Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào qua hai cuộc kháng chiến (1945-1975)

TÓM TẮT

Tình hữu nghị Việt - Lào vốn tự nhiên, khăng khít, nhưng từ khi có Đảng Mác - Lênin lãnh đạo

ngày càng được củng cố vững chắc và phát huy được sức mạnh. Giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc

là thời kỳ mà quan hệ giữa Việt Nam - Lào có những nét độc đáo, rất hiếm thấy trong lịch sử phong trào

cách mạng thế giới. Nhìn lại mối quan hệ này, có thể nhận thấy, những thắng lợi của cách mạng Việt Nam -

Lào qua hai cuộc trường chinh kháng chiến (1945 - 1975) là sự khẳng định trên thực tế tính đúng đắn và

sự sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nói chung, tình đoàn kết hữu nghị thủy chung

trong quan hệ Việt - Lào và chính Người đã đặt nền móng vững chắc nhất.

pdf 8 trang yennguyen 3620
Bạn đang xem tài liệu "Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào qua hai cuộc kháng chiến (1945-1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào qua hai cuộc kháng chiến (1945-1975)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào qua hai cuộc kháng chiến (1945-1975)
5 Tập 12, Số 4, 2018Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 4, 2018, Tr. 5- 2
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI TÌNH ĐOÀN KẾT ĐẶC BIỆT
GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN (1945 - 1975)
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Quy Nhơn
TÓM TẮT
Tình hữu nghị Việt - Lào vốn tự nhiên, khăng khít, nhưng từ khi có Đảng Mác - Lênin lãnh đạo 
ngày càng được củng cố vững chắc và phát huy được sức mạnh. Giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc 
là thời kỳ mà quan hệ giữa Việt Nam - Lào có những nét độc đáo, rất hiếm thấy trong lịch sử phong trào 
cách mạng thế giới. Nhìn lại mối quan hệ này, có thể nhận thấy, những thắng lợi của cách mạng Việt Nam - 
Lào qua hai cuộc trường chinh kháng chiến (1945 - 1975) là sự khẳng định trên thực tế tính đúng đắn và 
sự sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nói chung, tình đoàn kết hữu nghị thủy chung 
trong quan hệ Việt - Lào và chính Người đã đặt nền móng vững chắc nhất.
Từ khóa: Việt Nam - Lào, quan hệ Việt - Lào, tình đoàn kết Việt - Lào.
ABSTRACT
President Ho Chi Minh and the Special Solidarity Between Vietnam and Laos 
Through the Two Resistance Wars of 1945 and 1975
The friendship between Vietnam and Laos is natural and cement, but since the being of the Marxist - 
Leninist Party, it has been strengthened. The period of struggle for national liberation was when the relations 
between Vietnam and Laos featured special characteristics, very rare in the history of the revolutionary 
movement in the world. Reviewing this relationship, it can be seen that the successes of the Vietnam - Laos 
Revolution through the two resistance wars (1945 and 1975) were a real affirmation of the correctness 
and creativity of the people. Ho Chi Minh’s Thought of international solidarity in general, solidarity in the 
relationship between Vietnam and Laos, and the most solid foundation.
Keywords: Vietnam - Laos, Vietnam - Laos relations, Vietnam - Laos solidarity.
