Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng hiện nay
Tóm tắt. Công tác lí luận nói chung, công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo lí luận
chính trị nói riêng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội, góp phần vào quá trình ổn
định xã hội, đồng thuận về tư tưởng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ chế
độ, tham mưu, hiến kế cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối phát triển
đất nước. Đội ngũ làm công tác lí luận chính trị là những người tiên phong trong việc phổ
biến thế giới quan khoa học và lí tưởng dân chủ, nhân văn, sáng tạo nên nhiều sản phẩm có
giá trị được xã hội thừa nhận, đánh giá tích cực. Bài viết đề cập đến công tác nghiên cứu
và hoạt động giảng dạy học tập các môn lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng
hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng hiện nay
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0033 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 105-113 This paper is available online at CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG HIỆN NAY Nguyễn Hồng Quý Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt. Công tác lí luận nói chung, công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo lí luận chính trị nói riêng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội, góp phần vào quá trình ổn định xã hội, đồng thuận về tư tưởng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ chế độ, tham mưu, hiến kế cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối phát triển đất nước. Đội ngũ làm công tác lí luận chính trị là những người tiên phong trong việc phổ biến thế giới quan khoa học và lí tưởng dân chủ, nhân văn, sáng tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị được xã hội thừa nhận, đánh giá tích cực. Bài viết đề cập đến công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy học tập các môn lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác này. Từ khóa:Chủ nghĩaMác – Lênin; Đổi mới ; Đội ngũ giảng viên; Giảng viên; Lí luận chính trị; Tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Mở đầu Lí luận chính trị ở nước ta hiện nay được hiểu là hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng với những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại. Lí luận chính trị là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu về lí luận và thực tiễn chính trị của giai cấp trong công cuộc đấu tranh giành, giữ và xây dựng chính quyền nhà nước, nó phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lí luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay là một thể thống nhất, không thể tách rời. 2. Nội dung nghiên cứu Giáo dục đại học nằm trong hệ thống nền giáo dục quốc dân, có “vị trí đặc biệt” và “tính đặc thù riêng” của nó. Sở dĩ nói là vị trí đặc biệt bởi đại học là đỉnh tháp của hệ thống cấp bậc đào tạo, với sứ mệnh là đào tạo chuyên gia, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao. Tính đặc thù riêng của giáo dục đại học là giảng dạy, học tập ở bậc đại học gắn liền với việc nghiên cứu khoa học. Giảng viên đại học chỉ đúng nghĩa nếu họ đứng trên bục giảng với tư cách “nhà khoa Ngày nhận bài: 10/10/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016. Liên hệ: Nguyễn Hồng Quý, e-mail: hongquyvnuhcm@gmail.com 105 Nguyễn Hồng Quý học” nếu họ tiến hành hoạt động dạy học như công việc nghiên cứu khoa học thực sự, đồng nhất và thống nhất. Môi trường giáo dục đại học phải là môi trường của tư tưởng học thuật, văn hóa, phản ánh và thể hiện đươc tinh hoa trí tuệ của đất nước, của quốc gia dân tộc. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, trong đó có cả hội nhập về khoa học - công nghệ - giáo dục đào tạo. . . bởi đây là những lĩnh vực then chốt, được coi là nền tảng để thúc đẩy kinh tế phát phát triển đã được không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay coi là quốc sách quan trọng hàng đầu. Giáo dục đại học (gồm cả sau đại học) phải nỗ lực vượt bậc, tiến kịp mặt bằng chung của khu vực, quốc tế và thế giới, xứng đáng là diện mạo trí tuệ, tinh thần của dân tộc có truyền thống văn hóa và văn hiến ngàn năm. Trong những năm vừa qua, dưới ánh sáng của lí luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay “nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế với nhiều nước trong khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [1; 29]. Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng là: “công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến lược, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế, thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. . . cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. . . ” [2; 172-173]. Trong khi khẳng định những kết quả tích cực của công tác lí luận trong những năm đổi mới vừa qua, Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lí luận đã chỉ rõ “công tác lí luận còn những hạn chế, khuyết điểm. Nhìn chung, lí luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lí luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn. Nghiên cứu về tình hình thế giới, khu vực và vấn đề thời đại chưa sâu sắc, toàn diện. Kết quả nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn dàn trải, tính hệ thống chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. . . đội ngũ cán bộ lí luận đông, nhưng không mạnh. . . công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lí luận chính trị còn hạn chế về chất lượng, trùng lắp về nội dung, chương trình giáo trình; chậm đổi mới về phương pháp. . . ” [3; 2]. Như vậy, thực tiễn đổi mới và hội nhập quốc tế đang đặt ra những vấn đề cấp bách, đòi hỏi công tác lí luận (nhất là hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập lí luận chính trị) trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay phải có bước chuyển mình để đáp ứng thực tiễn. Kết luận 94-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân đã nhấn mạnh: “Đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội” [4; 1]. Muốn vậy, trước hết phải “xây dựng cho được đội ngũ giáo viên lí luận chính trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lí luận chính trị trong nhà trường” [5; 2]. 