Đại cương về bệnh tâm thần

1. Khái niệm

 Tâm thần là một bộ môn trong y học, có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh, các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tâm thần.

 Tâm thần học chia ra 2 phần chính:

 - Tâm thần học đại cương: (cơ sở) nghiên cứu các qui luật, triệu chứng, hội chứng, nguyên tắc khám và theo dõi bệnh tâm thần

 - Tâm thần học chuyên biệt: nghiên cứu từng loại bệnh tâm thần

2. Định nghĩa: bệnh tâm thần là những bệnh do rối loạn hoạt động não bộ làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức, bị sai lệch làm cho bệnh nhân có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường chung quanh.

3. Đối tượng nghiên cứu và sự liên quan giữa tâm thần và các ngành khoa học khác

3.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm thần học: là các bệnh tâm thần

3.2. Sự liên quan giữa tâm thần và các ngành khoa học khác:

 - Liên quan với các môn lâm sàng như thần kinh, nội khoa, ngoại khoa

 - Liên quan với các môn cận lâm sàng như sinh hóa, giải phẩu bệnh, miễn dịch học, di truyền, sinh lý

 - Liên quan với các môn khoa học xã hội: triết học, tâm lý học, giáo dục, pháp lý

 

doc 30 trang yennguyen 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đại cương về bệnh tâm thần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại cương về bệnh tâm thần

