Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch bền vững hai huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

TÓM TẮT

Vân Đồn, Cô Tô là hai huyện đảo có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh

quốc phòng của đất nước. Tác giả đã vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp vào đánh giá tiềm

năng phát triển du lịch hai huyện đảo theo 10 tiêu chí. Điểm đánh giá 169, chiếm 81,2% số điểm

tối đa, được đánh giá ở mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Vì thế, ngành du lịch Vân Đồn, Cô

Tô đã có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch hai huyện đảo vẫn chưa thật sự

tương xứng với tiềm năng. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển tác giả đã tiến

hành xác lập các loại hình du lịch nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững. Các loại hình du lịch khá đa

dạng nhưng tập trung vào 4 loại hình chính.

pdf 6 trang yennguyen 6240
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch bền vững hai huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch bền vững hai huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch bền vững hai huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 149 - 154
149 
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 
HAI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN, CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH 
Phạm Thị Hồng Nhung* 
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Vân Đồn, Cô Tô là hai huyện đảo có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh 
quốc phòng của đất nước. Tác giả đã vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp vào đánh giá tiềm 
năng phát triển du lịch hai huyện đảo theo 10 tiêu chí. Điểm đánh giá 169, chiếm 81,2% số điểm 
tối đa, được đánh giá ở mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Vì thế, ngành du lịch Vân Đồn, Cô 
Tô đã có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch hai huyện đảo vẫn chưa thật sự 
tương xứng với tiềm năng. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển tác giả đã tiến 
hành xác lập các loại hình du lịch nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững. Các loại hình du lịch khá đa 
dạng nhưng tập trung vào 4 loại hình chính. 
Từ khóa: Du lịch bền vững, huyện đảo, đánh giá tổng hợp, du lịch, tình trạng phát triển du lịch, 
Vân Đồn, Cô Tô. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Phát triển du lịch biển đảo là một hướng quan 
trọng có tính động lực bởi “thế kỷ 21 là thế kỷ 
tiến ra biển”. Đối với Việt Nam, phát triển 
tổng hợp kinh tế biển, không tách rời với các 
đảo và huyện đảo bởi nó là bàn đạp chiến 
lược, là tiền đồn vững chắc bảo vệ độc lập, 
chủ quyền và an ninh quốc phòng của đất 
nước. Chính vì vậy, nghiên cứu, xác lập cơ sở 
khoa học để phát triển ngành du lịch một cách 
bền vững có tính cấp thiết. 
Vân Đồn và Cô Tô là hai huyện đảo của tỉnh 
Quảng Ninh với vị trí vô cùng quan trọng 
trong chiến lược phát triển kinh tế biển và 
đảm bảo an ninh quốc phòng. Vân Đồn được 
xác định là một trong những huyện đảo trọng 
điểm của “chiến lược phát triển biển Việt 
Nam”. Cô Tô là huyện đảo tiền tiêu- biên giới 
của Tổ quốc. Hai huyện đảo có mối quan hệ 
mật thiết với nhau trong lịch sử phát triển của 
tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế- xã 
hội (KT-XH) hiện nay. Mặt khác, hai huyện 
đảo Vân Đồn và Cô Tô còn hội tụ nhiều tiềm 
năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là tiềm 
năng du lịch sinh thái biển đảo. Nhiều hòn 
đảo của hai huyện đảo này được coi như 
những “viên ngọc sáng” của vịnh Bắc Bộ có 
*
