Đặc điểm dịch tễ học sẩy thai ở Phù Cát - Bình Định

Nghiên cứu dịch tễ về sẩy thai (ST) được công bố chưa nhiều. Mục tiêu nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học sẩy thai. Nghiên cứu mô tả 6.600 phụ nữ 15 - 49 tuổi đã từng mang thai ở huyện Phù Cát tính đến thời điểm tháng 1/2012. Phân tích số liệu bằng mô hình hồi quy logistic đơn biến, đa biến. Kết quả: mẹ bị sẩy thai: 9,58%; sẩy thai có khuynh hướng ngày càng tăng. 12,95% mẹ bị sẩy thai ở vùng núi (OR = 1,51; CI95%: 1,21 - 1,89); 15,23% ở khu vực sân bay Phù Cát (OR = 1,98; CI95%: 1,49 - 2,62). OR < 1="" và="" ci95%="">< 1="" ở="" mẹ="" có="" thai="" lần="" đầu="" từ="" 20="" -="" 34="" tuổi;="" or="1,55" và="" ci95%:="" 1,3="" -="" 1,84="" ở="" mẹ="" có="" gia="" đình="" bị="" bất="" thường="" sinh="" sản="" (btss);="" or="4,86" và="" ci95%:="" 3,55="" -="" 6,66="" ở="" mẹ="" có="" tiền="" sử="" bị="" sẩy="" thai="" ở="" lần="" mang="" thai="" đầu="" tiên;="" or="1,27" và="" ci95%:="" 1,07="" -="" 1,51="" ở="" mẹ="" phơi="" nhiễm="" khói="" thuốc="" lá;="" or="1,69" và="" ci95%:="" 1,42="" -="" 2="" ở="" mẹ="" phơi="" nhiễm="" thuốc="" bảo="" vệ="" thực="" vật;="" mẹ="" có="" thai="" từ="" lần="" thứ="" 3="" trở="" đi="" (p="">< 0,05).="" kết="" luận:="" tỷ="" lệ="" sẩy="" thai="" khá="" cao,="" có="" khuynh="" hướng="" ngày="" càng="" tăng,="" chủ="" yếu="" ở="" vùng="" phơi="" nhiễm="" chất="" độc="" hóa="" học="" trong="" chiến="" tranh.="" các="" yếu="" tố="" làm="" tăng="" khả="" năng="" sẩy="" thai="" là="" mẹ="" có="" thai="" lần="" đầu="" dưới="" 20="" tuổi;="" hơn="" 2="" lần="" có="" thai;="" tiền="" sử="" bản="" thân="" và="" gia="" đình="" bị="" bất="" thường="" sinh="" sản;="" mẹ="" phơi="" nhiễm="" khói="" thuốc="" lá,="" thuốc="" bảo="" vệ="" thực="">

pdf 9 trang yennguyen 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dịch tễ học sẩy thai ở Phù Cát - Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dịch tễ học sẩy thai ở Phù Cát - Bình Định

Đặc điểm dịch tễ học sẩy thai ở Phù Cát - Bình Định
 102 TCNCYH 85 (5) - 2013 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Địa chỉ liên hệ: Trương Quang Đạt, Trường Cao đẳng Y tế 
Bình Định 
bstruongquangdat@yahoo.com 
Ngày nhận: 6/8/2013 
Ngày được chấp thuận: 30/10/2013 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC SẨY THAI Ở PHÙ CÁT - BÌNH ĐỊNH 
Trương Quang Đạt1, Trần Đức Phấn2, Ngô Văn Toàn2 
1Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, 2Trường Đại học Y Hà Nội 
Nghiên cứu dịch tễ về sẩy thai (ST) được công bố chưa nhiều. Mục tiêu nhằm mô tả một số đặc điểm 
dịch tễ học sẩy thai. Nghiên cứu mô tả 6.600 phụ nữ 15 - 49 tuổi đã từng mang thai ở huyện Phù Cát tính 
đến thời điểm tháng 1/2012. Phân tích số liệu bằng mô hình hồi quy logistic đơn biến, đa biến. Kết quả: mẹ 
bị sẩy thai: 9,58%; sẩy thai có khuynh hướng ngày càng tăng. 12,95% mẹ bị sẩy thai ở vùng núi (OR = 1,51; 
CI95%: 1,21 - 1,89); 15,23% ở khu vực sân bay Phù Cát (OR = 1,98; CI95%: 1,49 - 2,62). OR < 1 và CI95% < 
