Công tác khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hợp tác quốc tế của Viện di truyền Nông nghiệp (Giai đoạn 2011-2013)

Viện Di truyền Nông nghiệp là đơn vị sự

nghiệp khoa học với chức năng nghiên cứu cơ

bản có định hướng và ứng dụng các thành tựu

khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực di truyền và

công nghệ sinh học nhằm thực hiện các nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội của ngành. Đặc điểm cơ

bản của Viện là thực hiện các hoạt động nghiên

cứu và triển khai trên bình diện rộng, từ nghiên

cứu cơ bản đến phát triển giống, công nghệ và tổ

chức triển khai vào sản xuất.

Với đội ngũ 434 cán bộ công nhân viên,

trong đó 264 cán bộ công nhân viên làm công tác

nghiên cứu (có 24 tiến sĩ và 58 thạc sĩ) và 170

công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp, trạm

trại, các cán bộ khoa học của Viện được đào tạo

bài bản và có kinh nghiệm trong việc tổ chức

triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công

nghệ, chuyển giao giống và tiến bộ kỹ thuật. Viện

luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao định

hướng theo mục tiêu chung là xây dựng Viện Di

truyền Nông nghiệp thành Viện trọng điểm Quốc

gia về di truyền và công nghệ sinh học trong lĩnh

vực nông nghiệp, có cơ sở vật chất, nhân lực và

trình độ khoa học công nghệ đạt mức độ tiên tiến

trong khu vực vào năm 2020.

pdf 8 trang yennguyen 8040
Bạn đang xem tài liệu "Công tác khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hợp tác quốc tế của Viện di truyền Nông nghiệp (Giai đoạn 2011-2013)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hợp tác quốc tế của Viện di truyền Nông nghiệp (Giai đoạn 2011-2013)

