Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Ngân hàng được coi là lĩnh vực kinh doanh ít phát thải và thân thiện với môi trường. Là bên
cung cấp vốn đầu tư thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng có vai trò quan trọng, thậm
chí quyết định, đối với việc triển khai các dự án phát triển, mà trong đó nhiều loại dự án có
nguy cơ tác động xấu đến môi trường và xã hội (MT-XH) như thủy điện, khai khoáng hay
phát triển trồng cây công nghiệp. Như vậy, ngân hàng có thể gián tiếp gây ra ô nhiễm môi
trường, mất rừng, suy thoái đa dạng sinh học, thậm chí cả bất ổn xã hội. Trong bối cảnh yêu
cầu bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền con người ngày càng phổ biến, ngân hàng sẽ
phải đối mặt với không ít rủi ro khi các dự án vay vốn có thể bị chấm dứt, đình chỉ hoặc trì
hoãn do không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn hoặc do các xung đột MT-XH phát
sinh, dẫn đến nguy cơ chủ đầu tư mất khả năng hoàn lại khoản vay.
Với nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và sạch hơn, năm 2012 Chính phủ đã
ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2050, và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Thực hiện
chiến lược này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao nhiệm vụ hoàn thiện thể chế và
tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục
vụ tăng trưởng xanh. Theo đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro MT-XH trong hoạt động tín dụng (tháng 3/2015) và
Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng
xanh đến năm 2020 (tháng 8/2015). Các chính sách này khuyến khích các tổ chức tín dụng
chủ động xây dựng chính sách quản lý rủi ro MT-XH cũng như thực hiện các giải pháp để
thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh.
Việt Nam hiện có 118 tổ chức tín dụng gồm 7 ngân hàng thương mại nhà nước, 28 ngân
hàng thương mại cổ phần, 55 ngân hàng liên doanh và nước ngoài, 27 công ty tài chính và
1 quỹ tín dụng nhân dân. Đến năm 2016 mới chỉ có 3 ngân hàng đã hoặc đang xây dựng
các chính sách nội bộ về quản lý rủi ro MT-XH. Điều này cho thấy hệ thống tổ chức tín dụng
Việt Nam chưa đạt được nhận thức chung về sự cần thiết phải áp dụng chính sách đảm bảo
an toàn MT-XH trong hoạt động tín dụng. Trong khi đó, tín dụng xanh bước đầu đã được áp
dụng ở Việt Nam, tuy nhiên yêu cầu mở rộng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh đang
vấp phải nhiều cản trở như sau:
Thứ nhất, Việt Nam vẫn đang trong mô hình phát triển phụ thuộc tài nguyên, vì vậy đảm
bảo sự cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường luôn là bài toán khó giải,
nhất là trong lĩnh vực năng lượng (nhiệt điện, thủy điện) hay khai khoáng.