Đại cương về bệnh tâm thần
ĐAỊ CƯƠNG VỀ BỆNH TÂM THẦN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
	1. Trình bày khái niệm về tâm thần học và các bệnh tâm thần
	2. Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh thần kinh và tâm thần
	3. Trình bày nguyên nhân và phân loại các bệnh tâm thần
1. Khái niệm
	Tâm thần là một bộ môn trong y học, có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh, các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tâm thần.
	Tâm thần học chia ra 2 phần chính:
	- Tâm thần học đại cương: (cơ sở) nghiên cứu các qui luật, triệu chứng, hội chứng, nguyên tắc khám và theo dõi bệnh tâm thần
	- Tâm thần học chuyên biệt: nghiên cứu từng loại bệnh tâm thần
2. Định nghĩa: bệnh tâm thần là những bệnh do rối loạn hoạt động não bộ làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức, bị sai lệch làm cho bệnh nhân có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường chung quanh.
3. Đối tượng nghiên cứu và sự liên quan giữa tâm thần và các ngành khoa học khác
3.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm thần học: là các bệnh tâm thần
3.2. Sự liên quan giữa tâm thần và các ngành khoa học khác:
	- Liên quan với các môn lâm sàng như thần kinh, nội khoa, ngoại khoa
	- Liên quan với các môn cận lâm sàng như sinh hóa, giải phẩu bệnh, miễn dịch học, di truyền, sinh lý
	- Liên quan với các môn khoa học xã hội: triết học, tâm lý học, giáo dục, pháp lý
4. Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh
4.1. Có liên quan với nhau
	- Bệnh thần kinh có thể có rối loạn tâm thần kèm theo như rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức
	- Bệnh tâm thần tuy chưa phát hiện được tổn thương thực thể ở não nhưng có thể có các rối loạn thần kinh kèm theo như rối loạn trương lực cơ, phản xạ, thần kinh thực vật, biến đổi trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ
4.2. Khác nhau
	Bệnh tâm thần chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái hệ thần kinh mà chỉ phát hiện những biến đổi tinh vi về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền. Người bệnh phần lớn có thể ăn uống, đi lại bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong kỳ dị, khó hiểu.
	Bệnh thần kinh thường do tổn thương tổ chức thần kinh thể hiện bằng các triệu chứng thực thể như liệt, điếc, mù, mất cảm giác Đa số bệnh nhân cò ý thức được bệnh của mình. Bệnh nhân tâm thần thường thấy mình không bị bệnh, từ chối điều trị .
Bệnh thần kinh
Bệnh tâm thần
Có tổn thương thực thể hệ thần kinh
Chưa phát hiện tổn thương đặc hiệu hệ thần kinh
Vận động khó, liệt
Vận động tốt
Ăn uống khó
Ăn uống dễ dàng
Không có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi bất thường
Có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi bất thường
5. Nguyên nhân 
5.1. Nguyên nhân thực thể:
	- Nhiễm khuẩn thần kinh
	- Nhiễm độc thần kinh
	- Chấn thương sọ não
	- Bệnh mạch máu não, u não
5.2. Nguyên nhân tâm lý:
	- Các sang chấn tâm thần
	 - Hoàn cảnh xung đột trong gia đình và xã hội
	- Lo âu quá mức
5.3. Cấu tạo thể chất bất thường:
	- Chậm phát triển tâm thần
	- Nhân cách bệnh
5.4. Nguyên nhân chưa rõ ràng
	- Di truyền, biến đổi miễn dịch, chuyển hóa
6. Yếu tố thuận lợi:
	- Do di truyền
	- Nhân cách yếu, không cân bằng, kém chịu đựng là cơ sở thuận lợi cho bệnh phát sinh và làm cho bệnh hồi phục chậm
	- Lứa tuổi: trẻ em dễ mắc bệnh tâm căn và nhân cách bệnh, dậy thì dễ mắc bệnh tâm thần phân liệt, tuổi già dễ bị các bệnh tâm thần thực thể
	- Giới tính: loạn thần do rượu, loạn thần do chấn thương sọ não gặp nhiều ở nam giới. Phụ nữ thường có các rối loạn tâm thần có liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt, sinh đẻ
	- Tình trạng toàn thân: bệnh dễ khởi phát sau khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức.
7. Phân loại: 
	Hiện nay đa số các nước trên thế giới áp dụng bảng phân loại Quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10) được xếp theo mã số từ F0 đến F9.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Tâm thần học chia ra 2 phần chính:
	A.....................................................	B.......................................................
2. Bệnh tâm thần là những bệnh do rối loạn hoạt động não bộ làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình ........A......., ......B........, .......C......., ........D......, bị sai lệch làm cho bệnh nhân có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường chung quanh.
