Chế độ dinh dưỡng trong bệnh loãng xương

Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương,

khớp và các tổ chức quanh khớp (đầu xương, bao khớp, màng hoạt dịch, gân

cơ và dây chằng).

Có hơn 100 bệnh lý khớp, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid

arthritis), lãng xương (osteoporosis), gút (gout).

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong bệnh lý khớp

Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và

giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể dẫn đến tàn phế, mất khả năng

lao động mà điều trị lại rất tốn kém. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm đẩy lui những

đợt bệnh cấp tính, vì vậy nhiều người bệnh đã tự tìm mọi cách để khống chế, nghe

mách bảo lẫn nhau từ thuốc men đến cách ăn uống chọn lựa thực phẩm, thậm chí

kiêng khem đến mức bị suy dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn cứ ngày càng nặng dần.

pdf 8 trang yennguyen 8301
Bạn đang xem tài liệu "Chế độ dinh dưỡng trong bệnh loãng xương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chế độ dinh dưỡng trong bệnh loãng xương

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh loãng xương
Chế độ dinh dưỡng trong bệnh loãng xương 
Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương, 
khớp và các tổ chức quanh khớp (đầu xương, bao khớp, màng hoạt dịch, gân 
cơ và dây chằng). 
Có hơn 100 bệnh lý khớp, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid 
arthritis), lãng xương (osteoporosis), gút (gout). 
 Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong bệnh lý khớp 
 Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và 
giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể dẫn đến tàn phế, mất khả năng 
lao động mà điều trị lại rất tốn kém. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm đẩy lui những 
đợt bệnh cấp tính, vì vậy nhiều người bệnh đã tự tìm mọi cách để khống chế, nghe 
mách bảo lẫn nhau từ thuốc men đến cách ăn uống chọn lựa thực phẩm, thậm chí 
kiêng khem đến mức bị suy dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn cứ ngày càng nặng dần. 
 Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh loại thực phẩm nào có thể 
điều trị lành bệnh khớp hoặc gây ra bệnh. Ngoại trừ, bệnh gút dễ bị tấn công nếu 
chế độ ăn chứa quá nhiều chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu. Có một 
số loại thực phẩm có thể gây xuất hiện những đợt viêm khớp cấp trong bệnh viêm 
khớp dạng thấp và người bệnh cho chúng là nguyên nhân của bệnh, nhưng sự thật 
với người bệnh khác có thể không xảy ra. 
Thực tế chỉ có một chế độ ăn hợp lý mới mang lại lợi ích cho người bệnh, giúp 
người bệnh đủ khả năng chống lại những đợt bệnh tấn công, đồng thời cũng giúp 
người bệnh phòng một số bệnh mãn tính khác như: đái tháo đường, cao huyết áp, 
tăng cholesterol máu... góp phần làm nặng nề thêm bệnh khớp. 
 Thế nào là ăn uống hợp lý? 
 Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể để duy trì mức cân hợp lý. Cân nặng 
cơ thể gọi là hợp lý khi BMI = 18,5 - 23. Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, trên 23 
là thừa cân. Nếu bị thiếu cân, cần tăng thêm năng lượng ăn vào để tăng cân. Ngoài 
3 bữa chính nên thêm 2 - 3 bữa phụ, chú ý các món ăn giàu năng lượng như: chiên 
xào, sữa béo, thêm vào sau bữa chính các món ăn như: trái cây ngọt, bánh ngọt, tàu 
hủ 
 Lưu ý: sau những đợt viêm cấp sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, mất các chất dinh 
dưỡng, ăn uống kém do đau đớn, sốt, rất dễ bị suy dinh dưỡng, cơ thể giảm sức đề 
kháng. Do đó, càng phải ăn uống nhiều hơn. Nếu bị thừa cân, cần giảm năng lượng 
ăn vào để giảm cân. 
Hạn chế các món ăn béo ngọt, chiên xào, không ăn nhiều vào cữ tối, thay vào đó là 
các món rau, đậu, trái cây. Tăng thời gian vận động thể lực để tăng tiêu hao năng 
lượng. Đặc biệt người bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, gút hay gặp ở tuổi trung 
niên, có tình trạng thừa cân béo phì kèm theo làm tăng gánh nặng lên các khớp, 
gây đau đớn, hạn chế vận động có thể dẫn đến xẹp các đốt sống, mòn khớp, cứng 
khớp, biến dạng khớp. 
 Ngoài ra, thừa cân béo phì còn là nguy cơ của các bệnh lý mãn tính khác như: tăng 
huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường, ung thư Do đó, giảm cân sẽ giúp giảm 
gánh nặng cho khớp và giảm nguy cơ mắc bệnh. 
Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết 
 Ăn nhiều các loại rau quả: mỗi ngày nên ăn hơn 300g rau các loại và hơn 200g 
trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, -caroten, khoáng chất kali, 
magiê là những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa. 
Ăn đủ thức ăn giàu đạm: đạm động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, 