Công tác khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hợp tác quốc tế của Viện di truyền Nông nghiệp (Giai đoạn 2011-2013)
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
82 
CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT 
VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆN DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP 
(GIAI ĐOẠN 2011 - 2013) 
PGG.TS. Lê Huy Hàm 
Viện trưởng 
I. GIỚI THIỆU CHUNG 
Viện Di truyền Nông nghiệp là đơn vị sự 
nghiệp khoa học với chức năng nghiên cứu cơ 
bản có định hướng và ứng dụng các thành tựu 
khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực di truyền và 
công nghệ sinh học nhằm thực hiện các nhiệm vụ 
phát triển kinh tế xã hội của ngành. Đặc điểm cơ 
bản của Viện là thực hiện các hoạt động nghiên 
cứu và triển khai trên bình diện rộng, từ nghiên 
cứu cơ bản đến phát triển giống, công nghệ và tổ 
chức triển khai vào sản xuất. 
Với đội ngũ 434 cán bộ công nhân viên, 
trong đó 264 cán bộ công nhân viên làm công tác 
nghiên cứu (có 24 tiến sĩ và 58 thạc sĩ) và 170 
công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp, trạm 
trại, các cán bộ khoa học của Viện được đào tạo 
bài bản và có kinh nghiệm trong việc tổ chức 
triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công 
nghệ, chuyển giao giống và tiến bộ kỹ thuật. Viện 
luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao định 
hướng theo mục tiêu chung là xây dựng Viện Di 
truyền Nông nghiệp thành Viện trọng điểm Quốc 
gia về di truyền và công nghệ sinh học trong lĩnh 
vực nông nghiệp, có cơ sở vật chất, nhân lực và 
trình độ khoa học công nghệ đạt mức độ tiên tiến 
trong khu vực vào năm 2020. 
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG 
NGHỆ, CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ 
HỢP TÁC QUỐC TẾ (GIAI ĐOẠN 2011 - 2013) 
Từ năm 2011 đến nay, Viện Di truyền Nông 
nghiệp đã chủ trì thực hiện 20 đề tài, dự án cấp 
Nhà nước, 04 đề tài, dự án cấp Bộ, 02 đề tài thuộc 
nguồn vốn vay ADB, 02 dự án Hợp tác Quốc tế và 
nhiều đề tài, dự án hợp tác với các cơ quan nghiên 
cứu, các tổ chức Quốc tế và các địa phương. Các 
kết quả nổi bật trong nghiên cứu khoa học và ứng 
dụng triển khai đạt được như sau: 
2.1. Kết quả nghiên cứu KHCN 
2.1.1. Trong lĩnh vực Công nghệ tế bào thực vật 
Nuôi cấy mô tế bào là một trong những 
hướng nghiên cứu truyền thống đã được Viện Di 
truyền Nông nghiệp tập trung giải quyết ngay từ 
những ngày mới thành lập. Viện đã áp dụng công 
nghệ này trong nuôi cấy phục tráng, khai thác 
phát triển nguồn gen, nhân giống sạch bệnh số 
lượng lớn một số giống cây trồng quan trọng 
(khoai môn, khoai sọ, lúa, mía, cây ăn quả có 
múi, hoa....). Đã xây dựng thành công quy trình 
nuôi cấy lát mỏng, tạo phôi vô tính và nhân giống 
bằng bioreactor một số giống hoa phong lan. Xây 
dựng quy trình kỹ thuật nhân giống mía sạch 
bệnh quy mô công nghiệp. Nhân nhanh được 
600.000 cây giống sạch bệnh cung cấp cho hệ 
thống nhân giống mía của Công ty mía đường 
Hòa Bình, Công ty Mía đường Tuyên Quang, 
Công ty Mía đường Lam Sơn. Xây dựng vườn 
giống gốc mía nuôi cấy mô 10ha và vườn mía 
thương phẩm 200 ha ở Hòa Bình, 350ha ở Thanh 
Hóa và 50ha ở Tuyên Quang. 
Viện đã nghiên cứu và ứng dụng thành công 
quy trình nuôi cấy cứu phôi hạt lép, hạt nhỏ, gây 
tạo đột biến bằng chiếu xạ trên mắt ghép, kỹ 
thuật tái sinh cây từ tế bào trần, cứu phôi tam bội 
ở các cây ăn quả có múi. Đã tạo được 04 dòng 
bưởi, 02 dòng cam sành, 01 dòng cam Vân Du tứ 
bội và nhiều dòng tam bội. Hiện tại đã có 01 
dòng bưởi Diễn, 01 dòng cam Sành tam bội cho 
quả bói. Viện đang đăng ký bản quyền tác giả 
cho các dòng tứ bội và tam bội tạo ra. Đã xây 
dựng thành công hệ thống nhân giống sạch bệnh 
3 cấp đối với giống cam V2, cam BH, QST1. Sản 
xuất 200.000 cây giống/năm cung cấp cho các 
vùng cam chủ lực ở Nghệ An, Hoà Bình, Yên 
Bái, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sơn La, 
Lai Châu, Lào Cao, Cao Bằng... Tổng diện tích 
976ha. Dự kiến giống cam V2 sẽ là giống chủ lực 
trong phát triển công nghiệp cây ăn quả có múi ở 
nước ta trong thời gian tới. 
Viện đã hoàn thiện quy trình nuôi cấy bao 
phấn, tạo hàng loạt dòng đơn bội kép phục vụ 
chọn tạo giống lúa. 
Đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân 
giống invitro cây sắn, duy trì tập đoàn invitro các 
giống sắn nhập nội và giống địa phương làm 
nguồn vật liệu nhân giống sạch bệnh, năng suất 
cao phục vụ cho sản xuất. 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