3. Đối tượng nghiên cứu của tâm thần là .......................................
4. Nêu sự liên qua giữa tâm thần học và 3 môn khác
	A....................................	B....................................	C....................................
5. Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh
Bệnh thần kinh
Bệnh tâm thần
Có tổn thương thực thể hệ thần kinh
Vận động tốt
Ăn uống khó
Có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi bất thường
6. Nêu 4 nhóm nguyên nhân chính bệnh tâm thần
	A.....................................................	B......................................................
	C.....................................................	D.......................................................
7. Nêu 3 nguyên nhân bệnh tâm thần
	A.....................................................	B.......................................................
	C.....................................................	
8. Nêu 3 nguyên nhân tâm lý gây bệnh tâm thần
	A.....................................................	B.....................................................	
	C.....................................................
	D.......................................................
9. Nêu đủ 5 yếu tố thận lợi gây bệnh tâm thần
	A.....................................................	B.......................................................
	C.....................................................	D. Do di truyền
	E. Tình trạng toàn thân: sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức.
10. Kể 4 nguyên nhân thực thể gây bệnh tâm thần:
CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ HỘI CHỨNG BỆNH TÂM THẦN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày các triệu chứng thường gặp của bệnh tâm thần 
2. Trình bày các công việc phụ giúp thầy thuốc khám bệnh tâm thần
1. Phụ giúp thầy thuốc khám bệnh nhân tâm thần
	- Ghi chép các thủ tục hành chính cần thiết: ghi chép vào sổ khám bệnh đầy đủ các mục
	- Hướng dẫn cho gia đình bệnh nhân khai đầy đủ bệnh sử, tiền sử
	- Kiểm tra mạch, nhiệt, huyết áp, đánh giá toàn trạng người bệnh để báo các thầy thuốc
	- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiên phục vụ thầy thuốc khám bệnh và phụ giúp bác sỹ làm các thủ thuật như sốc điện 
- Thực hiện y lệnh của thầy thuốc một cách đầy đủ và chính xác
	- Phụ giúp bác sỹ xử trí tích cực và kịp thời các trường hợp cấp cứu
2. Khám bệnh nhân tâm thần:
2.1. Hỏi bệnh: hỏi các triệu chứng cơ năng, thời gian xuất hiện, các điều kiện thuận lợi xuất hiện bệnh, mức độ các triệu chứng
	Tiền sử: bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường làm việc 
2.2. Khám bệnh: khám toàn diện
2.3. Cận lâm sàng: các xét nghiệm cơ bản, điện não
3. Các triệu chứng, hội chứng bệnh tâm thần
3.1. Rối loạn cảm giác
	- Tăng cảm giác: tăng cảm giác đau, tăng cảm giác về âm thanh, ánh sáng
	- Giảm cảm giác: giảm cảm giác đau, giảm cảm giác về âm thanh, ánh sáng, không nghe rõ, cảm giác ánh sáng quá yếu
	- Rối loạn cảm giác: bứt rứt, cảm giác tê rần kiến bò trên da, đau nhiều chỗ không mô tả được
3.2. Ảo giác:
	- Ảo thanh: người bệnh nghe những âm thanh không có thật như đe dọa, mắng chửi
	- Ảo giác: người bệnh nhìn thấy những hiện tượng không có thật, hoặc có cảm giác sai về sự vật
	- Rối loạn về khứu giác: người bệnh ngửi thấy những mùi lạ
	- Rối loạn về vị giác: người bệnh cảm giác sai về vị
3.3. Ảo tưởng: người bệnh tri giác, cảm nhận sai lệch toàn bộ về một sự vật hiện tượng
	- Bệnh nhân nghe những lời thông thường thành những câu tố giác, sỉ vả
	- Bệnh nhân nhìn thấy những chấm sáng trên tường, những hình ảnh kỳ dị, những cảnh tượng sinh động đầy thích thú
3.4. Kích động cảm xúc: cơn run rẩy, khóc lóc, cảm xúc hỗn loạn, nhạy cảm với các kích thích thị giác, thính giác, xúc giác
3.5. Lo âu: lo âu vô cớ, lan tỏa, dai dẳng
3.6. Ám ảnh: ý tưởng ám ảnh luôn xuất hiện trong ý thức bệnh nhân, với tính chất cưỡng bách như sợ khoảng rộng, sợ xã hội, sợ động vật, đồ vật, sợ tiếng ồn
3.7. Rối loạn hành vi: chán ăn, ăn vô độ đi lang thang, ăn bẩn, kích động đập phá, la hét, không nói uống rượu, trộm cắp, đốt nhà, giết người, rối loạn chức năng tình dục, lệch lạc tình dục
3.8. Mất cân bằng tâm thần: xung đột, mất kiềm chế bản thân, vi phạm các qui chế đạo đức, 
3.9. Rối loạn cảm xúc: 
	- Hưng cảm: hưng phấn khí sắc, lạc quan quá mức, vui vẻ quá mức, phóng đảng buông lỏng chuẩn mực đạo đức
	- Trầm cảm
	+ Giai đoạn sớm: mất khả năng làm việc, do dự, không thiết gì đến công việc, người thân