1 ở mẹ có thai lần đầu từ 20 - 34 tuổi; OR = 1,55 và CI95%: 1,3 - 1,84 ở mẹ có gia đình bị bất thường sinh 
sản (BTSS); OR = 4,86 và CI95%: 3,55 - 6,66 ở mẹ có tiền sử bị sẩy thai ở lần mang thai đầu tiên; OR = 
1,27 và CI95%: 1,07 - 1,51 ở mẹ phơi nhiễm khói thuốc lá; OR = 1,69 và CI95%: 1,42 - 2 ở mẹ phơi nhiễm 
thuốc bảo vệ thực vật; mẹ có thai từ lần thứ 3 trở đi (p < 0,05). Kết luận: tỷ lệ sẩy thai khá cao, có khuynh 
hướng ngày càng tăng, chủ yếu ở vùng phơi nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh. Các yếu tố làm tăng khả 
năng sẩy thai là mẹ có thai lần đầu dưới 20 tuổi; hơn 2 lần có thai; tiền sử bản thân và gia đình bị bất thường sinh 
sản; mẹ phơi nhiễm khói thuốc lá, thuốc bảo vệ thực vật. 
Từ khóa: Sẩy thai, chất độc hóa học trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật, hút thuốc lá thụ động, 
bất thường sinh sản 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sẩy thai (ST) là việc mang thai kết thúc 
một cách tự nhiên trước khi thai nhi đạt tới độ 
tuổi có thể sống bên ngoài tử cung. Theo 
chuẩn quốc gia của Việt Nam hiện nay, sẩy 
thai là trường hợp thai và rau bị tống ra khỏi 
buồng tử cung trước 22 tuần (kể từ ngày đầu 
của kỳ kinh cuối) [1]. Sẩy thai là một trong 
những bất thường sinh sản (BTSS) phổ biến 
nhất. Tỷ lệ sẩy thai khác nhau tùy theo nơi 
nghiên cứu ở bệnh viện hay tại cộng đồng. Ở 
Việt Nam, tỷ lệ mẹ bị sẩy thai ở cộng đồng từ 
8 - 12% [2; 3]. 
Có nhiều nguyên nhân gây sẩy thai như do 
di truyền, do tác động của các tác nhân vật lý, 
hóa học và sinh vật học,  [4]. Phù Cát là nơi 
từng bị rải chất độc hóa học trong chiến tranh 
đặc biệt là vùng núi, có sân bay Phù Cát từng 
chứa chất độc hóa học trong chiến tranh, hiện 
vẫn là điểm nóng về chất độc hóa học trong 
chiến tranh ở Việt Nam [3; 5]. 
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu sẩy 
thai nhưng chủ yếu là ở bệnh viện, một số ở 
cộng đồng nhưng chỉ phản ảnh tỷ lệ sẩy thai 
mà rất ít đề cập đến đặc điểm dịch tễ học. Sẩy 
thai ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và gia 
đình; gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức 
khỏe và xã hội. Vậy đặc điểm dịch tễ học sẩy 
thai ở Phù Cát - Bình Định như thế nào, làm 
cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng bệnh? 
Để trả lời những vấn đề đặt ra ở trên, đề 
tài được triển khai nhằm mô tả một số đặc 
điểm dịch tễ học sẩy thai ở huyện Phù Cát - 
Bình Định. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phù 
Cát - Bình Định vào thời điểm tháng 1/2012. 
Huyện có 18 xã, thị trấn bao gồm 118 thôn và 
khu phố. Dân số 189.150 người. Trừ người dân 
ở thị trấn Ngô Mây sống bằng buôn bán nhỏ, 
nhân viên hành chính, người dân còn lại đều 
 TCNCYH 85 (5) - 2013 103 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
là nông dân trồng lúa hoặc trồng hoa màu. 
1. Đối tượng 
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tuổi từ 15 -
49) và đã từng có thai. 
2. Phương pháp 
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 
phỏng vấn về tiền sử sinh sản. 