83 
2.1.2. Trong lĩnh vực Công nghệ gen 
2.1.2.1. Phân lập và nghiên cứu chức năng gen 
Các nghiên cứu phân lập gen và thiết kế 
vector biểu hiện gen đã được Viện triển khai theo 
định hướng tạo nguồn vật liệu di truyền cho các 
nghiên cứu chuyển gen, tạo cây trồng biến đổi 
gen có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi. 
Viện đã phân lập được 19 gen điều khiển tăng 
cường tính chịu hạn: OsDREB1A, OsDREB2A, 
ZmDREB2A, OsDREB2A-2ACA, OsNAC1, 
OsNac5, OsNAC6, OsNac10, OsAREB1A, 
OsRap2.4A, OsRap2.4B, OsNLI-IF, GmMYB, 
GmGLP1, GmCHS7, Os06g46270, Os04g23910, 
Os08g02070 và Os10g39310 phục vụ nghiên cứu 
tạo giống cây trồng chuyển gen chịu hạn. 
Phân lập được 2 gen chức năng tăng cường 
tính chịu hạn: OsP5CS, OsGolS. 
Phân lập được 1 promotor biểu hiện liên tục 
(Ubiquitin) và 2 promotor biểu hiện trong điều 
kiện bất lợi ngoại cảnh (Lip9, RD29a). 
Thiết kế được 32 vector chuyển gen biểu 
hiện dưới sự điều khiển của 4 promoter 
(Ubiquitin, 35S, Lip9 và RD29a) và 19 gen đã 
phân lập được. Các vector chuyển gen này là 
nguồn vật liệu cho nghiên cứu tạo giống cây 
trồng chuyển gen chịu hạn. 
Xây dựng được quy trình chuyển gen vào giống 
lúa Indica (PB1), Japonica (J02), ngô, đậu tương và 
thuốc lá phục vụ nghiên cứu chức năng gen. 
Đã thu được các dòng lúa, ngô, đậu tương và 
thuốc lá chuyển gen và đang tiến hành đánh giá 
sinh trưởng và tính chịu hạn của các dòng cây 
chuyển gen. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy 
các gen điều khiển chịu hạn phân lập được có vai 
trò trong việc tăng cường tính chịu hạn trong các 
cây chuyển gen. 
Đã chuyển giao các gen được phân lập cho 
Viện Nghiên cứu Bông và các nhóm nghiên cứu 
trong và ngoài Viện thuộc khối VAAS. 
2.1.2.2. Chuyển gen 
Trên đối tượng cây ngô, một loại cây trồng 
quan trọng sau cây lúa, Viện đang chủ trì thực 
hiện các nghiên cứu chuyển gen kháng sâu và 
kháng hạn vào các dòng/giống ngô mô hình và 
ngô chọn lọc của Việt Nam. 
Đối với tính trạng kháng sâu, đã nghiên cứu 
chuyển gen Cry1Ac vào dòng ngô mô hình HR9 
và 5 dòng ngô chọn lọc VH1, VH11, VN106, 
CM8 và CH9. Đã đánh giá và sàng lọc được 13 
cá thể chuyển gen T4 thuộc dòng CH9.13.159.1.6 
và CH9.13.159.15.1 mang 1 bản copy của gen 
chuyển cry1A(c), có sự hiện diện của protein 
cry1A(c) và có khả năng kháng sâu trong điều 
kiện gây áp lực sâu nhân tạo trong nhà lưới cách 
ly côn trùng. 
Nghiên cứu chuyển gen kháng hạn ở ngô 
bước đầu đã thu nhận được các dòng ngô chuyển 
gen thế hệ T1 thuộc các dòng ngô chọn lọc VH1, 
CM8 và CH9 mang gen điều khiển tăng cường 
tính chịu hạn NPK1, ZmNF-YB thông qua phân 
tích PCR. 
Viện cũng đang triển khai nghiên cứu 
chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ vào đậu tương, 
bước đầu đã thu được một số dòng T0 chuyển 
gen thuộc giống DT2008 và DT26. 
2.1.2.3. Công nghệ chỉ thị phân tử 
Viện đã áp dụng công nghệ chỉ thị phân tử 
trong nghiên cứu đa dạng di truyền, phân tích, 
đánh giá nguồn gen, giải mã, lập bản đồ và chọn 
giống phân tử ở các đối tượng cây lúa, cây bông 
và cây lạc: 
a. Giải mã gen 
- Cây lúa: 
Viện đã giải mã thành công 36 giống lúa bản 
địa ưu tú của Việt Nam (gồm 07 giống lúa chất 
lượng; 06 giống lúa chịu hạn; 06 giống lúa chịu 
mặn; 07 giống lúa kháng rầy nâu; 05 giống lúa 
kháng đạo ôn và 05 giống lúa kháng bạc lá). 
Toàn bộ dữ liệu trình tự hệ gen của 36 giống lúa 
này được lưu giữ tại Viện Di truyền Nông 
nghiệp, là nguồn tư liệu quan trọng để tầm soát 
các gen chức năng, định vị chính xác các gen 
đích trên bản đồ, thiết kế các marker chức năng 
giúp chọn lọc cá thể mang gen đích một cách 
chính xác phục vụ công tác lai tạo giống lúa; Đã 
xây dựng được trình duyệt genome và bản đồ các 
SNPs (single nucleotide polymorphism) của các 
giống lúa bản địa của Việt Nam phục vụ cho 
công bảo tồn nguồn gen, phân loại, chọn tạo 
giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng 
chống chịu các loại sâu bệnh và điều kiện bất lợi 
sinh học và phi sinh học. Giai đoạn 2014 - 2016 
đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt 
tiếp tục giải mã 800 giống lúa bản địa của Việt 
Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển tin sinh 
học khai thác, lập bản đồ các đặc tính quan trọng 
của cây lúa, phát triển các chỉ thị phân tử và ứng 
dụng cho chọn tạo giống. 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
84 
- Giải trình tự hệ gen virus gây bệnh ở thực vật: 
Đã phân lập và giải trình tự 3 phân đoạn S7, 
S9 và S10 của 13 chủng viruss gây bệnh lúa lùn 
