Chương trình giáo dục Phổ thông môn Mĩ thuật năm 2018
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại. Chương trình môn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và đồng tâm với hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng; tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống; giúp học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa mĩ thuật với văn hoá, xã hội, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; làm tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội. Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục Phổ thông môn Mĩ thuật năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN MĨ THUẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2018 2 MỤC LỤC Trang I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................... 3 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 4 III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................................................. 4 IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ................................................................................................ 5 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ......................................................................................................................................................... 8 LỚP 1 ................................................................................................................................................................................. 12 LỚP 2 ................................................................................................................................................................................. 14 LỚP 3 ................................................................................................................................................................................. 17 LỚP 4 ................................................................................................................................................................................. 20 LỚP 5 ................................................................................................................................................................................. 22 LỚP 6 ................................................................................................................................................................................. 25 LỚP 7 ................................................................................................................................................................................. 28 LỚP 8 ................................................................................................................................................................................. 30 LỚP 9 ................................................................................................................................................................................. 34 LỚP 10 ............................................................................................................................................................................... 37 LỚP 11 ............................................................................................................................................................................... 46 LỚP 12 ............................................................................................................................................................................... 56 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 66 VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 69 VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................. 700 3 I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại. Chương trình môn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và đồng tâm với hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng; tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống; giúp học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa mĩ thuật với văn hoá, xã hội, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; làm tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội. Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội. 4 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Mĩ thuật quán triệt quan điểm và các định hướng được nêu trong Chương trình tổng thể; đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số quan điểm sau: 1. Chương trình môn Mĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận văn hoá, nghệ thuật dân tộc và thế giới trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản của mĩ thuật, kết hợp với khoa học giáo dục. 2. Chương trình môn Mĩ thuật chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học. Thông qua các nội dung, hình thức tổ chức dạy học, trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cần đạt, chương trình được thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, các cơ sở giáo dục và địa phương. Trong quá trình thực hiện, chương trình thường xuyên được cập nhật, phát triển phù hợp với sự phát triển nghệ thuật và yêu cầu của thực tiễn. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Mục tiêu cấp tiểu học Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 5 3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật ở cấp tiểu học, thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm; phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; có ý thức kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ của thời đại, làm nền tảng cho việc phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có hiểu biết về mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, phát triển năng lực tự chủ và tự học, có ý thức định hướng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học. 4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực mĩ thuật đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản và các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua nhiều hình thức hoạt động; phát triển tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, kĩ năng thực hành, giao tiếp và hợp tác; ý thức tôn trọng và phát huy văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá nghệ thuật và thành tựu khoa học, công nghệ của thời đại, phát triển năng lực tự chủ và tự học; tăng cường hiểu biết về kiến thức mĩ thuật trong các lĩnh vực ngành nghề có liên quan, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Chương trình môn Mĩ thuật góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung với các mức độ cụ thể được quy định cho từng cấp học trong Chương trình tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ thông qua các biểu hiện sau: 6 Thành phần năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC THẨM MĨ Quan sát thẩm mĩ – Nhận biết được một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nhận biết được một số yếu tố tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. – Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. – Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật đặc trưng của một số ngành nghề, liên quan đến nghệ thuật thị giác. Nhận thức thẩm mĩ – Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được chủ đề của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Bước đầu nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. – Biết liên tưởng vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo. – Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. – Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. – Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực – Cảm nhận được đặc điểm thẩm mĩ của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật đặc trưng của một số ngành nghề trong đời sống. 7 Thành phần năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông hành sáng tạo. – Liên hệ được yếu tố thẩm mĩ đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác với thực hành, sáng tạo SÁNG TẠO VÀ ỨNG DỤNG THẨM MĨ Sáng tạo thẩm mĩ – Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản. – Vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. – Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản. – Sử dụng được một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo. – Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. – Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. – Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. – Sử dụng được một số công cụ, thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo. – Đề xuất được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ một cách có cơ sở lí luận. – Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện yếu tố thẩm mĩ đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo thể hiện yếu tố thẩm mĩ đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Phối hợp sử dụng được công cụ, thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo. 8 Thành phần năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông Ứng dụng thẩm mĩ – Biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản. – Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. – Biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. – Thể hiện được tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo. – Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. – Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. – Biết cách thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo. – Biết cách truyền thông về sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. – Vận dụng được ý tưởng thẩm mĩ, khả năng hiện thực hoá ý tưởng thẩm mĩ để sáng tạo sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THẨM MĨ Phân tích thẩm mĩ – Chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản. – Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Mô tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ – Phân tích, chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ. – Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. – Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường – Phân tích được yếu tố thẩm mĩ đặc trưng một số ngành nghề trong thực tiễn, liên quan đến nghệ thuật thị giác. – Biết cách thu thập ... điểm văn hoá vùng miền và tính thời đại. Các yếu tố này cần được cân nhắc, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học thực tế; đồng thời, cần chú ý đến mối liên hệ và tương tác giữa các thành phần năng lực khác của năng lực mĩ thuật trong tiến trình dạy học. VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 1. Định hướng chung Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Mĩ thuật là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của từng học sinh; giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự điều chỉnh hoạt động học tập; giúp giáo viên biết được những tiến bộ và hạn chế của học sinh, từ đó có hướng dẫn kịp thời cho học sinh và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động dạy học một cách phù hợp; giúp nhà quản lí hiểu rõ chất lượng giáo dục, làm căn cứ để có những điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ những tiến bộ của con và có những biện pháp, phối hợp giáo dục với nhà trường. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Đánh giá cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt đối với mỗi lớp học, cấp học; coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh trong học tập và những tình huống khác nhau. - Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật. - Đánh giá năng lực đặc thù của môn học chủ yếu bằng định lượng, thông qua đánh giá các thành phần của năng lực thẩm mĩ; chú ý đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. 70 - Sử dụng công cụ đánh giá tin cậy, đảm bảo toàn diện, khách quan, chính xác và phân hoá; kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức đánh giá, bao gồm việc học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng; quan tâm đến những học sinh có sự khác biệt so với các học sinh khác về tâm lí, sở thích, về khả năng và điều kiện tối thiểu học tập; thông tin kịp thời về thời điểm đánh giá, hình thức đánh giá, công cụ đánh giá để học sinh chủ động tham gia quá trình đánh giá. - Kết hợp hài hoà giữa đánh giá thường xuyên (quá trình) và đánh giá tổng kết (định kì); trong đó, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong toàn bộ tiến trình dạy học và tích hợp trong các hoạt động dạy học; đánh giá tổng kết được thực hiện ở thời điểm gần hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học). 2. Hình thức đánh giá a) Đánh giá chẩn đoán: Sử dụng vào thời điểm đầu của một giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức, kĩ năng mĩ thuật, những điểm mạnh và nhu cầu của từng học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp. b) Đánh giá kết quả, bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết. Đánh giá thường xuyên căn cứ vào việc học sinh chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu,... trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến, thảo luận, chia sẻ, thuyết trình, bài viết, kết quả thực hành, thực hiện trưng bày, tham gia nhận xét, đánh giá,... trong quá trình học tập. Đánh giá thường xuyên có sự tham gia của các chủ thể khác nhau: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá đồng đẳng, học sinh tự đánh giá. Đánh giá tổng kết căn cứ vào các sản phẩm thực hành, kết quả dự án học tập, video clip, bài tự luận,... c) Đánh giá định tính và đánh giá định lượng: Đánh giá định tính được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học; đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, bảo đảm phân hoá dần ở các lớp học trên. VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Giải thích thuật ngữ Các thuật ngữ dùng trong văn bản chương trình môn Mĩ thuật được hiểu theo nghĩa dưới đây: 71 a) Một số thuật ngữ mĩ thuật Thuật ngữ Giải thích Cân bằng Là tạo sự hợp lí cho cảm nhận của thị giác, gồm hai loại phổ biến: cân bằng đối xứng, cân bằng bất đối xứng. Chấm Là đơn vị đầu tiên của ngôn ngữ tạo hình, làm mốc để tạo nét, hình, khối hoặc tự bản thân đứng độc lập tạo ra các đặc tính riêng. Chất cảm Là cảm giác cấu trúc bề mặt của chất liệu tạo hình, ví dụ: sự mềm, mịn, thô ráp,... Chuyển động Là sự sắp xếp các yếu tố, nguyên lí tạo hình để tạo các hướng khác nhau ở đối tượng nghệ thuật hoặc tạo sự di chuyển của thị giác trên đối tượng nghệ thuật. Đậm nhạt Là chỉ số thể hiện mức độ sáng hay tối của màu sắc hoặc sự chuyển biến của ánh sáng và bóng tối trên đối tượng. Nhấn mạnh (Điểm nhấn) Là một yếu tố hoặc phần của tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật thu hút thị giác ở đối tượng nghệ thuật. Hài hoà