Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong tiến trình toàn cầu hóa, các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tăng cường năng lực của con người và thể chế chính sách để tận dụng các cơ hội thương mại và đầu tư. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp, tạo thành nguồn lao động quan trọng và tạo ra thu nhập đáng kể trong nước

và xuất khẩu. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã mở ra những cơ hội cũng như thách thức mới cho

SMEs. Để giành lấy cơ hội nhiều hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế, SMEs cần tuân thủ các Chuẩn mực báo

cáo tài chính (BCTC) quốc tế dành cho SMEs (IFRS for SMEs), nhằm tăng tính minh bạch, tính so sánh

và chất lượng của thông tin tài chính. Bài viết đề cập đến vai trò và những nội dung chính của IFRS for

SMEs, mô tả thực tế vận dụng IFRS for SMEs tại các nền kinh tế thế giới đồng thời đề cập tới định hướng

cho SMEs Việt Nam.

pdf 7 trang yennguyen 9380
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 114 - tháng 4/2017
*Khoa Kế toán - Kiểm toán - Học viện Ngân hàng
CHUAÅN MÖÏC bAÙO CAÙO TAØI CHíNH qUOÁC TEÁ 
DAØNH CHO DOANH NGHIEÄp NHOû VAØ VÖØA
TS. PHẠM THị MINH TUỆ*
Trong tiến trình toàn cầu hóa, các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tăng cường năng lực của con người và thể chế chính sách để tận dụng các cơ hội thương mại và đầu tư. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp, tạo thành nguồn lao động quan trọng và tạo ra thu nhập đáng kể trong nước 
và xuất khẩu. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã mở ra những cơ hội cũng như thách thức mới cho 
SMEs. Để giành lấy cơ hội nhiều hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế, SMEs cần tuân thủ các Chuẩn mực báo 
cáo tài chính (BCTC) quốc tế dành cho SMEs (IFRS for SMEs), nhằm tăng tính minh bạch, tính so sánh 
và chất lượng của thông tin tài chính. Bài viết đề cập đến vai trò và những nội dung chính của IFRS for 
SMEs, mô tả thực tế vận dụng IFRS for SMEs tại các nền kinh tế thế giới đồng thời đề cập tới định hướng 
cho SMEs Việt Nam. 
Từ khóa: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa
IFRS for SMEs
In the globalization proceeds, developing countries face major challenges in strengthening their human 
and institutional capacities to take advantage of trade and investment opportunities. Small and medium 
sized enterprises (SMEs) typically account for more than 90% of all firms, constitute a major source of 
employment and generate significant domestic and export earnings. Globalization and trade liberalization 
have ushered in new opportunities as well as challenges for SMEs. In order to gain more opportunities for 
international economic integration, SMEs should adhere to the International Financial Reporting Standards 
for SMEs, in order to increase the comparability and quality of financial information. This article discusses 
the roles and key elements of IFRS for SMEs, describes the practical application of IFRS for SMEs in the 
world economies and mentions to the direction for Vietnamese SMEs.
Keywords: SMEs, IFRS for SMEs
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 114 - tháng 4/2017
1. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) 
Định nghĩa về SMEs khác nhau ở các quốc gia, 
nhưng thường dựa trên các tiêu chí định lượng về 
số lượng người lao động, giá trị bán hàng và giá 
trị tài sản. Trên thế giới, SME được xem là những 
doanh nghiệp có trách nhiệm phát hành BCTC cho 
các đối tượng sử dụng như chủ sở hữu không tham 
gia quản lý doanh nghiệp, chủ nợ và các tổ chức 
tín dụng, đồng thời các doanh nghiệp này không 
có trách nhiệm phải giải trình công khai các thông 
tin tài chính. Một doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm 
giải trình công khai khi có cổ phần được giao dịch 
hoặc sắp được giao dịch trên thị trường vốn hoặc 
đóng vai trò doanh nghiệp chính nắm giữ các tài 
sản từ sự ủy thác của một nhóm các đối tượng bên 
ngoài. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 
(OECD), SMEs là các công ty độc lập, sử dụng ít 
nhân viên. Giới hạn thường xuyên nhất chỉ định 
một SME sử dụng 250 nhân viên, tuy nhiên con số 
này thay đổi theo quy định của từng quốc gia. [9] 
Một số góc nhìn ở các quốc gia: 
- Canada định nghĩa một doanh nghiệp có ít 
hơn 500 nhân viên được coi là doanh nghiệp vừa 
và ít hơn 100 nhân viên là doanh nghiệp nhỏ, và là 
doanh nghiệp siêu nhỏ khi có ít hơn 5 nhân viên.