Thứ hai, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn đang chiếm vai trò chủ đạo với hơn 50%
thị phần; chịu sự chi phối và chỉ đạo trực tiếp từ nhà nước, nên có nhiệm vụ phải cấp tín
dụng cho một số ưu tiên đầu tư được nhà nước bảo trợ như năng lượng – là ngành hiện gây
ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và thiên nhiên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Trần Thanh Thủy | Nguyễn Hồng Anh | Nguyễn Việt Dũng Hà Nội, 2016 ANNIVERSARY th Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Đề nghị trích dẫn: Trần Thanh Thủy, Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Việt Dũng, 2016. Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Hà Nội, Việt Nam. Ấn phẩm này được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ John D. and Catherince T. MacArthur và Quỹ Đối tác các Hệ sinh thái trọng yếu (CEPF). Các vấn đề trình bày trong báo cáo không nhất thiết thể hiện quan điểm của nhà tài trợ. Bản quyền báo cáo thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature). Nội dung báo cáo có thể được sử dụng cho các mục đích phi thương mại, không cần xin phép nhưng cần trích dẫn nguồn. Cơ quan xuất bản: Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 2016 Thiết kế và sáng tạo: admixstudio.com Hình ảnh minh họa trong ấn phẩm: Trung tâm Con người và Thiên nhiên Mọi vấn đề liên quan đến ấn phẩm, xin vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Phòng Nghiên cứu Chính sách Địa chỉ: Số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (04) 3556 4001 – Fax: (04) 3665-8941 Email: policy@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net Trung tâm Con người và Thiên nhiên Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Trần Thanh Thủy | Nguyễn Hồng Anh | Nguyễn Việt Dũng Hà Nội, 2016 Mục lục Mục lục 2 Các từ viết tắt 3 Danh mục hình, hộp & bảng biểu 4 Lời nói đầu 5 Tóm tắt 6 Giới thiệu 8 Tổng quan chung về hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 9 Rủi ro môi trường - xã hội đối với các tổ chức tín dụng 13 Các sáng kiến quốc tế giảm thiểu rủi ro môi trường 19 Xây dựng và thực thi các chính sách môi trường ở Việt Nam 23 Phát triển chính sách đảm bảo an toàn môi trường trong hoạt động tín dụng: Trường hợp Sacombank 31 Thực tiễn thực hiện quản lý rủi ro môi trường tại các tổ chức tín dụng 35 Một số khó khăn về thực hiện chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam 38 Kết luận và kiến nghị 41 Tài liệu tham khảo 43 Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam2 Các từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ĐMC Đánh giá Môi trường Chiến lược DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường ĐTM Đánh giá Tác động Môi trường EC Ủy ban Châu Âu EP Nguyên tắc Xích đạo EU Liên minh Châu Âu EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam IFC Công ty Tài chính Quốc tế IISD Viện Phát triển Bền vững Quốc tế MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần TechcomBank Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam TNMT Tài nguyên và Môi trường UBGSTCQG Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia UBND Ủy ban Nhân dân UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc UNEPFI Chương trình Sáng kiến Tài chính Môi trường UNGC Chương trình Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc VAMC Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam VietcomBank Ngân hàng Ngoại thương VietinBank Ngân hàng Công thương WB Ngân hàng Thế giới Trung tâm Con người và Thiên nhiên 3 Danh mục hình, hộp & bảng biểu Bảng 1 - Số lượng các tổ chức tín dụng 10 Bảng 2 - Danh mục công ước, cam kết quốc tế Việt Nam đã ký kết trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường 24 Bảng 3 - Danh mục các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 27 Bảng 4 - Các nội dung thẩm định đối với dự án đề xuất vay vốn của Viet- combank 37 Hình 1 - Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP 11 Hình 2 - Số liệu về dư nợ của Vietcombank đối với một số ngành tiềm ẩn rủi ro môi trường năm 2016 16 Hình 3 - Quy trình chung về quản lý môi trường trong cấp tín dụng 21 Hình 4 - Quy trình thẩm định tín dụng 36 Hộp 1 - Dự án xây dựng