Đa dạng hóa và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập và đa dạng

hóa tài sản đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam dùng dữ liệu từ 24 ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2015 áp dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM)

và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập có ảnh

hưởng đến rủi ro ngân hàng, đa dạng hóa càng tăng càng góp phần làm gia tăng rủi ro ngân

hàng. Đồng thời, khi rủi ro ngân hàng được đo lường bởi biến động tỷ suất sinh lợi trên vốn

của (SDROE) và biến động tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (SDROA) thì đa dạng hóa thu

nhập không có bằng chứng ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa dạng hóa

tài sản không có ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng. Ngoài ra, một số yếu tố khác như tỷ lệ cho

vay ngân hàng, quy mô ngân hàng và chi phí hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro

ngân hàng (rủi ro được đo lường bởi SDROE), nói cách khác tỷ lệ cho vay ngân hàng càng

cao, quy mô ngân hàng càng lớn và chi phí hoạt động ngân hàng càng tăng càng làm gia

tăng sự biến động của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

pdf 13 trang yennguyen 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng hóa và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng hóa và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đa dạng hóa và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
189 
ĐA DẠNG HÓA VÀ RỦI RO 
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Trần Trọng Vinh42 
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập và đa dạng 
hóa tài sản đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam dùng dữ liệu từ 24 ngân hàng 
thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2015 áp dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) 
và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập có ảnh 
hưởng đến rủi ro ngân hàng, đa dạng hóa càng tăng càng góp phần làm gia tăng rủi ro ngân 
hàng. Đồng thời, khi rủi ro ngân hàng được đo lường bởi biến động tỷ suất sinh lợi trên vốn 
của (SDROE) và biến động tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (SDROA) thì đa dạng hóa thu 
nhập không có bằng chứng ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa dạng hóa 
tài sản không có ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng. Ngoài ra, một số yếu tố khác như tỷ lệ cho 
vay ngân hàng, quy mô ngân hàng và chi phí hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro 
ngân hàng (rủi ro được đo lường bởi SDROE), nói cách khác tỷ lệ cho vay ngân hàng càng 
cao, quy mô ngân hàng càng lớn và chi phí hoạt động ngân hàng càng tăng càng làm gia 
tăng sự biến động của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 
Từ khóa: Đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng thương mại, rủi ro ngân hàng, tỷ suất sinh 
lợi, SDROE, SDROA 
Abstract: The study examined the impacts of bank income diversification and bank asset 
diversification on risks of Vietnamese commercial banks using data from 24 commercial stock 
banks in the period 2006-2015. Fixed effect and randomn effect models were used. Results 
showed that income diversification affect bank risks. Income diversification and asset 
diversification do not affect risks when bank risks are measured by standard deviation of 
Return on Equity (SDROE) and standard deviation of Return on Assets (SDROA). Loaning 
ratio, bank scale and operation costs affect standard deviation of Return on Assets. 
Key words: income diversification, commercial banks, Bank risks, standard deviation of 
Return on Equity, standard deviation of Return on Assets 
GIỚI THIỆU 
Đa dạng hóa có thể coi là một hướng đi sáng tạo nhằm cải thiện lợi nhuận của ngân 
hàng. Tuy nhiên, những rủi ro từ việc đa dạng hóa là một khía cạnh rất quan trọng cần phải 
được xem xét bên cạnh những lợi ích của chiến lược này. Có hai quan điểm trái ngược về rủi ro từ 
42 Thạc sĩ Trường Đại học Nam Cần Thơ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
190 
đa dạng hóa. DeYoung and Roland (2001) cho rằng, đa dạng hóa thu nhập ngân hàng có thể 
mang lại lợi nhuận to lớn nhưng đồng thời cũng mang đến rủi ro kinh doanh mới, đó là những 
rủi ro liên quan đến thị trường, tín dụng, thanh khoản và pháp lý. Tuy nhiên theo lý thuyết 
danh mục đầu tư, thì hoạt động kinh doanh ngoài lãi là một hình thức đa dạng hóa danh mục, 
góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng (Zhou 2014). Vậy thật sự đa dạng hóa có ảnh 
hưởng đến rủi ro ngân hàng hay không? Các nghiên cứu đến thời điểm hiện tại vẫn không đưa 
ra câu trả lời nhất trí, mà hầu hết những nghiên cứu này lại chủ yếu liên quan đến các thị 
trường ngân hàng của Hoa Kỳ, Châu Âu (Demsetz & Strahan 1997a; Gallo et al. 1996; Kwast 
1989; Stiroh 2004a) và thiếu các bằng chứng thực nghiệm cho các thị trường mới nổi như 
Việt Nam. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm 
nhằm tìm ra câu trả lời về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro đối với các NHTM Việt 
Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2015. 
