Những tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay

TÓM TẮT

Khủng hoảng tài chính toàn cầu cơ bản đã qua đi nhưng hậu quả của nó để lại sẽ còn

kéo dài trong nhiều năm. Các doanh nghiệp đã trãi qua nhiều, bị giải thể, bị phá sản, bị

sát nhập, hợp nhất, hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhiều . Trong lúc

này Chính Phủ và bản thân các Doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống, trong

đó phải đặc biệt chú trọng tới tái cấu trúc vốn một cách hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận

và đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững.

pdf 9 trang yennguyen 3860
Bạn đang xem tài liệu "Những tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay

Những tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014 
68 
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HOẠT ĐỘNG 
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY 
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
 PHẠM HẢI CHÂU(*) 
TÓM TẮT 
Khủng hoảng tài chính toàn cầu cơ bản đã qua đi nhưng hậu quả của nó để lại sẽ còn 
kéo dài trong nhiều năm. Các doanh nghiệp đã trãi qua nhiều, bị giải thể, bị phá sản, bị 
sát nhập, hợp nhất, hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhiều. Trong lúc 
này Chính Phủ và bản thân các Doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống, trong 
đó phải đặc biệt chú trọng tới tái cấu trúc vốn một cách hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận 
và đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững. 
Từ khóa: vốn kinh doanh, cấu trúc vốn kinh doanh, tái cấu trúc vốn, vốn chủ sỡ hữu, 
tài chính doanh nghiệp 
ABSTRACT 
The global financial crisis has essentially gone but its consequences will also leave 
lasting many years. The business has undergone several waves, storms, were scattered, 
killed, wounded very much.... During this time the government and the enterprise itself 
should restructure the entire system, in which special emphasis to recapitalize reasonably 
to maximize profits and ensure the business grows sustainable. 
Keywords: business capital, restructure capital, restructure capital business, owner 
business, financial business 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Vốn và cấu trúc vốn kinh doanh 
là gì? 
Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh 
doanh của Doanh nghiệp là biểu hiện bằng 
tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy 
động sử dụng vào hoạt động kinh doanh 
nhằm mục đích sinh lời. (*) 
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện 
tiên quyết đối với sự ra đời của doanh 
nghiệp mà nó còn là một trong những yếu 
tố giữ vai trò quyết định trong quá trình 
hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. 
 Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt 
(*)ThS, Trường Đại học Sài Gòn 
động của doanh nghiệp gặp khó khăn có 
thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư hoặc phải thu hẹp 
quy mô kinh doanh. Do vậy, việc đảm bảo 
cho các hoạt động của doanh nghiệp được 
tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc 
rất lớn vào năng lực tổ chức huy động vốn 
của doanh nghiệp. Việc huy động và sử 
dụng vốn cũng bị chi phối bởi mục tiêu 
hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa 
hóa lợi ích cho chủ sở hữu, không ngừng 
làm tăng giá trị của doanh nghiệp và khả 
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị 
trường. 
1.2. Về Nguồn vốn chủ sở hữu 
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của 
các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không 
69 
phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở 
hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư 
góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh 
doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không 
phải là một khoản nợ. 
Một doanh nghiệp có thể có một hoặc 
nhiều chủ sở hữu vốn. Đối với công ty Nhà 
nước, vốn hoạt động do Nhà nước giao 
hoặc đầu tư nên Nhà nước là chủ sở hữu 
vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh, 
công ty TNHH, công ty hợp danh thì chủ 
sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp 
vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia hùn 
vốn. Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở 
hữu vốn là các cổ đông. Đối với các doanh 
nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân 
hoặc chủ hộ gia đình. 
1.3. Cấu trúc vốn (Capital structure) 
mô tả cách thức doanh nghiệp bố trí nguồn 
tài chính thông qua các phương án kết hợp 
giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, 
phát hành trái phiếu và đi vay hay chính là 
sự đánh đổi giữa việc sử dụng nợ vay và 
vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp.[2] 
Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo 
đó doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất 
và có giá cổ phiếu cao nhất. 