đập thủy điện trên sông Hằng (Ấn Độ) 15 Hộp 2 - Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) 17 Hộp 3 - Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2 18 Hộp 4 - Nguyên tắc Xích đạo 21 Hộp 5 - Chính sách môi trường của Sacombank 33 Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam4 Lời nói đầu Nhằm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách và kế hoạch hành động nhằm lồng ghép và thực hiện các mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong kế hoạch hành động của Chính phủ, các tổ chức tín dụng được xem là một thành phần quan trọng để hướng dòng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất thân thiện môi trường, giảm thiểu rủi ro và vì mục tiêu phát triển bền vững. Góp phần thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020, tháng 03/2015, Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đến năm 2020. Báo cáo này được thực hiện trong hai năm, 2012 và 2016, với mục đích rà soát, tham vấn và phân tích các rào cản trong việc thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý các rủi ro môi trường và xã hội tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Dựa trên các đánh giá, báo cáo cũng đề xuất các giải pháp chính sách để hỗ trợ các tổ chức tín dụng thực hiện tốt hơn mục tiêu thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý tốt hơn các rủi ro môi trường – xã hội trong hoạt động cho vay vốn đối với các dự án phát triển. Qua báo cáo, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ MacArthur và Quỹ CEPF đã hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu này. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Vụ Tín dụng và Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cùng nhiều ngân hàng thương mại khác đã cung cấp thông tin trong quá trình nghiên cứu. Hy vọng báo cáo này sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích cho quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến đảm bảo an toàn môi trường – xã hội của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng của Việt Nam trong tương lai. TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Trung tâm Con người và Thiên nhiên 5 Tóm tắt Ngân hàng được coi là lĩnh vực kinh doanh ít phát thải và thân thiện với môi trường. Là bên cung cấp vốn đầu tư thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng có vai trò quan trọng, thậm chí quyết định, đối với việc triển khai các dự án phát triển, mà trong đó nhiều loại dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường và xã hội (MT-XH) như thủy điện, khai khoáng hay phát triển trồng cây công nghiệp. Như vậy, ngân hàng có thể gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường, mất rừng, suy thoái đa dạng sinh học, thậm chí cả bất ổn xã hội. Trong bối cảnh yêu cầu bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền con người ngày càng phổ biến, ngân hàng sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro khi các dự án vay vốn có thể bị chấm dứt, đình chỉ hoặc trì hoãn do không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn hoặc do các xung đột MT-XH phát sinh, dẫn đến nguy cơ chủ đầu tư mất khả năng hoàn lại khoản vay. Với nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và sạch hơn, năm 2012 Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Thực hiện chiến lược này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao nhiệm vụ hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh. Theo đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro MT-XH trong hoạt động tín dụng (tháng 3/2015) và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đến năm 2020 (tháng 8/2015). Các chính sách này khuyến khích các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng chính sách quản lý rủi ro MT-XH cũng như thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Việt Nam hiện có 118 tổ chức tín dụng gồm 7 ngân hàng thương mại nhà nước, 28 ngân hàng thương mại cổ phần, 55 ngân hàng liên doanh và nước ngoài, 27 công ty tài chính và 1 quỹ tín dụng nhân dân. Đến năm 2016 mới chỉ có 3 ngân hàng đã hoặc đang xây dựng các chính sách nội bộ về quản lý rủi ro MT-XH. Điều này cho thấy hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam chưa đạt được nhận thức chung về sự cần thiết phải áp dụng chính sách đảm bảo an toàn MT-XH trong hoạt động tín dụng. Trong khi đó, tín dụng xanh bước đầu đã được áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên yêu cầu mở rộng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh đang vấp phải nhiều cản trở như sau: Thứ nhất, Việt Nam vẫn đang trong mô hình phát triển phụ thuộc tài nguyên, vì vậy đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường luôn là bài toán khó giải, nhất là trong lĩnh vực năng lượng (nhiệt điện, thủy điện) hay khai khoáng. Thứ hai, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn đang chiếm vai trò chủ đạo với hơn 50% thị phần; chịu sự chi phối và chỉ đạo trực tiếp từ nhà nước, nên có nhiệm vụ phải cấp tín dụng cho một số ưu tiên đầu tư được nhà nước bảo trợ như năng lượng – là ngành hiện gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và thiên nhiên. Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam6 Thứ ba, Chính phủ đã ban hành một số văn bản về thúc đẩy tín dụng xanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng mới chỉ có tính chất định hướng, khuyến khích và chưa bắt buộc. Do vậy, vì mục tiêu lợi nhuận các ngân hàng hiện vẫn sẵn sàng chấp thuận cấp tín dụng cho các dự án mà không quan tâm đến nguy cơ, rủi ro tiêu cực đối với MT-XH. Thứ tư, chính sách đảm bảo an toàn môi trường chưa được áp dụng bắt buộc và đồng bộ trong hệ thống ngân hàng. Khi một ngân hàng đặt ra nhiều yêu cầu về môi trường sẽ làm giảm tính cạnh tranh so với ngân hàng khác vì khách hàng có xu hướng tìm đến những ngân hàng với thủ tục cấp tín dụng đơn giản hơn, ít có rào cản về an toàn môi trường. Thứ năm, do hạn chế thông tin, các ngân hàng chủ yếu dựa hoặc tham khảo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch, ĐTM để xem xét cho vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, các quyết định này chưa phải là căn cứ đáng tin cậy, nhiều dự án trong quy hoạch sau đó vẫn bị loại trừ, không cho phép thực hiện. Thứ sáu, thực tiễn thực thi và tuân thủ chính sách, quy định môi trường ở Việt nam còn khá yếu; nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm vẫn được hoạt động và thậm chí được cấp phép mở rộng sản xuất; do vậy thiếu động lực để thúc đẩy cả ngân hàng và chủ dự án áp dụng các cơ chế đảm bảo an toàn tốt hơn. Thứ bảy, mặc dù đã ban hành Chỉ thị 03, nhưng NHNN vẫn chưa xây dựng các hướng dẫn thực thi cụ thể; chưa ban hành được các cơ chế tài chính đặc thù cho dự án thân thiện môi trường, trong khi các dự án xanh, sử dụng công nghệ thân thiện môi trường lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, thời gian thu hồi vốn rất dài. Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc hướng các dòng đầu tư vào sản xuất xanh. Tuy nhiên, nhiệm vụ này chỉ thành công nếu có một chương trình cải tổ tổng thể và thực chất. Báo cáo đề xuất các giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh cụ thể như sau: (i) Giảm thiểu sự chi phối của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (ii) Phân loại các ngành sản xuất và xây dựng hướng dẫn đánh giá công nghệ đối với từng ngành sản xuất để ngân hàng có cơ sở đối chiếu; (iii) Bản đồ hóa tất cả các quy hoạch và nghiên cứu khoanh vùng nhạy cảm; (iv) Tăng cường thực thi chính sách pháp luật môi trường bằng cách công khai thông tin và trao quyền giám sát cho cộng đồng; (v) Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách công khai thông tin về các dự án đang xin vay vốn để thăm dò ý kiến dư luận; (vi) Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành và giữa các ngân hàng; (vii) Thành lập các quỹ hỗ trợ dự án xanh với lãi suất ưu đãi; (viii) Nâng cao năng lực cho cán bộ tín dụng về môi trường ; (ix) Nghiên cứu tham gia Nguyên tắc xích đạo. Trung tâm Con người và Thiên nhiên 7 Giới thiệu Trong 30 năm qua, Việt Nam đã thực hiện mô hình tăng trưởng phụ thuộc tài nguyên với giá trị gia tăng thấp và nhiều hệ lụy môi trường. Với nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và sạch hơn, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh từ năm 2012, trong đó ngành ngân hàng được giao nhiệm vụ hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh. Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 03/ CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro MT-XH trong hoạt động tín dụng vào tháng 3/2015, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 cũng chính thức được phê duyệt vào tháng 8/2015. Các văn bản này khuyến khích các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng trưởng xanh và chủ động xây dựng các chính sách quản lý rủi ro MT-XH trong quá trình xét duyệt, thẩm định cho vay vốn đầu tư, phát triển. Ngân hàng thường được coi là lĩnh vực kinh doanh ít phát thải và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, là bên cung cấp vốn đầu tư, ngân hàng có vai trò quan trọng đối với quá trình thẩm định và triển khai các dự án phát triển, trong đó nhiều dự án có nguy cơ gây ra tác động tiêu cực và phí tổn lớn đến MT-XH như thủy điện, khai khoáng. Như vậy, ngân hàng có thể gián tiếp gây ra các hệ lụy MT-XH trước mắt và lâu dài nếu chủ đầu tư và các bên liên quan không tuân thủ và có các can thiệp thích hợp. Trong bối cảnh yêu cầu bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền con người ngày càng được đề cao và giám sát chặt chẽ, ngân hàng do đó cũng phải đối mặt với không ít rủi ro khi dự án có thể bị chấm dứt, đình chỉ do các xung đột MT-XH dẫn đến việc chủ đầu tư chậm trễ hoặc mất khả năng hoàn lại khoản vay. Báo cáo này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và những khó khăn trong việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng với những khía cạnh cụ thể như sau: Rủi ro môi trường và xã hội hiện nay được nhìn nhận, đánh giá như thế nào trong quá trình xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại? Có những khó khăn, rào cản trong việc thực hiện thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam? Dựa trên các phân tích, báo cáo cũng đề xuất các giải pháp để kiến nghị các tổ chức ngân hàng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ hướng dòng tài chính vào các ngành sản xuất sạch và quản lý tốt các rủi ro về MT-XH đối với các dự án vay vốn. Nội dung của báo cáo này tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá thông qua quá trình tham vấn với các ngân hàng thương mại và các chuyên gia ... và môi trường trong hồ sơ xin vay vốn (xem Bảng 4). Đây là tình trạng phổ biến khi các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức kiểm tra xem dự án xin vay vốn đã được phê duyệt (báo cáo) ĐTM hay chưa. Một mặt, các tổ chức tín dụng cho rằng chức năng đánh giá, thẩm định rủi ro môi trường thuộc về các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý môi trường; mặt khác các ngân hàng cho rằng cán bộ tín dụng (của họ) không có chuyên môn để có thể thẩm định các ảnh hưởng của dự án đến môi trường và xã hội, và trên thực tế việc đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng. Stt Nội dung thẩm định Stt Nội dung thẩm định 1 Năng lực và kinh nghiệm của khách hàng 6 Các nhà thầu thực hiện dự án 2 Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất 7 Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ 3 Nguyên vật liệu đầu vào và thị trường cung cấp 8 Các vấn đề môi trường và giải pháp giảm thiểu 4 Nguồn cung cấp điện, nước và nhiên liệu 9 Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn dự án 5 Nguồn cung cấp lao động 10 Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Bảng 4 - Các nội dung thẩm định đối với dự án đề xuất vay vốn của Vietcombank Kết quả tham vấn các ngân hàng (năm 2012) cho thấy chưa có trường hợp dự án vay vốn nào phải đóng cửa do các vấn đề môi trường hoặc làm mất khả năng trả nợ của chủ dự án, ngoại trừ một số dự án bị chậm tiến độ giải ngân do vấn đề môi trường. Thực tiễn này cho thấy các ngân hàng chưa nhận thức được hoặc chưa đề cao tính cấp bách của phòng ngừa rủi ro MT-XH trong hoạt động tín dụng, nhất là trong bối cảnh mức độ tuân thủ quy định ĐTM của Luật Bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Rõ ràng, đây là một rào cản cần gỡ bỏ cho việc thực hiện Chỉ thị 03/CT-NHNN và Quyết định số 1552/QĐ-NHNN nhằm thúc đẩy đảm bảo an toàn MT-XH trong hoạt động ngân hàng cũng như tín dụng xanh. Trung tâm Con người