Laeven và Levine (2007) đã nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa này trên cả hai khía cạnh: 
đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản của các tập đoàn tài chính ở 43 quốc gia và đưa 
ra kết luận rằng, hai khía cạnh trên đều mang lại một tác động tiêu cực đến giá trị của ngân 
hàng, hay nói cách khác là đó là một rủi ro đối với các ngân hàng. Kết quả là, một ngân hàng 
đa dạng hóa có thể dẫn đến xung đột giữa các hoạt động kinh doanh của nó, thậm chí là giữa 
ngân hàng và khách hàng. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng đa dạng hóa không cải 
thiện hiệu quả hoạt động (Acharya et al. 2002) hay gia tăng lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng 
(Pilloff & Rhoades 2000). 
Số liệu sử dụng: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của 
các ngân hàng thương mại giai đoạn 2006-2015. Thông tin cần thiết cho nghiên cứu thu thập từ 
báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thường niên, bảng cáo bạch, thuyết minh báo cáo tài 
chính. Cụ thể, các thông tin này được tác giả thu thập tại trang web:  
Bảng 1: Thống kê mô tả số liệu các biến trong mẫu nghiên cứu 
Tên biến Mã biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn 
Rủi ro ngân hàng Zscore 155 49,1299 59,2108 
Rủi ro ngân hàng SDROA 156 0,0057 0,0096 
Rủi ro ngân hàng SDROE 156 0,0307 0,0215 
Đa dạng hóa thu nhập IDIV 207 0,1631 0,1599 
Đa dạng hóa tài sản ADIV 185 0,1035 0,0504 
Vốn chủ sở hữu ETA 208 0,1268 0,0772 
Tỷ lệ cho vay L_A 208 0,5181 0,1377 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
191 
Tên biến Mã biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn 
Quy mô ngân hàng SIZE 208 17,5218 1,3943 
Tỷ lệ huy động DPS_TA 205 0,5825 0,1364 
Chi phí ngân hàng CI 207 0,4830 0,1604 
Các ngân hàng mà nghiên cứu không xem xét bao gồm: ngân hàng chính sách xã hội 
Việt Nam, ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên 
doanh, ngân hàng hợp tác xã (trước đây là quỹ tín dụng nhân dân Trung ương) và ngân hàng 
có hoạt động sáp nhập. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được trình bày tóm tắt ở Bảng 1. 
Phương pháp nghiên cứu 
Dữ liệu mà nghiên cứu sử dụng là dạng bảng, do vậy các ước lượng mà nghiên cứu dự 
kiến sử dụng là các ước lượng trong dữ liệu bảng. Cụ thể, tác giả sẽ sử dụng phương pháp ước 
lượng hiệu ứng cố định (FEM - fixed effects model) và phương pháp ước lượng theo hiệu ứng 
ngẫu nhiên (REM - random effects model), sau đó tác giả sử dụng kiểm định Hausman test để 
lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp cho mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả thực hiện 
việc kiểm tra các hiện tượng có thể làm sai lệch kết quả thống kê như hiện tượng phương sai 
sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến. Một cách cụ thể, mô 
hình này có dạng như sau: 
Rủi roit = α + β1Đa dạng hóait + ∑ βj
6
j=2
Xi,j,t + εi,t 
Các biến được diễn giải chi tiết ở Bảng 2. 
Bảng 2: Mô tả cách đo lường các biến được sử dụng trong nghiên cứu. 
Biến Diễn giải Công thức 
Tham khảo 
nghiên cứu trước 
Biến phụ thuộc 
Rủi ro 
SDROA 
Độ lệch chuẩn của 
tỷ suất sinh lợi trên 
tổng tài sản 
Độ lệch chuẩn của 
ROA trong 3 năm. 
Zhou (2014); Mercieca et al. 
(2007), Chiorazzo et al. (2008), 
SDROE 
Độ lệch chuẩn của 
tỷ suất sinh lợi trên 
vốn chủ 
Độ lệch chuẩn của 
ROE trong 3 năm. 
Mercieca et al. (2007), 
Chiorazzo et al. (2008), Busch 
and Kick (2009);Sanya and 
Wolfe (2011); 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
192 
Biến Diễn giải Công thức 
Tham khảo 
nghiên cứu trước 
Z_SCORE 
(ROA + 
ETA)/SDROA; ETA là 
tỷ lệ vốn chủ sở hữu 
trên tổng tài sản. 