 ĐT: 0906158828; Email: phnhung83tn@gmail.com 
thể phát triển đầy đủ các loại hình du lịch biển 
hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện tại du lịch Vân Đồn, 
Cô Tô mới bắt đầu “khởi động”. Do đó, trong 
giai đoạn đầu này rất cần đánh giá đầy đủ, cụ 
thể tiềm năng và hạn chế của ngành du lịch ở 
hai huyện đảo để có thể xây dựng định hướng 
phát triển mang tính bền vững tránh tình trạng 
bất cập như một số khu du lịch biển khác hiện 
nay. Giải quyết vấn đề thực tiễn này có thể sử 
dụng phương pháp tiếp cận địa lý tổng hợp để 
xây dựng cơ sở khoa học tin cậy. Kết quả 
nghiên cứu sẽ góp phần phát huy tiềm năng 
nhằm phát triển du lịch Vân Đồn, Cô Tô một 
cách bền vững. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả 
đã sử dụng các phương pháp truyền thống của 
địa lý học như thu thập, xử lý số liệu; thực 
địa; phân tích, tổng hợp; bản đồ và hệ thông 
tin địa lý. Ngoài ra, để đánh giá mức độ thuận 
lợi cho phát triển du lịch của Vân Đồn, Cô 
Tô, tác giả chú trọng sử dụng phương pháp 
đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng 
số. Trên cơ sở các đánh giá định tính phân 
hạng các mức độ “tốt”, “xấu” tiến hành cho 
điểm với từng tiêu chí. Sau đó, xác định điểm 
tổng hợp để so sánh và kết luận chung về mức 
độ thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong quá 
trình đánh giá, nhất là việc lựa chọn tiêu chí 
và trọng số có sự tư vấn của chuyên gia. 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 149 - 154
150 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
1. Một số vấn đề chung về du lịch bền vững 
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện 
trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về 
du lịch mềm những năm 1990. Theo Hội 
đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế (WTTC) 
1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng 
những nhu cầu hiện tại của du khách và 
vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả 
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ du lịch 
tương lai” [2]. 
Về vấn đề này, Chương trình Nghị sự 21 về 
công nghiệp du lịch và lữ hành hướng tới sự 
phát triển môi trường bền vững của Tổ chức 
Du lịch Thế giới WTO và Hội đồng Thế giới 
(World Council) đã xác định: “Các sản phẩm 
du lịch bền vững là các sản phẩm được xây 
dựng phù hợp với môi trường, cộng đồng và 
các nền văn hóa, nhờ đó sẽ mang lại lợi ích 
chắc chắn chứ không phải là hiểm hoạ cho 
phát triển du lịch”. [2] 
Trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là 
đấu tranh cho sự cân bằng giữa các mục tiêu 
về kinh tế, xã hội, bảo tồn tài nguyên, môi 
trường, văn hóa cộng đồng trong khi phải 
tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng 
cao và đa dạng của du khách. Vì vậy, trong 
quá trình phát triển du lịch phải đảm bảo được 
sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên môi 
trường du lịch và về văn hoá, xã hội [2]. 
2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền 
vững hai huyện đảo 
a) Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển 
du lịch 
Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du 
lịch chính là đánh giá tiềm năng phát triển du 
lịch. Để đánh giá chúng tôi lựa chọn 10 tiêu 
chí, trong đó đã chú trọng đặc biệt đến yếu tố 
biển: Vai trò, vị thế huyện đảo; Độ hấp dẫn; 
Khả năng tiếp cận và liên kết với trung tâm, 
tuyến du lịch; Thời gian hoạt động du lịch; 
Sức chứa du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật 
chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Khả năng kết 
hợp tổ chức các loại hình du lịch; Vị trí, 
khoảng cách với đất liền; Mức độ thuận tiện 