và Thiên nhiên 37 MỘT SỐ KHÓ KHĂN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam38 Để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến 2020, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, hướng tới một nền kinh tế các-bon thấp, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, Ngân hàng Nhà nước đã xác định một trong số các nhiệm vụ trọng tâm của ngành là “Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh”14. Nhiệm vụ này được xác định gồm có 02 nhóm hoạt động cụ thể như sau: (a) Xây dựng định hướng phát triển ngân hàng xanh, bao gồm: • Rà soát, bổ sung nội dung về tín dụng - ngân hàng xanh vào Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020; • Xây dựng đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. b) Hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, gồm: • Rà soát, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào các chính sách, quy định về hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; • Rà soát, nghiên cứu, xây dựng các quy định, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro MT-XH trong hoạt động cấp tín dụng. Năm 2016, PanNature đã tiến hành tham vấn Vụ Tín dụng, Viện Chiến lược ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước) và một số ngân hàng thương mại như BIDV, VietcomBank về tính khả thi của thực hiện ngân hàng xanh, tín dụng xanh và quản lý rủi ro MT-XH trong hoạt động tín dụng. Phản hồi cho thấy một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét như sau: Thứ nhất, Việt Nam vẫn đang ở trong mô hình phát triển phụ thuộc tài nguyên, do đó việc tìm kiếm sự hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường luôn là bài toán khó, nhất là trong lĩnh vực phát triển năng lượng (nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời,..). Thực tế cho thấy chưa có nhiều dự án thân thiện môi trường được các nhà đầu tư đề xuất triển khai tại Việt Nam. Thứ hai, yêu cầu cải cách thể chế hỗ trợ thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh dễ gặp phải rào cản từ NHTMNN (chiếm ưu thế với hơn 50% thị phần) hơn là các NHTMCP, do NHTMNN chịu sự quản lý và chi phối trực tiếp của nhà nước trong việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho một số lĩnh vực, dự án kinh tế được bảo trợ nhưng lại có nguy cơ rủi ro cao về môi trường như nhiệt điện, khai thác khoáng sản. Thứ ba, Chỉ thị 03- CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước mới chỉ dừng lại ở tính chất định hướng và khuyến khích các tổ chức tín dụng chủ động thực hiện, thiếu các hướng dẫn pháp lý và kỹ thuật cần thiết để các ngân hàng tuân thủ hoặc áp dụng thích ứng, trong khi tiếp cận tín dụng xanh là những sáng kiến mới, có tính chuẩn mực quốc tế mà hệ thống tín dụng ở Việt Nam chưa có nhiều trải nghiệm. Thứ tư, mối quan tâm và năng lực của các ngân hàng thương mại về chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng vẫn rất còn hạn chế. Đây là một thách thức lớn vì đảm bảo an toàn môi trường và xã hội gắn liền với cải cách hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng, bao gồm cả tuân thủ các nguyên tắc về minh bạch, giải trình trách nhiệm và sự tham gia, hợp tác đa bên – là những yêu cầu có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trước mắt của các ngân hàng trong giai đoạn khó khăn hiện nay. 14. Thể hiện tại cả Chỉ thị 03/CT-NHNN và Quyết định 1552/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm Con người và Thiên nhiên 39 Thứ năm, chính sách môi trường chưa được áp dụng một cách bắt buộc và đồng bộ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh các ngân hàng đều nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận, việc tuân thủ các yêu cầu cao hơn về đảm bảo an toàn môi trường được cho là có thể làm giảm tính cạnh tranh, vì khách hàng thường có xu hướng tìm đến những ngân hàng với thủ tục cấp tín dụng cởi mở và đơn giản hơn. Thứ sáu, các cơ chế tài chính đặc thù chưa được xây dựng đối với các dự án thân thiện môi trường, trong khi đó, các dự án xanh và sử dụng công nghệ thân thiện môi trường thường yêu cầu vốn đầu tư ban đầu rất lớn, thời gian thu hồi vốn rất dài; việc đảm bảo nguồn vốn cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các