gia về
Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
Địa chỉ: 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Hoặc khoa Nghiên cứu điều trị sốt rét, Viện Sốt rét -
Ký sinh trùng - Côn Trùng Trung ương
Địa chỉ: 35 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!
Các tác giả
MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG ................................................11
PHẦN 2. CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC.................25
1. Amodiaquin.......................................................25
2. Artemether.........................................................32
3. Artemisinin........................................................38
4. Artesunat ...........................................................43
5. Atovaquon .........................................................50
6. Clindamycin ......................................................57
7. Cloroquin...........................................................63
8. Dihydroartemisinin............................................71
9. Doxycyclin ........................................................76
10. Lumefantrin.......................................................87
11. Mefloquin ..........................................................93
12. Piperaquin........................................................102
13. Primaquin ........................................................108
14. Proguanil .........................................................116
15. Quinin..............................................................123
16. Thuốc phối hợp artemether và lumefantrin.....131
17. Thuốc phối hợp artesunat và amodiaquin .......140
18. Thuốc phối hợp artesunat và mefloquin..........145
19. Thuốc phối hợp atovaquon và proguanil.........150
20. Thuốc phối hợp dihydroartemisinin và
piperaquin........................................................158
PHẦN 3. SỬ DỤNG THUỐC SỐT RÉT Ở MỘT SỐ
ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT ..........................................165
PHẦN 4. XỬ TRÍ TÁC DỤNG KHÔNG MONG
MUỐN KHI SỬ DỤNG THUỐC SỐT RÉT............182
PHỤ LỤC - BẢNG TÍNH LIỀU LƯỢNG CÁC
THUỐC SỐT RÉT .....................................................200
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................206
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
ACT Artemisinin - based combination therapy
Phối hợp thuốc điều trị sốt rét có dẫn chất
artemisinin
ADR Adverse drug reaction
Phản ứng có hại của thuốc/ tác dụng
không mong muốn của thuốc
DHA Dihydroartemisinin
DNA Acid deoxyribonucleic
G6PD Glucose-6-phosphat dehydrogenase
KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
P. falciparum Plasmodium falciparum
P. knowlesi Plasmodium knowlesi
P. malariae Plasmodium malariae
P. ovale Plasmodium ovale
P. vivax Plasmodium vivax
PPQ Piperaquin
PHẦN 1
ĐẠI CƯƠNG
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùngPlasmodium ở người gây nên. Bệnh lây theođường máu, chủ yếu là do muỗi Anopheles
truyền. Có 5 loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây bệnh
cho người: Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax,
Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium
knowlesi. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét
điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Bệnh
tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm.
KSTSR gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững.
Bệnh lưu hành địa phương, trong những điều kiện thuận
lợi có thể gây thành dịch. Hiện chưa có vaccin phòng bệnh,
nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể phòng tránh
được. Ở nước ta, bệnh lưu hành chủ yếu vùng rừng, đồi,
núi, ven biển nước lợ; bệnh xảy ra quanh năm, nhưng chủ
yếu vào mùa mưa.
1. LÂM SÀNG
1.1. Thời kỳ ủ bệnh
Là thời gian tính từ khi bị muỗi có thoa trùng đốt đến
khi có cơn sốt đầu tiên, thời gian này khác nhau tùy từng
loại KSTSR, thời kỳ này thường tương đương với giai đoạn
phát triển trong gan của KSTSR.
P. falciparum : 8 - 16 ngày (trung bình 12 ngày).
P. vivax : 10 - 20 ngày (trung bình 14 ngày).
P. ovale : 12 - 20 ngày (trung bình 14 ngày).
P. malariae : 18 - 35 ngày (trung bình 21 ngày).
P. knowlesi : 10 - 18 ngày (trung bình 11 ngày).
1.2. Thời kỳ phát bệnh
Cơn sốt tiên phát thường không điển hình, không có
tính chất chu kỳ như những cơn sốt tiếp theo. Cơn sốt
thường kéo dài liên miên, dao động.
Những cơn sốt tiếp theo thường có chu kỳ rõ rệt,
tương ứng với chu kỳ hồng cầu của mỗi loại KSTSR:
P. falciparum, P. vivax, P. ovale là 48 giờ. P. malariae có
cơn sốt cách 3 ngày (72 giờ).
Cơn sốt rét điển hình thường trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn rét: giai đoạn này kéo dài 1 - 4 giờ. Bệnh
nhân rét run toàn thân, da tái nhợt, lạnh toát, nổi da gà.