sọc đen Việt Nam (SRBSDV) tại 5 vùng sinh thái 
trồng lúa từ miền Trung trở ra. 
Đã giải trình tự gen của 15 chủng virus gây 
bệnh xoăn vàng lá cà chua TYLCV; đăng ký tại 
Ngân hàng gen NCBI tổng số 8 trình tự genom 
DNA-A của virus gây bệnh xoăn lá cà chua ở 
nước ta, mỗi trình tự mang 6 gen, mã số sau: 
EU368372, GQ 246940, GQ 246941, GQ338765, 
GQ338766, GQ338767, GQ338768, GQ373254. 
Thiết kế thành công các vector RNAi nhằm 
bất hoạt các gen đích tương ứng của virus xoăn lá 
cà chua TYLCV (pBI121-AC2; pBI121-AC4; 
pBI121-AV2; pHANNIBAL-hpRNA; pART27-
hpRNA) và virus gây bệnh lùn lúa cỏ (RGSV), 
virus gây bệnh xoăn lá lúa (RRSV) (vector 
pANDA, vector pC2300). 
b. Hỗ trợ khảo nghiệm DUS 
Viện đã xây dựng được quy trình “Xác định 
đúng giống lúa thuần bằng sinh học phân tử hỗ 
trợ cho khảo nghiệm DUS” phù hợp với các tiêu 
chí và tiêu chuẩn đánh giá trong công tác khảo 
nghiệm DUS hiện hành, phục vụ cho công tác 
quản lý giống trong thực tại hiện nay. Đã nghiên 
cứu xây dựng phần mềm DUS-DFP để lưu trữ 
thư viện “Vân tay ADN”, phân tích và hỗ trợ 
trong khảo nghiệm DUS. 
c. Lập bản đồ và chọn giống bằng chỉ thị 
phân tử 
- Đối với cây lúa: 
Đã lập bản đồ phân tử các gen ở cây lúa cho 
các tính trạng như tính kháng rầy nâu, bạc lá, đạo 
ôn. Trên cơ sở đó đã xác định các chỉ thị phân tử 
và sử dụng cho chọn tạo giống như sau: 
+ Kháng rầy nâu: 1 gen kháng rầy ở giống lúa 
CR203 là BphX nằm trên NST số 4 với các chỉ thị 
AFLP liên kết gần ở khoảng cách dưới 1cM, 1 gen 
kháng rầy khác trên NST số 4 là BphZ ở giống lúa 
GC9, trong đó các chỉ thị gần nhất là RM7051, 
RM3367, RM3839 nằm ở 1 phía gen kháng, cách 
gen kháng từ 1,7 tới 3,4 cM và RM1388, RM1223, 
RM17235 nằm ở phía bên kia gen kháng, cách gen 
kháng từ 1,7 tới 3,2 cM. Đã chọn tạo được giống 
lúa kháng rầy nâu KR1, hiện nay đang được trồng 
khảo nghiệm tại các tỉnh phía Bắc. 
+ Kháng bạc lá: Đã xác định được 5 chỉ thị 
phân tử liên kết gen kháng (xa5, Xa7, Xa21), 
triển khai các dòng được qui tụ để xác định số 
gen được qui tụ cũng như các đặc tính nông học 
các dòng đã chọn. Viện đã chọn tạo được nhiều 
dòng lúa triển vọng mang gen kháng bệnh bạc lá 
(DT45, DT46, DT47...). 
+ Kháng đạo ôn: Bằng kỹ thuật gen đối gen 
Viện đang tiến hành các nghiên cứu chọn tạo 
giống lúa kháng bệnh đạo ôn bền vững cho các 
vùng trồng lúa chính của cả nước, đã xác định 
được 8 giống lúa có khả năng kháng đối với các 
chủng nấm gây bệnh đạo ôn ở Việt Nam. Trong 
các chủng nấm đạo ôn phân lập được tại các vùng 
trồng lúa chính của cả nước đã xác định được 
kiểu giới tính (Matting type) của 8 chủng nấm 
bệnh đạo ôn là thuộc nhóm MAT1-2 giúp xác 
định gen kháng và dự báo các biến chủng của 
nấm đạo ôn trong tương lai. Đã xác định được 
biểu hiện kháng của các gen kháng Pi-k và Pi-ta 
đối với chủng nấm đạo ôn tại Thái Bình giúp xác 
định gen không độc trên nấm và tương tác gen-
đối-gen. Đã xác định được 1 gen độc đối với 
giống lúa BC15 và 1 gen không độc đối với 
giống lúa DT10. 
+ Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử liên 
kết với các tính trạng cấu thành năng suất đã xác 
định được locus gen quy định tính trạng tăng số 
hạt trên bông liên kết chặt với 03 chỉ thị phân tử 
RM445, RM500, RM21615 trên nhiễm sắc thể số 
7 và đang quy tụ locus gen này để tạo giống lúa 
thuần siêu cao sản. 
+ Chịu mặn, chịu ngập: Đã ứng dụng công 
nghệ MAS (marker asisted sellection) MABC 
(marker asisted backcrossing - chọn giống nhờ chỉ 
thị phân tử kết hợp hồi giao) để tiến hành qui tụ 
các gen chịu mặn (Saltol) gen chịu ngập (Sub1) 
vào nền gen các giống lúa năng suất, chất lượng 
cao đang được trồng phổ biến ở Việt Nam như: 
các giống lúa MT508-1; Khang dân 18; Bắc thơm 
số 7; Q5, AS996, OM6976... Đến nay đã chọn 
được các dòng triển vọng mang gen chịu mặn như 
AS996-Saltol; Bắc thơm-Saltol, OM6976-Saltol 
chịu mặn tốt ở nồng độ 4-60/00, năng suất cao 6,5 - 
7,5 tấn/ha, dạng hình đẹp. Dòng OM22 đã được 
khảo nghiệm Quốc gia trong vụ Đông Xuân 2013 
và Hè Thu 2013 tại ĐBSCL. Riêng hai dòng 
OM224 (F198), OM225 (F72) đã được gửi đi 
khảo nghiệm các vùng sinh thái 13 tỉnh của 
ĐBSCL. Đã chọn lọc được 6 dòng chịu ngập triển 
vọng (cấp 3 tương đương với giống chứng 
IR64sub1) đó là E95-5-1, E95-5-3, C318-2-10, 
C318-1-5, C320-4-1, C318-5-2, các dòng chịu 
ngập này cũng đang đã được khảo nghiệm và 
trồng thử ở các vùng ven biển của tỉnh Bạc Liêu. 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
85 
- Đối với cây bông: 
Nghiên cứu chọn tạo giống bông có chất 