và mức độ an toàn giao thông trên biển; Mức 
độ rủi ro, thiên tai. Tham khảo Viện Nghiên 
cứu Phát triển Du lịch, tác giả đánh giá mỗi 
tiêu chí qua 4 mức với các chỉ tiêu đánh giá 
cụ thể. Từng mức đánh giá có qui định số 
điểm cụ thể như sau: Rất thuận lợi: 4 điểm; 
Khá thuận lợi: 3 điểm; Thuận lợi trung bình: 
2 điểm; ít thuận lợi: 1 điểm. Các chỉ tiêu có 
mức độ tác động và giá trị phục vụ du lịch 
khác nhau, trong đó có những tiêu chí có ý 
nghĩa quan trọng. Do đó, việc lựa chọn trọng 
số sẽ góp phần tăng cường tính chính xác và 
khách quan của kết quả đánh giá. Căn cứ vào 
kinh nghiệm của các chuyên gia, kết hợp với 
nghiên cứu, điều tra, đánh giá trên thực địa, 
tác giả đã đề xuất trọng số của các chỉ tiêu 
đánh giá như trong bảng 2. 
Điểm đánh giá riêng từng chỉ tiêu được tính 
dựa trên so sánh các đặc trưng của tài nguyên 
với bậc đánh giá, sau đó nhân với trọng số đã 
được lựa chọn. Ví dụ để tính sức chứa du 
lịch, chúng tôi dựa vào yếu tố nhạy cảm nhất, 
có ý nghĩa quyết định đối với đảo, đó chính là 
trữ lượng nước sinh hoạt trong mùa du lịch. 
Khi đó sức chứa du lịch tối đa được tính bằng 
tổng lượng nước sạch trên các đảo chia cho 
nhu cầu của mỗi du khách sau khi đã trừ đi 
tổng nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng 
sử dụng nước trên mỗi đảo. Chỉ tiêu về nhu 
cầu nước sạch [2]: đối với người dân sống 
trên đảo là: 80 lít/người/ngày, với khách du 
lịch là: 150 lít/người/ ngày. Kết quả tính toán 
tổng sức chứa tối đa của Vân Đồn, Cô Tô là 
44.724 người/ngày, cụ thể các đảo như bảng 
1. Đối chiếu với thang điểm sau để đánh giá 
[5]: 
+ Bậc 4: Rất lớn (ứng với mức độ rất thuận 
lợi) có sức chứa > 5.000 người/ ngày. 
+ Bậc 3: Khá lớn (ứng với mức độ khá thuận 
lợi) có sức chứa 1.000- 5.000 người/ ngày. 
+ Bậc 2: Trung bình (ứng với mức độ thuận 
lợi trung bình) có sức chứa 100- 1.000 người/ 
ngày. 
+ Bậc 1: Nhỏ (ứng với mức độ kém thuận lợi) 
có sức chứa <100 người/ ngày. 
Như vậy, sức chứa của các điểm, khu du lịch 
đều ở mức khá lớn và rất lớn tương ứng với 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 149 - 154
151 
mức rất thuận lợi. Tuy nhiên, do đặc thù các 
huyện đảo gồm các đảo phân bố rải rác, thậm 
chí có đảo diện tích nhỏ, khả năng cung cấp 
nước hạn chế hoặc ngành du lịch chưa định 
hình. Do đó, điểm tính chung cho sức chứa của 
hai huyện đảo là 3 điểm, ở mức khá thuận lợi. 
Lần lượt đánh giá với 10 tiêu chí đã lựa chọn, 
điểm đánh giá cao nhất là 208 điểm và thấp 
nhất sẽ là 50 điểm. Điểm đánh giá tổng hợp 
được tính theo phương pháp tính tổng với số 
điểm là 169 (bảng 2). 
Căn cứ vào điểm đánh giá tổng hợp để phân 
chia khả năng phát triển du lịch thành các 
mức độ thuận lợi: rất thuận lợi, khá thuận lợi, 
trung bình và ít thuận lợi theo thang điểm sau 
[3]: 
- Rất thuận lợi phải đạt được từ 81 - 100% số 
điểm tối đa. 
- Khá thuận lợi là từ 61 - 80% số điểm tối đa. 
- Kém thuận lợi là từ 25 - 40% số điểm tối đa. 
Điểm đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên 
cho phát triển du lịch là 169 điểm, bằng 
81,25% số điểm tối đa. Mặc dù, số điểm này 
mới chạm ngưỡng song vẫn có thể khẳng định 
Vân Đồn, Cô Tô “rất thuận lợi” để phát triển 
du lịch. Vấn đề đặt ra là lựa chọn loại hình du 
lịch cho phù hợp cũng như các giải pháp để 
phát triển du lịch hai huyện đảo một cách bền 
vững. 
b) Hiện trạng phát triển du lịch 
Hiện tại các hoạt động du lịch tại Vân Đồn, 
Cô Tô mới phát triển song đã đạt được một số 
kết quả nhất định: số lượng khách qua các 
năm tăng, chất lượng dịch vụ du lịch có 
chuyển biến rõ rệt đã đem lại nguồn thu đáng 
kể cho địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển 