Stiroh (2004a,b); Mercieca et al. 
(2007), Chiorazzo et al. (2008), 
Biến giải thích chính 
Đa dạng hóa 
IDIV 
Đa dạng hóa thu 
nhập 
Thu nhập ngoài lãi 
năm t / Tổng thu nhập 
năm t 
DeYoung and Rice (2004); 
Stiroh (2004a,b); Mercieca et al. 
(2007); 
ADIV Đa dạng hóa tài sản 
Tài sản không sinh lời 
năm t/Tổng tài sản 
năm t 
Edirisuriya et al. (2015) 
Các biến kiểm soát trong mô hình 
ETA Vốn chủ sở hữu 
Vốn và các quỹ/ Tổng 
tài sản 
Amidu &Wolfe (2013); Lee, 
Yang, et al. (2014); 
L_A 
Tỷ lệ dư nợ cho 
vay/ Tổng tài sản 
Tổng dư nợ cho vay / 
tổng tài sản 
DeYoung and Roland (2001), 
DeYoung and Rice (2004), 
SIZE Quy mô ngân hàng Ln (tổng tài sản) 
Acharya et al. (2006); Gurbuz et 
al. (2013); 
DPS_TA Tỷ lệ huy động 
Tổng nguồn vốn huy 
động/ tổng tài sản 
Lei & Song (2013); Lepetit et al. 
(2008) 
CI Chi phí 
Chi phí hoạt động 
năm t / tổng thu nhập 
năm t 
Edirisuriya et al. (2015) 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Kết quả hồi quy ước lượng ảnh hưởng của đa dạng hóa và những yếu tố khác đến 
rủi ro ngân hàng được tác giả hồi quy nhiều lần tương ứng với các biến phụ thuộc là 
Zscore, SDROE và SDROA đại diện cho rủi ro của ngân hàng. Kiểm định Hausman để 
lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp khi so sánh giữa phương pháp ước lượng hiệu 
ứng cố định (FEM) và phương pháp ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), cũng như 
sau khi khắc phục các hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan (nếu có) 
tồn tại trong mô hình. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
193 
Bảng 3: Hồi quy với Zscore làm biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro ngân hàng 
Tên biến Ký hiệu biến 
Zscore (FEM) 
Zscore (REM) 
Hệ số P value 
Hệ số P value 
Đa dạng hóa thu nhập IDIV -125,73* 0,053 
 Đa dạng hóa tài sản ADIV -82,00 0,210
Vốn chủ sở hữu ETA 132,24 0,676 191,64 0,612 
Tỷ lệ cho vay L_A -61,59 0,454 -62,28 0,443 
Quy mô ngân hàng SIZE -15,31 0,737 -12,08 0,818 
Tỷ lệ huy động DPS_TA 160,86 0,262 140,99 0,297 
Chi phí ngân hàng CI -161,64*** 0,005 -94,62** 0,010 
Hệ số Cons -14544,13 0,389 -11535 0,502 
R square 0,182 0,094 
F stat/ Wald chi2 2,18 1,62 
Prob (F statistic/ chi2) 0,077 0,018 
Số quan sát 153 139 
Ghi chú: ***; ** và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%; 5% và 10%. 
Nguồn: hồi quy từ mẫu dữ liệu nghiên cứu 
Ở Bảng 3, đa dạng hóa thu nhập có mối quan hệ ngược chiều với Zscore và có ý nghĩa 
thống kê ở mức 10%; chi phí hoạt động ngân hàng cũng có mối quan hệ ngược chiều với 
Zscore và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, với kết quả ở Bảng 3, không có bằng 
chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của tỷ lệ huy động vốn (DPS_TA) đến rủi ro ngân 
hàng Ngoài ra, kết quả ở bảng 3 cũng cho thấy rằng, đa dạng hóa tài sản không có bằng chứng 
thống kê ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng (Zscore đại diện). Các biến còn lại không có bằng 
chứng thống kê (tin cậy và vững) có ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng (Zscore đại diện). 