lượng xơ tốt Viện đã lập bản đồ liên kết di truyền 
trên cây bông tứ bội, định vị được 11 QTL liên 
kết với các tính trạng chất lượng xơ chính (chiều 
dài xơ, độ bền xơ, độ đều xơ, tỷ lệ xơ...) và xác 
định các chỉ thị phân tử liên kết QTL. Hiện tại, 
Viện đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Bông và 
PTNN Nha Hố chọn tạo được các dòng bông thế 
hệ BC4 triển vọng để tiếp tục phát triển thành 
giống bông có chất lượng xơ tốt, năng suất cao 
phục vụ sản xuất. 
- Đối với cây lạc: 
Nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh 
đốm muộn bằng chỉ thị phân tử bước đầu đã đánh 
giá được khả năng kháng/nhiễm bệnh đốm muộn 
của tập đoàn 64 dòng/giống, xác định mức độ đa 
dạng di truyền của các mẫu giống, xác định được 
2 giống lạc tiêu biểu TB25 và CNC3 có năng suất 
cao, ổn định nhiễm bệnh đốm lá muộn dùng làm 
cây nhận QTL/gen kháng, lai tạo được 57 tổ hợp 
F1 và 352 cá thể F2, thế hệ BC1F2. 
2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng 
Áp dụng phương pháp chọn giống truyền 
thống kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại, 
nhiều giống cây trồng mới đã được Viện nghiên 
cứu chọn tạo và được triển khai trên diện tích lớn 
trên khắp cả nước. 
2.2.1. Giống lúa 
Từ khi thành lập đến nay, Viện Di truyền 
Nông nghiệp đã chọn tạo được 33 giống lúa năng 
suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích 
ứng rộng với các vùng sinh thái... bằng việc áp 
dụng các phương pháp chọn tạo khác nhau: chọn 
giống truyền thống, công nghệ sinh học (nuôi cấy 
bao phấn, đột biến thực nghiệm, chỉ thị phân 
tử...) và tuyển chọn dòng/giống nhập nội, gồm: 
- Giống chính thức: 13 giống gồm 7 giống 
năng suất cao, 1 giống lúa lai và 5 giống lúa 
chất lượng. Đặc biệt giống Khang dân đột biến 
đã được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần 
Giống cây trồng Trung ương. Công ty này đã 
triển khai nhanh vào sản xuất và đưa diện tích 
ứng dụng lên trên 400.000ha các năm vừa qua 
(2010, 2011, 2012). 
- Giống sản xuất thử: 12 giống gồm 6 giống 
năng suất cao và 6 ... và gạo xuất khẩu, sản lượng 2000 tấn gạo/năm. 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
86 
2.2.2. Giống đậu tương 
Viện đã tạo ra và chuyển giao vào sản xuất 
trên 10 giống đậu tương. Các giống đậu tương 
của Viện, điển hình là giống DT84, DT96 đưa ra 
sản xuất từ những năm 1990, nhưng cho đến nay 
vẫn chưa có giống khác vượt trội. 
Gần đây Viện đã chọn tạo được 04 giống đậu 
tương mới, trong đó có giống đậu tương hạt 
DT2001 và giống đậu tương rau DT02 đã được 
công nhận giống chính thức, giống DT2008 và 
giống DT08 được công nhận giống sản xuất thử. 
Giống DT2001 với diện tích khoảng 2000ha tại 
Hà Nội và giống DT2008 khoảng 500ha tại các 
tỉnh, thành phía Bắc như Hà Nội, Hà Giang, Thái 
Nguyên, Phú Thọ, Cao Bằng, Yên Bái... và 
200ha tại Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Vũng 
Tàu; Giống DT02 với diện tích khoảng 50ha tại 
Hà Nội, Ninh Bình và giống DT08 với diện tích 
khoảng 20ha tại Hà Nội, Bắc Giang. 
Tính đến năm 2012, các giống đậu tương do 
Viện chọn tạo đã chiếm diện tích khoảng 70.000 
ha/năm trong tổng số 120.800ha của cả nước (58% 
diện tích cả nước và 80 - 90% diện tích các tỉnh 
phía Bắc), góp phần không nhỏ đưa năng suất đậu 
tương của cả nước từ 6,8 tạ/ha (1980) lên 14,8 
tạ/ha, diện tích từ 49.400ha lên 120.800ha. 
2.2.3. Giống rau, hoa 
Giống cà chua DT28 đã được công nhận 
giống cây trồng mới, được triển khai rộng, sản 
xuất hạt giống và quả thương phẩm cho nhiều 
tỉnh miền Bắc với chất lượng quả và năng suất 
cao. Các giống hoa cúc VCM1, VCM2, VCM3, 
giống hoa hồng HN9 là những giống hoa đã được 
công nhận giống sản xuất thử. Giống VCM1 
được trồng ở các tỉnh phía Bắc với diện tích sản 
xuất 7 ha/năm đạt hiệu quả kinh tế 150 - 160 
triệu/ha/năm; Giống hoa hồng HN9 được trồng ở 
các tỉnh phía Bắc với diện tích sản xuất 6 ha/năm, 
đạt hiệu quả kinh tế: 200 - 220 triệu/ha/năm; 
2.2.4. Giống cây ăn quả 
Các giống cây ăn quả do Viện nghiên cứu 
chọn tạo trong giai đoạn 2007 - 2013 gồm 2 
giống cam (cam V2, cam BH), 1 giống quýt 
(QST1) và giống hồng MC1 đều là những giống 
đã được công nhận giống chính thức. 
Giống cam V2, cam BH là giống cam không 
hạt, chất lượng cao đã được mở rộng sản xuất, 
cung cấp với số lượng hàng vạn cây giống cho 
các tỉnh: Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, 
Điện Biên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình và đã 
được trồng trên diện tích 900ha. 
Giống hồng Giòn không hạt MC1 có năng 