- Phương pháp thu thập thông tin: sử 
dụng phiếu điều tra theo hộ gia đình bằng 
cách hỏi đáp trực tiếp. 
- Cỡ mẫu: được tính theo công thức: 
Trong đó: p là tỷ lệ mẹ có bị sẩy thai = 
8,7% [3]. d: sai số tuyệt đối = 1% và DE: hệ số 
thiết kế mẫu = 2. Chúng tôi điều tra là 6.600 
bà mẹ. 
- Chọn mẫu: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu 
30 cụm ngẫu nhiên đối với 118 thôn và khu 
phố của huyện. Chọn ngẫu nhiên đơn để chọn 
các phụ nữ vào nghiên cứu. 
- Các biến số chủ yếu: sẩy thai là biến nhị 
phân, biến phụ thuộc. 
Biến số độc lập: 
- Tiền sử gia đình có bất thường sinh sản: 
mẹ ruột của đối tượng nghiên cứu bị một hoặc 
nhiều hơn trong các dạng bất thường sinh sản 
gồm: sẩy thai, thai chết lưu và sinh con dị tật 
bẩm sinh; tiền sử bản thân bị sẩy thai ở lần 
mang thai đầu. 
- Các đặc trưng cá nhân: tuổi (biến liên 
tục); nhóm tuổi có thai lần đầu (biến thứ hạng 
phân nhóm 5 năm); học vấn (biến thứ hạng); 
biến nhị phân: hút thuốc lá thụ động; phơi 
nhiễm thuốc bảo vệ thực vật; tình trạng hôn 
nhân. Nơi ở được phân tích theo nhị phân: ở 
miền núi; ở vùng sân bay Phù Cát. 
3. Phân tích thống kê 
Dựa vào phần mềm Stata 10.0. Các yếu tố 
nguy cơ của sẩy thai được tính theo thuật 
toán so sánh ước lượng khoảng (trong đó tỷ 
số chênh (OR) và CI95% (khoảng tin cậy) 
được tính để xác định mức ý nghĩa thống kê. 
4. Đạo đức nghiên cứu 
Nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt các quy 
định, nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức nghiên 
cứu y sinh học của Việt Nam, phù hợp với 
chuẩn mực chung của Quốc tế. Tất cả các đối 
tượng tự nguyện tham gia. Các số liệu thu thập 
được nếu mang tính chất cá nhân được giữ bí 
mật. Nội dung nghiên cứu đã được Hội đồng 
Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Định thông qua. 
III. KẾT QUẢ 
1. Sự phân bố tỷ lệ mẹ bị sẩy thai ở 
huyện Phù Cát 
Kết quả chúng tôi ghi nhận có 6.600 bà mẹ 
được phỏng vấn. Tuổi trung bình hiện tại 
37,27 ± 7,08; tuổi trung bình lúc kết hôn 22,32 
± 3,54; tuổi trung bình có thai lần đầu 23,3 ± 
3,71; số thai trung bình 2,63 ± 1,22; 87,95% 
sẩy thai xảy ra từ 3 tháng tuổi thai trở xuống. 
Biểu đồ 1 cho thấy mẹ bị sẩy thai là 9,58%; 
một số đặc điểm của phụ nữ: đã kết hôn, có 
thai lần đầu dưới 20 tuổi, ở vùng miền núi, hút 
thuốc lá thụ động, bị phơi nhiễm với thuốc bảo 
vệ thực vật, ở vùng sân bay Phù Cát và có 
tiền sử bản thân và gia đình bị bất thường 
sinh sản có tỷ lệ sẩy thai cao hơn tỷ lệ sẩy thai 
chung của toàn huyện (> 9,58%). 
Sẩy thai mang thai ở lần thứ 1 là 3,64%; ở 
lần thứ 2 là 3,42%; ở lần thứ 3 là 5,53%. Tỷ lệ 
sẩy thai có xu hướng tăng cao từ lần mang 
thai thứ 3 trở đi (bảng 1). 
