Đặc điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) là loại hình DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Đây là ngành nghề kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro và có những đặc điểm quan trọng mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) nói chung và tổ chức KTNB tại các DNBH nói riêng. Bài viết phân tích một số đặc điểm cơ bản, riêng biệt cũng như rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB trong các đơn vị này

pdf 5 trang yennguyen 10600
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Đặc điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 137 - tháng 3/2019
ÑAËC ÑIEÅM CUÛA CAÙC DOANH NGHIEÄp BAÛO HIEÅM 
AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN TOÅ CHÖÙC KIEÅM TOAÙN 
NOÄI BOÄ TRONG DOANH NGHIEÄp
ThS. NGuYỄN THị PHƯơNG THảO*
* Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng
Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) là loại hình DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Đây là ngành nghề kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro và có những đặc điểm quan trọng mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) nói chung và tổ chức KTNB tại các DNBH nói riêng. Bài viết phân tích một số đặc điểm cơ 
bản, riêng biệt cũng như rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy 
và tổ chức hoạt động KTNB trong các đơn vị này. 
Từ khóa: kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kiểm toán nội bộ
Characteristics of insurance corporations and affect on their internal audit operation
Insurance enterprises (insurers) are the type of enterprises operating in insurance business. This is 
a business sector that contains many risks and has important characteristics of specific nature affecting 
internal audit activities (internal audit) in general and internal audit organization in insurance businesses 
in particular. The paper analyzes some basic characteristics as well as risks of insurers affecting the 
organizational structure and organization of internal audit activities in these units. 
keywords: Internal audit, insurers, conducting internal audit.
DNBH là bên cung cấp các dịch vụ bảo hiểm 
thông qua việc bán bảo hiểm, thu phí bảo hiểm từ 
các cá nhân hay tổ chức và thực hiện nghĩa vụ bồi 
thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra rủi ro đối 
với bên mua bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm 
đã được cam kết hay thỏa thuận. Bảo hiểm là hoạt 
động kinh doanh đặc thù, có độ nhạy cảm cao, có 
nghĩa vụ bồi thường về tài chính lớn nên để đảm 
bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, 
hầu hết các quốc gia đều quy định chặt chẽ về các 
điều kiện thành lập loại hình doanh nghiệp này. 
Những đặc điểm đó có ảnh hưởng không nhỏ đến 
việc tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB 
tại các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong lĩnh 
vực nhiều rủi ro này. Có thể chỉ ra một số đặc điểm 
cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ảnh 
hưởng đến tổ chức KTNB trong loại hình DN này 
như sau:
Thứ nhất, hệ thống rủi ro của DNBH 
Trong quá trình hoạt động, bất kỳ một DN nào 
cũng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Các rủi ro 
này là tác nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động 
kinh doanh, việc thực hiện kế hoạch hàng năm, kế 
hoạch chiến lược của DN. Hệ thống các rủi ro của 
một DNBH bao gồm các nhóm rủi ro: rủi ro bảo 
hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt 
động, và các rủi ro khác.
Rủi ro bảo hiểm: Là rủi ro liên quan đến tổn thất 
mà công ty bảo hiểm có thể phải gánh chịu do mức 
phí bảo hiểm không đủ để chi trả cho các sự kiện 
được bảo hiểm. Đây là loại rủi ro gắn với các nghiệp 
vụ bảo hiểm mà DNBH triển khai. Cụ thể hơn, các 
rủi ro này phát sinh liên quan đến sự không chắc 
chắn về tần suất, tính khốc liệt của rủi ro được bảo 
hiểm; liên quan đến thời gian thanh toán các khiếu 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 137 - tháng 3/2019
nại trong tương lai và các chi phí liên quan. Thuộc 
nhóm rủi ro bảo hiểm của DNBH có thể có rủi ro 
thảm họa, rủi ro tử vong, thương tật, rủi ro hủy bỏ 
hợp đồng bảo hiểm, rủi ro định phí không đầy đủ, 
rủi ro công nghệ thông tin... 