- Giai đoạn sốt nóng: bệnh nhân thấy bớt lạnh, cảm giác
nóng tăng dần, mặt đỏ, toàn thân nóng rực. Nhiệt độ cơ
thể tăng 39 - 400C. Bệnh nhân thở nhanh, hơi thở nóng
ấm, nhức đầu dữ dội, đôi khi bị nôn. Nếu nhiệt độ cơ
thể quá cao, bệnh nhân có thể hốt hoảng, thao cuồng,
trẻ em có thể bị co giật. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến
12 giờ.
- Giai đoạn ra mồ hôi và hạ thân nhiệt: bệnh nhân ra
rất nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Lúc này
bệnh nhân nhức đầu, khát nước, sau đó thấy dễ chịu,
thân nhiệt trở lại bình thường.
Đ-I C,+NG12
PH
/N
1
1.3. Tiến triển của bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét là bệnh có thể điều trị khỏi. Nếu không bị
tái nhiễm thì sau khi được điều trị đặc hiệu bệnh sẽ hết.
Nhưng bệnh sốt rét là bệnh hay tái phát, có hai loại tái phát:
1.3.1. Tái phát gần (Recrudescent)
Là sự xuất hiện trở lại của ký sinh trùng sốt rét sau khi
đã được điều trị thuốc sốt rét. Người bệnh có thể có sốt
hoặc không có sốt. Tái phát gần là do sự tiếp tục phát triển
của KSTSR ở thể vô tính trong hồng cầu ở mật độ rất thấp
mà phương pháp kính hiển vi không phát hiện được (dưới
ngưỡng kính hiển vi), thường do việc điều trị thuốc không
hiệu quả. Cả 5 loại KSTSR ở người đều có thể gây tái phát
gần, nhưng thường gặp ở P. falciparum.
1.3.2. Tái phát xa (Relapse)
Cơn sốt tái phát xa xảy ra với các loài P. vivax, P. ovale
do những loài này có thể ngủ ở tế bào gan. Đây là nguồn
dự trữ KSTSR. Khi có những yếu tố kích thích, các thể ngủ
này lại phát triển. Các KSTSR lại được phóng thích vào
máu và gây các cơn sốt (cơn sốt rét tái phát xa). P. vivax có
thể có cơn sốt tái phát xa từ 1 - 3 năm và P. ovale từ 3 -
4 năm.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Sốt rét lâm sàng
Trường hợp sốt rét lâm sàng phải có đủ 4 tiêu chuẩn
(khi chưa được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chưa tìm
thấy ký sinh trùng hoặc chưa có kết quả xét nghiệm):
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 13
PH
/N
1
- Sốt:
+ Có triệu chứng điển hình của cơn sốt rét: rét run, sốt
và vã mồ hôi.
+ Hoặc có triệu chứng không điển hình của cơn sốt
rét: sốt không thành cơn (người bệnh thấy ớn lạnh,
gai rét) hoặc sốt cao liên tục, sốt dao động.
+ Hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây.
- Không tìm thấy các nguyên nhân gây sốt khác.
- Đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành hoặc có tiền
sử mắc sốt rét gần đây.
- Trong vòng 3 ngày đầu điều trị bằng thuốc sốt rét có
đáp ứng tốt.
2.2. Sốt rét có ký sinh trùng
Trường hợp xác định mắc sốt rét là trường hợp có
KSTSR trong máu được xác định bằng xét nghiệm lam
máu nhuộm giêm sa, xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát
hiện kháng nguyên hoặc kỹ thuật PCR.
2.3. Các thể lâm sàng
Các thể lâm sàng bệnh sốt rét bao gồm: sốt rét thể
thông thường (hay sốt rét không có biến chứng) và sốt rét
ác tính (hay sốt rét có biến chứng, sốt rét nặng).
2.3.1. Sốt rét thể thông thường
Là trường hợp bệnh sốt rét mà không có dấu hiệu đe
dọa tính mạng người bệnh. Chẩn đoán dựa vào 3 yếu tố:
dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.
Đ-I C,+NG14
PH
/N
1
- Dịch tễ: đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành hoặc
có tiền sử sốt rét gần đây.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Cơn sốt điển hình có 3 giai đoạn: rét run - sốt - vã
mồ hôi.
+ Cơn sốt không điển hình như: sốt không thành cơn,
ớn lạnh, gai rét (hay gặp ở người sống lâu trong
vùng sốt rét lưu hành), sốt liên tục hoặc dao động
(hay gặp ở trẻ em, người bệnh bị sốt rét lần đầu).
+ Những dấu hiệu khác: thiếu máu, lách to, gan to...
- Xét nghiệm: xét nghiệm máu có KSTSR thể vô tính,
hoặc xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng
nguyên sốt rét hoặc kỹ thuật PCR dương tính. Nơi
không có kính hiển vi phải lấy lam máu gửi đến điểm
kính gần nhất.