suất cao, quả dễ bảo quản, vận chuyển, mẫu mã 
đẹp, chất lượng cao, có thể là mặt hàng thương 
mại và xuất khẩu của các tỉnh miền núi, đặc biệt 
là giúp đồng bào định canh, định cư phát triển 
sản xuất, xoá đói, giảm nghèo. Hiện đang được 
trồng tại Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà, Sa Pa 
(Lào Cai), Mai Châu (Hoà Bình), có tiềm năng 
ứng dụng cho vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. 
2.2.5. Giống nấm ăn, nấm dược liệu 
Viện đã nghiên cứu chọn tạo được 10 giống 
nấm ăn chất lượng cao, trong đó có 3 giống đã 
được công nhận giống chính thức và 07 giống 
được công nhận giống sản xuất thử. Các giống 
nấm này đã được sản xuất, chuyển giao công 
nghệ nhân giống và nuôi trồng cho nhiều tỉnh 
trên cả nước. Đã xây dựng thành công quy trình 
nhân giống nấm dạng dịch thể, rút ngắn được 
thời gian ươm sợi, giá thành chủng giống thấp 
hơn và thuận lợi trong việc sản xuất nấm quy mô 
công nghiệp. Đã thu thập và lưu giữ 118 nguồn 
gen giống nấm ăn và nấm dược liệu. 
2.2.6. Giống cây trồng khác 
Viện đã nghiên cứu chọn tạo được hai giống 
mía ROC26, mía HB1 và giống sắn NA1 được 
công nhận là giống chính thức. Các giống mía có 
năng suất và độ đường cao, đã được nhân giống ở 
quy mô công nghiệp, cung cấp cây giống invitro 
cho các vùng trồng mía ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 
đem lại hiệu quả kinh tế cao. 
2.3. Kết quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 
Trong giai đoạn 2011 - 2013 Viện đã xây 
dựng và chuyển giao thành công hàng chục mô 
hình nhân giống cấy mô các giống mía, chuối, 
hoa, khoai môn, khoai sọ tầng vàng..., cung cấp 
cây giống invitro sạch bệnh cho các cơ sở địa 
phương của các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng 
Ninh, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lào Cai... Trong 
những năm gần đây Viện đang hợp tác với các 
tỉnh như: Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, 
Điện Biên, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và 3 
tỉnh Tây Nguyên chuyển giao các mô hình lúa 
chất lượng cao, mô hình sản xuất giống đậu tương. 
Trung tâm Công nghệ sinh học Thực vật - 
doanh nghiệp KHCN trực thuộc Viện đã chuyển 
giao công nghệ về sản xuất giống, nuôi trồng, chế 
biến và tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu 
cho 45 đơn vị (các Công ty, Trung tâm Ứng dụng 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
87 
KH&CN, Trung tâm ứng dụng TBKHCN các 
tỉnh) và các địa phương trong cả nước. Trung tâm 
đã đầu tư phát triển vùng sản xuất nấm mỡ và nấm 
rơm xuất khẩu tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, 
Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Hải 
Phòng,... đạt sản lượng trên 600 tấn nấm cung cấp 
cho Nhà máy đóng hộp nấm Nam Tiến. Đào tạo 
160 khoá học về công nghệ nuôi trồng nấm ăn, 
nấm dược liệu tại Hà Nội và hàng trăm khoá học 
tại các địa phương. 
2.4. Kết quả phát triển hợp tác trong nước và 
Quốc tế 
Viện Di truyền Nông nghiệp đã luôn chủ 
động thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác với 
nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học, các viện 
nghiên cứu trực thuộc VAAS, các trường đại học, 
các tổ chức tài trợ và các địa phương trong và 
ngoài nước thông qua các đề tài, các dự án song 
phương và đa phương, các hợp đồng nghiên cứu. 
Về hợp tác trong nước: Viện có quan hệ 
hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với nhiều 
viện nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, 
các Viện nghiên cứu khác, các Trường Đại học 
Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp, Đại 
học KHTN, Đại học KHCN.... Viện cũng có quan 
hệ hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao 
công nghệ, tiến bộ kỹ thuật với nhiều tỉnh vùng 
ĐBSH, một số tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ và 
khu vực Tây Nguyên. Các địa phương, các tỉnh 
có nguồn kinh phí để Viện triển khai các đề tài, 
dự án nghiên cứu và chuyển giao TBKT, giải 
quyết các vấn đề thực tế sản xuất đòi hỏi, góp 
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa 
phương. Ngoài ra, Viện còn có mối quan hệ hợp 
tác với nhiều doanh nghiệp trong nghiên cứu 
khoa học và chuyển giao TBKT vào sản xuất 
theo chiến lược hợp tác “ba nhà, bốn nhà”. 
Về hợp tác Quốc tế: Trong quá trình phát 
triển, Viện đặc biệt chú trọng về công tác hợp tác 
quốc tế để nâng cao năng lực khoa học công nghệ 
và hội nhập với Quốc tế. Thông qua hợp tác 
Quốc tế nâng cao trình độ cho cán bộ khoa học 
