Chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước dưới góc nhìn thể chế
Bài viết nghiên cứu thực trạng về chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước dưới góc nhìn thể chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi quần chúng nhân dân, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan dân cử. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường thể chế có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Bài báo đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước từ góc nhìn thể chế
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước dưới góc nhìn thể chế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước dưới góc nhìn thể chế
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN22 Số 146 - tháng 12/2019 cHAÁT löÔÏNG KIEÅM TOAùN cuûA KIEÅM TOAùN NHAØ NöÔùc DöÔùI GOùc NHÌN THEÅ cHEÁ ThS. LÊ THị TUYẾT NHUNG* *Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành III Bài viết nghiên cứu thực trạng về chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước dưới góc nhìn thể chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi quần chúng nhân dân, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan dân cử. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường thể chế có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Bài báo đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước từ góc nhìn thể chế. Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, Kiểm toán nhà nước, môi trường thể chế. Quality of audit activities of State Audit Office of Vietnam from institutional perspective The paper studies the status of audit quality of the State Audit Office of Vietnam, the factors affecting the audit quality of the State Audit from the institutional perspective. The research results show that the audit quality of the State Audit Office of Vietnam is increasingly concerned by the public, the National Assembly, the Government and elected bodies. The study also shows that the institutional environment affects the audit quality of State Audit Office of Vietnam. The paper also provides some recommendations to improve the audit quality of the State Audit Office of Vietnam from the institutional perspective. Keywords: Audit quality, State Audit Office of Vietnam, institutional environment. Chất lượng kiểm toán là trọng tâm của phần lớn các nghiên cứu về kiểm toán trong 15 năm qua (DeFond và Zhang, 2014). Song đa phần các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán trên thế giới đều tập trung vào khu vực tư. Trên cơ sở khung lý thuyết về chất lượng kiểm toán của các nghiên cứu được công bố đối với khu vực tư nhân, tác giả Donald và cộng sự (1992) đã tiến hành thử nghiệm để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán khu vực công thực hiện bởi các công ty kiểm toán. Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là rất quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng kiểm toán, đặc biệt kết quả kiểm toán luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng và người dân. Căn cứ trên kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Quốc hội, Chính phủ đề ra những chính sách điều hành nền kinh tế phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế. Tại Việt Nam về vấn đề chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ngày càng được quan tâm hơn. Xuất phát từ những lý do trên, bài viết “Chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước dưới góc nhìn thể chế” với mục tiêu xem xét và phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường thể chế đến chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán tài chính, tài sản công do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 23Số 146 - tháng 12/2019 Tổng quan về chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Khái niệm Chất lượng kiểm toán Chất lượng kiểm toán không còn là một khái niệm mới tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất được công nhận. Theo Kym Boon và cộng sự (2008), chất lượng kiểm toán được xem xét dựa trên mức độ hài lòng của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán đối với các kết quả, kết luận kiểm toán. Đồng thời chỉ ra rằng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán được đảm bảo thì cũng đảm bảo sự thỏa mãn của đối tượng sử dụng về chất lượng kiểm toán. Từ đó có thể suy rộng ra chất lượng kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan, trung thực và độ tin cậy của báo cáo kiểm toán. Trên thế giới rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng biến thể khái niệm về chất lượng kiểm toán của DeAngelo (1981) cho nghiên cứu của mình, theo đó chất lượng kiểm toán được xác định là khả năng kiểm toán viên phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính của khách hàng và báo cáo về các sai sót đó (DeFond M. and Zhang J. (2013), Tepalagun N. and Lin L. (2016), Mishari M. Alfraih, (2016), Donald R. Deis, Jr. and Gary A. Giroux (1992) v.v). Theo DeAngelo (1981), chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào 02 yếu tố: (1) Kỹ năng của kiểm toán viên, các thủ tục kiểm toán và các kỹ thuật kiểm toán được sử dụng; (2) Tính độc lập của kiểm toán viên. Chất lượng kiểm toán đạt được chỉ khi cả hai yếu tố trên được đáp ứng đồng thời. Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước là thông qua hoạt động kiểm toán chỉ ra những bất cập trong cơ chế, chính sách; các tồn tại trong quản lý, điều hành và những sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đối tượng được kiểm toán; phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra những kiến nghị kiểm toán có đủ cơ sở pháp lý và phù hợp với kết quả kiểm toán. Chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước theo quan điểm của tác giả là “Mức độ hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về về tính đúng đắn, trung thực, khách quan, kịp thời của kết quả và kết luận kiểm toán, đảm bảo cơ sở pháp lý và tính phù hợp của các kiến nghị kiểm toán”. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN24 Số 146 - tháng 12/2019 Ảnh hưởng của môi trường thể chế đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Có hai phương pháp tiếp cận phổ biến để đo lường chất lượng kiểm toán: cách tiếp cận trực tiếp và cách tiếp cận gián tiếp. Cách tiếp cận trực tiếp dựa trên một số đặc điểm như quy mô công ty kiểm toán (DeAngelo, 1981a); Craswell et al., 1995), kinh nghiệm kiện tụng (Palmrose, 1988), danh tiếng kiểm toán viên (Craswell et al.,1995), nhiệm kỳ kiểm toán viên (Geiger và Raghunandan, 2002). Tuy nhiên, theo ghi nhận của Francis (2011), cách tiếp cận này có những hạn chế đáng kể vì tính chất đơn giản và độ khái quát không cao. Cách tiếp cận thứ hai thông qua quan điểm hành vi và đánh giá chất lượng kiểm toán bằng cách kiểm tra các thuộc tính được coi là có liên quan đến chất lượng kiểm toán của các bên liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi quy trình kiểm toán. Những nghiên cứu hành vi này bao gồm Carcello và cộng sự. (1992), Duff (2004), Carcello và cộng sự (1992) v.v. Các nghiên cứu về hành vi ủng hộ quan điểm rằng chất lượng kiểm toán có thể được coi là một tập hợp các thuộc tính được đánh giá bởi các nhóm quan tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi quá trình kiểm toán, đồng thời tầm quan trọng của các thuộc tính là khác nhau giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Chất lượng kiểm toán theo quan điểm này bị ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc về nhóm kiểm toán và nhân tố thuộc về công ty kiểm toán. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán của các cơ quan kiểm toán tối cao mang tính đặc thù. Như đã phân tích ở trên, đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước tương đối rộng và vấn đề chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ngày càng nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan dân cử hay còn gọi là môi trường thể chế. Có thể nói, Kiểm toán nhà nước là công cụ đắc dụng giúp cho mọi công dân có thể tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước của Chính phủ. Đồng thời, Kiểm toán nhà nước có chức năng tư vấn cho Quốc hội về việc ban hành các đạo luật về tài chính của Nhà nước và điều hành nền kinh tế vĩ mô. Kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ quan trọng giúp Chính phủ có biện pháp thích hợp để quản lý, điều hành và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách nhà nước. Câu hỏi đặt ra rằng liệu yếu tố thuộc về môi trường thể chế có tác động ngược lại đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước? Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có mối liên quan giữa chất lượng kiểm toán và môi trường thể chế. Theo Pankov V.V. (2016) chất lượng kiểm toán không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng thông qua việc tuân thủ các yêu cầu của quy chế hoạt động kiểm toán mà luôn luôn tồn tại một số yếu tố bổ sung quan trọng như kỳ vọng của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và động lực của chính kiểm toán viên về đảm bảo chất lượng cần thiết của cuộc kiểm toán. Sự ảnh hưởng của môi trường thể chế không mang tính trực tiếp mà tác động gián tiếp, chủ yếu thông qua việc thiết lập động lực đối với kiểm toán viên và những cá nhân liên quan trong quá trình kiểm toán về việc đảm bảo chất lượng kiểm toán. Một cuộc kiểm toán chất lượng cao đạt được chỉ khi có sự tương tác tốt với môi trường thể chế. Các yếu tố thuộc về môi trường thể chế ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước bao gồm: Sự quan tâm của quần chúng nhân dân, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan dân cử; hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp; sự phối hợp của đơn vị được kiểm toán. Ảnh hưởng của dư luận xã hội, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan dân cử và chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Tác giả Jacek Mazur và cộng sự (2005) thông qua bài viết “Hướng dẫn về chất lượng kiểm toán” đi sâu vào phân tích các yếu tố quyết định chất lượng kiểm toán của các Cơ quan Kiểm toán nhà nước. Để đạt được hiệu quả tối đa, một Cơ quan Kiểm toán tối cao cần phải thiết lập các