Trên thế giới từ trước đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, trong cuộc đấu tranh 
để sinh tồn và phát triển của các quốc gia, dân tộc, đã từng xuất hiện nhiều mối quan hệ liên minh 
hợp tác với những hình thức, nội dung khác nhau. Song, ít có nơi nào và lúc nào có được mối 
quan hệ đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, mẫu mực trong sáng như mối quan hệ chiến lược 
Việt - Lào. Cùng với thời gian, mối quan hệ đó không ngừng được củng cố, phát triển, từ quan hệ 
láng giềng gần gũi, thân thiện giữa hai quốc gia trong thời phong kiến, đến quan hệ gắn bó trong 
cuộc đấu tranh tự phát của các trào lưu dân tộc và các thân sĩ tiến bộ, khi hai nước đều bị đế quốc 
thực dân xâm lược, thống trị. Tình hữu nghị Việt - Lào vốn tự nhiên, khăng khít, nhưng từ khi 
có Đảng Mác - Lênin lãnh đạo ngày càng được củng cố vững chắc và phát huy. Giai đoạn 
đấu tranh giải phóng dân tộc là thời kỳ mà quan hệ giữa Việt Nam - Lào có những nét độc đáo, 
Email: nguyenductoan@qnu.edu.vn
Ngày nhận bài: 02/5/2018; Ngày nhận đăng: 21/6/2018 
6rất hiếm thấy trong lịch sử phong trào cách mạng thế giới. Nó được củng cố, nâng lên thành quy 
luật tồn tại, phát triển, một nhân tố cơ bản đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước và cả hai 
nước. Xác định tính chất, nội dung để đặt tên cho mối quan hệ này, cố Chủ tịch Cayxỏn Phônvihản 
khẳng định: “Tôi còn nhớ như in buổi làm việc thân tình trong căn nhà của Bác. Khi thảo luận 
về mối quan hệ hai Đảng và hai Nhà nước và giữa nhân dân hai nước, Bác Hồ và chúng tôi đều 
thấy rằng, ngoài mối quan hệ giữa hai Đảng cùng chung lý tưởng cộng sản, giữa hai nước xã hội 
chủ nghĩa láng giềng, mối quan hệ giữa hai Đảng và nhân dân hai nước chúng ta còn có sự gắn 
bó thân thiết không giống bất cứ nước nào... Bác Hồ gõ tay lên trán rồi nói: Chúng ta phải gọi là 
quan hệ đặc biệt” [7].
Trong suốt cuộc hành trình viễn dương tìm “hình của Nước”, Hồ Chí Minh luôn đặt cuộc 
đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của 
nhân dân các nước. Người xác định rõ tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt - Lào có vai trò 
đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng mỗi nước. Hồ Chí Minh trở thành người đặt nền 
móng, đồng thời đã cống hiến không mệt mỏi để xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị, tình 
đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt - Lào. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách 
mạng Lào qua hai cuộc trường chinh kháng chiến (1945 - 1975) là sự khẳng định trên thực tế tính 
đúng đắn và sự sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nói chung, tình đoàn kết 
hữu nghị trong quan hệ Việt - Lào và chính Người đã đặt nền móng vững chắc nhất. Nội dung bài 
viết sẽ làm rõ những vấn đề trên.
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt 
Việt - Lào trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Sau khi cùng giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn căn dặn hai 
dân tộc Việt - Lào phải đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống mới: “Hai dân tộc Việt và 
Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc 
chúng ta nương tựa vào nhau, giúp đỡ nhau như anh em. Trải qua nhiều năm đấu tranh gian khổ và 
anh dũng, nhân dân hai nước chúng ta giành được độc lập, đã làm chủ đất nước của mình. Ngày 
nay chúng ta lại đang giúp nhau để xây dựng một cuộc sống mới. Tình nghĩa láng giềng anh em 
Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được” [14. tr. 37]. Cùng với việc mở đầu quá 
trình xâm lược trở lại Việt Nam, tháng 3/1946, thực dân Pháp đánh chiếm Lào, gây ra vụ thảm sát 
đối với hàng trăm dân thường Lào và Việt kiều tại Thà Khẹt đến nỗi: “Máu người Lào cùng máu 
người Việt Nam đã nhuộm đỏ dòng sông Mê Công” [15, tr. 60]. Nền độc lập của hai dân tộc tiếp 
tục bị uy hiếp. Từ đây, hai dân tộc Việt - Lào luôn kề vai sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, 
đứng lên chiến đấu chống kẻ thù chung với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu 
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [9, tr. 480]. Trong cuộc trường chinh ấy, theo Chủ tịch 
Hồ Chí Minh, nhân dân hai nước Việt - Lào cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Người khẳng 
định: “Đoàn kết chặt thì lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi. Bây giờ, hai dân tộc ta tuy 
còn phải khó nhọc, nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang. Đến ngày Việt - Lào được quyền 
hoàn toàn độc lập, anh em ta sẽ cùng hưởng phúc thái bình” [9, tr. 139 - 140].