2.3.2. Sốt rét ác tính
Sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng đe dọa tính mạng
người bệnh. Sốt rét ác tính thường xảy ra trên những người
bệnh nhiễm P. falciparum hoặc nhiễm phối hợp có
P. falciparum. Các trường hợp nhiễm P. vivax và
P. knowlesi cũng có thể gây sốt rét ác tính, đặc biệt ở các
vùng kháng với cloroquin.
2.3.2.1. Lâm sàng
- Rối loạn ý thức (Glasgow < 15 điểm đối với người lớn,
Blantyre < 5 điểm đối với trẻ em).
- Hôn mê (Glasgow < 10 điểm đối với người lớn,
Blantyre < 3 điểm đối với trẻ em).
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 15
PH
/N
1
- Mệt lả (người bệnh không có khả năng tự ngồi, đứng
và đi lại mà không có sự hỗ trợ).
- Co giật trên 2 cơn/24 giờ.
- Thở sâu (> 20 lần/phút) và rối loạn nhịp thở.
- Phù phổi cấp, có ran ẩm ở 2 đáy phổi.
- Hoặc có hội chứng suy hô hấp cấp, khó thở (tím tái, co
kéo cơ hô hấp) và SpO2 < 92%.
- Suy tuần hoàn hoặc sốc (huyết áp tâm thu < 80 mmHg
ở người lớn và < 50 mmHg ở trẻ em).
- Suy thận cấp: nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ (ở cả người
lớn và trẻ em).
- Vàng da niêm mạc.
- Chảy máu tự nhiên (dưới da, trong cơ, chảy máu tiêu
hóa) hoặc tại chỗ tiêm.
2.3.2.2. Xét nghiệm
- Hạ đường huyết (đường huyết < 70 mg/dl
hoặc < 4 mmol/l; nếu đường huyết < 50 mg/dl
hoặc < 2,7 mmol/l thì gọi là hạ đường huyết nặng).
- Toan chuyển hóa pH < 7,35 (bicacbonat huyết tương
< 15 mmol/l).
- Thiếu máu nặng (người lớn hemoglobin (Hb) < 7 g/dl,
hematocrit (Hct) < 20%; trẻ em Hb < 5 g/dL hay Hct
< 15%).
- Nước tiểu có màu đỏ nâu sau đó chuyển màu đen do có
hemoglobin (đái huyết cầu tố).
- Tăng lactat máu (lactat > 5 mmol/l).
Đ-I C,+NG16
PH
/N
1
- Suy thận (creatinin huyết thanh > 3 mg% (> 265 mol/l)
ở cả người lớn và trẻ em).
- Phù phổi cấp (chụp X-quang phổi có hình mờ 2 rốn
phổi và đáy phổi).
- Vàng da (bilirubin toàn phần > 3 mg%).
2.4. Chẩn đoán phân biệt
2.4.1. Chẩn đoán phân biệt sốt rét thường
Trường hợp kết quả xét nghiệm tìm KSTSR âm tính
cần phân biệt với sốt do các nguyên nhân khác như: sốt
xuất huyết Dengue, sốt thương hàn, sốt mò, cảm cúm, viêm
đường tiết niệu, viêm họng, viêm amidan, viêm màng não...
2.4.2. Chẩn đoán phân biệt sốt rét ác tính
Trường hợp xét nghiệm KSTSR âm tính cần làm thêm
các xét nghiệm khác, khai thác kỹ yếu tố dịch tễ liên quan
để tìm các nguyên nhân:
- Hôn mê do viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn
nặng...
- Vàng da, vàng mắt do xoắn khuẩn, nhiễm khuẩn đường
mật, viêm gan virus, tan huyết.
- Sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, sốt mò.
- Suy hô hấp cấp do các nguyên nhân khác.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm, đúng và đủ liều.
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 17
PH
/N
1
- Điều trị diệt thể vô tính cắt cơn sốt kết hợp với điều trị
diệt giao bào chống lây lan (sốt rét do P. falciparum) và
điều trị diệt thể ngủ chống tái phát xa (sốt rét do
P. vivax, P. ovale).
- Các trường hợp sốt rét do P. falciparum không được
dùng một thuốc sốt rét đơn thuần, phải điều trị thuốc
sốt rét phối hợp để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu
lực điều trị.
- Điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp với điều trị hỗ
trợ và nâng cao thể trạng.
- Các trường hợp sốt rét ác tính phải chuyển về đơn vị
hồi sức cấp cứu của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên,
theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực.
3.2. Thuốc điều trị sốt rét
Phân loại thuốc điều trị sốt rét
- Theo nguồn gốc:
+ Nhóm thuốc có nguồn gốc thực vật: quinin,
quinidin, artemisinin...
+ Nhóm thuốc tổng hợp: cloroquin, amodiaquin,
mefloquin, halofantrin, sulfadoxin, pyrimethamin,
primaquin...