- Tại châu Âu, các tiêu chí dùng để xác định một 
doanh nghiệp là SMEs là số lượng nhân viên và 
tổng doanh thu, hoặc giá trị tổng tài sản/nguồn vốn 
trên Bảng Cân đối kế toán. Trong Liên minh châu 
Âu, một định nghĩa mới về SMEs bắt đầu được 
áp dụng từ 1/1/2005 được đưa ra cho các doanh 
nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. (Bảng 1)
Bảng 1: Tiêu chuẩn SMEs ở châu Âu
Quy mô doanh nghiệp Số lượng nhân viên Doanh thu Tổng giá trị trênBảng Cân đối kế toán
Vừa < 250 ≤ € 50m * ≤ € 43m
Nhỏ < 50 ≤ € 10m ≤ € 10m
Siêu nhỏ < 10 ≤ € 2m ≤ € 2m
Nguồn:  tháng 3/2017
* m: triệu
- Tại Trung Quốc, định nghĩa về SMEs được đưa ra với nhiều lĩnh vực đa dạng, tiêu chuẩn về SMEs trong 
một số lĩnh vực điển hình như sau:
Bảng 2: Tiêu chuẩn SMEs ở Trung Quốc
Ngành Số lượng nhân viên Doanh thu (RMB) **
Công nghiệp nặng < 1000 ≤ 400m
Vận chuyển < 1000 ≤ 300m
Kho bãi < 200 ≤ 300m
Công nghệ thông tin < 300 ≤ 100m
Nhà hàng/Dịch vụ ăn uống < 300 ≤ 100m
...
Nguồn: 
** RMB: Nhân dân tệ
SMEs giữ vai trò quan trọng trong hầu hết các 
nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước đang 
phát triển. Là một bộ phận doanh nghiệp với số 
lượng lớn, SMEs đóng góp đáng kể vào việc đem lại 
thu nhập cho quốc gia (GDP) và giải quyết một số 
lượng lớn lao động. SMEs đóng góp tới 45% tổng số 
việc làm và lên tới 33% thu nhập quốc gia ở các nền 
kinh tế mới nổi. Theo con số ước tính của Ngân 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 114 - tháng 4/2017
hàng Thế giới, trong 15 năm tới, cần có khoảng 600 
triệu việc làm để thu hút lực lượng lao động toàn 
cầu ngày càng gia tăng, chủ yếu ở Châu á và Tiểu 
vùng Sahara Châu Phi. Hầu hết các công việc chính 
thức ở các thị trường mới nổi là SMEs. Như vậy, 
phát triển SMEs trở thành một trong những công 
cụ chính trong nỗ lực giảm nghèo của các nước 
đang phát triển. [8]
2. Chuẩn mực kế toán quốc tế cho SMEs
Vì sao có IFRS rồi vẫn cần thiết phải ban hành 
IFRS dành cho SMEs
IFRS đầy đủ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu 
của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp trong một thị 
trường vốn rộng lớn, IFRS chứa một lượng lớn các 
điều chỉnh liên quan đến các giao dịch ở các công 
ty đại chúng. Tuy nhiên, người sử dụng thông tin 
trên BCTC của các SMEs không có nhu cầu như 
các nhà đầu tư vào công ty đại chúng, họ tập trung 
vào việc đánh giá các dòng tiền ngắn hạn, tính 
thanh khoản và khả năng thanh toán của SMEs.