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giúp đỡ 
xây dựng, củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang nhân dân 
Nguyễn Đức Toàn
7 Tập 12, Số 4, 2018
và Đảng của giai cấp công nhân Lào. Năm 1946, ngay trong lần đầu gặp và làm việc với Cayxỏn 
Phônvihản, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vấn đề xây dựng cơ sở chính trị và căn cứ cách 
mạng trên đất Lào là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Trước đó, Chỉ thị “Kháng chiến 
kiến quốc” của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 25/11/1945) đề ra cho Xứ ủy Ai 
Lao nhiệm vụ: “tăng cường võ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân Lào ở thôn quê 
làm cho Mặt trận thống nhất kháng Pháp của Lào - Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở 
thôn quê đặng bao vây lại quân Pháp ở những nơi sào huyệt của chúng và quét sạch chúng ra khỏi 
đất Lào” [4, tr. 31 - 32].
Ngày 21/3/1946 các đơn vị liên quân chiến đấu Lào - Việt do Hoàng thân Xuphanuvông 
trực tiếp chỉ huy, kiên cường chiến đấu để bảo vệ thị xã Thà Khẹt và trở thành ngày “căm thù” của 
nhân dân Lào đối với thực dân Pháp. Đồng thời, đây còn là ngày đoàn kết xương máu, sống chết 
có nhau giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt - Lào anh em. Tháng 12/1947, theo chủ trương 
của Đảng Cộng sản Đông Dương, Ủy ban giải phóng dân tộc Việt - Miên - Lào được thành lập. 
Trong bức thư “Gửi chính phủ Cao Miên giải phóng” (ngày 12/2/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh 
nhiệt liệt hoan nghênh việc thành lập Ủy ban giải phóng Việt - Miên - Lào. Người khẳng định: 
“Thay mặt cho toàn dân Việt Nam, tôi xin gửi Ủy ban giải phóng lời chào mừng thân ái. Tôi xin 
chắc rằng các dân tộc ta đã sẵn có một tinh thần tranh đấu cao, lại gắng đi tới một sự cộng tác chặt 
chẽ, thì thắng lợi thế nào cũng về ta, và chúng ta nhất định sẽ giành được độc lập” [10, tr. 47]. Từ 
năm 1948, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có nhiều chủ trương đẩy mạnh hoạt động 
kháng chiến ở Lào, Miên. Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương mở rộng (tháng 1/1948), Hội 
nghị cán bộ Trung ương lần thứ năm (tháng 8/1948), Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu 
(tháng 1/1949), đều nhấn mạnh phải tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào: “Gia cường việc tuyên 
truyền cho cuộc vận động giải phóng của các dân tộc Miên - Lào” [5, tr. 37]. Đồng thời, các Hội 
nghị khẳng định sự tác động của cách mạng Miên, Lào đối với cách mạng Việt Nam “mở rộng 
Mặt trận Lào, Miên; vì Lào, Miên không độc lập thì nền độc lập của Việt Nam khó đảm bảo” [6, 
tr. 1]. Như vậy, với những chủ trương đúng đắn, sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng vũ trang và 
nhân dân Việt Nam, cuộc kháng chiến của hai dân tộc Lào, Miên đã có những bước tiến mới. 
Biểu hiện rõ nhất là từ ngày 13 đến ngày 15/8/1950, Đại hội Mặt trận Lào kháng chiến 
toàn quốc (hay còn gọi là Đại hội Quốc dân Lào) được tổ chức tại Tuyên Quang (Việt Nam). 