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết 
định quan trọng với mọi doanh nghiệp 
không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu 
được từ các cá nhân và tổ chức liên quan 
tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh 
nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định 
này tới năng lực kinh doanh của doanh 
nghiệp trong môi trường cạnh tranh. 
2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC 
VỐN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY 
Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp, cấu 
trúc vốn lại có ảnh hưởng gắn kết đến quá 
trình kinh doanh. Tác động trên nhiều 
phương diện khác nhau. Sau đây chúng ta 
sẽ nghiên cứu một số phương diện đó: 
2.1 Tác động của cấu trúc vốn đến rủi 
ro tài chính doanh nghiệp dệt may 
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh 
nghiệp luôn phải đối mặt với những biến cố 
không chắc chắn trong tương lai có thể gây 
tổn thất, thiệt hại cho doanh nghiệp. Chẳng 
hạn như các yếu tố: lạm phát, sự biến động 
của lãi suất, tỉ giá hối đoái, sự thay đổi thị 
hiếu của người tiêu dùngđã tác động 
mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh, từ đó 
tác động đến giá trị tài sản và kết quả kinh 
doanh của doanh nghiệp. Người ta thường 
coi đó là rủi ro. Như vậy, rủi ro là một sự 
ngẫu nhiên xuất hiện các biến cố có thể đưa 
lại tổn thất hay kết quả không như mong 
đợi. Trong kinh tế, thuật ngữ rủi ro thường 
được sử dụng với ý nghĩa như là sự không 
chắc chắn về kết quả kinh doanh và đầu tư 
của doanh nghiệp trong tương lai, hoặc là sự 
khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi 
nhuận kỳ vọng. 
Trong hoạt động kinh doanh, doanh 
nghiệp sử dụng vốn vay hay các khoản nợ 
khác, một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt 
vốn, mặt khác nhằm gia tăng tỉ suất lợi 
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu 
nhập trên một cổ phần thường (EPS). Tuy 
vậy chính việc sử dụng vốn vay cũng làm 
tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp, đó là 
rủi ro tài chính. 
Rủi ro tài chính là sự biến động hay 
tính khả biến tăng thêm của tỉ suất lợi nhuận 
trên vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một 
cổ phần khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay 
hoặc các nguồn tài trợ khác có chi phí cố 
định tài chính làm tăng thêm xác suất mất 
khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 
Qua nghiên cứu, khảo sát xem xét số 
liệu của doanh nghiệp dệt may VINATEX, 
chúng ta có bảng tổng hợp số liệu như sau: 
Về Cơ cấu Nợ phải trả. 
70 
 Bảng 3: Tỷ lệ Nợ dài hạn so với Nợ ngắn hạn. 
 Đơn vị tính: tỷ đồng 
TT Năm Nợ dài hạn 
Tỷtrọng 
(%) 
Nợ ngắn hạn 
Tỷ trọng 
( % ) 
Tổng số nợ 
1 2006 2.262 35,33 4.139 64,67 6410 
2 2007 2.256 33,39 4.500 66,61 6756 
3 2008 2.698 34,75 5.068 65,25 7766 
4 2009 2.254 28,21 5.737 71,79 7991 
5 2010 2.447 24,82 7 411 75,18 9858 
6 2011 2.025 25,25 5 994 74,75 8019 
7 2012 2 502 29,79 5 897 70,21 8399 
(Nguồn: Vinatex - báo cáo kiểm toán 2006-2012) 
Phân tích: Tỷ trọng nợ dài hạn trên 
tổng số nợ luôn luôn nhỏ cụ thể là: năm 
2006 - 2007 là 33% - 35%; Vốn dài hạn 
giảm tương ứng tỷ lệ nợ dài hạn giảm 
mạnh nhất vào các năm 2010 - 2011. 