của ngành du lịch vẫn chưa tương xứng với 
tiềm năng và vị thế của hai huyện đảo. 
Về lượng khách: Qua 10 năm (2001- 2011), 
lượng khách du lịch đến Vân Đồn đã tăng 
14,4 lần từ 30.554 khách lên 440.000 khách. 
Trong đó, khách quốc tế tăng không đáng kể 
từ 1.100 lượt khách (năm 2004) lên 2.100 
lượt khách (năm 2011) [5]. Huyện đảo Cô Tô, 
các hoạt động du lịch mới đang bắt đầu phát 
triển và khởi sắc. Nếu trước năm 2010, du 
lịch phát triển rất chậm, còn mang nhiều tính 
tự phát, số khách đến Cô Tô không nhiều, 
trung bình khoảng 3.500 khách/năm chủ yếu 
là du lịch tắm biển và thăm quan. Tuy nhiên, 
hai năm trở lại đây, khách du lịch đến huyện 
đảo tăng đột biến, năm 2012 lượng khách du 
lịch tăng gấp 10 lần năm 2010 lên 35.000 lượt 
(vượt kế hoạch 2 lần) [4]. Mặc dù, số lượng 
khách du lịch tăng liên tục nhưng đa phần vẫn 
là những đoàn khách nhỏ lẻ đi thăm thân, lễ 
hội, thăm quan biển đảo và chủ yếu là khách 
nội địa, trong khi đó khách quốc tế lại chưa 
khai thác hiệu quả. 
Doanh thu du lịch của huyện Vân Đồn tăng 
rất mạnh trong những năm qua: nếu năm 2004 
mới được 550 triệu đồng thì năm 2011 đã 
tăng lên 120 tỷ đồng (tăng 218 lần) [4]. Cùng 
với đà tăng trưởng của Vân Đồn, doanh thu 
du lịch của huyện đảo Cô Tô cũng có sự gia 
tăng nhanh, năm 2012 đạt 40 tỷ đồng. Đây là 
một con số đầy ấn tượng vì chỉ vài năm trước 
đây (trước 2010), thu nhập từ hoạt động du 
lịch gần như không đáng kể. 
Để đáp ứng sự gia tăng nhanh của lượng 
khách du lịch, lao động trong ngành cũng 
không ngừng được nâng cao cả về số lượng 
và chất lượng. Huyện Vân Đồn, số lượng lao 
động du lịch liên tục tăng (giai đoạn 2004- 
2011 tăng 4,7 lần [4]. Đồng thời, việc nâng 
cao chất lượng lao động cũng được chính 
quyền hai huyện đảo đặc biệt coi trọng. Hai 
địa phương đã phối hợp với các cơ sở đào tạo 
tổ chức một số lớp học ngoại ngữ tiếng Anh, 
tiếng Trung, lớp đào tạo nghề công nghệ 
thông, tổ chức lớp đào tạo nghề du lịch ngay 
trên địa bàn. Mặc dù vậy, trình độ chuyên 
môn và ngoại ngữ vẫn còn rất hạn chế. 
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại 
huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô đã có sự cải 
thiện song còn hạn chế, chưa tương xứng với 
tiềm năng cũng như tốc độ phát triển của 
ngành. Ví dụ như cơ sở lưu trú có sự gia tăng 
nhanh thể hiện rất rõ rệt trên huyện đảo Cô 
Tô. Nếu trước năm 2010, đến huyện đảo xa 
xôi này du khách chỉ có thể lưu trú tại một 
nhà nghỉ duy nhất là nhà khách huyện ủy thì 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 149 - 154
152 
nay Cô Tô có khoảng 10 cơ sở lưu trú, với 
hơn 100 phòng nghỉ [4]. Còn huyện đảo Vân 
Đồn khá đa dạng , có sự cải thiện mạnh mẽ và 
chuyên môn hoá hơn, điển hình ở các đơn vị 
kinh doanh có quy mô lớn. Số cơ sở lưu trú 
và số phòng không ngừng tăng. Giai đoạn 
2004- 2012, số phòng tăng 3,7 lần, số cơ sở 
lưu trú tăng tương ứng là 8,2 lần [5] . Tuy 
vậy, tại các đơn vị kinh doanh với quy mô 
nhỏ chất lượng dịch vụ còn thấp, đặc biệt ở 
các xã đảo chưa có điện lưới quốc gia và 
không đủ nước ngọt để phục vụ nhu cầu dân 
sinh và du khách. Đồng thời, vào mùa cao 
điểm, số cơ sở lưu trú không đủ phục vụ cho 
nhu cầu khách lưu trú. 
3. Xác lập các loại hình du lịch phù hợp 
theo mục tiêu phát triển bền vững 
Căn cứ vào tiềm năng du lịch và trên cơ sở 
định hướng phát triển du lịch của huyện cũng 
như tham khảo các nghiên cứu, báo cáo có 
liên quan, chúng tôi tiến hành đề xuất những 
loại hình du lịch chính đảm bảo sự PTBV ở 
huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô. Những loại hình 
này bao gồm: 
1. Huyện Vân Đồn với những lợi thế riêng 