Tại hầu hết các quốc gia, các doanh nghiệp đều 
có nghĩa vụ pháp lý phải tuân thủ theo nguyên tắc 
kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP). Thông 
thường, thông tin trên BCTC của các SMEs không 
bắt buộc phải được kiểm toán, mà các BCTC chỉ 
được yêu cầu trình cho các cơ quan chức năng của 
Chính phủ hoặc công khai trên website nhằm cung 
cấp thông tin cho Chính phủ, nhà cung cấp, chủ 
nợ, nhân viên và các đối tượng quan tâm khác. Tại 
Châu Âu, nơi có hơn 20 triệu doanh nghiệp kinh 
doanh với hơn 5 triệu SMEs, hầu hết đều xây dựng 
GAAP quốc gia đơn giản dành cho khối SMEs, 
nhiều nước còn xây dựng bộ GAAP này theo nhiều 
cấp độ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. 
Các nước ở châu á và các châu lục khác cũng thực 
hiện tương tự. Mặc dù các quốc gia đều có GAAP 
cho SMEs, tuy nhiên khi thực hiện các giao dịch 
trên phạm vi quốc tế, thì tình trạng thông tin tài 
chính được lập theo các các bộ GAAP riêng lẻ gây 
ra nhiều nhược điểm như:
- Tính so sánh: Thực tế ở các nước cho thấy, 
khoảng ½ đến ¾ SMEs, kể cả các doanh nghiệp siêu 
nhỏ, đều có khoản vay ngân hàng. Các Ngân hàng 
hoạt động trên phạm vi quốc tế, và việc quyết định 
cho vay, thiết lập các điều khoản và thực hiện giám 
sát món cho vay đều dựa vào các BCTC. Khi BCTC 
của SMEs được lập dựa theo các GAAP riêng lẻ 
của từng quốc gia sẽ dẫn đến thiếu tính so sánh 
trong một thị trường kinh doanh ngày càng được 
tích hợp cao. Thực tế việc xây dựng một bộ GAAP 
cho quốc gia được xem là khá tốn kém, nhiều quốc 
gia khi ban hành GAAP cũng thiếu những tài liệu 
hướng dẫn thực hiện, điều này thậm chí còn làm 
giảm tính so sánh thông tin của SMEs ngay trong 
chính một quốc gia;
- Chất lượng thông tin: Đối với các quốc gia 
chưa phát triển hoặc đang phát triển, thông tin của 
SMEs cung cấp theo GAAP quốc gia không đáp 
ứng được nhu cầu của các tổ chức tín dụng, điều 
này ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận vốn của SMEs, 
hoặc khi tiếp cận thường bị tăng chi phí cho các 
khoản vay;
- Gánh nặng từ áp dụng IFRS đầy đủ: Khi IFRS 
được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, ngày 
càng nhiều quốc gia đã xây dựng GAAP dựa trên 
IFRS. Một số quốc gia yêu cầu SMEs áp dụng 
IFRS theo các mức độ khác nhau, điều này dẫn 
đến một gánh nặng rất lớn cho khối SMEs khi 
việc tuân thủ một bộ IFRS phức tạp là vượt quá 
khả năng chuyên môn và làm tăng chi phí của họ 
lên rất cao.
Từ một số lý do trên, việc ban hành một bộ 
tiêu chuẩn chung về BCTC trên toàn thế giới cho 
SMEs là thực sự cần thiết cho một thời kỳ kinh tế 
hội tụ. Tháng 2/2007, IASB đã công bố một dự án 
ban hành một bộ tiêu chuẩn về kế toán dành cho 
các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Mục đích 
của dự án này là xây dựng một bộ chuẩn mực về lập 
BCTC quốc tế, đáp ứng nhu cầu báo cáo tài chính 
của các SMEs có nhu cầu công khai thông tin tài 
chính ra bên ngoài. Bản IFRS for SMEs chính thức 
đã được phát hành vào tháng 7/2009. 
IFRS dành cho SMEs khác gì với IFRS?