Sẩy thai xảy ra ở điểm cao nhất vào tháng 
1 - 3 hàng năm và sau đó có khuynh hướng 
giảm dần đến cuối năm (biểu đồ 2). 
n = Z21-α/2 
p (1 - p) 
d2 
DE 
 104 TCNCYH 85 (5) - 2013 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Biểu đồ 1. Đặc điểm tỷ lệ sẩy thai của 6.600 bà mẹ 
* BTSS: bất thường sinh sản; TBVTV: thuốc bảo vệ thực vật: ST: sẩy thai. 
Bảng 1. Tỷ lệ sẩy thai ở các lần mang thai (6.600 bà mẹ) 
Lần mang thai Số phụ nữ có thai Số phụ nữ sẩy thai % So sánh 
1 6,600 240 3,64 
p1,2-3,4,5,6,7,8,9 < 0,05 
p1-2 > 0,05 
p3-4,5,6,7,8,9 < 0,05 
p4-5 > 0,05 
p4,5-6,7,8,9 < 0,05 
p6-7,8,9 < 0,05 
p7,8-9 < 0,05 
p7-8 > 0,05 
2 5,533 189 3,42 
3 3,145 174 5,53 
4 1,356 107 7,89 
5 494 37 7,49 
6 156 15 9,62 
7 49 7 14,29 
8 13 2 15,38 
9 4 1 25,00 
Tổng 17,350 772 4,45 
Từ năm 2002 - 2011, tỷ lệ sẩy thai theo số thai có chiều hướng tăng cao hơn các giai đoạn 
trước (biểu đồ 3). 
2. Một số yếu tố quyết định đến sự phân bố tỷ lệ sẩy thai ở huyện Phù Cát 
Theo y văn và khả năng thực hiện; chúng tôi sử dụng lệnh sw logistic trong chương trình Stata 
10.0 với pr = 0,2 để chọn các biến số đủ điều kiện đưa vào mô hình hồi quy logistic đa biến [6]. 
 TCNCYH 85 (5) - 2013 105 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Biểu đồ 2. Khuynh hướng thời gian (theo tháng) xảy ra các ca sẩy thai 
Biểu đồ 3. Khuynh hướng tỷ lệ sẩy thai/giai đoạn thời gian/tổng số thai 
Bảng 2. Hồi quy logistic đa biến với tình trạng sẩy thai của mẹ 
Biến số Số sẩy thai % OR CI 95% 
Tuổi có thai lần đầu 
< 20 tuổi 96 13,22 1,00 
20 - 24 tuổi 383 9,73 0,73 0,58 - 0,94 
25 - 29 tuổi 123 8,14 0,64 0,48 - 0,86 
30 - 34 tuổi 22 6,98 0,56 0,34 - 0,91 
> 34 tuổi 8 7,21 0,62 0,29 - 1,33 
Đã kết hôn 631 9,66 7,08 0,97 - 51,67 
Ở vùng núi 114 12,95 1,51 1,21 - 1,89 
Hút thuốc lá thụ động 397 10,46 1,27 1,07 - 1,51 
Phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật 277 13,10 1,69 1,42 - 2,00 
Gia đình có tiền sử bất thường sinh sản 195 13,37 1,55 1,30 - 1,84 
Ở vùng sân bay Phù Cát 67 15,23 1,98 1,49 - 2,62 
 106 TCNCYH 85 (5) - 2013 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Mẹ có đặc điểm: ở vùng núi, hút thuốc lá thụ động, ở vùng sân bay, gia đình có tiền sử bất 
thường sinh sản, phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đều có OR > 1 với CI95% > 1.Tuổi mẹ có thai 
lần đầu từ 20 - 34 tuổi có OR < 1 với CI95% < 1. 
Bảng 3. Hồi quy logisctic giữa tuổi mẹ và sẩy thai ở các lần có thai 
Lần mang thai Số lượt phụ nữ có thai 
Số phụ nữ 
bị sẩy thai 
% OR 95% CI 
1 6,600 240 3,64 0,98 0,94 - 1,02 
2 5,533 189 3,42 0,98 0,94 - 1,01 
3 3,145 174 5,53 1,22 0,98 - 1,05 
4 1,356 107 7,89 1,07 1,02 - 1,12 
5 494 37 7,49 1,05 0,97 - 1,14 
6 156 15 9,62 1,00 0,88 - 1,14 
7 49 7 14,29 1,31 1,02 - 1,70 
8 13 2 15,38 1,71 0,82 - 3,58 
9 4 1 25,00 
Tổng 17.350 772 4,45 
Với tuổi người mẹ (biến liên tục), cho thấy OR = 1,07; CI95%: 1,02 -1,12 ở lần mang thai thứ 
4 và lần thứ 7 có OR = 1,31; CI95%: 1,02 - 1,7. 