Ví dụ điển hình nhất về loại hình rủi ro này có 
thể kể đến rủi ro thảm họa do thiên tai. Trên thế 
giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, thực trạng 
thiên tai ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu đã tác 
động gián tiếp lên sức khỏe con người thông qua 
nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và 
lan truyền các bệnh dịch, gây ra các rủi ro cho kinh 
doanh bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe của các 
DNBH. Các rủi ro về con người, tài sản cũng ảnh 
hưởng tới các DNBH với các chi phí bồi thường gia 
tăng. Ngập úng, thiếu nước ngọt và xâm nhập nước 
mặn ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp khi cây 
trồng ngập úng; sản lượng từ nuôi trồng thủy sản 
bị giảm sút do nhiễm mặn Những thiệt hại này 
là nguy cơ lớn ảnh hướng đến sản phẩm bảo hiểm 
nông nghiệp và bảo hiểm thủy sản của các DNBH. 
Hạn hán kéo dài làm gia tăng các nguy cơ cháy 
rừng, cháy nổ các nhà máy cũng là rủi ro cho các 
DNBH khi thực hiện bảo hiểm về lâm nghiệp hay 
bảo hiểm nhà xưởng cho DN. 
Rủi ro thị trường là loại rủi ro khiến cho các 
DNBH có khả năng gặp tổn thất và bị suy giảm vị 
trí kinh tế trên thị trường bảo hiểm liên quan đến 
tính dễ biến động trong giá trị thị trường của tài 
sản và của các khoản nợ. Nói cách khác, rủi ro thị 
trường là là rủi ro mà giá trị hợp lý của một công 
cụ tài chính thay đổi do sự biến động của các nhân 
tố chủ yếu như lãi suất, giá cổ phiếu và tỷ giá hối 
đoái hay giá cả hàng hoá. Các rủi ro thị trường của 
DNBH có thể là: rủi ro lãi suất, rủi ro bất động sản 
và cổ phiếu, rủi ro tiền tệ, rủi ro tái đầu tư, rủi ro 
lạm phát...
Rủi ro tín dụng: Là rủi ro DNBH có khả năng bị 
tổn thất tài chính do vỡ nợ hoặc biến động trong 
chất lượng tín dụng của người phát hành chứng 
khoán, của các chủ nợ (ví dụ như người thế chấp), 
của các bên đối tác của DNBH, và của các trung 
gian bảo hiểm. Nói cách khác, rủi ro tín dụng xảy 
ra khi bên vay không có khả năng trả nợ hoặc 
đối tác có những thay đổi bất lợi. rủi ro tín dụng 
của DNBH có thể phát sinh từ: Đối tác đầu tư 
của DNBH; chủ hợp đồng bảo hiểm; nhà tái bảo 
hiểm... rủi ro tín dụng của DNBH có gồm: rủi ro 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 137 - tháng 3/2019
vỡ nợ, rủi ro tập trung, rủi ro bị hạ bậc đánh giá, 
rủi ro tín dụng tái bảo hiểm...
Rủi ro hoạt động: Là rủi ro gây ra tổn thất do các 
nguyên nhân như con người, sự hạn chế hoặc vận 
hành không hiệu quả của quy trình, hệ thống, các 
sự kiện khách quan bên ngoài. rủi ro này liên quan 
đến việc DNBH không đáp ứng tốt các yêu cầu 
của cơ quan quản lý nhà nước, liên quan đến việc 
thực hiện không đúng các quy trình hoạt động của 
DNBH. Như vậy, rủi ro hoạt động có thể phát sinh 
ngay từ trong hoạt động của DNBH hoặc từ các tác 
động và sự kiện ở bên ngoài. Có thể nói, rủi ro hoạt 
động khá đa dạng, ảnh hưởng đến DNBH nhiều 
hơn so với các rủi ro khác và đặc biệt có nhiều rủi 
ro khó lượng hoá vì tính chất định tính nhiều hơn 
trong khi dữ liệu của các DNBH liên quan đến rủi 
ro này hoặc là không có hoặc là không nhất quán 
với nhau. 