Các kết quả trên cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập ngân hàng làm gia tăng rủi ro cho 
các ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu tương đồng với một số các kết quả của nghiên 
cứu trước (Lee, Yang, et al. 2014; Lepetit et al. 2008; Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai 
2015). Quan điểm của tác giả cho rằng, mặc dù đa dạng hóa có thể mang lại một số các lợi ích 
như gia tăng lợi nhuận từ các khách hàng hiện hữu nhờ cung cấp cho họ nhiều dịch vụ hơn, từ 
đó gây những ảnh hưởng tích cực về lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra, đa dạng hóa 
của ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng gia tặng sự cạnh tranh, thu hút các khách hàng mới. Tuy 
nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rõ ràng mặt trái của đa dạng hóa thu nhập là rủi ro của ngân 
hàng tăng lên. Nguyên nhân được giải thích bởi DeYoung and Roland (2001), rằng đa dạng hóa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
194 
thu nhập làm gia tăng rủi ro ngân hàng bởi: Thứ nhất, ngân hàng có thể đối mặt với xu hướng 
mất đi khách hàng bởi những dịch vụ có tính phí vì khi đó mối quan hệ giữa ngân hàng và 
khách hàng không còn đơn thuần là mối quan hệ dựa trên khoản vay. Thứ hai, việc mở rộng 
hoạt động ở những sản phẩm dịch vụ mới đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư vốn cho các tài sản cố 
định, công nghệ và nguồn nhân lực. Do vậy, nguồn vốn tập trung vào dịch vụ cho vay truyền 
thống bị hạn chế dẫn đến các bất ổn gia tăng. Thứ ba, hoạt động kinh doanh các dịch vụ tính phí 
của ngân hàng đôi khi đòi hỏi phải cần sử dụng nguồn vốn điều lệ hoặc có thể không, tuy nhiên 
điều này cũng đòi hỏi ngân hàng gia tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính. Tóm lại, nghiên cứu 
ủng hộ cho chính sách các ngân hàng nên tập trung nhiều hơn vào ngành nghề truyền thống của 
mình, huy động và cho vay. Nếu có thể, đa dạng hóa có thể được xem xét đến chỉ khi đa dạng 
hóa bổ trợ, tác động tích cực đến hoạt động huy động và cho vay của ngân hàng. 
Ngoài ra, kết quả trên còn cho thấy rằng việc gia tăng chi phí hoạt động làm gia tăng rủi 
ro ngân hàng. Kết quả này phù hợp với kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu của 
Edirisuriya et al. (2015). Kết quả này nói lên rằng nếu ngân hàng không kiểm soát tốt chi phí 
hoạt động không những ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng mà còn làm tăng 
rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng cần kiểm soát tốt các chi phí hoạt động, việc gia 
tăng chi phí phải tạo ra được sự gia tăng tương xứng hoặc lớn hơn, hoặc góp phần ổn định 
hơn về lợi nhuận được tạo ra. Do vậy, một trong số những biện pháp để giảm rủi ro là ngân 
hàng cần có những biện pháp tái cấu trúc bộ máy hoạt động của mình nhằm tiết giảm các chi 
phí không đáng có. Tác giả lưu ý là nên cắt giảm những chi phí không cần thiết, tuy nhiên vẫn 
tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển những khoản mục quan trọng, tránh việc cắt giảm chi 
phí đầu tư phát triển, đầu tư cho nhân sự tài năng hoặc đầu tư cho công nghệ khác biệt bởi đây 
là những chi phí cần thiết để giúp ngân hàng gia tăng thế mạnh cạnh tranh và lợi nhuận. 
Phần tiếp theo, tác giả phân tích các kết quả hồi quy với biến phụ thuộc đại diện cho rủi 
ro ngân hàng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ (SDROE). 
Bảng 4: Kết quả hồi quy với biến SDROE làm biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro ngân hàng 
Tên biến Ký hiệu biến 
SDROE (FEM) 
SDROE (REM) 
Hệ số P value 
Hệ số P value 
Đa dạng hóa thu nhập IDIV -0,003 0,735 
 Đa dạng hóa tài sản ADIV 0,032 0,373
Vốn chủ sở hữu ETA 0,084 0,326 0,044 0,466 
Tỷ lệ cho vay L_A 0,060** 0,033 0,026 0,198 
Quy mô ngân hàng SIZE 0,024*** 0,003 0,005* 0,082 
Tỷ lệ huy động DPS_TA -0,024 0,315 -0,004 0,871 
Chi phí ngân hàng CI 0,066** 0,010 0,034* 0,073 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
195 
Tên biến Ký hiệu biến 
SDROE (FEM) 
SDROE (REM) 
Hệ số P value 
Hệ số P value 
Hệ số Cons 14,279 0,002 6,059** 0,034 
R square 0,197 0,126 
F stat/ Wald chi2 6,11 15,15 
Prob (F statistic/ chi2) 0,001 0,034 
Số quan sát 154 140 
Ghi chú: ***; ** và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%; 5% và 10%. 