Bảng 4. Sẩy thai ở mẹ có tiền sử bị sẩy thai ở lần mang thai đầu 
 Tiền sử sẩy thai ở lần mang thai đầu 
Các lần mang thai sau Có % Không % Tổng 
Có sẩy thai 62 27,93 392 7,38 454 
Không sẩy thai 160 72,07 4,919 92,62 5,079 
Tổng 222 100 5.311 100 5,533 
So sánh p < 0,05; OR = 4,86; CI 95%: 3,55 - 6,66 
Trong số 5.533 bà mẹ có ít nhất 2 lần mang thai, mẹ có sẩy thai ở lần mang thai thứ nhất thì 
OR cho sẩy thai ở những lần mang thai sau là 4,86. 
 TCNCYH 85 (5) - 2013 107 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
IV. BÀN LUẬN 
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phù 
Cát - Bình Định. Mẫu gồm 6.600 phụ nữ từ 15 
- 49 tuổi đã từng mang thai. Phương pháp 
chọn mẫu xác xuất; thu thập thông tin bằng 
phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu. 
Một số thông tin về mẹ như sau: tuổi mẹ hiện 
tại: 37,27 ± 7,08; tuổi kết hôn: 22,32 ± 3,54; 
tuổi có thai lần đầu: 23,3 ± 3,71; số thai của 
mỗi bà mẹ: 2,63 ± 1,22. 
Ở Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ học về 
sẩy thai còn rất ít. Các con số được đưa ra 
thường là về tỷ lệ các cặp vợ chồng bị sẩy 
thai hoặc tỷ lệ phụ nữ bị sẩy thai. Đây là mô tả 
tỷ lệ sẩy thai dựa theo mẹ. Trong số 17.350 
lần mang thai đã kết thúc một cách tự nhiên 
thì tỷ lệ sẩy thai là 4,45% theo số thai và 
9,58% theo số bà mẹ; tuổi thai lúc bị sẩy từ 12 
tuần tuổi trở lại là 87,95%. Nhận xét đầu tiên 
của chúng tôi là tỷ lệ sẩy thai ở Phù Cát (2011) 
theo mẹ và theo số thai đều tương đối cao. 
Sẩy thai theo số thai có khuynh hướng 
tăng dần. Trước 1992, tỷ lệ sẩy thai là 3,41%; 
giai đoạn 1992 - 2001 là 3,87%; 2002 - 2011 
là 5,72% với p1-2,3 < 0,05 (biểu đồ 3). Tỷ lệ sẩy 
thai theo mẹ ở Phù Cát là 8,7% (qua cuộc 
điều tra năm 2002) của tác giả Trịnh Văn Bảo 
và cs [3], chúng tôi đưa ra giả thuyết về những 
yếu tố đang tồn tại ở Phù Cát làm tăng tỷ lệ 
sẩy thai trong quần thể, trong đó yếu tố môi 
trường cần quan tâm đầu tiên. Sẩy thai là dấu 
chỉ điểm trong các nghiên cứu dịch tễ học về 
các yếu tố độc hại của môi trường lên sức 
khỏe con người. 
Kết quả cho thấy sẩy thai xảy ra cao nhất 
vào quí I và quí II trong năm, đỉnh cao là tháng 
3 (99 ca) và sau đó khuynh hướng giảm dần 
đến cuối năm. Chúng tôi cho rằng, sẩy thai có 
thể có liên quan đến mùa vì ở Việt Nam có 
những “mùa kết hôn” như tháng chạp, tháng 2 
và kết quả là từ thời điểm đó và sau đó khả 
năng có thai cao và vì thế khả năng sẩy thai 
cũng tăng lên; tình trạng miễn dịch của cơ thể 
có thể thay đổi theo mùa; hơn nữa nhiệt độ và 
độc chất môi trường cũng có thể thay đổi theo 
mùa...[7]. Một số tác giả cũng đưa ra các thời 
điểm sẩy thai trong năm mà đỉnh cao là từ 
tháng 3 đến tháng 5 trên cơ sở tính toán thời 
điểm thụ thai từ tháng giêng đến tháng 3 làm 
cơ sở cho các dự án can thiệp cộng đồng về 
sẩy thai [8]. 