+ Nhóm thuốc phối hợp: sulfadoxin + pyrimethamin,
pyrimethamin + dapson; atovaquon + proguanil; các
phối hợp thuốc điều trị sốt rét có dẫn chất
artemisinin (ACT) như dihydroartemisinin +
piperaquin (DHA-PPQ), artemether + lumefantrin,
artesunat + amodiaquin, artesunat + mefloquin...
Đ-I C,+NG18
PH
/N
1
- Theo tác dụng:
+ Thuốc diệt thể vô tính: quinin, cloroquin, artesunat,
pyrimethamin...
+ Thuốc diệt thể hữu tính, thể ngủ: primaquin.
3.3. Phác đồ điều trị
Tại Việt Nam, điều trị sốt rét cần tuân theo phác đồ được
khuyến cáo trong Hướng dẫn điều trị sốt rét hiện hành của Bộ
Y tế. Ngoài ra, theo hướng dẫn điều trị sốt rét của Tổ chức Y
tế thế giới, một số thuốc điều trị sốt rét khác cũng có thể được
sử dụng tùy thuộc vào chẩn đoán và đặc điểm bệnh nhân. Khi
sử dụng các thuốc không nằm trong hướng dẫn của Bộ Y tế,
cần tuân thủ chặt chẽ khuyến cáo của nhà sản xuất.
3.3.1. Điều trị sốt rét thể thông thường
Theo hướng dẫn điều trị sốt rét của Bộ Y tế, cần dựa
vào chẩn đoán để chọn thuốc điều trị phù hợp:
3.3.1.1. Thuốc điều trị ưu tiên
- Sốt rét do P. falciparum: DHA-PPQ uống 3 ngày và
primaquin liều duy nhất.
- Sốt rét phối hợp có P. falciparum (ngoài ra có thêm
P. vivax hoặc P. ovale): DHA-PPQ 3 ngày và
primaquin 14 ngày.
- Sốt rét do P. vivax ... , mefloquin, primaquin, sulfadoxin,
pyrimethamin có thể gây thiếu máu rối loạn tạo máu, tan
máu, đái ra huyết cầu tố. Nếu thiếu máu do thuốc, cần
ngừng ngay thuốc.
Xử trí trước hết bằng tăng dinh dưỡng trong khẩu phần
ăn: Tăng lượng đạm và rau quả tươi.
Thuốc có thể dùng nếu thiếu máu do thiếu sắt là
các muối sắt, ưu tiên đường uống. Liều lượng sử dụng
như trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt và được tính
theo sắt nguyên tố (xem bảng 6).
PH
/N
4
Bảng 6. Các dạng muối sắt đường uống
Liều cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên
× 2 - 3 lần/ngày.
Liều cho trẻ em dưới 12 tuổi: mỗi ngày 3 - 6 mg/kg,
chia 2 - 3 lần.
Điều trị bù sắt cần kéo dài 3 tháng sau khi mức
hemoglobin đã trở lại bình thường để phục hồi lại dự trữ sắt
cho cơ thể. Sắt dùng cho trẻ em nên chọn loại siro để dễ
uống và dễ phân liều chính xác. Chú ý súc miệng kỹ sau khi
uống các chế phẩm sắt để tránh nhuộm màu răng.
Có thể bổ sung thêm vitamin, đặc biệt là acid folic và
các vitamin nhóm B và C để tăng cường hiệu quả. Nếu
thiếu máu trầm trọng, có thể truyền máu.
2.6. Đái ra huyết cầu tố
Các thuốc chống sốt rét như primaquin, quinin có thể
gây đái ra huyết cầu tố do tan máu, gây giảm số lượng hồng
cầu rất nhanh. ADR này dễ gặp ở bệnh nhân thiếu enzym
G6PD. Cần lưu ý nếu tan máu do thuốc thì cần ngừng ngay
thuốc nghi ngờ, sau đó xử trí như sau:
Truyền dịch: natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat, bảo
X< TRÍ TÁC D;NG KHÔNG MONG MU6N KHI S< D;NG THU6C S6T RÉT196
Muối sắt Hàm lượng muối sắt(mg/viên)
Tính ra sắt
nguyên tố (mg)
Sắt sulfat khan 200 65
Sắt sulfat 300 60
Sắt fumarat 200 65
Sắt gluconat 300 35
Sắt feredetat 190 27,5
PH
/N
4
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 197
đảm duy trì lượng nước tiểu ≥ 2500 ml/24 giờ với người
lớn và 10 - 12 ml/kg/24 giờ với trẻ em.
Truyền khối hồng cầu khi hematocrit < 25% hoặc
hemoglobin < 7 g/dl.