Tương ứng số Nợ dài hạn của doanh 
nghiệp năm 2010 chỉ là 24,82% và năm 
2011 là 25,25%. 
+ Nợ ngắn hạn luôn luôn chiếm tỷ 
trọng lớn, chiếm 64,67% - 66,61% những 
năm 2006 – 2007; Nợ ngắn hạn tăng mạnh 
và tăng lên đến 74,75% -75,18% năm 2010 
– 2011. Điều đó cho thấy Doanh nghiệp rất 
khó khăn trong bố trí nguồn vốn sản xuất 
kinh doanh, sắp xếp kế hoạch dòng tiền, bố 
trí vốn trả nợ đến hạn. 
+ Nhìn tổng quát từ 2006-2012 vốn dài 
hạn chiếm tỷ trọng nhỏ từ 25% -35%, vốn 
ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn từ 65% -75%, 
điều đó cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng 
vốn ngắn hạn vào đầu tư dài hạn! chi phí 
vốn ngắn hạn cao, chi phí vốn dài hạn 
thấp.. hiệu quả kinh doanh không cao. 
Nhận xét: Như vậy chứng tỏ rằng 
doanh nghiệp chủ yếu dùng vốn vay ngắn 
hạn để đầu tư tỷ lệ chiếm 70-75%; vốn vay 
dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ 25-30%; điều 
này dẫn đến áp lực rất lớn trong sản xuất 
kinh doanh, luôn luôn phải có kế hoặch trả 
nợ ngắn hạn ngay. Do vậy bản chất của vấn 
đề là Doanh nghiệp cần tái cơ cấu nguồn 
vốn nợ, chuyển nợ, giảm nợ vay ngắn hạn 
tăng vay dài hạn. 
2.2. Tác động của cấu trúc vốn đến tỉ 
suất sinh lời của doanh nghiệp dệt may 
Như đã trình bày ở phần trên, cấu trúc 
vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa 
nợ và vốn chủ sở hữu của một doanh 
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó 
cơ cấu vốn của một doanh nghiệp ảnh 
hưởng đến rủi ro tài chính của doanh 
nghiệp đó ở những khía cạnh sau: 
2.2.1 Ảnh hưởng đến sự cân bằng về 
tài chính 
Xét đến sự cân bằng về tài chính là xét 
đến mối quan hệ giữa các nguồn tài trợ và 
tài sản của doanh nghiệp có cùng thời hạn 
tồn tại. Thời hạn nguồn vốn tài trợ cho tài 
sản của doanh nghiệp ít nhất cũng phải 
bằng thời gian sử dụng của tài sản hình 
thành của nguồn vốn đó. Yêu cầu đặt ra là 
phải tồn tại một mức chênh lệch an toàn 
giữa tiền dùng cho việc thanh toán các 
khoản nợ, mua hàng hoá, tài sản... và dòng 
71 
tiền có được từ việc sử dụng vốn đó vào 
hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Như vậy, một doanh nghiệp sẽ ở tình 
trạng không cân bằng về tài chính nếu như 
doanh nghiệp tài trợ cho việc đầu tư TSCĐ 
và đầu tư dài hạn bằng vốn vay ngắn hạn. 
Bởi nó sẽ kéo dài thời gian trả nợ, hoãn trả 
nợ hoặc phải vay nợ mới trả được nợ cũ... 
vì tài sản đó chưa khấu hao xong hoặc 
khoản đầu tư đó chưa tạo ra được lợi 
nhuận. Việc này dẫn đến tình trạng phụ 
thuộc của doanh nghiệp vào người cho vay, 
dễ dẫn tình trạng doanh nghiệp không có 
khả năng hoàn trả các khoản nợ đến hạn, 
mất khả năng thanh toán. doanh nghiệp sẽ 
mất tính tự chủ trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh của mình, rủi ro tăng cao và 
đứng bên bờ vực phá sản. Hoặc nếu ngược 
lại doanh nghiệp lại dùng vay dài hạn tài 
trợ cho TSLĐ thì mặc dù đảm bảo được 
tính ổn định về tài chính, đảm bảo về khả 
năng thanh toán nhưng chi phí sử dụng vốn 
lại cao hơn, làm giảm lợi nhuận của doanh 
nghiệp. 