Số mẹ bị sẩy thai ở miền núi (12,95%) và 
khu vực sân bay Phù Cát (15,23%) cao hơn 
các nơi còn lại. Điều này làm rõ thêm giả 
thuyết về yếu tố môi trường liên quan đến sẩy 
thai. Phù Cát là nơi bị rải chất độc hóa học 
trong chiến tranh với mật độ dày đặc từ năm 
1965 - 1971 đặc biệt là ở khu vực miền núi, 
đồng thời có sân bay quân sự Phù Cát - nơi 
từng chứa chất độc hóa học trong chiến tranh 
để chuẩn bị các phi vụ rải, vì thế khả năng 
phơi nhiễm với chất độc hóa học trong chiến 
tranh của người dân Phù Cát ở các khu vực 
này là rất lớn [5]. Kết quả cũng cho thấy 
87,95% sẩy thai xảy ra từ 3 tháng tuổi thai trở 
xuống, đây là sẩy thai sớm; điều này phù hợp 
với y văn. Đây là do bất thường di truyền [4]. 
Mô hình hồi quy logistic mà tuổi mẹ là biến 
liên tục cho thấy mẹ mang thai lần thứ 4 có 
OR = 1,07; CI95%: 1,02 - 1,12 và lần thứ 7 
với OR = 1,31; CI95%: 1,02 - 1,7); có nghĩa là 
ở lần mang thứ 4, thứ 7 khi tuổi mẹ tăng lên 1 
tuổi thì khả năng mẹ bị sẩy thai tăng 1,07 lần 
và 1,31 lần. 
Ngoài ra,mẹ có thai lần đầu ở tuổi 20 - 35 
có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn khi mẹ có thai lần 
đầu dưới 20 tuổi (13,22%) với OR < 1 và 
CI95% < 1. Có thể lý giải rằng những người 
mẹ dưới 20 tuổi, do cơ thể chưa phát triển 
một cách hoàn thiện để có thể mang thai một 
cách tốt nhất do đó dễ gây ra sẩy thai. Ngoài 
 108 TCNCYH 85 (5) - 2013 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
ra công việc chưa ổn định, chưa sẵn sàng về 
mặt tâm lý, về kinh tế cho việc sinh con... có 
thể cũng góp phần làm tăng tỷ lệ sẩy thai ở 
những người trẻ tuổi này. Nghiên cứu của 
Katz J. và cộng sự (2009) ở vùng nông thôn 
của Nepal cho thấy phụ nữ dưới 18 tuổi có 
nguy cơ bị sẩy thai [9]. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sẩy thai 
tăng lên theo thứ tự của lần mang thai, từ lần 
mang thai thứ 3 trở đi, tỷ lệ mẹ bị sẩy thai tăng 
dần với khác biệt thống kê (p < 0,05) với 
những lần mang thai trước (bảng 1). Theo 
chúng tôi, lý do là độ tuổi khi mang thai của 
người vợ tăng lên; người phụ nữ bị giảm sút 
sức khỏe sau những lần mang thai trước đó; 
tăng hiệu giá kháng thể của mẹ trong những 
trường hợp có bất đồng nhóm máu giữa mẹ 
và thai. 
Bảng 4 cho thấy mẹ sẩy thai ở lần mang 
thai đầu tiên thì OR cho khả năng sẩy thai ở 
các lần sau là 4,86. Như vậy, mẹ có tiền sử 
sẩy thai là một yếu tố nguy cơ của sẩy thai. 
Ghi nhận của chúng tôi phù hợp với y văn và 
một số tác giả khác rằng sau mỗi lần sẩy thai 
thì nguy cơ bị sẩy thai lần sau xấp xỷ 15% [4]. 
Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị sẩy 
thai tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê 
nếu các phụ nữ này có mẹ từng bị bất thường 
sinh sản với OR = 1,55; CI 95%: 1,30 - 1,84. 