Nếu người bệnh bị suy thận thì xử trí như suy thận do
sốt rét ác tính.
Có thể hạn chế ADR này bằng cách thay đổi chế độ
liều dùng: thay vì dùng primaquin 15 mg hàng ngày trong
14 - 21 ngày, chuyển sang chế độ 45 mg/tuần một lần (trẻ
em dùng 0,8 mg dạng base/kg), dùng trong 8 tuần. Tôn
trọng chống chỉ định: không dùng các thuốc trên cho bệnh
nhân thiếu G6PD và phụ nữ có thai. Xem thêm chuyên luận
“Primaquin” và Phần 3 “Sử dụng thuốc sốt rét ở một số đối
tượng đặc biệt”.
2.7. Phản ứng quá mẫn typ 1
Có thể gặp phản ứng da như ban đỏ, ngứa, phù Quinck.
Nặng có thể là sốc phản vệ. Đây là những ADR hiếm gặp
nhưng cần nhận biết sớm vì thường báo trước những phản
ứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong do thuốc.
Với ban đỏ và ngứa
Có thể tự hết khi ngừng thuốc. Kháng histamin H1
không làm hết ban nhưng có tác dụng chống ngứa. Thuốc
dùng: clopheniramin, uống. Người lớn: 4 mg cách 8 giờ
một lần; trẻ em 6-12 tuổi: 2 mg cách 8 giờ một lần; trẻ em
2-5 tuổi: 1 mg cách 8 giờ một lần. Có thể sử dụng một
kháng histamin H1 khác có tại y tế cơ sở.
Cũng có thể dùng các thuốc bôi tại chỗ chống ngứa
như các loại dầu xoa.
PH
/N
4
Cần lưu ý nếu ban xuất hiện nhiều, đặc biệt ở các niêm
mạc (miệng, mắt, bộ phận sinh dục...) vì có thể là dấu hiệu
của hội chứng Stevens - Jonhson (SJS) hoặc hoại tử biểu bì
nhiễm độc (TEN). Đây là những trường hợp ADR nặng và
xử trí như khi gặp loại ADR này: nếu tình trạng nặng, phải
truyền dịch, vệ sinh da để tránh bội nhiễm. Cần chuyển
bệnh nhân đến các chuyên khoa tương ứng để xử trí.
Sốc phản vệ
Xử trí như với sốc phản vệ theo quy trình của Bộ Y tế.
2.8. Loạn trương lực cơ và/hoặc rối loạn vận động
Thuốc có thể gây ADR này là amodiaquin. Loạn
trương lực cơ có thể kèm hoặc không kèm rối loạn vận
động, gây đau và ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh nhân.
Phải ngừng thuốc ngay và chuyển đến bệnh viện để xử trí.
2.9. Tổn thương gan, thận
Phải theo dõi các xét nghiệm chức năng gan, thận để
phát hiện sớm ADR.
Ngừng thuốc sớm là cách bảo đảm tốt nhất để chữa
khỏi hoàn toàn không để lại di chứng và thường là biện
pháp duy nhất cần thiết.
2.10. Bệnh võng mạc
Một số thuốc điều trị sốt rét như cloroquin,
amodiaquin, quinin có thể gây tổn thương võng mạc, thay
đổi thị lực; đặc biệt khi dùng kéo dài ở người có tiền sử
bệnh võng mạc. Do đó cần khám mắt trước khi dùng dài
ngày và theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Thận trọng
X< TRÍ TÁC D;NG KHÔNG MONG MU6N KHI S< D;NG THU6C S6T RÉT198
PH
/N
4
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 199
khi dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Tôn trọng chống chỉ định
khi điều trị.
2.11. Các biến cố tim-mạch
Ngừng tim, thay đổi điện tim (kéo dài khoảng QT), suy
tim, loạn nhịp... là các biến cố có thể gặp. Với những triệu
chứng này, cần thường xuyên theo dõi qua thăm khám lâm
sàng, đo điện tim... và xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim
mạch. Nếu trầm trọng, phải ngừng thuốc.
KẾT LUẬN
Xử trí ADR của thuốc điều trị sốt rét cũng tương tự như
xử trí các ADR khi dùng thuốc nói chung. Cách xử trí cần
tuân theo các hướng dẫn của từng quốc gia, phù hợp với điều
kiện của y tế cơ sở. Biện pháp đầu tiên cần làm là giảm liều
hoặc ngừng tạm thời thuốc nghi ngờ để theo dõi. Tiếp theo
là xử trí triệu chứng. Nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm
mà còn trở nên trầm trọng, phải ngừng hẳn thuốc.
Để giảm tỷ lệ ADR và mức độ trầm trọng, cần thông
báo cho bệnh nhân biết những triệu chứng có thể gặp phải
khi dùng thuốc để họ chủ động theo dõi và khai báo với
cán bộ y tế.