	+ Giai đoạn nặng: nét mặt bất động, ngồi nguyên một chỗ trong nhiều giờ, buồn rầu, đau khổ, hối hận trì trệ xen lẫn kích động, học hành thất thường, cảm xúc không ổn định, chống đối quyền lực, dễ vi phạm pháp luật
	Cảm xúc cùn mòn, khô lạnh, xa lánh
	Ngôn ngữ nghèo nàn, lời nói không thích hợp
	Biến đổi nhân cách, lười nhác, vô cảm 
3.10. Chậm phát triển tâm thần: khả năng học tập giảm sút, kỹ năng giao tiếp kém
3.11. Rối loạn tư duy: nhận thức chậm chập, sai hoặc nhận thức nhanh, phân tán hoặc hỏi một đầng trả lời một ngã
3.12. Hoang tưởng: là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế như hoang tưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông, yêu sách
3.13. Rối loạn trí nhớ: giảm trí nhớ, hay quên, nhớ lộn xộn
3.14. Rối loạn sự tập trung chú ý: giảm sự tập trung chú ý, chậm chạp
3.15. Rối loạn hoạt động: giảm vận động, tăng vận động, mất vận động
3.16. Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ác mộng, đi trong giấc ngủ
3.17. Tăng trương lực cơ
3.18. Tăng phản xạ gân xương
3.19. Rối loạn thần kinh thực vật: hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
3.20: Co giật	
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ	
1. Nêu đủ 6 nội dung phụ giúp thầy thuốc khám bệnh nhân tâm thần
	A................................................	B................................................
	C................................................	
	D. Ghi chép các thủ tục hành chính cần thiết
	E. Phụ giúp bác sỹ xử trí tích cực và kịp thời các trường hợp cấp cứu
	G. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiên phục vụ thầy thuốc khám bệnh 
2. Nêu 3 hình thái rối loạn cảm giác:
	A................................................	B................................................
	C................................................	
4. Nêu đủ 4 hình thái ảo giác:
	A................................................	B................................................
	C................................................
	D. Rối loạn về vị giác: người bệnh cảm giác sai về vị
5. Nêu 2 biểu hiện về rối loạn hành vi
	A................................................	B................................................
6. Nêu 2 hình thức rối loạn cảm xúc:
	A................................................	B................................................
	C................................................
7. Nêu 3 hình thức rối loạn trí nhớ:
	A................................................	B................................................
	C................................................
8. Nêu đủ 5 hình thức rối loạn giấc ngủ:
	A................................................	B................................................
	C................................................
	D. ác mộng
	E. đi trong giấc ngủ
9. Nêu 4 triệu chứng thực thể có thể gặp trong bệnh tâm thần:
	A................................................	B................................................
	C................................................	D. .............................................
10. nêu 2 nội dung chậm phát triển tâm thần
	A................................................	B................................................
LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày phân loại liệu phám tâm lý
Trình bày 5 loại liệu pháp tâm lý trực tiếp
Trình bày các nội dung của liệu pháp tâm lý gián tiếp
1. Đại cương
Liệu pháp tâm lý là phương pháp tác động của người thầy thuốc một cách tích cực, có hệ thống vào tâm thần người bệnh thông qua lời nói, thông qua các yếu tố tiếp xúc khác
Liệu pháp tâm lý cần được áp dụng từ lúc bệnh nhân vào phòng khám và phải được tiếp tục duy trì trong suốt quá trình điều trị trong bệnh viện. Liệu pháp tâm lý bao gồm liệu pháp tâm lý trực tiếp và liệu pháp tâm lý gián tiếp
2. Liệu pháp tâm lý trực tiếp 
Là liệu tâm lý trực tiếp là pháp dùng lời nói trực tiếp tác động vào tâm thần của người bệnh để chữa bệnh 
2.1. Các loại liệu tâm lý trực tiếp 
a) Giải thích hợp lý
- Dùng lời nói giải thích hợp lý cho người bệnh
- Hợp lý thể hiện cho từng đối tượng, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc
b) Ám thị khi thức
- Dùng lời nói giải thích hợp lý, khoa học
- Sử dụng thêm một số biện pháp khác để phụ trợ, gây thêm sự tin cậy, lòng tin của người bệnh như: thuốc, châm cứu, vật lý liệu pháp
c) Ám thị trong giấc ngủ thôi miên