Có thể giải thích rằng: ở những phụ nữ có mẹ 
từng bị bất thường sinh sản có những căn 
nguyên gây sẩy thai có thể di truyền được 
như: các bệnh về máu, mang nhiễm sắc thể 
chuyển đoạn cân bằng, các bệnh rối loạn 
chuyển hóa, rối loạn miễn dịch... và truyền các 
căn nguyên đó cho con cái của họ. Do đó, 
nguy cơ bị sẩy thai của con cái họ cũng cao 
hơn bình thường. Ngoài ra, còn một yếu tố 
khác cũng cần được xem xét đến đó là yếu tố 
môi trường. Nếu mẹ và con gái cùng sống 
trong môi trường với các yếu tố phơi nhiễm ổn 
định thì con cũng sẽ phơi nhiễm, đó là chất 
độc hóa học trong chiến tranh mà Phù Cát là 
điểm nóng [3; 5]. 
Trong nghiên cứu, chúng tôi không phát 
hiện phụ nữ hút thuốc lá trong quá trình mang 
thai; tuy nhiên phát hiện nhiều gia đình có 
chồng và các người thân sống trong cùng một 
gia đình hút thuốc lá vì thế khả năng người 
phụ nữ bị ảnh hưởng do hút thuốc lá thụ động 
(passive smoking) là có thể xảy ra. Tỷ lệ sẩy 
thai ở nhóm phơi nhiễm khói thuốc lá 10,46% 
cao hơn nhóm không phơi nhiễm với OR: 1,3; 
CI 95%: 1,09 - 1,54. Chúng tôi chỉ phân tích 
mối liên quan ở biến định tính mà chưa có 
điều kiện phân tích số lượng thuốc lá hút mỗi 
ngày. Tuy nhiên, mô hình hồi quy logistic đa 
biến cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc 
lá thụ động và tình trạng sẩy thai, vì thế có 
thể nói rằng hút thuốc lá thụ động là một biến 
độc lập làm tăng khả năng bị sẩy thai mà 
không cần đến mối liên quan mức độ phơi 
nhiễm. Không thể chối cãi vì trong khói thuốc 
lá có rất nhiều chất độc; kết quả này cũng 
được khẳng định trong một số nghiên cứu của 
Arffin, F. và cộng sự (2012) [10], Suzuki, F. và 
T. Kasamatsu (2013) [11]. 
Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử 
dụng trong nông nghiệp ngày càng phong 
phú. Nhiều nghiên cứu đều không thể phủ 
nhận tác hại của nó đến sức khỏe con 
người đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Chúng 
tôi chỉ phân tích mối liên quan ở biến định 
tính là có hay không phơi nhiễm thuốc bảo 
vệ thực vật mà chưa có điều kiện đi sâu 
phân tích với từng loại thuốc bảo vệ thực 
vật cụ thể; nhận thấy phơi nhiễm với thuốc 
bảo vệ thực vật có liên quan đến sẩy thai với 
OR: 1,69; CI 95%: 1,42 - 2,00. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi cũng đã được khẳng định 
bỡi nhiều tác giả [12]. 
 TCNCYH 85 (5) - 2013 109 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
V. KẾT LUẬN 
Hầu hết sẩy thai ở Phù Cát là sẩy thai 
sớm. Tỷ lệ 4,45% theo số thai và 9,58% theo 
mẹ. Tỷ lệ mẹ bị sẩy thai được phân bố chủ 
yếu ở vùng miền núi và khu vực sân bay Phù 
Cát, có khuynh hướng ngày càng tăng. Sẩy 
thai xảy ra chủ yếu vào quí I và quí II. Các yếu 
tố quyết định làm tăng tỷ lệ sẩy thai của mẹ là: 
nơi ở; tuổi mẹ có thai lần đầu dưới 20; hơn 2 
lần có thai; tiền sử bản thân và gia đình bị bất 
thường sinh sản, mẹ phơi nhiễm khói thuốc lá, 
thuốc bảo vệ thực vật. 
Lời cảm ơn 
Nhóm tác giả chúng tôi chân thành cảm ơn 
cố giáo sư tiến sỹ Trịnh Văn Bảo, Viện Y học 
dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học 
Y Hà Nội đã cho chúng tôi ý tưởng và hướng 
dẫn khoa học để thực hiện nghiên cứu; cảm 
ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã cung 
cấp kinh phí; cảm ơn Trung tâm Y tế huyện 
Phù Cát đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng 
tôi thực hiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn Quốc gia về 
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, 97. 