So với IFRS đầy đủ và GAAP tại nhiều quốc gia, 
IFRS dành cho SMEs đơn giản hơn nhiều, ở các 
điểm sau: 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 114 - tháng 4/2017
- Bỏ qua các vấn đề không liên quan đến SMEs 
như: thu nhập trên mỗi cổ phần, báo cáo tài chính 
giữa niên độ hay báo cáo bộ phận;
- Các nguyên tắc công nhận và đo lường tài sản, 
nợ phải trả, thu nhập và chi phí trong IFRS được 
đơn giản hóa, như các nguyên tắc về phân bổ lợi 
thế thương mại, ghi nhận chi phí đi vay và chi phí 
nghiên cứu phát triển, chi phí của mô hình các 
công ty liên kết và các đơn vị liên doanh;
- Thông tin cần công bố trên BCTC ít hơn so với 
yêu cầu của IFRS;
- Các nội dung sửa đổi IFRS dành cho SMEs 
sẽ được giới hạn ba năm một lần, nhằm giảm bớt 
gánh nặng cho SMEs.
IFRS dành cho SMEs
IFRS dành cho SMEs được xây dựng dựa trên 
IFRS và sửa đổi theo tinh thần đơn giản hóa các 
công cụ đo lường và công nhận thông tin, lược bỏ 
những vấn đề được điều chỉnh trong IFRS nhưng 
không đại diện cho một SME điển hình, bao gồm: 
báo cáo điều chỉnh mức giá chung trong môi 
trường siêu lạm phát, thanh toán bằng cổ phiếu 
(IFRS 2), xác định giá trị hợp lý của tài sản nông 
nghiệp (IFRS 41), các vấn đề liên quan đến công 
nghiệp và khai khoáng (IFRS 6), BCTC giữa niên 
độ (IFRS 34), các vấn đề liên quan đến kế toán của 
bên cho thuê tài chính, hợp đồng bảo hiểm
Các vấn đề được xây dựng trên nền tảng IFRS 
nhưng được đơn giản hóa hơn cho SMEs bao gồm: 
khấu hao bất động sản đầu tư, khấu hao tài sản cố 
định vô hình, chi phí đi vay, lập báo cáo lưu chuyển 
tiền tệ theo phương pháp gián tiếp (SMEs lập báo 
cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp 
thì tham chiếu IAS 7), kế toán các khoản thu được 
từ tài trợ, kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên 
kết (SMEs áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu 
thì được tham chiếu IAS 28), kế toán công ty liên 
doanh (việc sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu 
và hợp nhất BCTC cho phép tham chiếu IAS 31), 
kế toán công cụ tài chính, ghi nhận là chi phí cho 
tất cả các chi phí nghiên cứu và phát triển (trong 
khi IAS 38 yêu cầu vốn hóa chi phí này sau khi 
đánh giá được tính khả thi của việc kinh doanh).
IASB đã hoàn tất việc rà soát toàn diện cho IFRS 
dành cho SMEs và một phiên bản sửa đổi đầy đủ của 
IFRS dành cho SMEs đã được ban hành vào tháng 
12/2015. Hội đồng xem xét các tiêu chuẩn của IASB 
cũng đã đánh giá toàn diện phiên bản sửa đổi 2015 
để đưa ra phiên bản hoàn chỉnh có hiệu lực từ ngày 
1/1/2017. Hiện nay, IFRS dành cho SMEs bao gồm 
35 phần, như được mô tả trong Bảng 1.