- Thôi miên là trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, là trạng thái trung gian giữa thức và ngủ. Người bệnh ngủ song vẫn tiếp thu được tiếng nói và lời ám thị của thầy thuốc
- Tính chịu ám thị tăng lên rất cao so với ám thị khi thức
- Có nhiều phương pháp thôi miên, phương pháp đơn giản thông dụng nhất là trong phòng hơi tối, im lặng hoàn toàn, dùng lời nói để ám thị, dần dần người bệnh đi vào giấc ngủ thôi miên
d) Tự ám thị 
- Được áp dụng sau khi giải thích hợp lý
- Tốt nhất là trước khi đi ngủ (lúc vỏ não đang gần vào trạng thái, giai đoạn thôi miên)
- Tự ám thị đơn giản nhất là nhẩm trong đầu nhiều lần về sự tiến triển tốt của bệnh
e) Thư giãn trong luyện tập, yoga
2.2. Các điểm cần lưu ý trong khi thực hiện liệu tâm lý trực tiếp
- Trong các liệu pháp tâm lý trực tiếp, uy tín người thầy thuốc đóng vai trò hết sức quan trọng. Lời nói của người thầy thuốc tác động trực tiếp lên tâm thần người bệnh và có tác dụng làm giảm hoặc mất các triệu chứng bệnh
- Nhân viên y tế phải có mặt trong liệu pháp tâm lý trực tiếp để làm cho bệnh nhân yên tâm, tin tưởng tiếp thu lời nói của thầy thuốc, gây ấn tượng mạnh mẽ cho bệnh nhân
- Nhân viên phục vụ có nhiệm vụ phụ thầy thuốc và thực hiện các động tác phụ trợ để làm tăng tác dụng tâm lý chữa bệnh như tiêm thuốc, châm cứu, bấm huyệt
- Liệu pháp tâm lý gồm nhiều liệu pháp, thầy thuốc chỉ định liệu pháp tùy theo từng bệnh nhân cụ thể. Nhân viên y tế không được phát ngôn tùy tiện hoặc giải thích trái với lời thầy thuốc
- Trong quá trình phụ thầy thuốc làm nghiệm pháp, nhân viên y tế cần phải biết cách động viên an ủi, khích lệ bệnh nhân đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, làm cho người bệnh tin tưởng tuyệt đối vào kết quả chữa bệnh
3. Liệu pháp tâm lý gián tiếp
- Là sử dụng tác động tâm lý thông qua môi trường xung quanh, bao gồm toàn bộ công tác tổ chức bệnh viện, các qui tắc chế độ chuyên môn, thái độ của nhân viên y tế
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp nhằm mục đích làm cho bệnh nhân tin tưởng vào chuyên môn, yên tâm điều trị, tạo không khí thoải mái, dễ chịu cho người bệnh, từ đó mất dần các triệu chứng thứ phát do lo âu, suy nghĩ, buồn rầu, sợ hãi, thất vọng sinh ra
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp bao gồm Tổ  ... 	1. Trình bày được nguyên nhân và triệu chứng bệnh động kinh.
	2. Trình bày được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân động kinh.
1. BỆNH ĐỘNG KINH
1.1. Khái niệm
	Động kinh là tình trạng bệnh lý xảy ra khi các tế bào ở não bị kích thích quá độ, biểu hiện là cơn co giật có tính chất chu kỳ và tái phát. 
1.2. Phân loại động kinh
	Có hai nhóm chính là động kinh toàn bộ và động kinh cục bộ
	- Động kinh toàn bộ 
	+ Động kinh toàn bộ cơn lớn 
	+ Động kinh toàn bộ cơn nhỏ 
	- Động kinh cục bộ
1.3. Nguyên nhân
	- Các bệnh nhiễm khuẩn hệ thần kinh: Viêm não - màng não, lao não, áp xe não...
 	- Chấn thương sọ não.
 	- U não, ổ tụ máu sọ não, chảy máu não, màng não
	- Những chấn thương trong thời kỳ chu sinh: do đẻ khó, forcep, giác hút
	- Do rối loạn chuyển hoá: hạ calci máu, hạ đường máu
 	- Nhiễm độc: Hoá chất, thuốc, rượu, ma túy
	- Chưa xác định được nguyên nhân
1.4. Triệu chứng lâm sàng
	Động kinh toàn bộ cơn lớn:
	a) Tiền triệu: người bệnh cảm thấy khó chịu, nhức đầu, chóng mặt trong khoảng 1 – 2 giây
	b) Giai đoạn co cứng: 10 – 60 giây
	Người bệnh đột ngột mất ý thức toàn thân co cứng, các chi trên co gấp, chi dưới duỗi, đầu ngữa ra sau, răng nghiến chặt, có cơn ngừng thở ngắn, tím tái, mắt trợn ngược, có thể đại, tiểu tiện
	c) Giai đoạn giật: 2 – 3 phút
	Các cơ toàn thân giật mạnh, ngắn, có nhịp đều, lúc đầu thưa sau tăng dần và giảm về cuối, nhãn cầu giật
	d) Giai đoạn duỗi: 1 -2 phút
	Sau khi co giật các cơ duỗi ra, người bệnh hôm mê, thở phì phò, sùi bọt mép, sau đó thở đều
	e) Giai đoạn hồi phục
	Người bệnh tỉnh dần, ý thức đôi khi còn u ám, có thể ngủ thiếp hoặc tỉnh hẳn, sau cơn mệt mỏi
	Cơn lớn xãy ra có thể đưa tới nhiều nguy cơ tai biến cho bệnh nhân như
- Té ngã: bệnh nhân có thể ngã bất kỳ ở đâu và sẽ bị thương tích
- Cắn phải lưỡi
- Trầm trọng nhất là các cơn động kinh không dứt hẳn và cơn nọ kế tiếp cơn kia đưa bệnh nhân vào trạng thái động kinh (động kinh liên tục). Não sẽ bị thiếu oxy, rối loạn hô hấp có thể dẫn tới tử vong.
1.5. Điều trị
	a) Nguyên tắc điều trị
	- Chọn thuốc phù hợp với thể bệnh
	- Liều thuốc tăng dần đến khi đạt kết quả
	- Không được ngừng thuốc đột ngột
	- Dùng thuốc thường xuyên, đều đặn, đúng giờ qui định