về ngoại ngữ, chuyên môn và kỹ năng thực hành, 
cũng thông qua hợp tác quốc tế để trao đổi kinh 
nghiệm, kiến thức, chuyển giao công nghệ. Trong 
thời gian qua, ngoài các mối quan hệ Quốc tế đã 
có, Viện đã thiết lập và tăng cường được mối 
quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, các viện, 
trường và các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, 
Anh, Pháp, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Nga, Đan 
Mạch, IRRI, ICGEB, IPGRI, FAO, Ucraina, 
World Bank... Các cán bộ nghiên cứu của Viện 
cũng như các chuyên gia thuộc các nước và tổ 
chức nói trên đã thường xuyên được trao đổi, học 
tập và chuyển giao kinh nghiệm lẫn nhau. 
Viện đã cùng với các đối tác nước ngoài xây 
dựng và thực hiện 7 dự án với tổng kinh phí trên 
20 tỷ đồng, các dự án được tài trợ bởi Pháp, Viện 
Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, RIKEN (Nhật 
Bản), FAO, DANIDA, USB (Mỹ)... 
Được sự hỗ trợ hiệu quả từ lãnh đạo Viện 
Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, Viện đã đưa 
hợp tác Quốc tế phát triển theo hướng đi vào 
chiều sâu, bằng cách thành lập các phòng thí 
nghiệm liện kết Quốc tế. Tạo điều kiện để thu hút 
đầu tư vào khoa học công nghệ, đào tạo và 
chuyển giao công nghệ không chỉ vào Việt Nam 
và cho cả vùng Đông Nam Á. Viện đã thành lập 
và đưa vào hoạt động 3 phòng thí nghiệm liên kết 
Quốc tế như sau: 
i) Phòng thí nghiệm liên kết Việt - Pháp về 
Chức năng Hệ gen Cây lúa và Công nghệ Sinh 
học Thực vật. 
- Đối tượng: Hệ gen cây lúa tập trung vào 
các gen liên quan đến phát triển bông và rễ lúa. 
- Đối tác: Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD. 
- Phương thức hoạt động: Ban điều hành, 01 
điều phối viên người Pháp và 01 điều phối viên 
người Việt Nam. Sản phẩm làm ra là tài sản 
chung của xã hội. 
- Nguồn vốn: Pháp đóng góp khoảng 2 triệu 
Euro, do chính phủ Pháp tài trợ. 
ii) Phòng Thí nghiệm liên kết Việt - Mỹ về 
Hệ gen Thực vật và Công nghệ Sinh học. 
- Đối tượng: Tạo giống ngô và đậu tương 
biến đổi gen. 
- Đối tác: Trung tâm Nghiên cứu Đậu tương, 
Đại học tổng hợp Missourri, Hoa Kỳ. 
- Phương thức hoạt động: Một điều phối viên 
người Hoa Kỳ và một điều phối viên người Việt 
Nam. Quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm làm ra 
thuộc về cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng 
không áp dụng chính sách bản quyền đối với 
người nông dân tại Việt Nam. 
- Nguồn vốn: 2 triệu USD đến 2020. Do 
Hiệp hội Đậu tương Hoa Kỳ tài trợ. 
iii) Phòng thí nghiệm liên kết Việt Nam - 
CIAT - RIKEN về Chọn giống Phân tử sắn. 
- Đối tượng: Tạo giống sắn chống chịu, có 
năng suất, chất lượng bằng các phương pháp 
công nghệ sinh học. 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
88 
- Đối tác: Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới 
Quốc tế CIAT; Viện Nghiên cứu Hóa Lý Nhật Bản. 
- Phương thức hoạt động: Ban điều hành, 
mỗi bên cử điều phối viên tham gia. 
- Quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm làm ra là tài 
sản xã hội. 
- Nguồn vốn: 300.000 USD đến 2014 do 
CIAT đóng góp. Các bên tham gia cùng tìm kiếm 
thêm các ngốn vốn khác để hoàn thiện cơ sở hạ 
tầng trang thiết bị và đào tạo. Phía Nhật Bản đang 
tìm kiếm hỗ trợ 3 triệu USD từ Chính phủ Nhật 
Bản thông qua JICA. 
Hợp tác Quốc tế đã tạo ra những thay đổi 
căn bản về chất lượng trong nghiên cứu khoa 
học, tạo vị thế tốt cho Viện phát triển mạnh hơn 
và trở thành điểm đến của các cán bộ khoa học 
đầu ngành trong các lĩnh vực tương ứng. HTQT 
cũng đóng góp lớn trong hỗ trợ về kinh phí, đào 
tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ 
vào Việt Nam. 
2.5. Kết quả đào tạo và phát triển tiềm lực KHCN 
Viện đã liên kết với nhiều phòng thí nghiệm, 
trung tâm nghiên cứu và các trường đại học ở 
trong và ngoài nước nhằm đào tạo nguồn nhân lực 
KHCN cho Viện và cho ngành nông nghiệp. Viện 
có chủ trương thu hút, đào tạo lại, đào tạo mới các 
cán bộ trẻ chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ 
gen, đột biến ưu thế lai, nông nghiệp công nghệ 
cao thông qua các đề tài dự án và HTQT. 
Trong thời gian qua các cán bộ khoa học của 
Viện liên tục được đào tạo ở các trình độ khác 
nhau, đã đào tạo trong nước được 15 tiến sĩ, 46 
thạc sỹ; đã đào tạo ở nước ngoài được 13 tiến sỹ 
và 7 thạc sỹ. 
Hiện nay Viện có 19 người đang đào tạo tiến 
sĩ và 4 người đang đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài; 5 
người đang đào tạo tiến sĩ và 13 người đào tạo 
thạc sĩ ở trong nước. 