Đây là một sự kiện quan trọng thể hiện sự thống nhất ý chí quốc gia dân tộc mới, khẳng định sự 
trưởng thành của cách mạng của Lào. Đại hội thông qua “Cương lĩnh chính trị 12 điểm” thành 
lập Mặt trận Dân tộc thống nhất (Neo Lào Ítxala) và Chính phủ kháng chiến Lào do Hoàng thân 
Xuphanuvông làm Thủ tướng, Cayxỏn Phônvihản làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Những quyết 
định của Đại hội Quốc dân Lào tạo thêm tiền đề vững chắc, tăng cường tình đoàn kết, chiến đấu 
giữa quân đội và nhân dân hai dân tộc Việt - Lào.
Khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn quyết liệt, nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ba nước 
Đông Dương phải đoàn kết, phối hợp chặt chẽ hơn nữa, từng bước làm phá sản tham vọng của 
thực dân Pháp. Tháng 3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định vận động, tổ chức 
Hội nghị nhân dân Đông Dương chống Pháp với sự tham gia của Mặt trận dân tộc thống nhất 
Việt Nam - Lào - Campuchia. Hội nghị hoàn toàn nhất trí với chủ trương của Đảng và Chính phủ 
ta về việc thành lập Mặt trận đoàn kết liên minh Việt - Miên - Lào (ngày 11/3/1951), nâng quan hệ 
8liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc lên tầm cao mới. Từ những quyết định đúng đắn này đã phát 
huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức trách nhiệm của những người cộng sản ở mỗi nước về 
vận mệnh dân tộc mình để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. 
Tháng 9/1952, Hội nghị liên minh ba nước Đông Dương được tổ chức ở Việt Bắc (Việt Nam) 
nhằm tăng cường hơn nữa tình đoàn kết và phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc. Chủ tịch 
Hồ Chí Minh khích lệ sự đoàn kết của quân và dân ba nước, đồng thời dự đoán cuộc đấu tranh 
chính nghĩa của ba dân tộc Đông Dương sẽ giành thắng lợi. Trong “Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 
ngày Tuyên bố độc lập và ngày thành lập Chính phủ kháng chiến Lào”, Người viết: “Tôi tin chắc 
rằng trong công cuộc đấu tranh chính nghĩa đánh đuổi kẻ thù chung, để giành tự do và độc lập, 
nhân dân Pathét Lào, nhân dân Việt Nam và nhân dân Cao Miên, đoàn kết chặt chẽ trong khối 
liên minh Việt - Miên - Lào, nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn” [12, tr. 152]. Điều đó được minh 
chứng rõ ràng trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, quân tình nguyện Việt Nam đã phối 
hợp quân dân Lào mở chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào, Thượng Lào (1954). Các đòn tiến công bất 
ngờ của quân, dân hai nước trên đất Lào không chỉ tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, giải 
phóng nhiều vùng đất đai, quan trọng hơn buộc Nava phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện để 
bộ đội Việt Nam tập trung lực lượng, mở trận quyết chiến chiến lược với Pháp tại Điện Biên Phủ, 
buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về lập lại hòa bình 
ở Đông Dương, thừa nhận quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, Việt Nam, 
Campuchia, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Đây là thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn, là 
thành quả chung của cách mạng Đông Dương, trong đó tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt 
của nhân dân hai nước Việt - Lào thể hiện nổi bật nhất. 