	- Có chế độ sinh hoạt đều đặn không thái quá, không lao động quá sức
	- Theo dõi trong quá trình dùng thuốc, điều chỉnh liều thuốc phù hợp, phát hiện các tác dụng phụ của thuốc
	b) Điều trị cụ thể
	Gardenan 2-4mg/kg/24 giờ, trẻ em 3-5mg/kg/24 giờ
	Sodanton 3-5mg/kg/24 giờ, trẻ em 5- 8mg/kg/24 giờ
	Bắt đầu sử dụng 1 loại thuốc sau 2 tuần không giảm cơn thì tăng liều hoặc kết hợp 2 loại thuốc.
2. CHĂM SÓC
2.1. Nhận định
	- Cơn động kinh toàn thể hay cục bộ, mức độ, tính chất của cơn, thời gian kéo dài bao lâu
	- Ý thức; tỉnh hay mê
	- Hô hấp, tim mạch
	- Có các thương tích do té ngã gây ra không
	- Kết quả điều trị có cắt cơn không, dùng thuốc có đều không
Chẩn đoán điều dưỡng:
	- NB có nguy cơ chấn thương do ngã như trật khớp, trầy xước, vết thương, cắn vào môi lưỡi, chảy máu
	- NB có nguy cơ ngạt thở
	- Tắc đường hô hấp do đờm dãi
	- Lú lẫm sau cơn động kinh
	- NB thiếu hiểu biết về bệnh
	- NB không biết cách phòng ngừa cơn
	- NB không biết cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn
2.2 Lập kế hoạch
	- Đưa người bệnh vào nơi an toàn, hạn chế va đập, té ngã
	- Đảm bảo thông khí Thông thoáng đường thở
	- Thực hiện các y lệnh: thuốc, xét nghiệm
	- Theo dõi trong và sau cơn
	- Chăm sóc tinh thần
	- Xử lý các vết thương (nếu có)
	- Giáo dục sức khỏe
	- Chăm sóc cơ bản
2.3. Thực hiện kế hoạch
	- Đưa người bệnh vào nơi an toàn, nới rộng quần áo, giữ tay chân, hạn chế va đập, té ngã, chèn can nun hoặc gạc giữa 2 hàm răng, chú ý tránh lãm tắc đường thở, để xa vật sắc nhọn, không cho ăn, uống thuốc trong cơn co giật, hoặc hôn mê
	- Đảm bảo thông khí: lau đờm dãi, thông thoáng đường thở, cho thở oxy theo chỉ định của thầy thuốc.
	- Thực hiện các y lệnh: thuốc chống co giật, truyền dịch và giữ vein, xét nghiệm
	- Theo dõi M, T, HA, NT, tri giác trong và sau cơn, giữ bệnh nhân tại giường sau khi tỉnh
	- Chăm sóc tinh thần: động viên, giảm lo lắng cho người bệnh
	- Xử lý các vết thương (nếu có)
	- Chăm sóc cơ bản: vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc tại giường
	- Hướng dẫn phòng bệnh và dùng thuốc
	+ Tìm dấu hiệu báo trước để đề phòng
	+ Loại bỏ yếu tố thuận lợi gây cơn
	+ Dùng thuốc đều đặn
	+ Chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc phù hợp
	+ Dinh dưỡng đầy đủ, không uống rượu
2.4. Đánh giá
	- Người bệnh qua cơn an toàn không có thương tích
	- Thực hiện y lệnh thuốc nhanh, an toàn
	- Ý thức tỉnh, tâm lý ổn định
	- Giảm cơn, hết cơn
	- NB hiểu biết cách phòng bệnh
	- Cách sử dụng thuốc động kinh	
	- Thực hiện được chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp
	- Có thể trở lại lao động và làm việc bình thường
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Hai nhóm lớn của động kinh:
	A..	B
2. Kể tên 5 giai đoạn động kinh toàn bộ.
	A..	B	C.	D	E
3. Nêu 3 nguy cơ có thể xảy ra cho người bệnh động kinh
	A..	B	C.
4. Kể 3 nguyên nhân gây động kinh
	A..	B	C.
5. Nêu đủ các biểu hiện của giai đoạn co cứng trong bệnh động kinh:
	Người bệnh đột ngột mất ý thức toàn thân .., các chi trên ., chi dưới .., đầu ngữa ra sau, răng nghiến chặt, có cơn ngừng thở ngắn, tím tái, mắt trợn ngược, có thể đại, tiểu tiện
6. Nêu các nội dung hướng dẫn phòng bệnh động kinh
	A..	B	C.	D	E	
7. Nêu các nội dung đánh giá bệnh động kinh
	A..	B	C.	D	E
Phân biệt đúng sai các câu sau đây:
8. Khi bệnh nhân lên cơn, nới lỏng các dây nịt thắt lưng cho bệnh nhân dể thở.
9. Khi bệnh nhân lên cơn, đè giữ hoặc chống lại các co giật của bệnh nhân trong lúc có cơn động kinh.
10. Không đặt vào miệng bệnh nhân bất cứ vật dụng gì trong lúc có cơn động kinh.
CHĂM SÓC HỘI CHỨNG CAI
MỤC TIÊU HỌC TẬP
	1. Trình bày các biểu hiện hội chứng cai
	2. Trình bày chăm sóc người bệnh hội chứng cai
1. HỘI CHỨNG CAI
1.1. Đại cương về nghiện rượu
	Người nghiện rượu là người uống rượu quá mức và uống thường xuyên nên có trạng thái nhiễm độc rượu mạn tính và phụ thuộc vào rượu không từ bỏ được.
	- Các tiêu chuẩn chung cho trạng thái nghiện: 6 tiêu chuẩn
	+ Thèm rượu mãnh liệt.
	+ Không kiểm soát được việc sử dụng rượu (lượng rượu, thời gian uống)
	+ Khi từ bỏ uống rượu, sẽ xuất hiện hội chứng cai rất khó chịu, buộc sẽ uống lại.
	+ Lượng rượu uống vào ngày càng tăng.
	+ Xao nhãng công việc hay thú vui cũ.
	+ Tiếp tục uống rượu mặc dù biết rõ tác hại của rượu.
1.2. Hội chứng cai: gặp ở người nghiện rượu, do ngừng uống rượu đột ngột, xảy ra 6-24 giờ sau khi ngừng rượu, biểu hiện hội chứng cai	
	- Rối loạn thần kinh – cơ: run, chuột rút.
	- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy.