2.2.2. Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán 
Khả năng thanh toán được hiểu là khả 
năng doanh nghiệp có thể tự trả được các 
khoản nợ khi đến hạn. Việc xác định khả 
năng thanh toán phụ thuộc vào tính chất 
của tài sản dùng để thanh toán, nghĩa là 
phụ thuộc vào khả năng chuyển đổi thành 
tiền của các tài sản sử dụng trong hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Việc đánh giá khả năng thanh toán của 
doanh nghiệp được xem xét thông qua việc 
phân tích các hệ số về khả năng thanh toán 
sau:
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: 
Hệ số khả năng thanh toán 
nợ ngắn hạn 
= 
Tài sản ngắn hạn 
Tổng nợ ngắn hạn 
Chỉ tiêu này đánh giá mối quan hệ giữa 
nợ ngắn hạn và tài sản lưu động đầu tư 
ngắn hạn, thể hiện mức độ đảm bảo của 
TSLĐ với nợ ngắn hạn. 
Khi hệ số này thấp thể hiện khả năng 
trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ thấp và 
cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn 
tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có 
thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này 
cao cho thấy doanh nghiệp doanh nghiệp 
có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh 
toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên 
phương án tối ưu vẫn là hệ số này xấp xỉ 
bằng một, bởi vì: nếu hệ số này mà quá cao 
so với mức trung bình ngành thì chưa chắc 
đã là tốt, có thể doanh nghiệp có một bộ 
phận hàng tồn kho bị ứ đọng hoặc vốn bị 
đọng lại ở các khoản phải thu quá lớn. 
2.2.3. Ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lời 
của Doanh nghiệp 
Việc sử dụng vốn vay tạo ra khả năng 
cho doanh nghiệp có thể gia tăng được tỉ 
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhưng cũng 
làm cho tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 
có thể có mức độ dao động lớn hơn. Khi tỉ 
suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) mà 
doanh nghiệp tạo ra lớn hơn chi phí sử 
dụng vốn vay sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi 
nhuận vốn chủ sở hữu nhưng nếu tỷ suất 
sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) thấp 
hơn chi phí sử dụng vốn vay sẽ càng làm 
giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận vốn 
chủ sở hữu (ROE). Mặt khác doanh nghiệp 
sử dụng vốn vay làm nảy sinh nghĩa vụ tài 
chính phải thanh toán lãi vay cho các chủ 
nợ bất kể doanh nghiệp đạt được mức độ 
 72 
lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bao 
nhiêu, đồng thời doanh nghiệp phải có 
nghĩa vụ hoàn trả vốn gốc cho các chủ nợ 
đúng hạn, doanh nghiệp càng sử dụng 
nhiều vốn vay thì nguy cơ mất khả năng 
thanh toán càng cao. Như vậy, việc sử 
dụng vốn vay đã ẩn chứa rủi ro tài chính 
mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá 
trình kinh doanh. Để làm rõ vấn đề lý luận 
trên, ta xem xét ví dụ như sau: 
Giả sử hai DN A và B đều có tổng 
VKD là 60 tỉ đồng, doanh thu là 120 tỉ 
đồng/năm và đều có chi phí sản xuất kinh 
doanh là 100 tỉ đồng. Riêng hệ số nợ của 
hai DN là khác nhau: DN A: 30%, DN B: 
70%. Cho biết: 
 Lãi suất huy động đều là 10%/ năm, 
 Thuế suất thuế thu nhập DN là 25%. 
Ta sẽ tính được tỷ suất lợi nhuận vốn 
chủ sở hữu (ROE) của hai DN như sau: 
Bảng 1: Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của hai DN A và B 
 Đơn vị tính: tỷ đồng. 