Có thể nhận thấy, quan hệ đoàn kết Việt - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 
(1945 - 1954) đạt được những thành quả to lớn, toàn diện. Nó không chỉ kế thừa truyền thống 
đoàn kết keo sơn giữa hai dân tộc được hình thành từ xa xưa mà còn được nâng lên thành quan 
hệ đặc biệt với những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp hết sức độc đáo, hiếm có trên thế giới 
mà hạt nhân là tư tưởng Hồ Chí Minh. Người luôn khẳng định trách nhiệm của cách mạng Việt 
Nam đối với việc giúp đỡ cách mạng Lào phải trên mục tiêu “đề cao tinh thần hy sinh quốc tế”, 
coi “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” [12, tr. 64]. Tình cảm của Người không 
chỉ có ý nghĩa chính trị mà còn giàu tính nhân văn, là vũ khí sắc bén vượt qua những tư tưởng 
dân tộc ích kỷ, hẹp hòi. Đó còn là lẽ sống, là nghĩa tình thân thiết, trước sau như một, dù gian nan 
nguy hiểm vẫn không hề lay chuyển [2, tr. 2]. Đi qua những “đắng cay, ngọt bùi”, tình đoàn kết 
đặc biệt Việt - Lào trên những chặng đường của cuộc kháng chiến chống Pháp, được thử thách, tôi 
rèn trong trường kỳ đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập, tự do càng thêm gắn bó keo sơn. Nó 
tạo tiền đề quan trọng để hai dân tộc tiếp tục cuộc trường chinh trong sự nghiệp đấu tranh chống 
đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, giải phóng dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục vun đắp, bảo vệ tình đoàn kết đặc biệt quan hệ 
Việt - Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954 - 1975)
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học và sâu sắc tính tất yếu khách quan của tình đoàn kết 
giữa ba nước Đông Dương, Người chỉ rõ: “Vì mọi quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự, chính 
trị... mà ta với Miên, Lào cũng như môi với răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, 
Nguyễn Đức Toàn
9 Tập 12, Số 4, 2018
thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàn toàn. Cho nên nhiệm vụ của ta phải ra sức giúp đỡ 
kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực hơn” [11, tr. 452]. Trong cuộc kháng chiến 
chống Mỹ xâm lược và tay sai, quan hệ Việt - Lào phát triển lên đỉnh cao của hình thức liên 
minh chiến lược trực tiếp chống đế quốc, trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết chiến đấu, hỗ 
trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực. Vượt qua những thử thách khắc nghiệt, thủy chung với tình hữu 
nghị truyền thống, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng và nhân dân 
Việt Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ đến mức cao nhất cả về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến 
của Lào. Đáp lại, Đảng và nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ và giúp 
đỡ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể thấy rằng, cùng 
với việc đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị đoàn kết Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đóng 
góp to lớn vào quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Lào thông qua sự chỉ đạo trực tiếp 
hoặc gián tiếp cả về lý luận và thực tiễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn xác định rõ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện cách 
mạng Lào là một nhiệm vụ quốc tế có ý nghĩa trọng đại đối với sự nghiệp củng cố miền Bắc và 
đấu tranh thống nhất đất nước. Theo tinh thần đó, ngày 06/7/1959, Đảng Lao động Việt Nam 
quyết định thành lập Ban Công tác Lào của Trung ương do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm 
Trưởng ban và cử đoàn cán bộ chính trị, quân sự, chuyên viên kỹ thuật sang giúp bạn. Ngay trong 
“Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam”, Người 
khẳng định: “Nhân dân Việt Nam ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào 
hiện nay nhằm chống đế quốc Mỹ, nhằm đưa nước Lào lên con đường hòa hợp dân tộc, độc lập, 
thống nhất và hòa bình trung lập” [13, tr. 200].
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn cam 
go nhất, tuyến vận tải Trường Sơn - nguồn chi viện quan trọng từ miền Bắc vào miền Nam - liên 
tục bị đánh phá khiến nhiều đơn vị vận tải chiến lược đứng trước khó khăn, thử thách hết sức ngặt 
nghèo. Giải quyết bài toán này, cuối năm 1960, với sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại diện 
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào có cuộc gặp gỡ và nhất 
trí mở rộng tuyến đường Trường Sơn sang phía Tây. Đảng Nhân dân Lào nhấn mạnh: “Vận mệnh 
hai nước chúng ta đã gắn bó mật thiết với nhau. Nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để góp phần 
vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam anh em” [16, tr. 295]. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
và Trung ương Đảng còn thường xuyên gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo cách 
mạng Lào, góp phần quan trọng vào việc triển khai nhiệm vụ cách mạng, đào tạo, bồi dưỡng cán 
bộ Lào, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước. Về điều này, Cayxỏn Phônvihản 
khẳng định: “Tư tưởng và tình cảm của Bác là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ sức mạnh 
đoàn kết đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi. Từ ngày cách mạng Lào còn trứng nước 
cho đến lúc đã trưởng thành, Bác Hồ luôn luôn quan tâm dẫn đường chỉ lối” [1, tr. 2 - 3]. 
