Bài giảng Dịch tễ học bệnh dại - Trần Nguyễn Du

- Bệnh truyền nhiễm do virus dại Rhabdovirus

- Truyền từ động vật bị dại sang người qua vết

thương

- Gây viêm não tuỷ cấp tính (viêm hành tủy)

- Việt Nam virus dại lưu hành chủ yếu ở chó nhà

- Không có thuốc điều trị đặc hiệu

- Có vaccine phòng bệnh hiệu quả

 

pdf 28 trang yennguyen 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dịch tễ học bệnh dại - Trần Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Dịch tễ học bệnh dại - Trần Nguyễn Du

Bài giảng Dịch tễ học bệnh dại - Trần Nguyễn Du
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI 
BS. TRẦN NGUYỄN DU 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG 
BM DỊCH TỄ HỌC 
MỤC TIÊU 
1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học bệnh dại 
2. Nêu được các biện pháp phòng chống bệnh dại 
- Bệnh truyền nhiễm do virus dại Rhabdovirus 
- Truyền từ động vật bị dại sang người qua vết 
thương 
- Gây viêm não tuỷ cấp tính (viêm hành tủy) 
- Việt Nam virus dại lưu hành chủ yếu ở chó nhà 
- Không có thuốc điều trị đặc hiệu 
- Có vaccine phòng bệnh hiệu quả 
ĐẠI CƯƠNG 
- TCN: hydrophobia gặp ở 
người và chó 
- Ả rập, Do Thái: 5 dấu hiệu 
bệnh dại ở chó 
- Ai Cập, Hy Lạp, La Mã: sự 
trừng phạt của thần linh 
- Cuối TK XVI: sự lan truyền 
tự nhiên 
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ 
- 1884: “virus dại cố định” 
- 6/7/1885: tiêm cho 
người vaccine dại 
- 1888: viện Pasteur đầu 
tiên ra đời nhiều nơi 
trên thế giới 
LOUIS PASTEUR (1822 – 1895) 
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ 
- Người đầu tiên được 
tiêm phòng vaccine dại 
- Chó dại cắn 14 vết 
- Khỏe mạnh sau khi tiêm 
phòng 
Joseph Meister( 1876 – 1940) 
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ 
Ổ chứa virus dại trong tự nhiên 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI 
Nguồn truyền nhiễm 
- Nhiều nhất: chó nhà > mèo nhà > thỏ, chuột, sóc, 
khỉ 
- Lây truyền qua vết cắn, cào, xước từ nước bọt 
mạng virus dại 
- Khả năng rất ít xảy ra: người người bởi nước 
bọt 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI 
Ủ bệnh 
- 2 – 8 tuần, 10 ngày, một vài năm 
- Tùy thuộc: 
+ Lượng virus xâm nhập 
+ Sự nặng nhẹ vết thương 
+ Loại động vật cắn 
+ Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân 
+ Khoảng cách vết thương đến não 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI 
Phương thức lây truyền 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI 
Triệu chứng lâm sàng 
- Đau, ngứa tại vết cắn 
- Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 – 4 ngày 
- Sợ nước, tiếng ồn, ánh sáng, gió 
- Tức giận, tăng động, bứt rứt, trầm cảm 
- Giai đoạn muộn: co thắt cơ cổ và họng khi thoáng 
thấy hình ảnh nước 
- Thời gian: 2 – 3 ngày 
 #100% tử vong 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 
Xử trí – Điều trị triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ 
- Giữ bệnh nhân nơi yên tĩnh, ánh sáng dịu, tránh 
tác nhân kích thích 
- An thần: Diazepam 10mg 4 – 6h/lần + 
Chlorpromazine 50 – 100mg; Morphine (IV) 
- Truyền dịch nâng đỡ 
XỬ TRÍ BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG 
- Chó nhà là nguồn gây tử vong do dại cho người 