mối quan hệ và có sự hợp tác tốt với Quốc hội, Chính phủ (trong đó, bao gồm các cơ quan trực thuộc Chính phủ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 146 - tháng 12/2019 như Bộ Tài chính và các bộ, ngành, đơn vị được kiểm toán), cơ quan truyền thông và kiểm toán khu vực tư nhân. Hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp sẽ có tác động tích cực đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Khi thực hiện kiểm toán Kiểm toán nhà nước phải dựa trên những văn bản pháp quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành như các Nghị quyết, luật và các văn bản pháp lý dưới luật có liên quan đến nhiều lĩnh vực như tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản, ngân hàng v.v. do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình. Đồng thời, Kiểm toán viên Nhà nước phải có sự hiểu biết chuyên sâu và đầy đủ về những quy định của luật pháp hiện hành có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Nếu lãnh đạo đơn vị nhận thức được đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong quá trình phối hợp cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sẽ có tác động tích cực đến chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, tính chính trực của thủ trưởng đơn vị được kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán. Theo văn bản tham vấn của Hội đồng Tiêu chuẩn Kiểm toán và Đảm bảo Quốc tế (IAASB), ngoài yếu tố năng lực kiểm toán viên, áp dụng quy trình kiểm soát chặt chẽ, chất lượng kiểm toán tốt nhất đạt được trong một môi trường có sự hỗ trợ và tương tác thích hợp giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng báo cáo tài chính. Thực trạng ảnh hưởng của môi trường thể chế đến chất lượng kiểm toán và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Thứ nhất, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan dân cử và quần chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước thông qua việc tạo động lực cho tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, còn gây áp lực lên các cơ quan, đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước từ đó nâng chất lượng kiểm toán NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 146 - tháng 12/2019 của Kiểm toán nhà nước. Nhiều nội dung kiểm toán liên quan đến vấn đề chuyên sâu đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia và các phương pháp phân tích trên các máy móc, trang thiết bị hiện đại tuy nhiên khó có thể đáp ứng một phần do hạn chế về ngân sách và các thủ tục theo quy định. Thứ hai, Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước vẫn mang tính khái quát cao. Bên cạnh đó, việc chưa có chế tài xử lý đủ mạnh đối với hành vi cố tình không thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc gây cản trở đến quá trình kiểm toán cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Thứ ba, Nhiều đơn vị được kiểm toán chưa hiểu đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của mình khi phối hợp với Kiểm toán nhà nước, chậm trễ cung cấp tài liệu hồ sơ liên quan theo yêu cầu của Kiểm toán viên Nhà nước hay cố tình làm sai lệch hồ sơ, chứng từ gốc từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Khi đơn vị được kiểm toán thực thi đầy đủ và kịp thời quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan sẽ giúp quá trình thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước thuận lợi hơn, đảm bảo về mặt tiến độ cũng như chất lượng, đồng thời tránh được các tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước từ góc nhìn thể chế Một là, Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức đối với Kiểm toán viên Nhà nước. Nâng cao nhận thức của Kiểm toán viên Nhà nước về tầm quan trọng của việc tự đảm bảo chất lượng kiểm toán, nâng cao ý thức tự kiểm soát chất lượng kiểm toán. Nâng cao vị thế và uy tín của Kiểm toán nhà nước trong nước và quốc tế. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí kinh phí thuê chuyên gia giám định, tư vấn khi cần thiết phục vụ quá trình kiểm toán. Bên cạnh đó có chế độ lương, thưởng, phụ cấp phù hợp, chế độ động viên, khuyến khích Kiểm toán viên Nhà nước. Hai là, Kiểm toán nhà nước cần xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn, hoàn thiện các quy trình kiểm toán theo hướng cầm tay chỉ việc. Quá trình xây dựng kế hoạch kiểm toán cần bám sát kế hoạch kiểm toán năm, các chủ trương, chính sách của nhà nước và các vấn đề nổi cộm được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Rà soát, hoàn thiện và ban hành các hướng dẫn kỹ thuận chuyên môn theo hướng chi tiết hóa đến từng đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện kiểm toán. Tăng cường kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề theo hướng chuyên sâu. Ba là, Hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tiếp tục phối hợp với cấp có thẩm quyền hoàn thiện Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi trong đó khắc phục những điểm không còn phù hợp, bổ sung chế tài xử phạt các hành vi cố tình không thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn hoặc làm sai lệch đến đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Bốn là, Tuyên truyền nâng cao trách nhiệm nghiên cứu các quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan về quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong quá trình Kiểm toán viên Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại đơn vị. Nâng cao ý thức phối hợp trong quá trình kiểm toán, tránh tình trạng cố ý không cung cấp tài liệu theo yêu cầu của Kiểm toán viên Nhà nước hoặc mua chuộc Kiểm toán viên Nhà nước không báo cáo các sai sót trọng yếu phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Đối với lĩnh vực kiểm toán mới như kiểm toán môi trường cần tiếp tục thực hiện kiểm toán thường xuyên để các đơn vị nắm được sự cần thiết phải thực hiện từ đó có sự phối hợp cần thiết giúp Kiểm toán viên Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán. Năm là, Tuyên truyền nâng cao vị thế và uy tín của Kiểm toán nhà nước cũng như Kiểm toán NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 146 - tháng 12/2019 viên Nhà nước trong nước và trên trường quốc tế. Mở rộng các phương pháp công khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước để mọi đối tượng quan tâm có thể tiếp cận được, từ đó nâng cao tầm quan trọng của công tác kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần vào một nền tài chính minh bạch và phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan, K, Graeme, H and Renee, R (2014), ‘Audit quality: what’s important to users of audit services’, Managerial Auditing Journal, Vol. 29 Issue: 9, pp.776-799; 2. Arsalan, H (2013), ‘Designing and Implementing a Quality Management Framework in the SAI of Pakistan’, International journal of Government auditing; 3. Baotham, S (2004), ‘Audit independence, quality, and credibility: effects on reputation and sustainable success of CPAs in Thailand’, International Journal of Business Research; 4. Behn, B. K, Carcello, J. V, Hermanson, D. R, & Hermanson, R. H (1997), ‘The Determinants of Audit Client Satisfaction among Clients of Big 6 Firms’, Accounting Horizons, pp. 7-24; 5. Cathy, K and Christine, N (2010), ‘Responsible leadership for audit quality how do the big four manage the personal ethics of their employees?’; 6. Carcello, J.V, Hermanson, R.H and McGrath, N.T (1992), ‘Audit quality attributes: the perceptions of audit partners, preparers and financial statement users’, Auditing: A journal of Practice and Theory, Vol. 11 No. 1, pp. 1-15; 7. Copley, P and Doucet, M (1993), ‘Auditor Tenure, Fixed Fee Contracts, and the Supply of Substandard Single Audits’, Public Budgeting & Finance, pp. 23–35; 8. Craswell, A.T, Francis, J.R and Taylor, S.L (1995), ‘Auditor brand name reputations and industry specializations’, Journal of Accounting and Economics, Vol. 20 No. 3, pp. 297-322; 9. DeAngelo, L.E (1981a), ‘Auditor size and audit quality’, Journal of Accounting and Economics, Vol. 3 No. 3, pp. 183-199; 10. DeFond, M and Zhang, Z (2014) ‘A review of archival auditing research’, Journal of Accounting and Economics; 11. Donald, R. D , Jr. and Gary A. G (1992) ‘Determinants of Audit Quality in the Public Sector’, The accounting review; 12. Duff, A (2004), ‘Auditqual: Dimensions of Audit Quality’, The Institute of Chartered Accountants of Scotland, Edinburgh; 13. Francis, J.R (2011), ‘A framework for understanding and researching audit quality’, Auditing: A Journal of Practice & Theory, Vol. 30 No. 2, pp. 125-152; 14. Geiger, M and Raghunandan, K (2002), ‘Auditor tenure and audit quality’, Auditing: A Journal of Practice and Theory, Vol. 21 No. 1, pp. 187-196; 15. Kym, B (2007), ‘Compulsory audit tendering and audit quality evidence from Australian local government’, Macquarie University, Australia; 16. Kym, B, McKinnon and Philip, R (2008), ‘Audit service quality in compulsory audit tendering: Preparer perceptions and satisfaction’, Accounting research journal, Volum 21, Number 2; 17. Mishari, M. A (2016), ‘The role of audit quality in firm valuation: Envidence from an emerging capital market with a joint audit requirement’, International Journal of Law and Management; 18. Palmrose, Z (1988), ‘An analysis of auditor litigation and audit service quality’, Accounting Review, Vol. 63 No. 1, pp. 55-73; 19. Yu-Shu Cheng, Yi-Pei Liu, Chu-Yang Chien (2009), ‘The association between auditor quality and human capital’, Managerial auditing journal, p.523-541; 20. Панков, В.В (2016) ‘Институциональный анализ процесса обеспечения качества аудита’, Журнал экономических исследований; 21. Kiểm toán Nhà nước Hungaria (2002), Quality in the Audit process, website của Kiểm toán Nhà nước Hungaria, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2015, từ asz.hu/en/publications/presentations-publi- cations/7; 22. Bản tham vấn của IAASB: https://www. ifac.org/publications-resources/framework- audit-quality-key-elements-create-environ- ment-audit-quality; 23. Nguyễn Hữu Phúc: Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009.
File đính kèm:
- chat_luong_kiem_toan_cua_kiem_toan_nha_nuoc_duoi_goc_nhin_th.pdf