Là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình một cách hợp lí trong một tổng thể chung trên đối tượng thẩm mĩ. Hình Là hiệu quả thụ cảm thị giác đối với vật thể trong không gian do tác động của ánh sáng; hoặc được tạo bởi các yếu tố tạo hình với những nét khu biệt trên mặt phẳng hay đường nét chu vi của các diện được khép kín trong không gian. Khối Là biểu hiện thể tích trên mặt phẳng, trong không gian thực, được tạo bởi các diện mảng của vật thể chiếm một vị trí nhất định. Không gian Là khoảng cách có thể đo được giữa các điểm hoặc hình ảnh, khoảng trống xung quanh một tác phẩm, sản 72 Thuật ngữ Giải thích phẩm, hay một hình, một yếu tố nào đó ở đối tượng của nghệ thuật. Lặp lại Là sự sắp xếp, bố trí các hình, nét, màu sắc,... nhắc lại trên cùng một đối tượng thẩm mĩ; hoặc là sự mô phỏng lại đối tượng. Màu thứ cấp Là màu được tạo ra từ màu cơ bản. Nét Là đường tạo thành do sự dịch chuyển của một điểm hoặc chấm, gồm nhiều loại: thẳng, cong, xiên, gấp khúc,... Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian xung quanh. Nhịp điệu Là sự nhắc lại một cách có chủ đích (đều, nhanh - chậm, dày đặc - thưa thớt,) các hình dạng, hình khối, màu sắc,... trên đối tượng nghệ thuật. Sản phẩm Là bài vẽ, bức tranh, hình thể, vật thể,... được tạo ra trong quá trình thực hành, sáng tạo của học sinh. Sản phẩm thủ công Là sản phẩm được tạo nên bởi cá nhân hoặc tập thể người lao động, nghệ nhân, nghệ sĩ, có tính phổ biến, được xã hội công nhận. Tác phẩm Là sản phẩm mĩ thuật của một cá nhân hoặc một nhóm nghệ sĩ mang phong cách và dấu ấn riêng, được xã hội công nhận. Thảo luận mĩ thuật Là sự trao đổi, chia sẻ, phân tích, giải thích, phản biện, đánh giá,... thẩm mĩ thông qua hình thức học tập tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên,... Thẩm mĩ Là phạm trù triết học đề cập đến bản chất, giá trị của nghệ thuật và hình thức cảm nhận giác quan về cái đẹp. Thủ công Là những thao tác tạo hình đòi hỏi kĩ năng làm hoặc tạo tác phẩm, sản phẩm bằng tay mang công năng sử dụng. 73 Thuật ngữ Giải thích Tỉ lệ Là mối quan hệ so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc độ,... Tương phản Là sự đối lập của các đối tượng liên quan khác nhau ở cạnh nhau, ví dụ: màu nóng, màu lạnh; nét thẳng, nét cong,... Vật liệu Là đồ dùng, đồ vật được sưu tầm, tái sử dụng hoặc sẵn có trong tự nhiên, như: giấy báo, giấy bìa, vỏ hộp, chai nhựa, vải vụn, sợi dây len, cọng rơm, lá cây,... 2D, 3D Là tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật được tạo ra trên mặt phẳng hai chiều hoặc trong không gian ba chiều. b) Từ ngữ thể hiện mức độ cần đạt Chương trình môn Mĩ thuật sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận và thực hành, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. Mức độ Động từ mô tả mức độ Biết Nhận biết được (yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình, đặc điểm,), đọc được tên (màu sắc, tác giả, sản phẩm, tác phẩm, trường phái,), liệt kê được (đồ dùng, công cụ, vật liệu, ngành nghề,), nêu được (yếu tố đặc trưng, ý tưởng, giải pháp,), xác định được (chủ đề, mục đích, đối tượng,), 74 Hiểu Trình bày được (cảm nhận, sự liên hệ, quan điểm,), biểu đạt được (cảm xúc, ý tưởng, nội dung, ), giới thiệu được (tác giả, sản phẩm, tác phẩm,), tóm tắt được (giá trị nghệ thuật, cuộc đời, sự nghiệp,), giải thích được (sắp xếp bố cục, tính phổ biến, địa điểm,), phân tích được (vẻ đẹp, mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng, nhu cầu xã hội,), phân loại được (thể loại, hình thức), phân biệt được (tranh vẽ, tranh in, một số chất liệu,), đánh giá được (sản phẩm, hoạt động thực hành, thảo luận, mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng,), nhận định được (giá trị thẩm mĩ, tiến trình phát triển, sự tác động của internet),... Vận dụng Mô phỏng được (đối tượng thẩm mĩ), phác thảo được (ý tưởng), lựa chọn được (công cụ, vật liệu, chất liệu, hình thức thực hành, vị trí trưng bày,), sử dụng được (vật liệu, công cụ, phương tiện,), thực hiện được (thao tác, các bước thực hành, phác thảo,), vận dụng được (yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình, yếu tố văn hóa nghệ thuật, nhịp điệu của hoa văn,), phối hợp được (kĩ năng, vật liệu, công cụ, phương tiện,), thể hiện được (ý tưởng, đặc trưng, cấu trúc, mục đích,), tạo được (sản phẩm, sự hài hòa, hòa sắc,), 2. Thời lượng thực hiện chương trình 2.1. Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học) Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 35 35 35 35 35 35 35 35 35 70 70 70 Riêng ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm các chuyên đề học tập lựa chọn, thời lượng 35 tiết/năm học. 2.2. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt và thực tế dạy học. Tỉ lệ % thời lượng dành cho các nội dung giáo dục như sau: a) Cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở Nội dung Thời lượng 75 CẤP TIỂU HỌC Mĩ thuật tạo hình 60% Mĩ thuật ứng dụng 30% Đánh giá định kì 10% CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ LỚP 6, LỚP 7 Mĩ thuật tạo hình 50% Mĩ thuật ứng dụng 40% Chủ đề hướng nghiệp 0% Đánh giá định kì 10% LỚP 8, LỚP 9 Mĩ thuật tạo hình 40% Mĩ thuật ứng dụng 40% Chủ đề hướng nghiệp 10% Đánh giá định kì 10% b) Cấp trung học phổ thông - Thời lượng dành cho các nội dung lựa chọn: Nội dung Thời lượng 76 Lí luận và lịch sử mĩ thuật 22% Hội họa 22% Đồ họa (tranh in) 22% Điêu khắc 22% Thiết kế công nghiệp 22% Thiết kế đồ họa 22% Thiết kế thời trang 22% Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 22% Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 22% Kiến trúc 22% Đánh giá định kì 12% – Thời lượng (số tiết) dành cho mỗi chuyên đề (bao gồm cả đánh giá) được phân bố như sau: Chuyên đề học tập Thời lượng (số tiết) Chuyên đề 10.1: Thực hành vẽ hình họa 1 15 Chuyên đề 10.2: Thực hành vẽ trang trí 1 10 Chuyên đề 10.3: Thực hành vẽ tranh bố cục 1 10 Chuyên đề 11.1: Thực hành vẽ hình họa 2 15 Chuyên đề 11.2: Thực hành vẽ trang trí 2 10 Chuyên đề 11.3: Thực hành vẽ tranh bố cục 2 10 77 Chuyên đề 12.1: Thực hành vẽ hình họa 3 15 Chuyên đề 12.2: Thực hành vẽ trang trí 3 10 Chuyên đề 12.3: Thực hành vẽ tranh bố cục 3 10 3. Định hướng về thiết bị dạy học a) Phòng học bộ môn - Nhà trường có phòng dành riêng cho hoạt động dạy học Mĩ thuật, đặc biệt ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Vị trí phòng học mĩ thuật cần tương đối độc lập với các phòng học khác trong nhà trường. - Trang thiết bị trong phòng học: + Bàn ghế học sinh phù hợp với việc di chuyển trong lớp học. + Bảng vẽ cá nhân; dụng cụ để trưng bày sản phẩm mĩ thuật. + Bục đặt mẫu vẽ có thể điều chỉnh được kích thước khi cần thiết. + Giá vẽ có thể điều chỉnh kích thước phù hợp với chiều cao của từng học sinh. + Tủ, giá để lưu giữ sản phẩm thực hành và các dụng cụ, công cụ học tập. + Phương tiện hỗ trợ: máy tính, đèn chiếu (overhead), máy chiếu (projector), b) Đồ dùng dạy học: khối cơ bản, tượng chân dung phạt mảng, tượng chân dung, tranh, ảnh tư liệu mĩ thuật, Ngoài các thiết bị dạy học tối thiểu được quy định trong danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, giáo viên cần tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học; đồng thời, nhà trường cần phối hợp, huy động sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức ở địa phương để bổ sung đồ dùng dạy học phù hợp với chương trình. 4. Thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng học sinh Chương trình môn Mĩ thuật là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo dạy học và đánh giá 78 kết quả giáo dục. Căn cứ yêu cầu cần đạt của chương trình, các nhà trường xây dựng và phát triển kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương và đối tượng học sinh. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường xây dựng thời khoá biểu luân phiên giữa các khối. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, nhà trường hướng dẫn học sinh lựa chọn các nội dung học tập phù hợp với sở thích ngành nghề và khả năng của bản thân; các hướng lựa chọn có thể tập trung khám phá, tìm hiểu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình, liên quan đến mĩ thuật ứng dụng hoặc kết hợp lựa chọn tìm hiểu ngành nghề vừa liên quan đến mĩ thuật tạo hình, vừa liên quan đến mĩ thuật ứng dụng; đồng thời, nhà trường cần xây dựng thời khoá biểu thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với đặc thù môn học lấy hoạt động thực hành, sáng tạo làm trọng tâm. Đối với học sinh có năng khiếu mĩ thuật, giáo viên chú trọng dạy các nội dung thực hành, sáng tạo đa dạng theo mức độ nâng cao dần; khích lệ học sinh tham gia các phong trào, các hình thức hoạt động mĩ thuật trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng; đồng thời, tư vấn, phối hợp với gia đình tạo cơ hội để học sinh phát triển năng khiếu nghệ thuật theo sở thích và thiên hướng của bản thân. Đối với học sinh có thể trạng đặc biệt, căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình, nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với tâm - sinh lí lứa tuổi và khả năng nhận thức, vận động của học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết thiết yếu về mĩ thuật trên cơ sở nội dung thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản; đồng thời, phối hợp với gia đình, giúp học sinh từng bước nâng cao thể trạng của bản thân và phát triển học tập, hòa nhập vào đời sống. Đối với học sinh vùng khó khăn, nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế, giúp học sinh có hiểu biết cần thiết về mĩ thuật thông qua các nội dung thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản, kết hợp với hoạt động trải nghiệm gắn với đời sống thực tiễn; đồng thời, khuyến khích, động viên học sinh nỗ lực học tập, tham gia các hoạt động mĩ thuật phù hợp với bản thân.
File đính kèm:
- chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_mi_thuat_nam_2018.pdf