(99%). 
- Lây qua vết cắn, liếm, vết xước từ nước bọt 
- Bệnh dại có ở tất cả các lục địa (trừ Nam Cực) 
- 59 ngàn chết mỗi năm, 40% ≤ 15 tuổi 
- 95% tử vong xảy ra ở châu Á và châu Phi 
- Các nước có tử vong cao: Ấn Độ, Trung Quốc, 
Bangladesh, Nepal 
- Đông Nam Á: 8/11 nước có lưu hành 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TRÊN THẾ GIỚI 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TRÊN THẾ GIỚI 
- Được báo cáo từ 1974 
- 1991-1995: 400 ca tử vong/năm (=viêm não x 8, 
sốt xuất huyết x 4) 
- 1996: chỉ thị phòng chống dại 
- 1996 – 2007: 107 ca tử vong/năm 
- 2011 – 2015: 95 ca tử vong/năm 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM 
Số trường hợp tử vong do dại tại Việt Nam 1995-2015 theo khu vực 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM 
Tỉnh có số người tử vong do dại cao nhất 2011 - 2015 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM 
Số người tiêm vaccine dại theo khu vực 1996 - 2015 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM 
89,2% 
8,7% 
1,6% 0,5% 
Chó cắn 
Mèo cắn 
Tiếp xúc với chó 
Động vật khác (chuột, khỉ,) 
Phân bố loại động vật mà người tiêm phòng dại phơi nhiễm 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM 
Thời gian 
- Xảy ra quanh năm, tăng cao vào mùa khô 
(tháng 5 – tháng 8) 
Đối tượng 
- Mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em ≤ 15 tuổi 
- Tử vong: do không tiêm vaccine dại, 98% do 
chó nhà cắn 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM 
Truyền thông phòng chống bệnh dại 
5KHÔNG 
KHÔNG NUÔI CHÓ, MÈOMÀ KHÔNG TIÊM PHÒNG DẠI 
KHÔNG NUÔI CHÓ, MÈOKHI CHƯA KHAI BÁO VỚI CQ 
KHÔNG NUÔI CHÓ, MÈOTHẢ RÔNG 
KHÔNG ĐỂ CHÓ MÈOCẮN NGƯỜI 
KHÔNG NUÔI CHÓ, MÈOGÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG 
Dự phòng trước phơi nhiễm 
- Vaccine dại: 
+ Dạng bất hoạt an toàn 
+ Tiêm cho nhóm nguy cơ cao 
+ Hình thức: IM hoặc ID (0; 7; 21 hoặc 28) 
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG 
Phân loại mức độ phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm 
Dự phòng sau phơi nhiễm 
- Xử trí vết thương: 
+ Xối rửa bằng nước và xà phòng 5-10 phút 
+ Rửa lại bằng cồn, rượu 70%, Iodine 
+ Tránh băng bó, bôi thuốc kín vết thương 
+ Tránh khâu vết thương trừ vết thương hở lớn 
buộc phải khâu 
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG 
Dự phòng sau phơi nhiễm 
- Huyết thanh kháng dại (miễn dịch thụ động): 
+ Cung cấp ngay lập tức kháng thể 
+ Vết thương độ III: dùng ngay lập tức 
+ Tiêm trước vaccine kháng dại 
+ Liều: ERIG – 40 IU/kg (không quá 3000 IU); 
HRIG – 20 IU/kg (không quá 1500 IU) 
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG 
Dự phòng sau phơi nhiễm 
- Vaccine dại (miễn dịch chủ động): 
+ Phác đồ Essen: IM (0; 3; 7; 14; 28) 
+ Phác đồ Essen giảm liều: IM (0; 3; 7; 14) + 
Huyết thanh kháng dại 
+ Phác đồ Zagreb: IM cánh tay trái + phải (ngày 
0); IM ngày 7; 21. 
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG 
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG 
Quan trọng: tiêm vaccine ngừa dại cho vật nuôi, nhất là chó, mèo 
NO BITES – NO RABIES 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dich_te_hoc_benh_dai_tran_nguyen_du.pdf