106 Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học... Lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn cách mạng đã xác định tính quy luật của quá trình lí luận tác động đến thực tiễn để hiện thực hóa lí luận: Lí luận phải phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của xã hội và nhu cầu, lợi ích của quần chúng; Lí luận phải được thâm nhập vào quần chúng để trở thành tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí cải tạo hiện thực của quần chúng; Lí luận phải thể hiện mình trong mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch và phương pháp hoạt động của quần chúng; Tổ chức hoạt động thực tiễn của quần chúng để thực hiện hóa lí luận [6, tr.289] . Tương ứng với 4 tính quy luật của quá trình tác động nói trên, công tác lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng bao gồm 3 hình thức hoạt động cơ bản: Hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị; Hoạt động giảng dạy lí luận chính trị; Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. 2.1. Hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị Hiện nay, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục tồn tại và có những bước phát triển mới nhờ quá trình “tự điều chỉnh” trong quá trình vận động và phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng; toàn cầu hóa vừa mang yếu tố tích cực, vừa mang yếu tố tiêu cực đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu; cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão làm cho tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và trở thành động lực của kinh tế tri thức; công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn. . . Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn, trong đó “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình” [7, tr.184-185] Trong bối cảnh nói trên, cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng nhằm tìm ra những bước đi mới, những hình thức mới cho phù hợp với xu thế hội nhập phát triển của đất nước, đảm bảo theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phù hợp với tình hình mới hiện nay, hoạt động nghiên cứu lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng cần tập trung vào những vấn đề sau: Một là, nghiên cứu và đúc kết những giá trị cơ bản, bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giá trị cơ bản, bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là ở sự chân thực về khoa học, tính cách mạng của nó với mục đích giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, mọi sự tha hóa, thực hiện một xã hội công bằng, nhân văn và nhân đạo. Bất chấp thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình; với “linh hồn sống” là phép biện chứng duy vật, với “hòn đá tảng kinh tế” là học thuyết giá trị thặng dư, với những phát kiến vĩ đại duy vật về lịch sử mà nội dung cơ bản là lí thuyết hình thái kinh tế - xã hội, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân... Một nguyên lí này hay một quan điểm nào đó,. . . của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể bị thực tiễn vượt qua, nhưng về tổng thể, với tư cách là học thuyết cách mạng và khoa học thì nó không mất đi, mà ngược lại, nó còn sống mãi với thời gian. Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nặng nề, không ít nhà xã hội học, nhà tư tưởng, trong đó có cả những học giả tư sản và đại diện của giới tư sản, đã trở lại với chủ nghĩa Mác - Lênin, mà thực chất là trở lại với những nguyên lí căn bản trong quản lí kinh tế - xã hội của học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Điều đó càng chứng tỏ, chủ nghĩa Mác - Lênin cho đến nay vẫn là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Cho dù có phải bổ sung, phát triển, hoàn thiện (đây là điều tất yếu) thì những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là vũ khí lí luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Việc các thế lực thù 107 Nguyễn Hồng Quý địch càng ra sức bài bác chủ nghĩa Mác - Lênin thì càng chứng tỏ tính đúng đắn, tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. . . . Và qua các kì đại hội, Đảng ta vẫn nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là những kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và cách mạng Việt Nam, trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là quyết định có tầm lịch sử quan trọng, thể hiện bước tiến trong tư duy lí luận của Đảng ta. Đương nhiên, nói kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin không có nghĩa là rập khuôn, giáo điều, áp dụng một cách máy móc mà phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể; Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin là kiên định những nguyên tắc lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết; đồng thời phải biết vận dụng và phát triển sáng tạo nó. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng tuyên bố: Học thuyết của các ông không phải là học thuyết nhất thành bất biến mà là học thuyết về sự phát triển, học thuyết của sự phát triển. Và, V.I.Lênin cũng đã từng nhắc nhở: “Chúng ta không hề coi lí luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng, lí luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu như họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”. Hai là, nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội hiện thực, đồng thời nghiên cứu làm sáng tỏ mô hình, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đứng trước những thay đổi của chủ nghĩa tư bản, nhiều người cho rằng xã hội tư bản hiện nay không còn giống xã hội tư bản thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX như C. Mác – Ph.Ăngghen và V.I.Lênin mô tả nữa. Người ta tuyên bố học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã cáo chung và rằng, chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên một bước mới và không còn là nó nữa. Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý là chúng ta chưa đánh giá hết khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đi rất xa trong quá trình toàn cầu hoá sản xuất xã hội và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều tiết của tư bản tư nhân đối với các quá trình kinh tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư sản thông qua công cụ luật pháp - hành chính - kinh tế - xã hội hết sức đa dạng. Vì vậy, khi đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai mặt. Một mặt, đúng là những khuyết tật của nó, những mâu thuẫn của nó, những cặn bã của nó, vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát triển và tự cải tạo của nó, khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới, rõ ràng không nhỏ. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội hiện thực với quá trình ra đời, tồn tại, phát triển và khủng hoảng, suy thoái cũng như sự xuất hiện mới những mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay đòi hỏi phải xem xét, đánh giá về tính chất của thời đại ngày nay. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội được biểu hiện là khả năng phục hồi của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới sau thời kì khủng hoảng, suy thoái. . . Cơ sở khoa học của các dự báo về chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ bản chất ưu việt, tiến bộ của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa xã tư bản. Sự tồn tại của chủ ngh ... g chương trình, giáo trình, chất lượng đội ngũ giảng viên dạy các môn lí luận chính trị. . . ngày càng trở nên gay gắt. Hiểu một cách tổng thể, trong bối cảnh hiện nay, tri thức lí luận chính trị cần được giảng dạy và học tập ở các trường đại học, cao đẳng bao gồm: Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Cương lĩnh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. 109 Nguyễn Hồng Quý Thứ nhất, chủ nghĩa Mác – Lênin là đỉnh cao trí tuệ và tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm (Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học). Giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin là giáo dục giá trị, tinh thần khoa học, cách mạng và nhân văn, mà trước hết là giáo dục nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cùng với “thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật cùng hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân cách mạng với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [9, tr.9]. Trước đây, tương ứng với các môn học Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học thì trong các trường đại học có các khoa hoặc bộ môn chuyên ngành nhằm đào tạo giảng viên cho các môn học này. Tuy nhiên, sau khi ghép ba môn học trên thành môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, để chuẩn bị đưa vào giảng dạy, Bộ giáo dục và Đào tạo đã giao cho một số trường mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ giảng viên nhằm trang bị những kiến thức cơ bản của môn mà giảng viên chưa được đào tạo chuyên sâu. Thực tế việc giảng dạy môn học mới này ở các trường cũng có sự khác nhau. Có trường vẫn duy trì dạy theo chuyên ngành, nghĩa là giảng viên dạy triết học sẽ dạy khối kiến thức phần triết học, tiếp sau là giảng viên dạy phần kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Điều đó có nghĩa là một môn học luôn phải duy trì ba giảng viên. Một số trường thì yêu cầu một giảng viên phải dạy hết cả môn học. Thực tế cho thấy, giảng viên được đào tạo chuyên ngành nào thì chỉ dạy tốt phần đó mà thôi, còn các học phần khác thì hiểu tới đâu dạy tới đó. Hiện nay, khi môn học này đã được đưa vào giảng dạy được 7 năm, tuy nhiên hiện vẫn chưa có trường hay khoa sư phạm của trường đại học hay viện nghiên cứu nào mở mã ngành đào tạo giảng viên Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [10, tr.88]. Giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh là giáo dục tri thức Hồ Chí Minh học về triết học, chính trị học, pháp quyền, đạo đức, văn hóa, con người. . . , nhất là giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh trong cuộc sống và trong ứng xử với mình, với người, với công việc. . . Thứ ba, Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước không chỉ phản ánh quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam, mà còn thể hiện nhu cầu, lợi ích và khát vọng của quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, phải giáo dục và làm cho cán bộ đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ thấu hiểu và tin tưởng vào Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và vào sự nghiệp đổi mới làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện hiện nay, cần giáo dục làm cho cán bộ đảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng thấu hiểu và tin tưởng vào “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011); mục tiêu và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam (thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng) và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc). Thứ tư, giá trị truyền thống dân tộc là giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc, có ích và có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người và xã hội, mang tính bền vững, trường tồn trong lịch sử 110 Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học... mà dựa vào đó thế hệ trẻ có thể phát huy được giá trị quá khứ, tiếp thu được giá trị hiện đại và định hướng giá trị trong tương lai để tự tồn tại, tự phát triển mà không suy thoái, biến chất và đánh mất chính mình. Trong điều kiện hiện nay, giảng dạy và học tập về giá trị truyền thống dân tộc ở các trường đại học, cao đẳng là giáo dục: Ý thức tự tôn, tự lập, tự cường và tự hào dân tộc; Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được tôi luyện qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; Giáo dục tình yêu thương con người và tính cố kết cộng đồng, sống thủy chung nhân ái và khoan dung; Giáo dục đức tính cần cù, trí thông minh và sáng tạo; Giáo dục tinh thần lạc quan cách mạng, luôn yêu cuộc sống hòa bình và luôn vươn tới tương lai. Thứ năm, tinh hoa văn hóa nhân loại là kết tinh những giá trị văn hóa tiêu biểu, mang tính nhân văn phổ quát có ích và có ý nghĩa đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giảng dạy về tinh hoa văn hóa nhân loại ở các trường đại học, cao đẳng là giáo dục: Tri thức khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại; Giáo dục tinh thần dân chủ và ý thức tôn trọng pháp luật; Giáo dục giá trị của tự do, bình đẳng, bác ái và trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc. Đào tạo, giáo dục lí luận chính trị là hoạt động giáo dục toàn diện ở trình độ cao và mang tính chuyên nghiệp đối với sinh viên đại học cao đẳng, đối với cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành lí luận chính trị, những người tương lai sẽ trở thành chuyên gia giáo dục trong tương lai, nhà lí luận, thành giảng viên dạy lí luận chính trị, nghiên cứu viên lí luận chính trị. Với các đối tượng như trên, cần được trang bị khối lượng kiến thức hệ thống toàn diện và sâu sắc của khoa học lí luận chính trị; cùng với kiến thức kinh điển, kiến thức lịch sử các môn học và kiến thức hiện đại được cập nhật thường xuyên. Đồng thời, cần trang bị hệ thống phương pháp luận, phương pháp và kĩ năng hoạt động thực tiễn cho người học. Hiện nay việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo lí luận chính trị yêu cầu cần phải đảm bảo những yếu tố cơ bản sau: Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên lí luận chính trị có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ và nhân cách, giàu lòng yêu nghề, tâm huyết với việc giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ, mẫu mực trong hoạt động nghiên cứu giảng dạy và trong cuộc sống. Mỗi giảng viên phải là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ; Xây dựng, hoàn thiện “chương trình chuẩn” về giảng dạy lí luận chính trị với những nội dung, hình thức và phương pháp thích hợp đối với đối tượng chuyên ngành và không chuyên ngành lí luận chính trị; Xây dựng và hoàn thiện “giáo trình chuẩn” và các “tài liệu tham khảo chuẩn” tương ứng với nội dung các môn học lí luận chính trị và phù hợp với từng đối tượng (chuyên ngành và không chuyên ngành). Xây dựng “chương trình chuẩn” là trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo với sự giúp đỡ của những nhà khoa học có chuyên môn, có tầm nhìn chiến lược. Còn việc xây dựng “giáo trình chuẩn” và “tài liệu tham khảo chuẩn” thuộc về trách nhiệm của các nhà khoa học; Luôn đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung môn học, với đối tượng người học và với thực tiễn đổi mới đất nước; Tổ chức quản lí, đánh giá, tổng kết quá trình đào tạo, giảng dạy, học tập lí luận chính trị một cách khoa học, khách quan và đúc rút những bài học kinh nghiệm; Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho đào tạo, giảng dạy và học tập lí luận chính trị. Đặc biệt là phải đảm bảo lương cho đội ngũ giảng viên đáp ứng ít nhất ở mức sống trung bình của xã hội; Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những tiêu cực của xã hội, đặc biệt là những tiêu cực trong công tác giáo dục đào tạo. 2.3. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị Giáo dục tư tưởng chính trị trong các trường đại học, cao đẳng là hoạt động tổng hợp, toàn diện nhằm đạt tới mục tiêu: Bảo đảm sự ổn định về chính trị tư tưởng trong nhà trường, làm cho tất 111 Nguyễn Hồng Quý cả cán bộ, đảng viên, giảng viên, viên chức và sinh viên có niềm tin vững chắc vào lí luận chính trị mácxít, vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước. Trên cơ sở đó ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường; Đào tạo lực lượng trí thức (cử nhân, kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ) không chỉ giỏi về khoa học và chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu trên, hoạt động giáo dục chính trị cần có những yếu tố cơ bản sau: Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể và đội ngũ giảng viên về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác lí luận chính trị trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng; Có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể với đội ngũ giảng viên lí luận chính trị trong việc triển khai công tác lí luận chính trị trong nhà trường; Có chính sách đúng và đủ đối với công tác lí luận chính trị và đội ngũ những người trực tiếp thực thi công tác lí luận chính trị trong nhà trường; Gắn hoạt động lí luận chính trị với công tác xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức đoàn thể chính trị trong sạch, vững mạnh trong nhà trường. Đồng thời chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, giảng viên, viên chức và sinh viên trong nhà trường. Đặc biệt là phải cảnh giác với “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và sinh viên trong điều kiện phức tạp hiện nay. 3. Kết luận C.Mác từng nói “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” [11, tr.10]. Chúng tôi hiểu câu này không theo cách C.Mác dùng để đánh giá các nhà triết học thời trước, mà là sự thay đổi cần thiết một triết lí giáo dục đã định hình suốt mấy thập kỉ qua ở nước ta. Nhà giáo dục cần được thường xuyên bồi dưỡng, tái tạo để không ngững hoàn thiện chuyên môn và bản lĩnh chính trị, để có thể giải đáp cho người học những vấn đề của thực tiễn và lí luận một cách thuyết phục chứ không chỉ dựa trên những bản thiết kế tư duy đã được định sẵn từ năm này qua năm khác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013) chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn liền với thực tiễn. . . Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt. . . ” Đổi mới ngay nội dung và phương pháp tiếp cận trong các môn lí luận chính trị là điều không thể tiến hành một sớm một chiều, bởi lẽ khái niệm đổi mới cần được hiểu một cách thấu đáo, nhằm tránh những biểu hiện cực đoan trong việc đào tạo và nghiên cứu lí luận chính trị. Đổi mới là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi sự cẩn trọng, nghiêm túc, có chiều sâu tư duy lí luận, tính đến những điều kiện hiện có và xu hướng vận động phát triển của đất nước và những biến đổi của tình hình thế giới. Song, đó là đòi hỏi cấp thiết và chính đáng của xã hội, là công việc không thể trì hoãn. Cần đặt công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lí luận chính trị ở vị trí trung tâm và giữ vai trò xuyên suốt trong tất cả hoạt động của hệ thống các trường đại học, cao đẳng. Để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lí luận chính trị, Nhà nước cần phải đầu tư cho công tác này một cách thỏa đáng, đồng thời phải tạo ra sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa lãnh đạo nhà trường với các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể với đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy và học tập lí luận chính trị trong việc triển khai các hoạt động này. 112 Công tác nghiên cứu và hoạt động giảng dạy, học tập lí luận chính trị ở các trường đại học... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.29. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr.172-173. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương. Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lí luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 (số 37-NQ/TW, ngày 09 tháng 10 năm 2014), tr.2. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Kết luận của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân (số 94-KL/TW, ngày 28 tháng 03 năm 2014), tr.1. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Kết luận của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân (số 94-KL/TW, ngày 28 tháng 03 năm 2014), tr.2. [6] Nguyễn Thế Nghĩa, 2007. Những chuyên đề triết học. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.289. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.184-185. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tr.4. [9] Nhiều tác giả, 2014. Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.9. [10] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.88. [11] C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.10. ABSTRACT The current practices of researching, teaching and learning theory of politics in colleges and universities The work of researching, teaching and learning the subject of theory of politics plays an important role in a society. It contributes to the stabilisation of the society, bringing about ideological consensus, fighting against the wrong points of view, protecting the regime, advising and making suggestions to the Party and the State in planning the country’s development path. The staff working in the theory of politics are the pioneers in the dissemination of scientific epistemology and democratic and humanitarian ideologies, creating products which can be socially recognised and positively received. This article discusses the current practices of researching, teaching and learning theory of politics in colleges and universities, and offers some solutions to enhance this work. Keywords:Marxism – Leninism; Renew; Teaching staff; Lecturers; Political theory; Ho Chi Minh Thought 113
File đính kèm:
- cong_tac_nghien_cuu_va_hoat_dong_giang_day_hoc_tap_li_luan_c.pdf