Nguồn: Hồi quy từ mẫu dữ liệu nghiên cứu 
Các kết quả ở Bảng 4 một lần nữa cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa 
tài sản không có bằng chứng ảnh hưởng đến biến động của tỷ suất sinh lợi ngân hàng 
(SDROE); kết quả ở Bảng 4 củng cố thêm bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng tỷ lệ 
cho vay (L_A), quy mô ngân hàng (SIZE) và chi phí ngân hàng (CI) đến rủi ro ngân hàng. 
Kết quả tìm thấy của nghiên cứu về mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ cho vay ngân hàng 
và rủi ro ngân hàng tương đồng với kết quả được tìm thấy trong các nghiên cứu trước (Lee, 
Yang, et al. 2014; Mercieca et al. 2007). Kết quả này cũng dễ để giải thích bởi giai đoạn vừa 
qua Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, cuộc 
khủng hoảng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, một lượng tiền 
lớn của hệ thố ... g thời, kết quả nghiên cứu cung cấp bằng 
chứng ủng hộ cho việc tồn tại giả thuyết quá lớn để sụp đổ tại các ngân hàng thương mại Việt 
Nam. Kết quả này nói lên rằng những ngân hàng lớn, có quy mô mở rộng khắp, có những ảnh 
hưởng sâu rộng và quan trọng đến các ngành nghề khác trong hệ thống nền kinh tế thì khả 
năng đổ vỡ sẽ khó xảy ra. Do vậy, bản thân các ngân hàng lớn này có xu hướng chấp nhận 
mức rủi ro nhiều hơn. Ngoài ra, do những đặc thù của ngành và ưu ái của Chính phủ cho 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
196 
ngành ngân hàng mà hầu như rất ít quốc gia nào muốn cho ngân hàng phá sản vì có thể sẽ gây 
ra những đổ vỡ cho hệ thống tài chính và nền kinh tế. Trường hợp của Việt Nam, mặc dù có 
nhiều ngân hàng yếu kém nhưng Chính phủ chưa cho phép bất kỳ một ngân hàng nào phá sản. 
Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng sáp nhập với nhau hoặc mua lại những 
ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng (như trường hợp của ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 
ngân hàng TMCP Đại Dương, ngân hàng TMCP Xây dựng). 
Phân tiếp theo, tác giả phân tích các kết quả hồi quy với biến phụ thuộc đại diện cho rủi 
ro ngân hàng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ (SDROA). 
Bảng 5: Kết quả hồi quy với biến SDROA làm biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro ngân hàng 
Tên biến Ký hiệu biến 
SDROA (FEM) 
SDROA (REM) 
Hệ số P value 
Hệ số P value 
Đa dạng hóa thu nhập IDIV 0,007 0,299 
 Đa dạng hóa tài sản ADIV -0,002 0,847
Vốn chủ sở hữu ETA 0,058 0,256 0,042 0,113 
Tỷ lệ cho vay L_A 0,014 0,109 -0,009 0,307 
Quy mô ngân hàng SIZE 0,003 0,579 0,000 0,991 
Tỷ lệ huy động DPS_TA -0,008 0,574 0,017 0,377 
Chi phí ngân hàng CI 0,010*** 0,005 -0,009 0,285 
Hệ số Cons -0,056 0,569 -0,999 0,442 
R square 0,061 0,016 
F stat/ Wald chi2 4,46 15,86 
Prob (F statistic/ chi2) 0,004 0,026 
Số quan sát 154 140 
Ghi chú: ***; ** và * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%; 5% và 10%. 