Các rủi ro hoạt động thường có trong DNBH là:
Rủi ro tranh chấp là một dạng rủi ro pháp lý, 
thường phát sinh trong quá trình giải quyết chi trả 
bồi thường. rủi ro tranh chấp của DNBH có 2 loại: 
Thứ nhất, Tranh chấp giữa DNBH với bên được 
bảo hiểm khi giữa DNBH và người khiếu nại đòi 
chi trả bồi thường không nhất trí được với nhau 
về tất cả các điều kiện thanh toán của khiếu nại. 
Thứ hai, Tranh chấp khiếu nại của bên thứ ba trong 
kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm. 
Lúc này, đối với DNBH, nhiệm vụ bào chữa cho 
người được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm trách 
nhiệm cũng quan trọng ngang, thậm chí là hơn, với 
nhiệm vụ bồi thường. 
Rủi ro tuân thủ là rủi ro gây ra tổn thất từ hành 
vi vi phạm các nghĩa vụ tuân thủ bao gồm: rủi ro 
pháp lý: Là loại rủi ro phát sinh từ việc thực hiện 
không đúng và/hoặc không thực hiện các nghĩa 
vụ theo sự điều chỉnh của pháp luật và/hoặc quy 
định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. rủi ro 
vi phạm các quy định nội bộ: Là những rủi ro do 
không tuân thủ các quy định nội bộ của DNBH.
Ngoài ra, DNBH cũng phải đối mặt với một số 
rủi ro khác như: rủi ro thanh khoản, rủi ro danh 
tiếng, rủi ro chiến lược, rủi ro tích tụ... Các DNBH 
kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù với các rủi ro 
đã phân tích ở trên có ảnh hưởng không hề nhỏ 
đến công tác tổ chức KTNB tại các DN này. Đặc 
biệt trong xu thế phát triển của KTNB hiện nay, 
các DN đều hướng tới phương pháp tiếp cận kiểm 
toán dựa trên rủi ro nên việc hiểu rõ và nắm bắt các 
loại hình rủi ro mà DNBH đối mặt sẽ giúp cho các 
DNBH xác định các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tổng 
thể chính xác hơn. Trên cơ sở đó, bộ phận KTNB 
sẽ phát triển mô hình đánh giá rủi ro làm căn cứ 
để lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và xác định 
phạm vi kiểm toán cụ thể.
Thứ hai, tính phong phú, đa dạng của các loại 
nghiệp vụ bảo hiểm và khách hàng bảo hiểm
DNBH là doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm 
đặc biệt, đó chính là cam kết của nhà bảo hiểm với 
khách hàng. Sự đặc biệt này thể hiện ở chỗ dù là 
một sản phẩm dịch vụ nhưng đối tượng bảo hiểm 
lại bao trùm rất rộng là tài sản, trách nhiệm dân 
sự và con người. Mỗi đối tượng bảo hiểm bao gồm 
rất nhiều nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ là một 
hoạt động kinh doanh dưới hình thức DN bán sản 
phẩm bảo hiểm ra thị trường và thu về phí bảo 
hiểm. Phí đó được tính toán trên cơ sở khoa học 
đảm bảo thu bù chi, thực hiện nghĩa vụ với Nhà 
nước và có lãi cho DN. Với đối tượng bảo hiểm đa 
dạng như vậy, quy luật số lớn trong kinh doanh bảo 
hiểm cũng sẽ phát huy tác dụng; do đó mục đích lợi 
nhuận sẽ đạt được. 
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các 
loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba 
nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo 
hiểm trách nhiệm dân sự:
Bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm lấy tài sản 
làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất 
về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người 
bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người 
được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế 
và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng;
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 137 - tháng 3/2019
Bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại 
hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe 
của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, 
nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu 
như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức 
khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một 
người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được 
khoản tiền do người bảo hiểm trả. Bảo hiểm con 
người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm 
tai nạn - bệnh tật.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo 
hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của 
các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được 
bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 
3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc 
do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính 
mình. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo 
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm 
trách nhiệm công cộng.
Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm, các loại hình 
bảo hiểm được chia ra làm 2 loại: Bảo hiểm phi 
nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, tương ứng với hai 
kỹ thuật là ‘‘phân bổ” và “tồn tích vốn”. 
Bảo hiểm phi nhân thọ: Là các loại bảo hiểm 
đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định 
(tương đối) theo thời gian và thường độc lập với 
tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân 
thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn 
hạn (một năm);
Bảo hiểm nhân thọ: Là các loại bảo hiểm đảm 
bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo 
thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ 
con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Các hợp 
đồng loại này thường là dài hạn (10 năm, 20 năm, 
trọn đời...).
Các loại hình bảo hiểm với sản phẩm và đối 
tượng đa dạng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức 
bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB trong các 
DNBH. Đặc điểm này đòi hỏi mô hình tổ chức 
KTNB phải được lựa chọn phù hợp với tính chất 
đa dạng của các loại hình bảo hiểm, ảnh hưởng 
trực tiếp đến việc phân bổ nguồn lực của bộ phận 
KTNB. Số lượng KTVNB phải đủ lớn và có trình 
độ chuyên môn nhất định về lĩnh vực, đối tượng 
kiểm toán. Bên cạnh đó, thực trạng DNBH có thể 
kinh doanh nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm khác 
nhau sẽ dẫn đến sự phức tạp của việc tổ chức, quản 
lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại 
nghiệp vụ và khách hàng bảo hiểm và tổ chức quản 
lý hồ sơ, chứng từ tài liệu liên quan đến từng hợp 
đồng bảo hiểm. Như vậy, phạm vi, nội dung công 
việc của KTV khi thực hiện KTNB phải mở rộng và 
quy trình phương pháp kiểm toán cũng đa dạng và 
phong phú hơn.
Thứ ba, các quy định pháp lý trong hoạt động 
kinh doanh bảo hiểm 
Kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh 
chịu sự quản lý chặt chẽ của các quy định pháp lý. 
Tại Việt Nam, có thể nói trong những năm vừa qua, 
khung khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo 
hiểm ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường 
kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho sự phát 
triển của thị trường, đảm bảo thực hiện các cam 
kết quốc tế. Từ sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo 
hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 đến nay 
đã có rất nhiều các quy định mới ra đời và thường 
xuyên thay đổi cho phù hợp với điều kiện của thị 
trường Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2017, 37 
văn bản quy phạm pháp luật gồm 7 nghị định, 4 
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 26 thông tư 
của Bộ Tài chính đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung 
và ban hành mới, tập trung vào các mục tiêu tháo 
gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm tăng 
trưởng hiệu quả. Trong giai đoạn tiếp theo, khuôn 
khổ pháp lý trong lĩnh vực này sẽ được rà soát và 
ngày càng hoàn thiện hơn. 
Trong quá trình hoạt động, các DNBH cần tuân 
thủ đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các quy định pháp 
lý có liên quan đến hoạt động bảo hiểm. Điều này 
đòi hỏi KTVNB cấn nắm vững nội dung và yêu cầu 
của các quy định pháp lý được quy định riêng cho 
loại hình DN đặc thù này và chú trọng kiểm tra, 
đánh giá sự tuân thủ đầy đủ, kịp thời và đúng đắn 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 137 - tháng 3/2019
các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động 
kinh doanh bảo hiểm của DNBH khi thực hiện 
KTNB.
Thứ tư, xu hướng công nghệ trong ngành kinh 
doanh bảo hiểm. Công nghệ bảo hiểm (Insurtech) 
là một ngành công nghiệp, bao gồm các công ty sử 
dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm 
rẻ hơn, nhanh hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn. 