Báo cáo ADR khi gặp và đánh giá được mối liên quan
giữa thuốc nghi ngờ và triệu chứng là nhiệm vụ quan trọng
của các cán bộ y tế. Các cán bộ y tế sau khi xử trí, phải
điền vào các mẫu báo cáo để gửi về Trung tâm Quốc gia và
khu vực về thông tin thuốc và phản ứng có hại nhằm rút
kinh nghiệm, nếu cần sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Việc xử trí tốt các ADR sẽ góp phần quan trọng để bảo
đảm được tính hiệu quả và độ an toàn trong điều trị sốt rét.
PH
/N
4
PHỤ LỤC
BẢNG TÍNH LIỀU LƯỢNG CÁC THUỐC
SỐT RÉT
(Theo Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng sốt rét,
Quyết định số 3232/QĐ-BYT ngày 31/8/2013 của Bộ Y tế)
Bảng 1. Bảng tính liều quinin sulfat viên 250 mg theo
tuổi và cân nặng
Liều tính theo cân nặng: 30 mg/kg/24 giờ, chia đều 3 lần mỗi
ngày, trong 7 ngày.
Liều tính theo nhóm tuổi (nếu không có cân):
Bảng 2. Bảng tính liều clindamycin theo tuổi và
cân nặng
Clindamycin viên có 2 loại hàm lượng (150 mg và 300 mg).
Liều tính theo cân nặng: 15 mg/kg/24 giờ chia 2 lần x 7 ngày.
Liều tính theo nhóm tuổi (nếu không có cân):
Nhóm tuổi Số viên/ ngày x số ngày Ghi chú
Dưới 1 tuổi 1 viên/ngày x 7 ngày
Chia đều
3 lần
mỗi ngày
1 đến dưới 5 tuổi 1,5 viên/ngày x 7 ngày
5 đến dưới 12 tuổi 3 viên/ngày x 7 ngày
12 đến dưới 15 tuổi 5 viên/ngày x 7 ngày
Từ 15 tuổi trở lên 6 viên/ngày x 7 ngày
PH
;
L;
C
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 201
Bảng 3. Bảng tính liều cloroquin phosphat viên
250 mg (150 mg base) theo tuổi và cân nặng
Liều tính theo cân nặng: tổng liều 25 mg base/kg, chia 3 ngày
điều trị:
Ngày 1 và ngày 2: mỗi ngày10 mg base/ kg.
Ngày 3: 5 mg base/kg.
Liều tính theo nhóm tuổi (nếu không có cân):
Nhóm tuổi
Số viên/ngày x số ngày
Viên hàm lượng
150 mg
Viên hàm lượng
300 mg
Dưới 3 tuổi 1 viên/ngày x7 ngày
1/2 viên/ngày x
7 ngày
3 đến dưới 8 tuổi 1½viên/ngày x7 ngày
3/4 viên/ngày x
7 ngày
8 đến dưới 12 tuổi 2 viên/ngày x7 ngày
1 viên/ngày x
7 ngày
12 đến dưới 15 tuổi 3 viên/ngày x7 ngày
1½viên/ngày x
7 ngày
Từ 15 tuổi trở lên 4 viên/ngày x7 ngày
2 viên/ngày x
7 ngày
Nhóm tuổi Ngày 1(viên)
Ngày 2
(viên)
Ngày 3
(viên)
Dưới 1 tuổi 1/2 1/2 1/4
1 đến dưới 5 tuổi 1 1 1/2
5 đến dưới 12 tuổi 2 2 1
12 đến dưới 15 tuổi 3 3 1½
Từ 15 tuổi trở lên 4 4 2
Bảng 4. Bảng tính liều artesunat tiêm, lọ 60 mg
theo tuổi và cân nặng
Pha dung dịch tiêm: artesunat lọ 60 mg, pha trong
1 ml dung dịch natri bicarbonat 5%, lắc kỹ cho bột artesunat
tan hoàn toàn. Sau đó dung dịch này được pha loãng với
khoảng 5 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%, vừa
đủ 6 ml để tiêm tĩnh mạch.
Trường hợp không tiêm được tĩnh mạch artesunat thì có thể tiêm
bắp: Pha bột thuốc trong lọ với 1 ml natri bicarbonat 5%, lắc kỹ
cho bột artesunat tan hoàn toàn, rồi tiêm bắp phía trước đùi.
Liều tính theo cân nặng:
Ngày đầu: giờ đầu 2,4 mg/kg, tiêm nhắc lại liều này vào giờ
thứ 12.
Sau đó mỗi ngày tiêm một liều 2,4 mg/kg (tối đa trong 7 ngày)
cho đến khi người bệnh tỉnh, có thể uống được, chuyển sang
uống dihydroartemisinin + piperaquin phosphat trong 3 ngày.