Nguồn: Hồi quy từ mẫu dữ liệu nghiên cứu 
Kết quả ở Bảng 5 cho thấy, hầu hết các yếu tố được xem xét trong mô hình bao gồm đa 
dạng hóa thu nhập (IDIV), đa dạng hóa tài sản (ADIV), vốn chủ sở hữu (ETA), tỷ lệ cho vay 
(L_A), quy mô ngân hàng (SIZE) và tỷ lệ huy động vốn (DPS_TA) đều không có bằng chứng 
thống kê có ảnh hưởng đến biến động của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (SDROA) cho cả 
hai mô hình IDIV là biến giải thích chính và ADIV là biến giải thích chính. Chi phí ngân hàng 
(CI) vẫn cho thấy có ảnh hưởng đến biến động của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, chi phí 
càng cao rủi ro ngân hàng càng cao. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
197 
KẾT LUẬN 
Mục tiêu chính nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa bao gồm đa dạng 
hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 
Ngoài ra, ảnh hưởng của một số các yếu tố khác đến rủi ro ngân hàng cũng được tác giả phân 
tích như vốn chủ sở hữu ngân hàng, tỷ lệ cho vay, quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn và 
chi phí hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 24 ngân hàng 
thương mại cổ phần Việt Nam, giai đoạn từ 2006-2015. Tác giả sử dụng các ước lượng trong 
dữ liệu bảng như ước lượng mô hình hiệu ứng cố định (FEM), ước lượng mô hình theo hiệu 
ứng ngẫu nhiên (REM) để hồi quy mô hình nghiên cứu. Một số các kiểm định khác như kiểm 
định Wooldridge dùng để xem xét hiện tượng tự tương quan; kiểm định Modified Wald trong 
mô hình FEM và kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian trong mô hình REM để xem xét 
hiện tượng phương sai sai số thay đổi cũng được tác giả sử dụng để phát hiện và khắc phục 
các hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan. Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu 
cho thấy đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng (Zscore đại diện cho rủi 
ro), đa dạng hóa càng tăng càng góp phần làm gia tăng rủi ro ngân hàng, kết quả tương đồng 
với các nghiên cứu trước (Lee, Yang, et al. 2014; Lepetit et al. 2008; Võ Xuân Vinh & Trần 
Thị Phương Mai 2015). Đồng thời, khi rủi ro ngân hàng được đo lường bởi biến động tỷ suất 
sinh lợi trên vốn của (SDROE) và biến động tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (SDROA) thì đa 
dạng hóa thu nhập không có bằng chứng ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, 
kết quả nghiên cứu cho thấy, đa dạng hóa tài sản không có bằng chứng ảnh hưởng đến rủi ro 
ngân hàng (khi rủi ro được đo lường bởi cả ba chỉ tiêu: Zscore, SDROE và SDROA), kết quả 
nghiên cứu tương đồng với kết quả của nghiên cứu trước Edirisuriya et al. (2015). Ngoài ra, 
kết quả nghiên cứu còn tìm thấy ảnh hưởng đồng biến của một số yếu tố khác như tỷ lệ cho 
vay ngân hàng, quy mô ngân hàng và chi phí hoạt động ngân hàng đến rủi ro ngân hàng (rủi 
ro được đo lường bởi SDROE), nói cách khác tỷ lệ cho vay ngân hàng càng cao, quy mô ngân 
hàng càng lớn và chi phí hoạt động ngân hàng càng tăng càng làm gia tăng sự biến động của 
tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lê Trúc Thuận (2016), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kết quả và lộ trình cho giai 
đoạn mới”, Tạp chí Tài chính 2 (Tháng 3/2016), 35-40. 
[2]. Lê Long Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2017), “Ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hiệu 
quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016”, Tạp chí 
Ngân hàng, số 9 (tháng 9/2017), 13 -17. 
[3]. Nguyễn Thị Mùi 2015, Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: Vấn đề đặt ra và khuyến 
nghị chính sách, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
198 
[4]. Nguyễn Xuân Thành 2016, Ngân hàng thương mại việt nam: Từ những thay đổi về luật 
và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, 
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TP.HCM. 
[5]. Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), “Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu 
nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26(8), 54-70. 
[1]. Acharya, V.V., Hasan, I. and Saunders, A. (2006), “Should banks be diversified? 
Evidence from individual bank loan portfolios”, The Journal of Business, 79(3), 
1355-1412. 
[2]. Acharya, V.V., Saunders, A. and Hasan, I. (2002), “The effects of focus and 
diversification on bank risk and return: evidence from individual bank loan portfolios”, 
CEPR Discusion Paper, 3252. 
[3]. Aggarwal, R. and Jacques, K.T. (1998), “Assessing the impact of prompt corrective 
action on bank capital and risk”. 
[4]. Agusman, A., Monroe, G.S., Gasbarro, D. and Zumwalt, J.K. (2008), “Accounting and 
capital market measures of risk: Evidence from Asian banks during 1998-2003”, Journal 
of Banking & Finance, 32(4), 480-488. 
[5]. Altunbas, Y., Carbo, S., Gardener, E.P. and Molyneux, P. (2007), “Examining the 
relationships between capital, risk and efficiency in European banking”, European 
Financial Management, 13(1), 49-70. 