sò. Đạm thực vật như: tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung 
bình 50g thịt, 50 -100g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ, trứng 3 - 4 quả/tuần. Nếu 
cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 - 2 quả/tuần. Đặc biệt, có nhiều nghiên 
cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp. 
Sữa: nên uống 2 - 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay 
bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu 
canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp. 
Chất béo: nên ăn vừa phải, chọn các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu 
phộng... trung bình 20g/ngày. Nếu thừa cân nên giảm thức ăn chiên xào, ăn thịt nạc 
bỏ da, các món kho luộc hấp. Nếu thiếu cân suy dinh dưỡng, cần tăng thêm chất 
béo trong thức ăn. 
Ăn đủ thức ăn giàu bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ để không bị suy dinh dưỡng 
hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, thêm khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh 
dưỡng khác. 
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt: lưu ý ở các bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, 
thận. 
 Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ natri, mất kali hoặc các thuốc 
tráng dạ dày dùng kèm có tác dụng giữ natri, canxi, magiê. Tránh dùng rượu và các 
chất kích thích thần kinh: các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của 
thuốc, gây bất lợi trong điều trị. 
Ăn uống trong bệnh gút 
 Bệnh gút là loại bệnh khớp duy nhất mà chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích thiết thực 
cho người bệnh. Nên hạn chế những thức ăn giàu purin, làm tăng acid uric trong 
máu, đặc biệt trong những đợt bị gút cấp tính. Các thực phẩm dễ làm tăng acid uric 
trong máu được chia thành 2 nhóm. 
Nhóm 1: nhiều purin: gan, cật, óc, lá lách, trứng cá, cá sardine, cá trích, cá hồi, heo, 
nấm, măng tây, bia, sô-cô-la, cacao... 
Nhóm 2: chứa purin trung bình: heo, bò, gà, vịt, hải sản, cua, tôm, đậu đỏ, cải, bó 
xôi, bông cải. 
Nhóm 3: chứa ít purin: ngủ cốc, bơ, dầu mơ, rau quả. 
Các thức uống làm tăng acid uric máu: rượu, cà phê, trà, nước uống có coca. Người 
bị bệnh gút nên loại bỏ thức ăn nhóm 1, đặc biệt các đợt gút cấp tấn công, hạn chế 
nhóm 2. Nên ăn thịt nạc, trứng, đậu hủ, sữa giảm béo. Rượu bia 1 - 3 ly/ tuần, nên 
uống nhiều nước 2 - 3 lít/ngày để tăng thải acid uric theo nước tiểu. 
Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, với những đợt tấn công cấp tính gây đau 
đớn, điều trị tốn kém nhưng lại hạn chế kết quả điều trị và có khả năng gây tàn phế, 
giảm chất lượng sống của người bệnh. Muốn điều trị tốt cần phải kết hợp nhiều 
biện pháp, trong đó ăn uống hợp lý sẽ giúp cho người bệnh đủ sức chống đỡ những 
cơn cấp tính, phòng ngừa một số bệnh lý mãn tính, đem lại một tinh thần sảng 
khoái, lạc quan trong cuộc sống. 
Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương 
Loãng xương là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, vậy những 
món ăn nào tốt cho hệ cơ xương khớp và có tác dụng phòng bệnh loãng xương? 
Canh hạt súng nấu cá quả 
Loãng xương, còn được gọi là xốp xương hay thưa xương, là một bệnh lý ảnh 
hưởng tới khối lượng và chất lượng của hệ thống xương khiến cho sức chống đỡ và 
chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ 
xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: Cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới 
xương quay. 
Nói đơn giản hơn loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất 
dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn 
thương. 
Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị loãng xương thường 
không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị chứng gãy xương. Gãy xương do loãng 
xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Gãy xương do loãng 
xương có thể xảy ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, làm cho người bệnh 
đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu. Đặc biệt ở 
người lớn tuổi, gãy đốt sống và gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn 
tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. 
Các món ăn phòng và chữa bệnh loãng xương: 
Đậu đỏ hầm thịt nạc 
Xương ống lợn hầm đậu đỏ 
Canh đậu đỏ, đậu xanh hầm xương ống 
Đậu đỏ, đậu ván hầm xương ống lợn 
Canh đậu đỏ, đậu đen nấu xương 
Hạt súng nấu bí xanh 
Cà rốt hầm hạt súng 
Hạt súng hầm ốc dạ 
Cá mực nấu hạt súng 
Ba ba nấu hạt súng 
Hạt súng hầm tôm hùm 
Cá trắm đen nấu mực ống 
Hạt súng nấu cá quả 
Gà gô hầm hạt súng 
Chim cút hầm hạt súng 
Vịt hầm hạt súng. 
Nguồn sưu tầm. 

File đính kèm:

  • pdfche_do_dinh_duong_trong_benh_loang_xuong.pdf