Liều tính theo nhóm tuổi (nếu không có cân nặng):
B.NG TÍNH LI3U L,:NG CÁC THU6C S6T RÉT202
Nhóm tuổi
Liều ngày thứ nhất
Liều những
ngày sau
(dung dịch
sau khi pha
thuốc)
Liều giờ thứ
nhất (dung
dịch sau khi
pha thuốc)
Liều giờ thứ
12 (dung
dịch sau khi
pha thuốc)
Dưới 1 tuổi 2 ml 2 ml 2 ml
1 đến dưới 5 tuổi 4 ml 4 ml 4 ml
5 đến dưới 12 tuổi 8 ml 8 ml 8 ml
12 đến dưới 15 tuổi 10 ml 10 ml 10 ml
Từ 15 tuổi trở lên 12 ml 12 ml 12 ml
PH
;
L;
C
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 203
Bảng 5. Bảng tính liều quinin dihydroclorid,
ống 500 mg theo cân nặng
Pha ống 500 mg trong 500 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc
glucose 5%, truyền tốc độ 40 giọt/ phút.
Chú ý: Trường hợp người bệnh suy thận cần tính toán tổng
lượng dịch truyền thích hợp, nếu cần chuyển sang tiêm bắp.
Bảng 6. Bảng tính liều viên thuốc phối hợp
dihydroartemisinin + piperaquin
Mỗi viên có hàm lượng dihydroartemisinin 40 mg và
piperaquin phosphat 320 mg.
(Biệt dược: Arterakine, CV Artecan).
Thời gian
Liều 8
giờ đầu
(0-8 giờ)
Liều 8
giờ tiếp
theo
(9-16
giờ)
Liều 8
giờ tiếp
theo
(17-24
giờ)
Liều mỗi ngày
từ ngày 2 đến
ngày 7
Quinin
dihydroclorid
20
mg/kg
10
mg/kg
10
mg/kg
30 mg/kg, chia
3 lần, cách nhau
8 giờ. Khi uống
được chuyển
sang uống
quinin sulfat
theo hướng dẫn.
Nhóm tuổi
Cân
nặng
tương
ứng
Ngày 1 Ngày 2
(Sau 24
giờ)
Ngày 3
(Sau 48
giờ)Giờ đầu Sau 8 giờ
Dưới 3 tuổi < 15 kg ½ viên ½ viên ½ viên ½ viên
3 đến dưới 8
tuổi
15 đến <
25 kg 1 viên 1 viên 1 viên 1 viên
8 đến dưới
15 tuổi
25 đến
40 kg 1 ½ viên 1 ½ viên 1 ½ viên 1 ½ viên
Từ 15 tuổi
trở lên > 40 kg 2 viên 2 viên 2 viên 2 viên
PH
;
L;
C
Bảng 7. Bảng tính liều primaquin viên 13,2 mg
(7,5 mg primaquin base) theo tuổi và cân nặng
Liều tính theo cân nặng:
Điều trị giao bào P. falciparum/P. malariae/P. knowlesi:
Uống liều duy nhất 0,5 mg base/kg vào ngày cuối cùng của
đợt điều trị.
Điều trị P. vivax/P. ovale: uống liều 0,25 mg base/kg/ngày x 14
ngày, điều trị vào ngày đầu tiên cùng cloroquin.
Liều tính theo nhóm tuổi (nếu không có cân):
B.NG TÍNH LI3U L,:NG CÁC THU6C S6T RÉT204
Nhóm tuổi
P. falciparum/
P. knowlesi/ P. malariae
điều trị 1 lần
P. vivax/P. ovale
điều trị 14 ngày
3 đến dưới
5 tuổi 1 viên, uống 1 lần
1/2 viên/ngày x
14 ngày
5 đến dưới
12 tuổi 2 viên, uống 1 lần
1 viên/ngày x
14 ngày
12 đến dưới
15 tuổi 3 viên, uống 1 lần
1½ viên/ngày x
14 ngày
Từ 15 tuổi
trở lên 4 viên, uống 1 lần
2 viên/ngày x
14 ngày
PH
;
L;
C
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 205
Bảng 8. Bảng tính liều quinin hydroclorid,
ống 500 mg theo tuổi và cân nặng
Liều tính theo cân nặng: tiêm bắp 30 mg/kg/ngày, chia làm 3
lần. Mỗi đợt điều trị 7 ngày.
Liều tính theo nhóm tuổi (nếu không có cân nặng):
Lưu ý: tiêm bắp quinin dễ gây áp xe, cần tiêm bắp sâu và đảm
bảo vô trùng.