Chỉ tiêu Đơn vị DNA DNB 
1. Tổng số vốn kinh doanh Tỷ đồng 60 60 
2. Doanh thu Tỷ đồng 120 120 
3. Chi phí kinh doanh Tỷ đồng 100 100 
4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (2-3) Tỷ đồng 20 20 
5. Lãi vay Tỷ đồng 1,8 4,2 
6. Lợi nhuận sau thuế (4-5)*(1- 25%) Tỷ đồng 13,65 11,55 
7. Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 42 18 
8. Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) (6/7) % 0,32 0,65 
Như vậy, do sự khác nhau về mức độ 
sử dụng vốn vay mà tỷ suất lợi nhuận vốn 
chủ sở hữu của DN A đã nhỏ hơn tỉ suất lợi 
nhuận vốn chủ sở hữu của DN B. Đây 
chính là tác động của đòn bẩy tài chính khi 
sử dụng nợ vay. 
Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ sử 
dụng nợ vay trong tổng số vốn kinh doanh 
của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỉ 
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập 
trên một cổ phần của doanh nghiệp. 
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của 
doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. 
Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện 
doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức 
độ cao và ngược lại. 
2.3. Tác động của cấu trúc vốn đến chi 
phí sử dụng vốn của doanh nghiệp dệt may 
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và 
cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp 
có thể huy động sử dụng nhiều nguồn vốn 
hay nói khác đi là nhiều nguồn tài trợ như 
vay vốn, phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ 
phiếu thường (đối với công ty cổ phần) 
Để có quyền sử dụng các loại vốn này, 
Doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập 
nhất định cho người cung cấp vốn- người 
chủ sở hữu vốn. Đó chính là cái giá mà 
Doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng 
nguồn tài trợ để thực hiện đầu tư cũng như 
hoạt động kinh doanh nói chung của doanh 
nghiệp hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn. 
73 
Giá hay chi phí sử dụng vốn được xem xét 
ở đây là chi phí cơ hội và chi phí đó được 
xác định từ thị trường vốn. Trên góc độ 
người đầu tư là người cung cấp vốn cho 
doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ 
suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi 
cung cấp vốn cho doanh nghiệp. 
Mức sinh lời này phải tương xứng với 
mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng 
gặp phải khi cung cấp vốn. Nói chung, khi 
nhà đầu tư nhận thấy mức độ rủi ro của 
Doanh nghiệp lớn hơn thì họ cũng đòi hỏi 
một tỷ suất sinh lời lớn hơn để có thể bù 
đắp được rủi ro. 
Đối với Doanh nghiệp là người sử 
dụng nguồn tài trợ thì chi phí sử dụng vốn 
là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần thiết cần 
phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó 
cho đầu tư hay cho hoạt động kinh doanh 
để sao cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở 
hữu hay thu nhập trên một cổ phần là 
không bị sụt giảm (đối với CTCP là để 
đảm bảo duy trì giá cổ phiếu trên thị 
trường). 
2.3.1. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 
ROE = 
Tổng lợi nhuận sau thuế 
Vốn chủ sở hữu bình quân 
Ý nghĩa: Một đồng vốn chủ sở hữu 
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 
Chỉ số này có giá trị cao càng tốt. Tỷ suất 
lợi nhuận trên là những chỉ số đánh giá 
tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả 
hoạt động SXKD của DN. 
Các tỷ suất này càng lớn thì DN sản 
xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược 
lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong 
hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, 
đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục. 
Để làm sáng tỏ hơn chúng ta xem xét 
số liệu của doanh nghiệp dệt may Vinatex 
như sau: 
 Bảng 2: Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 
 Đơn vị tính: tỷ đồng. 