dự án thân thiện môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Thứ bảy, các ngân hàng hiện nay thiếu các thông tin và căn cứ tin cậy về tác động môi trường từ dự án để xem xét cấp tín dụng, trong khi chất lượng thực hiện ĐMC và ĐTM còn nhiều tồn tại và hạn chế, thậm chí chưa được xem là cơ sở tin cậy. Thứ tám, Việt Nam đã xây dựng rất nhiều các chính sách bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả thực thi các quy định pháp luật còn rất hạn chế. Nhiều dự án gây ảnh hưởng lớn đến môi trường vẫn được phê duyệt ĐTM, hoặc nhiều dự án không đạt các quy chuẩn môi trường theo yêu cầu vẫn tiếp tục được phép hoạt động và thậm chí được chấp thuận mở rộng quy mô sản xuất. Việc thực thi chính sách pháp luật chưa nghiêm túc tạo ra sức ỳ cho cả ngân hàng và chủ dự án. Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trung tâm Con người và Thiên nhiên 41 Là nguồn cung cấp vốn đầu tư, các tổ chức tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dòng tiền vào các lĩnh vực sản xuất sạch, qua đó thúc đẩy tăng trưởng xanh và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhiệm vụ thúc đẩy tín dụng xanh sẽ chỉ thành công nếu được đặt trong chương trình cải tổ tổng thể và thực chất, song hành cùng “quyết tâm chính trị” của Chính phủ, ngành ngân hàng cũng như bộ ngành liên quan và chính quyền các địa phương. Trong phạm vi báo cáo này, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng xanh và tăng cường quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng như sau: Thứ nhất, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh ngày càng phải cải thiện hệ thống quản trị theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngân hàng cần được trao quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc cấp tín dụng cho dự án dựa trên kết quả đánh giá về tính hiệu quả của dự án và năng lực của chủ đầu tư, nhất là các NHTMNN. Thứ hai, phân loại và xếp hạng các lĩnh vực kinh tế theo mức độ tác động môi trường; đồng thời xây dựng các đánh giá, hướng dẫn và khuyến nghị cụ thể về công nghệ sản xuất đối với từng ngành sản xuất để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng xem xét và đối chiếu khi xem xét cấp tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng danh sách ngành nghề nên hạn chế đầu tư và cấp tín dụng. Thứ ba, bản đồ hóa tất cả quy hoạch khác nhau để dễ dàng xác định các điểm chồng lấn; nghiên cứu khoanh vùng các khu vực nhạy cảm về sinh thái hoặc xã hội (như những vùng gần các khu bảo tồn thiên nhiên) với đầy đủ thông tin tin cậy (dữ liệu cơ sở) để các ngân hàng tham chiếu khi xem xét, quyết định cho vay vốn. Thứ tư, xây dựng những chỉ số để đo lường và định lượng tăng trưởng tín dụng xanh. Có thể cấp chứng chỉ xanh cho những ngân hàng đạt yêu cầu; đồng thời cần xây dựng những cơ chế tài chính cụ thể để khuyến khích việc xanh hóa các ngân hàng. Thứ năm, ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách công khai thông tin về dự án xin vay vốn để thăm dò ý kiến của các bên liên quan. Khuyến khích, hướng dẫn ngân hàng tăng cường tham vấn các chuyên gia độc lập và tổ chức môi trường về tác động tiềm ẩn của các dự án đề xuất. Ngoài ra, nên xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng về các dự án. Thứ sáu, tăng cường thực thi chính sách pháp luật bảo vệ môi trường bằng cách công khai thông tin và trao quyền giám sát cho người dân. Cần nâng cao chất lượng thực hiện ĐMC và ĐTM bằng cách tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thẩm định và phê duyệt. Thứ bảy, xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ tín dụng về đảm bảo an toàn môi trường-xã hội; hướng dẫn các ngân hàng xem xét thành lập bộ phận quản lý rủi ro môi trường và xã hội với các cán bộ có chuyên môn phù hợp. Thứ tám, nghiên cứu lập quỹ để hỗ trợ các dự án sản xuất xanh với lãi suất ưu đãi. Thứ chín, xem xét tham gia Nguyên tắc Xích đạo; tăng cường trao đổi và học hỏi áp dụng các chính sách đảm bảo an toàn của các ngân hàng và định chế tài chính quốc tế khác. Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam42 Tài liệu tham khảo ADB. (2014). Vietnam: Financial sector assessment, strategy and roadmap. Mandaluyong City 1550 Metro Manila, Philippines. Anh, T. Q. (2014). Vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp xử lý. Truy cập tại de no xau o cac ngan hang_Trinh Quang Anh.pdf BankTrack. (2010a). Close the Gap. Njimegen. BankTrack. (2010b). Close the gap: Benchmarking credit policies of international banks. Netherlands. Truy cập tại gap.pdf Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng Europa. (2016). Environmental Liability. Truy cập tại: legal/liability/index.htm EVN. (2016). Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân. Truy cập tại Cong-ty-Nhiet-dien-Vinh-Tan-2-296.aspx Hà, Q. (2015). Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục xả khỏi đen ra môi trường. Truy cập tại moi-truong-584887.html Hoàng, T. (2016). Chất lượng tín dụng đã được cải thiện. Truy cập tại thesaigontimes.vn/144464/Chat-luong-tin-dung-da-duoc-cai-thien.html IFC. (2010). Environmental Risk Management in Lending and Investment. Truy cập tại IHRB. (2011). Submission to the UN Working Group on Human Rights and Transnational Corporations and Other Business Enterprises. Truy cập tại http:// www.ohchr.org/Documents/Issues/TransCorporations/Submissions/CivilSociety/ InstituteForHumanRightsAndBusiness.pdf IISD. (2013). Events and initiatives that have shaped the role of the banking sector in sustainable development. Truy cập tại timeline.aspx Kình, C. V. (2015). Nguy cơ từ nợ khủng của doanh nghiệp nhà nước. Truy cập tại http:// tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151125/nguy-co-tu-no-khung-cua-doanh-nghiep-nha- nuoc/1008982.html Trung tâm Con người và Thiên nhiên 43 Loman, H. (2015). Vietnam country report. Truy cập tại https://economics.rabobank.com/ publications/2015/february/country%2Dreport%2Dvietnam/ Mandal, K., & and Venkataramani, V. (2013). Environmental and Social Risks in Project Financing: Evidence from India. IFMR, 24, Kothari Road, Nungambakkam, Chennai 600 034. Truy cập tại Centre for Development Finance, IFMR Minh, A. (2011). Yêu cầu 4 “đại gia” thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê. Truy cập tại sat-thach-khe-2011071209014640.htm MONRE. (2013). Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về khoáng sản trong hoạt động khai thác tại mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê. Nam Bình. (2010). Sacombank với Tín dụng xanh. Www.thanhnien.com.vn. Nicholson, B., & Zuiderhoek, T. (1993). The Lender Liability Dilemma: Fleet Factors History and Aftermath. South Dakota Law Review, 38, 22–51. Phước, H. T. (2015). Giải pháp xử lý tro xỉ than từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh TânNo Title. Báo Bình Thuận. Truy cập tại than-tu-nha-may-nhiet-dien-vinh-tan-76842.html Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 Quyết định 1552/QD-NHNN ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đến năm 2020 Sacombank. Khẳng định vị thế: Báo cáo thường niên 2014. Báo cáo Phát triển bền vững năm 2014. Truy cập tại: https://www.sacombank.com.vn/company/ BaoCaoThuongNien/2014/BCTN_2014.pdf SBV. (2015). Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Retrieved from Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh Thủy, T. (2011). Mỏ sắt Thạch Khê: Bất động kéo dài, tương lai mờ mịt. VietnamNet. Truy cập tại dai-tuong-lai-mo-mit.html Thủy, T. T. (2016). Tiếp nhận và quản lý đầu tư: Các lỗ hổng và rủi ro môi trường. PanNature. Truy cập tại Tiepnhanvaquanlydautu_TranThanhThuy.pdf Trang, N. (2013). EVN vay thêm 2.500 tỷ cho hai dự án nhiệt điện. VnEconomy. Truy cập tại dien-20130107082734720.htm Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (2016). Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2015. {Bibliography Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam44 Trung tâm Con người và Thiên nhiên là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện môi trường. Địa chỉ: Số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 04 35564 001 | Fax: 04 3556-8941 Email: contact@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net Báo cáo được xuất bản với sự hỗ trợ của
File đính kèm:
- chinh_sach_moi_truong_trong_hoat_dong_tin_dung_cua_ngan_hang.pdf