Sau khi J.Kennedy lên cầm quyền (năm 1961), đế quốc Mỹ đẩy mạnh các hoạt động chống 
phá mọi mặt lực lượng cách mạng Lào. Lợi dụng tình hình phức tạp ở Viêng Chăn, các lực lượng 
chống đối cách mạng trắng trợn xóa bỏ hiệp định đình chiến, ra sức phát triển lực lượng và tiến 
hành nhiều cuộc tấn công lấn chiếm các vùng giải phóng của Pathét Lào. Trước tình hình đó, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bức điện tới Quốc trưởng Campuchia Nôrôđôm Xihanúc tán thành đề 
nghị của ông về việc triệu tập một hội nghị quốc tế, để tìm cách lập lại hòa bình ở Lào. Người 
10
khẳng định: “Nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn luôn mong 
muốn nước Lào là một nước độc lập, thống nhất, thịnh vượng, theo chính sách hòa bình trung lập 
và không có nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Chính phủ Việt Nam Dân chủ 
Cộng hòa sẽ không từ chối một cố gắng nào để góp phần thực hiện mục tiêu đó” [18, tr. 3 - 4]. 
Rõ ràng, từ trong nhận thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cuộc kháng chiến chống Mỹ của 
nhân dân Lào có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự độc lập, thống nhất dân tộc ở Lào mà còn 
ảnh hưởng tới cách mạng của Đông Dương. Do vậy, từng thắng lợi của cách mạng Lào đều gắn 
kết chặt chẽ với thắng lợi trên khắp các chiến trường Đông Dương, đưa sự nghiệp đấu tranh cách 
mạng của hai dân tộc hòa quyện vào nhau, nương tựa lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung 
đập tan mưu toan của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng dân tộc.
Từ năm 1961 đến năm 1968, được sự giúp đỡ của nhân dân các bộ tộc Lào, bộ đội tình 
nguyện Việt Nam phối hợp có hiệu quả cùng lực lượng Pathét Lào giành thắng lợi lớn trong nhiều 
chiến dịch, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân Lào nói riêng và nhân dân ba nước 
Đông Dương. Điển hình như: chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1961), Nậm Thà 
(1962), Đường số 8, Đường 12 (1963), Nậm Bạc (1968), Cánh Đồng Chum (1964, 1969), Bộ 
đội tình nguyện Việt Nam còn chủ động phối hợp với các lực lượng vũ trang yêu nước Lào đẩy 
mạnh tác chiến ở khu vực hành lang phía Tây Trường Sơn, xây dựng, củng cố và không ngừng 
mở rộng tuyến đường Trường Sơn, bất chấp sự đánh phá, ngăn chặn quyết liệt của đối phương. Để 
bảo vệ và mở rộng tuyến đường, bộ đội tình nguyện Việt Nam và lực lượng Pathét Lào đã tổ chức 
nhiều đợt chiến đấu giải phóng Mường Phìn, Bản Đông (1960 - 1961), Đường 12, từ Mụ Dạ đến 
Đường 9 (1962 - 1963), Pha Lam - Đồng Hến (1964 - 1965) [8], Từ những thắng lợi quan trọng 
này, tháng 3/1965, nhân dịp Hội nghị nhân dân Đông Dương khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi 
thư chào mừng và bày tỏ lòng tin tưởng rằng: “Nhân dân ba nước anh em Việt Nam, Campuchia 
và Lào vốn đã luôn luôn cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, đế quốc. 
Đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mở rộng do Mỹ gây nên, nhân dân ba nước chúng ta 
đoàn kết chặt chẽ chống đế quốc Mỹ, thì chúng ta nhất định thắng lợi” [14, tr. 398]. Với niềm tin 
vào sức mạnh từ tinh thần đoàn kết, nương tựa và giúp đỡ nhau của nhân dân hai nước Việt - Lào, 
cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của các dân tộc Đông Dương nhất định sẽ đi tới thắng lợi 
cuối cùng. Người viết: “Cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc bị áp bức và cuộc cách mạng của 
giai cấp vô sản các nước đi áp bức phải ủng hộ lẫn nhau” [19, tr. 373]. 
Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân 
yêu chuộng hòa bình trên thế giới vô cùng đau buồn, thương tiếc. Hoàng thân Xuphanuvông (Chủ 
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước) sang viếng và dự lễ tang bày tỏ: “Tuy chúng tôi 
đã bằng mọi cách bày tỏ nỗi thương tiếc, lòng biết ơn và vô cùng kính trọng của nhân dân Lào 
đối với Chủ tịch HỒ CHÍ MINH, người bạn vô cùng quý mến của nhân dân Lào mới qua đời, 
chúng tôi vẫn cảm thấy ở mỗi người chúng tôi còn chất chứa bao tình cảm mà không có bút nào, 
lời nào tả hết được” [17, tr. 8]. Đây là một tổn thất lớn cho phong trào cộng sản và công nhân 
quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh mất đi, nhưng tư tưởng của Người về nền tảng quan hệ quốc tế 
nói chung và quan hệ Việt - Lào nói riêng vẫn tiếp tục được phát huy. Dòng thác của thời đại tiếp 
tục hòa quyện cùng sức mạnh hai dân tộc Việt - Lào, làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến 
chống Mỹ xâm lược và tay sai.
Nguyễn Đức Toàn
11
 Tập 12, Số 4, 2018
Từ năm 1969, đáp trả các hoạt động quân sự của Mỹ đưa “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào 
lên một bước mới, bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng Pathét Lào tổ chức chiến 
dịch Cánh Đồng Chum (1970, 1972), Đường 9 Nam Lào (1971), giải phóng Atôpư, cao nguyên 
Bôlôven, Saravan... Các chiến dịch trên tạo ra những bước nhảy vọt cho chiến tranh cách mạng 
Lào, đồng thời, hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận lợi cho các bước chuyển biến của chiến tranh cách 
mạng ở Việt Nam. Những thắng lợi to lớn cả về chính trị, quân sự, ngoại giao, đặc biệt là quân 
sự trên chiến trường ba nước Đông Dương buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (ngày 27/01/1973) 
rút quân khỏi Việt Nam, ký Hiệp định Viêng Chăn về Lào (ngày 21/02/1973), mở ra thời cơ cách 
mạng mới cho nhân dân hai nước Việt - Lào tiến lên giành thắng lợi quyết định trong năm 1975, 
hoàn thành sự nghiệp đấu tranh cách mạng. 
Đánh giá về nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi vĩ đại tháng 12/1975, Chủ tịch Cayxỏn 
Phônvihản khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại đó cũng là thắng lợi của tình đoàn kết liên minh chiến 
đấu của nhân dân ta với nhân dân hai nước anh em Việt Nam và Campuchia, là mối tình đoàn kết 
được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản chân 
chính. Cùng chung một cảnh ngộ mất nước, cùng một kẻ thù xâm lược, cùng mối thù chung và 
cùng chung nguyện vọng, 3 dân tộc anh em đã dựa vào nhau mà chiến đấu, cùng phối hợp giúp đỡ 
nhau và tạo điều kiện cho nhau chiến thắng kẻ thù chung. Đặc biệt mối quan hệ liên minh chiến 
đấu, gắn bó keo sơn, thủy chung nhất mực giữa nhân dân Việt và nhân dân ta (Lào), giữa quân đội 
ta (Lào) và quân đội Việt Nam, giữa Đảng ta (Lào) và Đảng Lao động Việt Nam luôn luôn là nhân 
tố cơ bản quyết định nhất đối với mọi thắng lợi cách mạng trong nước, trong sự nghiệp giải phóng 
dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay” [3, tr. 25].
Từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và tay sai mà nhân dân hai 
nước Việt - Lào cùng trên chuyến hào, một lần nữa khẳng định rằng: dẫu phải trải qua những thử 
thách khắc nghiệt, nhưng tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân hai dân tộc vẫn trường 
tồn, không bao giờ phai nhạt. Truyền thống đoàn kết Việt - Lào được Đảng ta đứng đầu là Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đưa lên tầm cao mới - liên minh toàn diện trên tinh thần quốc tế vô sản thủy 
chung, một mẫu mực về mối quan hệ quốc tế trong sáng. Tư tưởng và tình cảm cao quý của Chủ 
tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt - Lào tiếp tục như “ngọn hải 
đăng” chỉ đường cho những thắng lợi mới của cả hai dân tộc.
3. Kết luận
Lịch sử là một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại, tương lai và lịch sử quan hệ đặc 
biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy đã vận động qua 
những chặng đường lịch sử khác nhau, nhiều lần cùng chung vận mệnh lịch sử, nhưng trong bất cứ 
hoàn cảnh nào, mối quan hệ đặc biệt đó vẫn sáng ngời tình nghĩa, gắn bó bền chặt. Đóng góp và 
làm nên mối quan hệ vĩ đại ấy, ngoài tình đoàn kết quân dân Việt - Lào giữ một vai trò quan trọng, 
trở thành nhân tố nền tảng và là nét đặc sắc nhất trong mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt, 
12
phải nói tới công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với phương châm “giúp bạn là mình tự 
giúp mình”, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra và gương mẫu thực hiện, nhân dân hai nước Việt - Lào 
trong mỗi thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng đã phát huy truyền thống đoàn kết, nương tựa 
vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau để giành thắng lợi, đưa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước 
thật sự “tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Trên nền tảng đó, tình đoàn kết hữu nghị đặc 
biệt Việt - Lào trường tồn mãi với thời gian, như ngọn lửa ấm áp nghĩa tình soi sáng những chặng 
đường “đồng cam cộng khổ” của hai dân tộc qua hai cuộc kháng chiến (1945 - 1975). Những 
bài học lịch sử về tình đoàn kết đặc biệt của mối quan hệ hai nước, những tư tưởng của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển mối quan hệ Việt - Lào qua hai cuộc kháng chiến vẫn còn 
nguyên giá trị, mãi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình phát triển của mối quan hệ giữa hai 
đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước ở cả hiện tại và tương lai. Biên niên sử quan hệ Việt - 
Lào vốn đã đầy ắp các sự kiện trọng đại, song vẫn đang còn tiếp tục chờ đợi những bước bứt phá 
mới trong thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài phát biểu của đồng chí Cayxỏn Phônvihản, Báo Nhân Dân, số ra ngày 19/5/1990.
2. Báo Nhân Dân, số ra ngày 19/7/2012.
3. Cayxỏn Phônvihản, Một vài kinh nghiệm chính và một số vấn đề phương hướng mới của cách mạng 
Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội, (1979).
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2000).
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2000).
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2000). 
7. 
Lao-Net-dac-sac-cua-moi-quan-he-dac-biet, cập nhật ngày 28/10/2017.
8. 
lao-anh-em-tren-nhung-chang-duong-lich-su/6358.html, cập nhật ngày 14/10/2017.
9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2009). 
10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2009).
11. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2009).
12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2009).
13. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2009).
14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2009).
15. Lếchsẻn Khămvôngsả, Chủ tịch Cayxỏn Phônvihản với tình hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam, Tạp 
chí Lý luận chính trị, số 8, (2004). 
16. Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1993). 
17. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, (2004).
18. Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2008).
19. Viện Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2008).
Nguyễn Đức Toàn

File đính kèm:

  • pdfchu_tich_ho_chi_minh_voi_tinh_doan_ket_dac_biet_giua_viet_na.pdf