Bảng 3: IFRS dành cho SMEs
Phần Tên chuẩn mực Phần Tên chuẩn mực
Phần 1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phần 19 Hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại
Phần 2 Các nguyên tắc và khái niệm Phần 20 Thuê tài sản
Phần 3 Báo cáo tài chính Phần 21 Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng
Phần 4 Bảng Cân đối kế toán Phần 22 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Phần 5 Báo cáo kết quả kinh doanh Phần 23 Doanh thu
Phần 6 Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, thu nhập và lợi nhuận giữ lại Phần 24 Tài trợ của Chính phủ
Phần 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phần 25 Chi phí đi vay
Phần 8 Thuyết minh BCTC Phần 26 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
Phần 9 BCTC hợp nhất và BCTC riêng Phần 27 Giảm giá trị tài sản
Phần 10 Chính sách kế toán, ước tính và sai sót Phần 28 Lợi ích của nhân viên
Phần 11 Công cụ tài chính cơ bản Phần 29 Thuế thu nhập doanh nghiệp 
Phần 12 Công cụ tài chính khác Phần 30 Thay đổi tỷ giá hối đoái
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 114 - tháng 4/2017
Phần 13 Hàng tồn kho Phần 31 Siêu lạm phát
Phần 14 Đầu tư vào công ty liên kết Phần 32 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Phần 15 Đầu tư vào công ty liên doanh Phần 33 Thông tin về các bên liên quan
Phần 16 Bất động sản đầu tư Phần 34 Các hoạt động đặc thù
Phần 17 Nhà xưởng, máy móc, thiết bị Phần 35 Chuyển đổi sang IFRS for SMEs
Phần 18 Tài sản cố định vô hình
Nguồn:  tháng 2/2017
Tính đến tháng 12/2015, IFRS dành cho SMEs 
đã được dịch sang 25 thứ tiếng. Năm 2010, một 
nhóm triển khai IFRS dành cho SMEs được thành 
lập (SMEIG), có vai trò hỗ trợ và giám sát việc áp 
dụng IFRS dành cho SMEs, xây dựng các văn bản 
hướng dẫn thực hiện đồng thời là cơ quan đưa ra 
những khuyến nghị cho IASB về các vấn đề cần 
thiết phải sửa đổi IFRS dành cho SMEs. Các tài liệu 
đào tạo về IFRS dành cho SMEs của IASB cũng đã 
được phát hành bằng tiếng Anh, Nga, Tây Ban Nha, 
Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập.
3. Vận dụng IFRS dành cho SMEs trên thế giới
Trong số 149 quốc gia đã vận dụng IFRS, trong 
khuôn khổ đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu của 
các tiêu chuẩn kế toán toàn cầu, tổ chức IFRS đã 
thực hiện đánh giá mức độ sử dụng IFRS dành cho 
SMEs. Nhiều quốc gia đã yêu cầu SMEs phải thực 
hiện công bố thông tin kế toán theo IFRS dành cho 
SMEs, tuy nhiên nhiều quốc gia không yêu cầu hoặc 
còn đang xem xét. Bảng 1 sẽ mô tả con số cụ thể:
Bảng 4: Số lượng các quốc gia yêu cầu hoặc cân nhắc vận dụng IFRS dành cho SMEs
Mức độ yêu cầu/cân nhắc Số lượng quốc gia
Yêu cầu vận dụng IFRS dành cho SMEs 85
Cân nhắc vận dụng IFRS dành cho SMEs 11
Không vận dụng hoặc đang cân nhắc 53
Tổng 149
Nguồn:  tháng 2/2017
Bảng 5: Khuôn khổ pháp lý cho kế toán của SMEs trên thế giới
Khuôn khổ pháp lý cho SMEs Số lượng quốc gia
Không yêu cầu vận dụng IFRS đầy đủ mà yêu cầu vận dụng IFRS dành cho SMEs 4
SMEs có thể lựa chọn vận dụng IFRS hoặc IFRS dành cho SMEs 55
SMEs có thể lựa chọn vận dụng IFRS, IFRS dành cho SMEs hoặc tiêu chuẩn kế 
toán khác cho SMEs 23
SMEs có thể lựa chọn vận dụng IFRS, IFRS dành cho SMEs hoặc tiêu chuẩn kế 