TT Năm 
Lợi nhuận 
Sau thuế 
VốnChủ sở hữu ROE 
 2 3 4 5=3/4 
1 2006 163 2.287 0.071 
2 2007 202 3.208 0.063 
3 2008 372 3.553 0.105 
4 2009 638 3.863 0.165 
5 2010 818 4.184 0.195 
6 2011 832 4.582 0.181 
7 2012 901 4 862 0.185 
 (Nguồn: Vinatex - báo cáo kiểm toán 2006-2012) 
 Phân tích: nhìn vào bảng số liệu ta 
thấy theo trình tự thời gian chỉ tiêu tỷ suất 
lợi nhuận ngày càng tăng dần, các năm sau 
2011 – 2012 có 0,181 – 0,185 tăng hơn gấp 
đôi các năm 2006 - 2007 chỉ đạt 0,063 - 
0,071. Trong đó năm 2010 có tỷ suất lợi 
 74 
nhuận là cao nhất đạt 0,195. 
Nhận xét: qua bảng cho chúng ta thấy, 
tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp ngày một tốt hơn, tối ưu hơn, 
chi phí sử dụng vốn tiết kiệm hơn nhất là 
những năm 2010 -2012. 
Việc xem xét chỉ tiêu này đánh giá 
hiệu quả sử dụng vốn trong những năm 
2010-2012 tốt hơn nhiều, có sự tăng trưởng 
rõ rệt so với những năm trước 2006 -2007. 
2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 
ROS = 
Tổng lợi nhuận sau thuế 
Doanh thu thuần. 
 Ý nghĩa: Một đồng doanh thu thuần trong một năm tạo được bao nhiêu đồng lợi 
nhuận sau thuế, Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình kinh doanh; bán 
hàng nhiều chưa hẳn lợi nhuận lớn và ngược lại. 
 Bảng 3: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS). 
Đơn vị tính: tỷ đồng 
TT Năm Lợi nhuận Doanh Thu ROS 
 2 3 4 5=3/4 
1 2006 163 12.122 0.013 
2 2007 202 12.800 0.016 
3 2008 372 12.272 0.030 
4 2009 638 14.023 0.045 
5 2010 818 16.722 0.049 
6 2011 832 19.628 0.042 
7 2012 901 20 286 0.044 
 (Nguồn: Vinatex - báo cáo kiểm toán 2006-2012) 
Phân tích: Nhìn vào bảng ta thấy chỉ 
tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong 
những năm 2011-2012 sau tăng trưởng gấp 
2-3 lần những năm 2006 - 2007. Năm 2010 
vẫn là năm có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 
trên doanh thu lớn nhất, chứng tỏ chi phí 
sử dụng vốn tiết kiệm nhưng hiệu quả kinh 
tế rất tốt. 
Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh 
thu các năm 2010-2012 tăng trưởng cao 
hơn nhiều các năm trước, doanh nghiệp đã 
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tốt 
hơn, hàng hóa bán nhiều hơn, chi phí sử 
dụng tiết kiệm hơn. 
75 
2.3.3. Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). 
ROA = 
Tổng lợi nhuận sau thuế 
Tổng tài sản bình quân 
 Ý nghĩa: Một đồng tài sản trong một năm báo cáo tạo ra được bao nhiêu đồng lợi 
nhuận sau thuế, qua xem xét chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình sử dung 
tài sản có hợp lý, khai thác tốt trong quá trình kinh doanh; 
 Bảng 4: Tỉ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản (ROA). 
 Đơn vị tính: tỷ đồng. 
TT Năm Lợi nhuận Tổng tài sản ROA 
 2 3 4 5=3/4 
1 2006 163 8 958 0.018 
2 2007 202 10 934 0.018 
3 2008 372 12 422 0.030 
4 2009 638 13 345 0.049 
5 2010 818 15 884 0.051 
6 2011 832 14 120 0.059 
7 2012 901 14 565 0.062 
(Nguồn: Vinatex - báo cáo kiểm toán 2006-2012) 
Nhận xét: - Hiệu quả sử dụng tài sản 
trong những năm 2011 – 2012 đạt 0,059 – 
0,062 cao gấp 2-3 lần hiệu quả sử dung tài 
sản năm 2006-2007. 