	- Rối loạn thần kinh thực vật: ra mồ hôi , nhịp tim nhanh.
	- Rối loạn tâm thần: mê sảng kích động, lo âu, mất ngủ, ác mộng, tăng cảm xúc, ảo giác
	- Co giật, có thể nhiều cơn liên tiếp trong vài giờ, hôn mê	
1.4. Điều trị hội chứng cai:
	- Tốt nhất điều trị nội trú. Có thể điều trị ngoại trú với những bệnh nhân nghiện nhẹ, mới bị, có động cơ cai rượu mạnh mẽ.
	- Bù nước đầy đủ cho cơ thể (ít nhất 3 lít có đường và muối khoáng trong 24 giờ).
	- An thần: dùng Benzodiazepin 
	- Cho Vitamin nhóm B đầy đủ để phòng các biến chứng thần kinh:
	- Cắt rượu hoàn toàn.
	- Điều trị tâm lý: 
2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HỘI CHƯNG CAI
2.1. Nhận định:
	- Tình trạng thần kinh: ý thức, co giật, có thể nhiều cơn liên tiếp trong vài giờ, hôn mê
	- Tình trạng rối loạn thần kinh – cơ: run, chuột rút.
	- Tình trạng rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy.
	- Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật: ra mồ hôi, nhịp tim nhanh.
	- Rối loạn tâm thần: lo âu, mất ngủ, ác mộng, tăng cảm xúc, ảo giác
2.2. Lập kế hoạch chăm sóc
	- Chăm sóc cơn giật: tránh cắn phải lưỡi, tụt lưỡi
 	- Làm thông thoáng đường thở, chống suy hô hấp
 	- Thực hiện theo y lệnh: thuốc chống co giật, điều trị các triệu chứng khác, dịch truyền, vitamin nhóm B, làm các xét nghiệm
	- Theo dõi: cơn co giật, ý thức, hô hấp, tim mạch
	- Chăm sóc cơ bản: vệ sinh, phòng chống loét, dinh dưỡng
 	- Liệu pháp tâm lý.
2.3. Thực hiện kế hoạch
	- Ngay lập tức đặt người bệnh nằm nghiêng trái để tránh đờm dãi hoặc chất nôn rơi vào phế quản, giữ người bệnh tránh té ngã. 
 	- Đặt canun đè lưỡi, tránh tụt lưỡi
	- Làm thông thoáng đường thở, chống suy hô hấp:
	 + Hút đờm dãi
	 + Thở oxy khi tím tái hoặc khi cơn giật kéo dài.
	- Thực hiện y lệnh:
	+ Thuốc chống co giật Diazepam 10mg, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 2 phút 
	+ Truyền dịch và theo dõi trong quá trình truyền dịch
	+ Các thuốc khác
	- Theo dõi: cơn co giật, ý thức, hô hấp, tim mạch
	- Chăm sóc cơ bản: vệ sinh
	 + Vệ sinh răng miệng, thân thể, chú ý vùng hậu môn sinh dục, thay quần áo, nếu hôn mê đặt ống dẫn nước tiểu bằng ống dẫn lưu, túi nilông...
	+ Thay đổi tư thế 2-3 giờ/lần để chống loét nếu người bệnh có kèm theo hôn mê.
 	+ Dinh dưỡng: cho ăn giàu chất dinh dưỡng, trường hợp không ăn được hoặc hôn mê nuôi dưỡng bằng ống sonde hoặc đường tĩnh mạch
	- Tâm lý liệu pháp: động viên, khuyến khích người bệnh cai rượu
	- Không cho người bệnh tiếp xúc với rượu 
	- Giáo dục sức khoẻ:
	 + Hướng dẫn người bệnh và gia đình chăm sóc
	 + Tránh tiếp xúc với rượu, bạn rượu, các tình huống có thể uống rượu lại
3.4. Đánh giá
	- Tình trạng ý thức, con co giật.
	- Tình trạng hô hấp, tim mạch
- Toàn trạng, dinh dưỡng, loét
- Quyết tâm cai rượu.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Hội chứng cai gặp ở người nghiện rượu, do .., xảy ra  giờ sau khi ngừng rượu
2. Kể tên 5 nhóm triệu chứng chính của hội chứng cai gặp
	A..	B	C.	D	E
3. Nêu 4 nội theo dõi trong hội chứng cai
	A..	B	C.	D...	
4. Nêu các nội dung đánh giá hội chứng cai chứng tỏ bệnh có tiến triển tốt
	A..	B	C.	D	E
5. Nêu 2 nội dung giáo dục sức khỏe trong chăm sóc hội chứng cai 
	A	B.
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HYSTERIA
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày nguyên nhân gây bệnh Hysteria
2. Trình bày các triệu chứng bệnh Hysteria
3. Trình bày cách chăm sóc bệnh Hysteria
1. BỆNH HYSTERIA
1.1. Đai cương
Bệnh Hysteria là loại bệnh do căn nguyên tâm lý, thường xuất hiện sau các sang chấn tâm thần trên những người bệnh có nhân cách yếu
Là một bệnh khá phổ biến, thường phát sinh ở người trẻ, tỷ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam
1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu là sang chấn tâm thần như tức giận quá mức, thất vọng nặng nề, đau buồn quá mức
Thường xuất trên những người bệnh có nhân cách yếu, loại hình thần kinh nghệ sĩ, mắc các bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo
1.3. Triệu chứng:
a) Cơn rối loạn phân ly: 
- Cơn giãy dụa: có nhiều động tác lộn xộn, lăn lộn cào cấu, bứt tóc, xé quần áo, vung đập tay chân, rên rỉ, ngã 
- Người bệnh thường biết trước cơn, thường lên cơn khi có nhiều người chung quang, ngã từ từ, ít khi gây thương tích, không mất ý thức, có thể phản ứng theo thái độ và nhận xét của người xung quanh
- Sau cơn người bệnh tỉnh táo ngay, có thể tiếp tục các công việc đang làm