[6]. Amidu, M. and Wolfe, S. (2013), “Does bank competition and diversification lead to 
greater stability? Evidence from emerging markets”, Review of Development Finance, 3(3), 
152-166. 
[7]. Ashton, J. 1998, Cost efficiency, economies of scale and economies of scope in the British 
retail banking sector, Bournemouth University School of Finance and Law. 
[8]. Athanasoglou, P.P., Brissimis, S.N. and Delis, M.D. (2008), “Bank-specific, industry-
specific and macroeconomic determinants of bank profitability”, Journal of international 
financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136. 
[9]. Baele, L., De Jonghe, O. and Vander Vennet, R. (2007), “Does the stock market value 
bank diversification?”, Journal of Banking & Finance, 31(7), 1999-2023. 
[10]. Berger and Ofek, E. (1996), “Bustup takeovers of value‐destroying diversified firms”, 
The Journal of Finance, 51(4), 1175-1200. 
[11]. Berger, A.N. (1995), “The relationship between capital and earnings in banking”, 
Journal of money, credit and Banking, 27(2), 432-456. 
[12]. Berger, A.N., Hasan, I. and Zhou, M. (2010), “The effects of focus versus diversification 
on bank performance: Evidence from Chinese banks”, Journal of Banking & Finance, 
34(7), 1417-1435. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
199 
[13]. Boot, A.W. and Schmeits, A. (2000), “Market discipline and incentive problems in 
conglomerate firms with applications to banking”, Journal of Financial Intermediation, 
9(3), 240-273. 
[14]. Boyd, J.H. and Graham, S.L. (1988), “The Profitability And Risk Effects Of Allowing 
Bank Holding”, Federal Reserve Bank of Minneapolis. Quarterly Review-Federal 
Reserve Bank of Minneapolis, 12(2), 3. 
[15]. Boyd, J.H. and Prescott, E.C. (1986), “Financial intermediary-coalitions”, Journal of 
Economic Theory, 38(2), 211-232. 
[16]. Boyd, J.H. and Runkle, D.E. (1993), “Size and performance of banking firms: Testing 
the predictions of theory”, Journal of monetary economics, 31(1), 47-67. 
[17]. Brewer III, E. and Lee, C.F. (1986), “How the market judges bank risk”, Federal 
Reserve Bank of Chicago Economic Perspectives, 10(6), 25-31. 
[18]. Busch, R. and Kick, T.K. (2009), “Income diversification in the German banking 
industry”. 
[19]. CHAN, Y.S., Greenbaum, S.I. and Thakor, A.V. (1992), “Is fairly priced deposit 
insurance possible?”, The Journal of Finance, 47(1), 227-245. 
[20]. Chiorazzo, V., Milani, C. and Salvini, F. (2008), “Income diversification and bank 
performance: Evidence from Italian banks”, Journal of Financial Services Research, 
33(3), 181-203. 
[21]. Craine, R. (1995), “Fairly priced deposit insurance and bank charter policy”, The 
Journal of Finance, 50(5), 1735-1746. 
[22]. De Haan, J. and Poghosyan, T. (2012), “Bank size, market concentration, and bank 
earnings volatility in the US”, Journal of International Financial Markets, Institutions 
and Money, 22(1), 35-54. 
[23]. Demirgüç-Kunt, A. and Huizinga, H. (2000a), “Financial structure and bank 
profitability”. 
[24]. Demirgüç-Kunt, A. and Huizinga, H. (2000b), “Financial structure and bank 
profitability”, World Bank. 
[25]. Demsetz, R.S. and Strahan, P.E. (1997a), “Diversification, size, and risk at bank holding 
companies”, Journal of money, credit, and banking, 29, 300-313. 
[26]. Demsetz, R.S. and Strahan, P.E. (1997b), “Diversification, size, and risk at bank holding 
companies”, Journal of money, credit, and banking, 300-313. 
[27]. Denis, D.J., Denis, D.K. and Sarin, A. (1997), “Agency problems, equity ownership, and 
corporate diversification”, The Journal of Finance, 52(1), 135-160. 
[28]. DeYoung, R. and Rice, T. (2004), “Noninterest income and financial performance at US 
commercial banks”, Financial Review, 39(1), 101-127. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
200 
[29]. DeYoung, R. and Roland, K.P. (2001), “Product mix and earnings volatility at 
commercial banks: Evidence from a degree of total leverage model”, Journal of 
Financial Intermediation, 10(1), 54-84. 
[30]. Diamond, D.W. (1984), “Financial intermediation and delegated monitoring”, The 
Review of Economic Studies, 51(3), 393-414. 