- Đánh giá: quản lý, sử dụng tài sản 
của doanh nghiệp trong quá trình kinh 
doanh tốt nhất là các năm 2010 - 2012. 
Biểu số liệu cho chúng ta thấy Lợi nhuận 
ngày càng tăng trưởng tốt so với tốc độ 
tăng tài sản; 
Như vậy: Nhìn nhận một cách trực 
quan thuần túy có thể thấy dường như việc 
sử dụng đòn bẩy tài chính (hệ số nợ) làm 
cho chi phí sử dụng vốn bình quân của 
doanh nghiệp giảm đi bởi vì khi doanh 
nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính tức là sử 
dụng vốn vay mà lãi tiền vay phải trả được 
coi là một khoản chi phí hợp lý và được trừ 
vào phần thu nhập chịu thuế của doanh 
nghiệp. Khoản tiết kiệm thuế đã làm cho 
chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với 
việc sử dụng các nguồn tài trợ khác. Tuy 
nhiên tác động của đòn bẩy tài chính đến 
chi phí sử dụng vốn bình quân không hoàn 
toàn đơn giản như vậy, bởi vì trong giai 
đoạn đầu khi gia tăng sử dụng nợ hiệu ứng 
tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay vẫn lớn 
hơn sự gia tăng tỷ suất sinh lời đòi hỏi của 
nhà đầu tư, kết quả là chi phí sử dụng vốn 
bình quân của doanh nghiệp vẫn tiếp tục 
giảm xuống. Tuy nhiên khi sử dụng đòn 
bẩy tài chính (hệ số nợ) vượt quá một giới 
hạn nào đó, nguy cơ mất khả năng thanh 
toán của doanh nghiệp cao, rủi ro tài chính 
 76 
tăng mạnh, các nhà cho vay sẽ đòi một 
mức lãi suất cao hơn, các nhà đầu tư khác 
cung cấp vốn dưới hình thức vốn cổ phần 
thường, vốn cổ phần ưu đãi cũng yêu cầu 
một tỷ suất sinh lời cao lên và khi đó chi 
phí sử dụng vốn bình quân của doanh 
nghiệp sẽ tăng lên. 
3. KẾT LUẬN 
 Việc xem xét chi phí sử dụng vốn là 
vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản 
trị tài chính Doanh nghiệp. Nghiên cứu chi 
phí sử dụng vốn tạo ra tầm nhìn cho các 
nhà quản trị khi xem xét chiến lược huy 
động vốn cho Doanh nghiệp. Mặt khác chi 
phí sử dụng vốn còn là căn cứ quan trọng 
để lựa chọn dự án đầu tư làm tăng giá trị 
của Doanh nghiệp. Mỗi một nguồn tài trợ 
hay nguồn vốn mà Doanh nghiệp sử dụng 
có đặc điểm khác nhau và có chi phí sử 
dụng vốn khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Charles Engel, Jian Wang (2008), “International Trade in Durable Goods: 
Understanding Volatility, Cyclicality, and Elasticities”, NBER Working Paper No. 
13814. 
2. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Micheal 
E.Porter, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Đỗ Thị Đông (2011), Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các 
doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân, tr. 9 - 15. 
4. Liu Li (1996), An analysis of Capital Stucture of SOEs, Ecoomic Science, Vol 56 
p.105-109. 
5. Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Ngọc Mạnh (2010), “Quan hệ Việt Nam - Mỹ hướng tới một 
tầm cao mới”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 7 (171), tr.58-67. 
6. Ngân hàng Thế giới (2009), “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam”, Hội 
nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội, ngày 3 - 4/12/2009. 
7. Richard A. Brealy and Sterwat C.Myers (1999), Principles of Coporate finance, Mc 
Graw- Hill. 
8. Võ Đại Lược (2009): Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay - vấn đề và giải 
pháp, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 4 (156), tr. 38-46. 
*Ngày nhận bài: 21/11/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfnhung_tac_dong_cua_cau_truc_von_den_hoat_dong_kinh_doanh_cua.pdf