- Có thể có nhiều dạng cơn như kích động cảm xúc, ngất lịm, cơn ngủ
b) Các rối loạn vận động
- Quá động: gật đầu, lắc đầu, nháy mắt, run, càng chú ý run càng tăng
- Thiểu động: liệt chân tay một chi hay nhiều chi, không thay đổi trương lực cơ và phản xạ gân xương, không teo cơ
Các triệu chứng trên có thể khỏi bằng ám thị hoặc kích thích mạnh
c) Rối loạn cảm giác: tê rần hay mất cảm giác các vùng trên cơ thể, ranh giới rõ
d) Rối loạn giác quan:
	- Mù đột ngột, nhưng chức năng mắt bình thường
	- Không nói được
	- Rối loạn khứu giác, vị giác
e) Rối loạn ngôn ngữ: khó nói, mất tiếng
f) Rối loạn về thực vật: khó thở, đau bụng, đau ngực, nhức đầu, nấc, nôn, nghẹn
g) Rối loạn tâm thần:
- Cảm xúc không ổn định dễ lây cảm xúc của người khác
- Vui buồn thất thường
- Tư duy nông cạn
- Tưởng tượng phong phú, ly kỳ, mơ mộng viễn vông
- Hành vi kịch tính, phô trương, gây sự chú ý, muốn mọi người chú ý đến mình
1.4. Điều trị
- Điều trị tâm lý, ám thị
- Có thể dùng thuốc điều trị triệu chứng và châm cứu
1.5. Phòng bệnh
- Giáo dục, rèn luyện con người để có nhân cách vững mạnh, biết chịu đựng gian khổ, không ngại khó khăn, sống có lý tưởng, biết kiềm chế bản thân
- Trong gia đình và xã hội mỗi thành viên phải thương yêu nhau, sống chân thành cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, tránh các sang chấn tâm thần
- Cần rèn luyện lao động, đạo đức xã hội, sống có lý tưởng, khiêm tốn, tự tin, vươn lên trong cuộc sống
2. CHĂM SÓC
2.1. Nhận định
- Cơn rối loạn phân ly: dãy dụa, khó thở, mệt mỏi
- Người bệnh đang có sang chấn tâm lý
- Người bệnh đang ở trạng thái trầm cảm
- Người bệnh không chịu ăn, không chịu nói, không chịu uống thuốc, không chịu tiếp xúc
- Người bệnh dễ bùng nổ những xung đột về tâm thần
Chẩn đoán điều dưỡng
Không tiếp xúc với người chung quanh
Không nói, không ăn
Đòi hỏi thái quá
Không uống thuốc theo chỉ dẫn
Không làm theo chỉ dẫn của thầy thuốc
2.2. Lập kế hoạch
- Động viên người bệnh, giải thích cho người bệnh hiểu rõ bệnh của mình
- Phụ giúp bác sỹ làm liệu pháp tâm lý, ám thị
- Thực hiện y lệnh: uống thuốc, tiêm thuốc, làm xét nghiệm
- Chăm sóc cơ bản
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Vệ sinh thân thể
- Giáo dục sức khỏe
2.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Từ lời nói, việc làm, trang phục của NVYT phải đúng mực để tác động tích cực tới liệu pháp tâm lý của thầy thuốc
- Đối xử ân cần, không được coi thường người bệnh, không chế diễu, bỏ rơi, hắt hủi
- Tránh lo lắng thái quá, chìu chuộng làm người bệnh tưởng mình bị bệnh nặng quá rồi bi quan, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị
- Khi tiếp xúc với người bệnh phải niềm nở, ân cần, chu đáo, gần gũi thân mật để hiểu được hoàn cảnh và diễn biến tâm lý người bệnh
- Điều dưỡng phối hợp tốt với thầy thuốc trong điều trị và chăm sóc người bệnh
- Thực hiện y lệnh: cho uống thuốc, tiêm thuốc, làm xét nghiệm, châm cứu
- Phụ giúp thầy thuốc làm liệu pháp tâm lý, tập luyện cho người bệnh
- Chăm sóc cơ bản: Nằm nơi yên tĩnh, vệ sinh thân thân thể, đảm bảo ding dưỡng cho người bệnh
- Giáo dục sức khỏe:
+ Rèn luyện nhân cách, tính tự tin của người bệnh
+ Hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc, nuôi dưỡng, sinh hoạt, lao động, học tập và nghỉ ngơi hợp lý
2.4. Đánh giá
- Trạng thái tinh thần, tâm lý ổn định
- Tự làm được các công việc chăm sóc bản thân
- Giảm hoặc hết cơn
- Hợp tác với thầy thuốc và điều dưỡng trong điều trị và chăm sóc
- Thực hiện theo chỉ dẫn của thầy thuốc
- Được chăm sóc tốt và khoa học
- Hòa nhập với mọi người xung quanh, tiếp xúc hài hòa với cộng đồng
- Có thể ra viện và trở lại làm việc bình thường
- Hiểu biết cách phòng bệnh, tự luyện tập
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Bệnh Hysteria là loại bệnh do ., thường xuất hiện sau các sang chấn tâm thần trên những người bệnh có nhân cách yếu
2. Kể đủ 7 nhóm triệu chứng chính bệnh Hysteria:
	A.	B.
	C.	D.............................................
3. Kể đủ 6 đặc điểm của cơn hysteria:
	A.	B.
	C.	D.............................................
4. Kể đủ 5 biểu hiện thường gặp trong nhận định bệnh Hysteria:
	A.	B.
	C.	D.............................................
	E.............................................
5. Kể đủ 5 nội dung đánh giá bệnh Hysteria:
	A.	B.
	C.	D.............................................
	E.............................................
6. Kể 2 điều nên tránh đối với người bệnh Hysteria:
	A.	B.

File đính kèm:

  • docdai_cuong_ve_benh_tam_than.doc