Viện đã tổ chức 06 khóa đào tạo ngắn hạn về 
CNSH trên đối tượng cây ngô và cây lúa thuộc 
Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp 
cho các cán bộ khoa học của các viện nghiên cứu, 
trung tâm giống cây trồng và Sở NN & PTNT 
các tỉnh phía Bắc. 
Phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp nhiệt 
đới Quốc tế (CIAT) Viện đã tổ chức 02 khóa học 
ngắn hạn đào tạo chuyên môn sâu về CNSH cây 
sắn cho các cán bộ khoa học của các nước như: 
Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan.... 
Viện đã cử hàng chục đoàn cán bộ đi thực 
tập, đào tạo ngắn hạn tại các nước trên thế giới 
như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, 
Pháp, Ấn Độ.... 
2.6. Công bố các kết quả nghiên cứu KHCN 
Trên cơ sở kết quả của các hợp tác Quốc tế 
và các đề tài/dự án KHCN, trong giai đoạn 2011 - 
2013 Viện đã công bố được 36 bài báo trên các 
tạp chí Quốc tế có uy tín và 78 bài báo trên các 
tạp chí chuyên ngành trong nước. 
III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN 
KHAI KH & CN TRONG THỜI GIAN TỚI 
3.1. Lĩnh vực sinh học phân tử 
- Cơ sở dữ liệu bộ genom tập đoàn lúa đã 
được sắp đặt định hướng cho khai thác: 
- Đến 2020 thu thập, đánh giá và giải mã gen 
tập đoàn lúa bản địa Việt Nam quy mô 1000 - 
2000 giống, đại diện cho các đặc tính quý như: 
Năng suất cao, chất lượng phù hợp, thơm; các 
đặc tính chống chịu hạn, mặn, lạnh, kháng các 
loại bệnh quan trọng như rầy nâu, đạo ôn, khô 
vằn, bạc lá... 
- Bản đồ phân tử các đặc tính chống chịu, 
năng suất và chất lượng, các chỉ thị phân tử sử 
dụng cho chọn tạo giống: 
Sử dụng tin sinh học quản lý, khai thác cơ sở 
dữ liệu genom. Lập bản đồ các tính trạng liên 
quan đến năng suất, chất lượng và tính chống 
chịu bằng phương pháp dựa trên thông tin toàn 
thể bộ gennom (Genomic Wide Association 
Mapping) để phát triển các chỉ thị phân tử có liên 
quan đến các gen nói trên. 
- Các chỉ thị phân tử liên quan đến các đặc 
tính chống chịu, chất lượng và năng suất: 
Sử dụng tin sinh học phát triển các chỉ thị 
SNP liên quan đến các đặc tính năng suất, chất 
lượng và chống chịu. Sử dụng các chỉ thị SNP 
cho chọn tạo giống. 
- Các bản đồ phân tử, các chỉ thị phân tử sử 
dụng cho chọn tạo giống: 
Lập bản đồ các đặc tính chống chịu, năng 
suất và chất lượng ở các cây trồng khác như 
bông, đậu tương... 
- Các giống lúa, đậu tương kháng đa yếu tố 
năng suất, chất lượng cao: 
Sử dụng các phương pháp Marker Assisted 
Selection (MAS) và Marker Assisted 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
89 
Backcrossing (MABC) chọn tạo các giống lúa, 
đậu tương năng suất, chất lượng, kháng đa yếu tố 
(kháng đồng thời với các điều kiện bất thuận sinh 
học và phi sinh học chính - siêu lúa). 
Tạo các giống ngô kháng sâu, kháng thuốc 
diệt cỏ; đậu tương kháng thuốc diệt cỏ, kháng 
hạn; sắn Tăng năng suất, chịu đất nghèo nitơ. 
3.2. Công nghệ tế bào 
- Nghiên cứu chọn tạo giống cam không hạt 
bằng công nghệ tam bội, cứu phôi. 
- Phát triển quy mô lớn giống cam V2 không 
hạt, chất lượng cao dựa trên hệ thống giống sạch 
bệnh và kỹ thuật canh tác tiên tiến, sẽ là giống 
chủ lực trong phát triển công nghiệp CAQ có múi 
ở nước ta trong thời gian tới. 
- Phát triển quy mô lớn các giống mía và sắn 
năng suất cao, sạch bệnh thông qua hệ thống nuôi 
cấy mô tế bào. 
3.3. Đột biến phóng xạ, chọn giống truyền thống 
- Chọn tạo được 15 - 20 giống lúa hạt tròn, 
hạt dài, chất lượng cao, năng suất cao, chống chịu 
khá tốt với các bệnh chính. 2 - 3 giống đậu tương 
năng suất bình quân 3 tấn/ha, chống chịu tốt với 
các bệnh chính. 
- Ứng dụng tia ion (ion beam) gây tạo đột 
biến, sử dụng công nghệ sinh học: Nuôi cấy bao 
phấn, chỉ thị phân tử kết hợp đột biến bằng tia 
ion tạo giống mới. Tiếp tục chọn tạo, lai tạo 
truyền thống. 
3.4. Công nghệ vi sinh 
- Tạo được 1 - 2 chế phẩm xử lý rơm rạ 
thành phân bón qua phun trực tiếp trên đồng 
ruộng, tăng năng suất lúa trung bình 7 - 10%; 
giảm ô nhiễm môi trường. 
- Tạo được 1 - 2 chế phẩm xử lý rơm rạ thu 
gom, sản xuất phân bón, gỉảm phân hóa học, làm 
tăng năng suất rau xanh 50 - 100% so với không 
bón. Giảm ô nhiêm môi trường do phân hóa học. 
3.5. Nấm ăn, nấm dược liệu 
- Hệ thống giống nấm chất lượng cao trên 
toàn quốc. 
- 5 - 7 giống nấm mới và quy trình nuôi 
trồng đưa vào sản xuất. 
3.6. Công trình công bố 
Tối thiểu có 20 bài đăng trên các tạp chí 
Quốc tế, có chỉ số IF > 1. 

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_khoa_hoc_cong_nghe_chuyen_giao_tien_bo_ky_thuat_va.pdf