[31]. Fu, X.M., Lin, Y.R. and Molyneux, P. (2014), “Bank competition and financial stability 
in Asia Pacific”, Journal of Banking & Finance, 38, 64-77. 
[32]. Gallo, J.G., Apilado, V.P. and Kolari, J.W. (1996), “Commercial bank mutual fund 
activities: Implications for bank risk and profitability”, Journal of Banking & Finance, 
20(10), 1775-1791. 
[33]. Goddard, J., McKillop, D. and Wilson, J.O. (2008), “The diversification and financial 
performance of US credit unions”, Journal of Banking & Finance, 32(9), 1836-1849. 
[34]. Goddard, J., Molyneux, P. and Wilson, J.O. (2004), “The profitability of European 
banks: a cross‐sectional and dynamic panel analysis”, The Manchester School, 72(3), 
363-381. 
[35]. Gujarati, D. (2008), “N, 2003, Basic Econometrics,““, New York: MeGraw-Hill, 363-
369. 
[36]. Gurbuz, A.O., Yanik, S. and Ayturk, Y. (2013), “Income diversification and bank 
performance: Evidence from Turkish banking sector”, BDDK Bankacilik ve Finansal 
Piyasalar, 7(1), 9-29. 
[37]. Haq, M. and Heaney, R. (2012), “Factors determining European bank risk”, Journal of 
International Financial Markets, Institutions and Money, 22(4), 696-718. 
[38]. Haugen, R.A. 2001, Modern investment theory, vol. 5, Prentice Hall Upper Saddle 
River, NJ. 
[39]. Haw, I.-M., Ho, S.S., Hu, B. and Wu, D. (2010), “Concentrated control, institutions, and 
banking sector: An international study”, Journal of Banking & Finance, 34(3), 485-497. 
[40]. Humphrey, D.B. (1990), “Why do estimates of bank scale economies differ?”, Federal 
Reserve Bank of Richmond Economic Review, 76(5), 38-50. 
[41]. Iannotta, G., Nocera, G. and Sironi, A. (2007), “Ownership structure, risk and 
performance in the European banking industry”, Journal of Banking & Finance, 31(7), 
2127-2149. 
[42]. Jacques, K. and Nigro, P. (1997), “Risk-based capital, portfolio risk, and bank capital: 
A simultaneous equations approach”, Journal of Economics and business, 49(6), 533-547. 
[43]. Jensen, M.C. (1986), “Agency costs of free cash flow, corporate finance, and takeovers”, 
The American economic review, 76(2), 323-329. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 
201 
[44]. Kareken, J.H. and Wallace, N. (1978), “Deposit insurance and bank regulation: A 
partial-equilibrium exposition”, Journal of Business, 413-438. 
[45]. Karels, G.V., Prakash, A.J. and Roussakis, E. (1989), “The relationship between bank 
capital adequacy and market measures of risk”, Journal of Business Finance & 
Accounting, 16(5), 663-680. 
[46]. Klein, P.G. and Saidenberg, M.R. (1998), “Diversification, organization, and efficiency: 
Evidence from bank holding companies”, Working paper, Federal Reserve Bank of New 
York, New York. 
[47]. Koponen, T. M. (2003). Commodities in action: measuring embeddedness and imposing 
values. The Sociological Review, 50 (4), 543 - 569. 
[48]. Knight, F.H. 2005, Risk, uncertainty and profit, Cosimo, Inc. 
[49]. Kwast, M.L. (1989), “The impact of underwriting and dealing on bank returns and 
risks”, Journal of Banking & Finance, 13(1), 101-125. 
[50]. Laeven, L. and Levine, R. (2007), “Is there a diversification discount in financial 
conglomerates?”, Journal of Financial Economics, 85(2), 331-367. 
[51]. Lawrence and Litan, R. (1987), “Why protectionism doesn”t pay”, Harvard Business 
Review, 65(3), 60-67. 
[52]. Lawrence, C. (1989), “Banking costs, generalized functional forms, and estimation of 
economies of scale and scope”, Journal of money, credit and banking, 21(3), 368-379. 
[53]. Lee, C.-C. and Hsieh, M.-F. (2013), “The impact of bank capital on profitability and risk 
in Asian banking”, Journal of international money and finance, 32, 251-281. 
[53]. Lee, C.-C., Hsieh, M.-F. and Yang, S.-J. (2014), “The relationship between revenue 
diversification and bank performance: Do financial structures and financial reforms 
matter?”, Japan and the World Economy, 29, 18-35. 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_hoa_va_rui_ro_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam.pdf