InsurTech đang được ví như một cơn bão sẽ phá 
tan mọi cách thức hoạt động truyền thống trong 
hàng trăm năm qua của ngành bảo hiểm, làm thay 
đổi hành vi mua hàng và các phương thức quản trị, 
điều hành của mọi công ty bảo hiểm. Xu hướng 
mới này đòi hỏi các DN bảo hiểm cần phải tạo ra 
một thông điệp rõ ràng và nhất quán thể hiện sự 
sẵn sàng của họ để hoạt động trong không gian 
InsurTech mới và chỉ có cách tiếp cận như vậy mới 
có thể cạnh tranh trong kỷ nguyên bảo hiểm mới. 
Các xu hướng của InsurTech bao gồm:
- Tự động hoá sẽ thay thế nỗ lực của con người 
trong toàn bộ chuỗi giá trị bảo hiểm;
- Phí bảo hiểm sẽ trở nên cá nhân hóa cao nhờ 
công nghệ hiểu biết khách hàng hơn;
- Kỷ nguyên blockchain đã bắt đầu và sẽ có 
sự chuyển đổi nhanh chóng từ tập trung sang 
phân tán; 
- Bảo hiểm truyền thống và công ty công nghệ 
mới sẽ được kết hợp tất yếu; 
- Ứng dụng kỹ thuật số vào cuộc sống sẽ làm 
thay đổi mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm và 
khách hàng;
- Hợp đồng bảo hiểm trọn gói all-in-one;
- Các mô hình mới sử dụng kỹ thuật số sẽ thách 
thức chuỗi giá trị bảo hiểm truyền thống;
- Giải quyết khiếu nại sẽ trở thành dịch vụ tự 
động, tự phục vụ và nhanh chóng trả tiền cho 
khách hàng;
- Công nghệ ngăn ngừa tổn thất sẽ trở thành 
một đặc điểm chính trong sản phẩm bảo hiểm.
Với tác động của xu hướng công nghệ trong 
ngành bảo hiểm, các DNBH sẽ ngày càng nhận 
thức rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin 
trong hoạt động của mình và tích cực đẩy mạnh 
ứng dựng công nghệ thông tin theo các xu hướng 
của InsurTech. Đây sẽ là một thách thức lớn với 
công tác tổ chức KTNB tại các DNBH. Thách thức 
này đòi hỏi bộ phận KTNB nói chung và KTVNB 
nói riêng phải có sự am hiểu nhất định về công 
nghệ thông tin và sự ứng dụng công nghệ thông tin 
vào các sản phẩm bảo hiểm tại DN của mình. Hơn 
thế nữa, nội dung của KTNB trong các DNBH dưới 
sự tác động của công nghệ bảo hiểm sẽ mở rộng 
sang loại hình mới, đó là kiểm toán Công nghệ 
thông tin.
kết luận
Việc nắm bắt ảnh hưởng của các đặc điểm trên 
đến tổ chức KTNB trong các DNBH sẽ giúp các 
DN này tổ chức KTNB có hiệu quả hơn và mang 
lại nhiều giá trị cho DN. Các đặc điểm như hệ 
thống rủi ro mà DNBH phải đối mặt; sự đa dạng 
về nghiệp vụ, sản phẩm, khách hàng; các quy định 
pháp lý và xu hướng công nghệ bảo hiểm trong 
kinh doanh bảo hiểm sẽ ảnh hưởng tới phạm vi, 
nội dung, phương pháp, quy trình KTNB và đòi hỏi 
KTVNB có năng lực, trình độ chuyên môn nhất 
định để đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường 
có nhiều đặc thù như lĩnh vực bảo hiểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Orr, J., & et al. (2002). Operational Risks. 
General Insurance Covention (GIC); 
2. Maria Isabel Martínez Torre-Enciso & Rafael 
Hernandez Barros (2013), International 
Business Research; Vol. 6, No. 1;
3. Tập đoàn Bảo Việt, Báo cáo thường niên 
năm 2017;
4. Tôn Thị Thanh Huyền (2011), Nhận dạng 
rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm, Tạp chí bảo 
hiểm số 4/2011, p.16-21.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_cua_cac_doanh_nghiep_bao_hiem_anh_huong_den_to_chuc.pdf