toán của quốc gia cho SMEs 2
Tổng 84
Nguồn:  tháng 2/2017
Nhiều quốc gia trên thế giới chưa yêu cầu SMEs phải thực hiện IFRS dành cho SMEs, mà vẫn cho phép 
họ thực hiện theo các quy định pháp lý về kế toán của quốc gia, cụ thể là:
Khi vận dụng IFRS dành cho SMEs, không 
phải quốc gia nào cũng vận dụng toàn bộ và đầy 
đủ, hình 1 sẽ mô tả thực tế sửa đổi IFRS dành cho 
SMEs khi đưa vào vận dụng trên thế giới.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 114 - tháng 4/2017
Hình 1: Mức độ vận dụng IFRS dành cho SMEs 
của các quốc gia trên thế giới
Nguồn:  tháng 2/2017
Hình 1 mô tả mức độ vận dụng IFRS dành cho 
SMEs của các quốc gia trên thế giới. Thực tế cho 
thấy, mức độ vận dụng IFRS dành cho SMEs các 
quốc gia không giống nhau, có nhóm vận dụng 
hoàn toàn nhưng có nhóm quốc gia có thực hiện 
sửa đổi. Cụ thể trong tổng số 84 quốc gia có vận 
dụng IFRS dành cho SMEs (tính đến 24/2/2017), 
mức độ vận dụng như sau: 
- Nhóm 1- vận dụng hoàn toàn IFRS dành cho 
SMEs, không sửa đổi: 77/84 quốc gia, chiếm 91,7%;
- Nhóm 2 - vận dụng theo IFRS dành cho SMEs 
nhưng có sửa đổi một số nội dung: 7/84 quốc gia, 
chiếm 8,3%. Những nội dung sửa đổi cụ thể là:
+ Anh và Ireland: cho phép SMEs vận dụng 
IFRS hoặc IFRS dành cho SMEs;
+ Bangladesh: không vận dụng Phần 31 “Siêu 
lạm phát” vì nước này cho rằng siêu lạm phát 
không phải là vấn đề quan ngại trong nước;
+ Bosnia and Herzegovina: không yêu cầu SMEs 
phải lập và công khai báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+ Malaysia: sửa đổi nội dung kế toán liên quan 
đến bất động sản;
+ Pakistan và Uruguay: cho phép vốn hóa chi 
phí đi vay.
4. SMEs Việt Nam
Hiện nay, Chính phủ các nước phát triển và 
đang phát triển đều xác định vai trò quan trọng, 
lâu dài của SMEs trong nền kinh tế; công tác xúc 
tiến, phát triển SMEs được coi là một trong những 
nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách 
phát triển kinh tế quốc gia. Tại Việt 
Nam, SMEs được định nghĩa theo 
Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành 
ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển 
SMEs, bao gồm ba cấp độ: siêu nhỏ, 
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn 
vốn hoặc số lao động bình quân năm 
trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí 
ưu tiên. Khối SMEs tại Việt Nam, chiếm trên 97% 
[2] đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc 
làm và thu nhập cho một lực lượng lao động đông 
đảo, giúp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư 
phát triển, xóa đói giảm nghèo, cụ thể hàng năm 
tạo ra việc làm cho khoảng 1 triệu lao động mới, 
sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 
40% GDP. [3] 
SMEs tại Việt Nam thực hiện theo Chuẩn mực 
kế toán nào?
Sau khi Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) 
được ban hành, Chế độ kế toán dành cho SMEs 
theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 
đã được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 VAS 
(VAS 01, 05, 14, 16, 18, 23, 26), áp dụng không đầy 
đủ 12 VAS (VAS 02, 03, 04, 06, 07, 08, 10, 15, 17, 21, 
24, 29) và không áp dụng 7 VAS (VAS 11, 19, 22, 25, 
27, 28, 30) do không phát sinh tại SMEs hoặc do 
quá phức tạp không phù hợp với SMEs. 
Trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập kinh 
tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bộ Tài chính đã ban 
hành Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016, 
hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ 
và vừa, có hiệu lực từ ngày 01/1/2017, thay thế cho 
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Chế độ kế toán theo 
Thông tư 133/2016/TT-BTC được xây dựng theo 
các chuẩn và tiêu chí mới, phù hợp với thông lệ 
quốc tế. Thông tư 133/2016/TT-BTC có rất nhiều 
điểm mới so với Quyết định 48/2006/QĐ-BTC 
như: hướng dẫn đối với toàn bộ mẫu biểu chứng 
từ kế toán, lược bỏ một số tài khoản kế toán, chi 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 114 - tháng 4/2017
tiết hóa hơn đối với một số tài khoản, hướng dẫn 
ghi nhận các giao dịch không quá chi tiết, cho 
phép doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kỹ thuật 
hạch toán khác nhau với mục đích chính là công 
bố thông tin trên BCTC. Về áp dụng VAS, Thông 
tư yêu cầu SMEs thực hiện các VAS có liên quan, 
ngoại trừ các các VAS 11, 19, 22, 25, 27, 28, 30; cụ 
thể ở Bảng sau:
Các chuyên gia kế toán, tài chính trên thế giới 
đã thừa nhận, để có tiếng nói chung trong ngôn 
ngữ kế toán, thúc đẩy môi trường kinh doanh và 
tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư, Việt Nam 
cần thống nhất VAS với IFRS. Từ xu hướng tất yếu 
này, Bộ Tài chính đã đặt mục tiêu đến năm 2020 
sẽ ban hành VAS theo hướng cập nhật những thay 
đổi của IFRS, các công ty có lợi ích công chúng sẽ 
phải dần chuyển đổi từ áp dụng VAS theo IFRS 
sang IFRS và phải hoàn tất quá trình chuyển đổi. 
Từ sau 2025, IFRS sẽ được đưa vào vận dụng tại 
doanh nghiệp theo các cấp độ: các công ty niêm yết 
có lợi ích công chúng thực hiện IFRS đầy đủ, các 
công ty khác áp dụng VAS theo IFRS, còn SMEs 
thực hiện chế độ kế toán dành cho SMEs. Như vậy, 
hiện nay chưa có lộ trình cụ thể nào về việc hướng 
tới ban hành VAS cho SMEs theo hướng vận dụng 
IFRS for SMEs. Mục tiêu Việt Nam cần hướng tới 
là định hướng các yêu cầu, tiêu chuẩn và các thông 
lệ kế toán đối với SMEs dần dần hội tụ với kế toán 
SMEs trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2009) Nghị định 56/2009/
NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2009 Về trợ 
giúp phát triển SMEs;
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Công văn số 
4695/BKHĐT-PTDN ngày 18/7/2011, Xây 
dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ 
và vừa giai đoạn 2011 – 2015;
3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 133/2016/
TT-BTC ngày 26/8/2016 Chế độ kế toán 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa;
4. International Finance Corporation (World 
Bank Group) (2012), Study on the potential 
of substainalbe energy financing for small 
and medium enterprises in China, ESD 
China Limited;
5. IFRS (2009), International Financial 
Reporting Standard for Small and 
Medium-sized Entities (IFRS for SMEs) 
(2009) 
Documents/SMEProjectUpdate-Updated-
2016.pdf; 
6. EUROPA, What is an SME? http://
ec.europa.eu/growth/smes/business-friend-
ly-environment/sme-definition_en truy cập 
ngày 11/3/2017;
7. IFRS, About the IFRS for SMEs http://
www.ifrs .org/IFRS-for-SMEs/Pages/
IFRS-for-SMEs.aspx truy cập ngày 
11/3/2017;
8. https://www.worldbank.org/en/topic/
financialsector/brief/smes-finance truy cập 
ngày 1/9/2015;
9. https://stats.oecd.org/glossary/detail.
asp?ID=3123
10.  
11. 
12. 
Bảng 6: Các VAS áp dụng cho SMEs Việt Nam
STT Số hiệu và tên chuẩn mực
1 CM số 11 – Hợp nhất kinh doanh 
2 CM số 19 – Hợp đồng bảo hiểm
3 CM số 22 – Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
4 CM số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con
5 CM số 27 – BCTC giữa niên độ
6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận
7 CM số 30 – Lãi trên cổ phiếu
(Nguồn: Thông tư 133/2016/TT-BTC, ngày 26/8/2016)

File đính kèm:

  • pdfchuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te_danh_cho_doanh_nghiep_nh.pdf