cho phát triển du lịch với các loại hình du lịch 
chính như: 
- Du lịch sinh thái cộng đồng: thăm quan, 
khám phá VQG Bái Tử Long, sinh hoạt và 
sản xuất của người dân, cắm trại, leo núi, đi 
bộ xuyên rừng, khảo sát hang động, nhảy 
bungee, chèo xuồng kayac, du lịch thử thách 
và mạo hiểm, câu cá giải trí... 
- Du lịch nghỉ dưỡng - biển: tắm biển, tắm 
nắng, nghỉ dưỡng, hay các hoạt động giải trí 
ven biển và nước sâu như lướt sóng, lướt 
nước, lặn bằng bình dưỡng khí, lặn bằng ống 
thở, câu cá giải trí, du thuyền, vui chơi giải trí 
tổng hợp... 
- Du lịch sinh thái nông nghiệp và chăm sóc 
sức khỏe: tham quan, khám phá các hệ sinh 
thái nông nghiệp, các làng nghề, làng chài, 
làng nổi, homestay, câu cá; du lịch sức khỏe 
dưới dạng các khu spa nghỉ dưỡng liên quan 
tới liệu pháp sử dụng dược thảo truyền thống 
với các dược liệu và spa chăm sóc sức khỏe. 
- Du lịch văn hóa- tâm linh: tham quan, khám 
phá và nghiên cứu các di tích lịch sử, các di 
chỉ khảo cổ và các lễ hội. 
2. Cô Tô có thể phát huy loại hình du lịch 
nghỉ mát – biển đảo với các hoạt động du lịch 
trên mặt nước, dưới mặt nước như lướt sóng ở 
Vàn Chảy, thể thao mạo hiểm, thám hiểm, 
nghiên cứu, nghỉ dưỡng ở Thanh Lam, Cô Tô 
Con, kết hợp với phát triển loại hình du lịch 
sinh thái cộng đồng như tham quan các hệ 
sinh thái và làng nghề thủy sản, cắm trại, 
picnic, nghiên cứu khoa học... Tuy vậy, huyện 
đảo cũng chỉ nên là một điểm “dừng” trên 
tuyến du lịch Hạ Long– Vân Đồ – Cô Tô– 
Móng Cái (phát triển du lịch theo chiều sâu). 
Việc phát triển tất cả các loại hình trên nhằm 
thực hiện mục tiêu đa dạng hoá các loại hình 
và sản phẩm du lịch nhằm tận dụng hết tiềm 
năng về tự nhiên, về KT-XH để thu hút tối đa 
lượng khách trong và ngoài nước. Trong đó, 
du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch biển có 
thể là các loại hình chính, tạo nên hình ảnh 
riêng của Vân Đồn, Cô Tô trong bản dồ du 
lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh 
nói riêng. Tuy nhiên, để phát triển các loại 
hình du lịch trên phải tiến hành đồng thời với 
việc đa dạng hoá các dịch vụ và sản phẩm du 
lịch. 
KẾT LUẬN 
Vân Đồn, Cô Tô là hai huyện đảo tiền tiêu 
của Tổ quốc, với vị trí cửa ngõ trong giao lưu 
kinh tế nên việc phát triển kinh tế huyện đảo 
có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn. Tác giả 
đã vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp 
vào đánh giá tiềm năng phát triển du lịch 
huyện đảo với 10 tiêu chí. Kết quả đánh giá 
cho thấy, hai huyện đảo có nhiều tiềm năng 
cho phát triển du lịch với số điểm chiếm 
81,2% số điểm tối đa, được đánh giá ở mức 
rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Dựa trên 
nguồn tài nguyên phong phú, du lịch Vân 
Đồn, Cô Tô đã có bước phát triển khởi sắc 
trong những năm vừa qua. Số lượng khách 
tăng nhanh, doanh thu du lịch tăng mạnh, 
nguồn lao động và CSVCKT được cải thiện. 
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch hai huyện đảo 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 149 - 154
153 
vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và 
Vân Đồn có dấu hiệu chững lại. 
Trên cơ sở phân tích tiềm năng và hiện trạng 
phát triển tác giả đã tiến hành xác lập các loại 
hình du lịch nhằm đảm bảo mục tiêu bền 
vững. Các loại hình du lịch khá đa dạng 
nhưng tập trung vào 4 loại hình chính: du lịch 
sinh thái cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng- biển, 
du lịch sinh thái nông nghiệp và chăm sóc sức 
khỏe, du lịch văn hóa tâm linh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phạm Hoàng Hải và nnk (2006), Đánh giá 
tổng hợp tiềm năng tự nhiên, KT- XH; Thiết 