2. Đào Quang Vinh (2000). Khả năng ảnh 
hưởng của môi trường (đất, nước) lên sức 
khỏe bệnh tật của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại xã 
Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội. Luận văn Thạc 
sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 
3. Trịnh Văn Bảo và cộng sự (2006). Tư 
vấn di truyền: biện pháp hạn chế sinh con dị 
tật bẩm sinh.Tạp chí độc học, 2, 14 - 21. 
4. Petrozza J. C. and Barbara O'Brien 
(2011). Recurrent Early Pregnancy Loss, 
eMedicine Medical Textbooks. 
5. U.S. - Vietnam Dialogue Group on 
Agent Orange/Dioxin 2010 - 2019 (2012). 
Declaration and plan of action. 
6. Hoàng Văn Minh và cs (2012). Phương 
pháp phân tích số liệu và trình bày kết quả 
nghiên cứu khoa học y học. Nhà xuất bản Y 
học, Hà Nội, 94 - 102. 
7. Czeizel, A. et al. (1984). Some 
epidemiological data on spontaneous abortion 
in Hungary, 1971 - 80. J Epidemiol Community 
Health, 38(2), 143 - 8. 
8. Strand, L. B et al (2011). Methodological 
challenges when estimating the effects of 
season and seasonal exposures on birth 
outcomes. BMC Med Res Methodol, 11: 49. 
9. Katz J. et al (2009). Miscarriage but not 
stillbirth rates are higher among younger 
nulliparas in rural Southern Nepal. J Adolesc 
Health, 42 (6), 587 - 95. 
10. Arffin, F et al (2012). Environmental 
tobacco smoke and stress as risk factors for 
miscarriage and preterm births. Arch Gynecol 
Obstet, 286(5), 1187 - 1191. 
11. Suzuki, F. and T. Kasamatsu (2013). 
Smoking and obstetric and gynecological 
disorders. Nihon Rinsho, 71 3), 449 - 453. 
12. Sanborn M. R et al (2012). OCFP 
2012 Systematic Review of Pesticide Health 
Effects. Ontario College of Family Physicians. 
Summary 
CHARACTERISTICS OF EPIDEMIOLOGY OF SPONTANEOUS 
ABORTION IN PHU CAT - BINH DINH 
There are few epidemiological studies on spontaneous abortion (SA). The objective is to de-
scribe the epidemiological characteristics of the proportion of SA in Phu Cat. This paper describes 
 110 TCNCYH 85 (5) - 2013 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
the 6.600 women aged 15 - 49 who had been pregnant in Phu Cat district at the time in 1/2012. 
Data analysis by using univariate, multivariate logistic regression models. The proportion of 
maternal SA is 9,58% with the growing trend. 12.95% maternal SA occurs in mountainous areas 
(OR = 1.51, CI 95%: 1.21 - 1.89), 15.23% in the Phu Cat Airport (OR = 1.98, CI 95%: 1.49 - 2.62). 
OR for maternal SA is < 1 with CI 95% < 1 at first pregnancy age group of 20 - 34; for family his-
tory of adverse reproductive outcomes is 1.55, CI:95% 1.3 - 1.84; for SA history at first pregnancy 
is 4.86, CI 95%: 3.55 - 6.66; for exposure to cigarette smoke is 1.27, CI 95%: 1.07 - 1.51; for 
exposure to plant protection drugs is 1.69, CI 95%: 1.42 - 2. Conclusion: Maternal SA is relative 
high and tends to increase. SA is mainly in areas exposed to toxic chemicals during the war. 
Factors increase the likelihood of maternal SA is histories of adverse reproductive outcomes of 
mothers and family; maternal exposure to tobacco smoke, plant protection drugs; first pregnant 
mother of under 20 years old. 
Keywords: Spontaneous abortion, toxic chemicals during the war, plant protection prod-
ucts, passive smoking, adverse reproductive outcomes. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dich_te_hoc_say_thai_o_phu_cat_binh_dinh.pdf