Bảng 9. Bảng tính liều doxycyclin theo tuổi và
cân nặng
Mỗi viên chứa 100 mg doxycyclin.
Liều tính theo cân nặng: mỗi ngày uống một lần 3 mg/kg x
7 ngày.
Liều tính theo nhóm tuổi (nếu không có cân nặng):
Nhóm tuổi Số ống x số lần/ngày
Dưới 1 tuổi 1/10 ống x 3 lần/ngày
1 đến dưới 5 tuổi 1/6 - 1/3 ống x 3 lần/ngày
5 đến dưới 12 tuổi 1/2 ống x 3 lần/ngày
12 đến dưới 15 tuổi 2/3 ống x 3 lần/ngày
Từ 15 tuổi trở lên 1 ống x 3 lần/ngày
Nhóm tuổi Số viên/ngày x số ngày
8 - dưới 12 tuổi 1/2 viên/ngày x 7 ngày
12 - dưới 15 tuổi 3/4 viên/ngày x 7 ngày
Từ 15 tuổi trở lên 1 viên/ngày x 7 ngày
PH
;
L;
C
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2002), Dược thư Quốc gia Việt Nam dùng
cho tuyến y tế cơ sở 1, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2009), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB
Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2015), Dược thư Quốc gia Việt Nam, lần xuất
bản thứ hai, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự
phòng bệnh sốt rét.
Tiếng Anh
5. American Society of Health-System Pharmacists
(2014), AHFS Drug Information [Online],
Pharmaceutical Press, London,
https://www.medicinescomplete.com, truy cập ngày
01/09/2014.
6. Baxter K. and Preston CL., Editor (2014), Stockleys
Drug Interaction [Online], Pharmaceutical Press,
London, https://www.medicinescomplete.com, truy
cập ngày 01/09/2014.
7. Centre for Tropical Clinical Pharmacology &
Therapeutics, University of Ghana Medical School (2010),
A Handbook for the Management of Adverse Drug
Reactions to Anti-malarial medicines in Ghana, Accra.
8. Joint Formulary Committee (2014), British National
Formulary [Online], British Medical Association and
Royal Pharmaceutical Society of Great Britain,
London, https://www.medicinescomplete.com, truy
cập ngày 01/09/2014.
C0M NANG H,8NG D1N S< D;NG THU6C ĐI3U TR5 S6T RÉT 207
TÀ
IL
I4
U
TH
AM
KH
.O
9. Royal Pharmaceutical Society of Great Britian
(2014), Martindale: The complete drug reference
[Online]. Pharmaceutical Press, London,
https://www.medicinescomplete.com, truy cập ngày
01/09/2014.
10. Truven Health Analytics (2014), Micromedex® 2.0
[Online], Greenwood Village, Colorado, USA,
 truy cập ngày
01/09/2014.
11. World Health Organisation (2010), Guidelines for the
treatment of malaria, second edition, WHO Press, Geneva.
12. World Health Organisation (2015), Guidelines for the
treatment of malaria, third edition, WHO Press,
Geneva.
Website
13. Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược, “Danh mục các thuốc
được cấp số đăng ký từ tháng 1 năm 2010 đến tháng
4 năm 2015”,
ewsid=683&type=3, truy cập ngày 15/05/2015.
14. European Medicines Agency, Find medicine,
 truy cập ngày
01/09/2014.
15. The electronic Medicines, Compendium Summaries
of Product Characteristics,
https://www.medicines.org.uk, truy cập ngày
01/09/2014.
16. US Food and Drug Adminstration, Drug@FDA,
a/index.cfm, truy cập ngày 01/09/2014.
In 1.000 cuốn, khổ 12,5 x 20,5 cm tại Công ty TNHH In TM
Thanh Đức. Địa chỉ: 51/145 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội. Số
xác nhận đăng ký xuất bản: 1476-2016/CXBIPH/20-43/TN.
Quyết định xuất bản số: 283/QĐ-NXBTN ngày 17 tháng 5 năm
2016. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2016.
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
Địa chỉ: 64 Bà Triệu - Hà Nội
Điện thoại: (84.04).39434044 - 62631715
Fax: 04.39436024, Website: nxbthanhnien.vn
Email: nxbthanhnieninfo@gmail.com
Chi nhánh: 27B Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Q.1,
TP.Hồ Chí Minh; ĐT: (08) 3930 5243
CẨM NANG HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT
Chịu trách nhiệm xuất bản:
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
BSCKI. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Biên tập: NGUYỄN TIẾN THĂNG
THS LÊ THỊ KIM TRANG
DS. NGUYỄN NGỌC HÀ
Thiết kế & Trình bày: STAR BOOKS
Sửa bản in: TS. NGUYỄN HOÀNG ANH

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_huong_dan_su_dung_thuoc_dieu_tri_sot_ret.pdf