lập một số cơ sở khoa học và các giải pháp 
phát triển KT - XH bền vững cho một số 
huyện đảo, Báo cáo tổng hợp đề tài, Đề tài 
KC.09.20, Viện Địa Lý, Trung tâm Khoa học 
Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. 
[2]. Nguyễn Đình Hòe (2005), Du lịch bền vững, 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3]. Phạm Thị Hồng Nhung (2013), Đánh giá 
tổng hợp tiềm năng và đề xuất định hướng 
phát triển du lịch bền vững hai huyện đảo 
Vân Đồn, Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, Đề tài 
cấp Đại học, Trường Đại học Khoa học, Đại 
học Thái Nguyên. 
[4]. UBND huyện Cô Tô, Báo cáo tình hình thực 
hiện nhiệm vụ KT-XH, an ninh, quốc phòng 
2011. Phương hướng nhiệm vụ năm 2012, 
Quảng Ninh. 
[5]. UBND huyện Vân Đồn (2011), Số liệu thống 
kê du lịch huyện Vân Đồn giai đoạn 2007- 
2011, Quảng Ninh. 
[6]. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch (2002), 
Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ thị 
môi trường cho các hoạt động du lịch biển 
Viêt Nam, Hà Nội. 
SUMMARY 
SCIENTIFIC BASIS AND PRACTICES FOR SUSTAINABLE 
TOURISM DEVELEPMENT IN VAN DON, CO TO ISLAND DISTRICT, 
QUANG NINH PROVINE 
Pham Thi Hong Nhung* 
College of Sciences – TNU 
Van Don, Co To island district are two importance of economic development and ensure national 
security of the country. The author has applied integrated assessment methods to assess the 
potential for developing tourism island with 10 criteria. Evaluation of 169, accounting for 81.2% 
of the maximum score, was assessed as very favorable for tourism development. Thus, tourism 
Van Don, Co has significantly grown. However, the two developed island tourism has not really 
commensurate with the potential. On the basis of analysis of the current status and potential 
development of the author undertook to establish the type of travel to ensure sustainability 
objectives. The type of tourism is quite diverse, but focused on 4 main types 
Key words: Sustainable tourism, the island district, integrated assessment, tourism development 
status, Van Don, Co To. 
Phản biện khoa học: TS. Hoàng Thị Bích Ngọc – Trường ĐH Khoa học - ĐHTN 
*
 ĐT: 0906158828; Email: phnhung83tn@gmail.com 
Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 149 - 154
154 
Bảng 1. Sức chứa du lịch trên các đảo 
Đảo 
Tổng diện 
tích (ha) 
Trữ lượng nước 
ngầm (m3) 
Tiêu chuẩn sử dụng 
nước (m3/người/ngày) 
Sức chứa du 
lịch tối đa 
(người/ ngày) 
Cô Tô Lớn 2253 7347 
0,15 
4.040 
Thanh Lam 2421 8138 3.150 
Cái Bầu 17212 4086 24572 
Quần đảo Vân Hải 24192 2044 12.962 
Tổng Vân Đồn 41404 6130 44.724 
Bảng 2. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch tại hai huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô 
Chỉ tiêu đánh giá Trọng số Điểm Kết quả 
Vai trò, vị thế huyện đảo 3 4 12 
Độ 
hấp 
dẫn 
Tài 
nguyên 
Địa hình 
Mức độ chia cắt 2 2 4 
Bãi biển 3 4 12 
Đa dạng địa hình 2 3 6 
Yếu tố hải văn 
Nhiệt độ 
2 
4 8 
Độ mặn 4 8 
Độ cao sóng 4 8 
Tốc độ dòng chảy 2 4 
Thuỷ triều 3 6 
Độ đục 3 6 
Khí hậu 
Nhiệt độ 
2 
3 
6 
Độ ẩm 6 
Tốc độ gió 6 
Lượng mưa 6 
Sinh vật 
Đa dạng sinh học 
2 
4 8 
Độ che phủ 3 6 
Khả năng tiếp cận với các trung tâm, tuyến du lịch 2 3 6 
Thời gian hoạt động du lịch 3 4 12 
Sức chứa du lịch 3 3 9 
Cơ sở hạ tầng, CSVCKT 2 2 4 
Khả năng kết hợp các loại hình du lịch 2 4 8 
Vị trí, khoảng cách với đất liền 2 3 6 
Mức độ thuận tiện và an toàn giao thông trên biển 3 3 9 
Mức độ rủi ro, thiên tai 1 3 3 
Điểm tổng hợp cao nhất 208 
Điểm tổng hợp thấp nhất 50 
Tổng điểm 169 

File đính kèm:

  • pdfco_so_khoa_hoc_va_thuc_tien_phat_trien_du_lich_ben_vung_hai.pdf