Đánh giá công tác điều dưỡng bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị tiêu huyết khối tại Bệnh viện Quân y 103

TÓM TẮT

Điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch bệnh nhân (BN) đột quỵ nhồi máu não (NMN) cấp

đòi hỏi công tác điều dưỡng rất khẩn trương, chính xác, theo dõi chặt chẽ. Mục tiêu: đánh giá

công tác điều dưỡng và điều trị BN bằng phương pháp tiêu huyết khối đường tĩnh mạch.

Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu. Kết quả: nghiên cứu 65 BN đột quỵ NMN cấp trong 18 tháng:

thực hiện tổng cộng 218 lượt thủ thuật; không xảy ra tai biến do thủ thuật; rút ngắn thời gian

nhập viện - điều trị từ 82 ± 20 xuống 65 ± 20 phút; thời gian nằm viện trung bình 7,2 ± 3,8 ngày

pdf 8 trang yennguyen 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá công tác điều dưỡng bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị tiêu huyết khối tại Bệnh viện Quân y 103", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá công tác điều dưỡng bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị tiêu huyết khối tại Bệnh viện Quân y 103

Đánh giá công tác điều dưỡng bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị tiêu huyết khối tại Bệnh viện Quân y 103
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
95 
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ 
NHỒI MÁU NÃO ĐIỀU TRỊ TIÊU HUYẾT KHỐI 
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 
 Đặng Phúc Đức*; Nguyễn Minh Hiện* Hoàng Cao Xạ** 
TÓM TẮT 
 Điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch bệnh nhân (BN) đột quỵ nhồi máu não (NMN) cấp 
đòi hỏi công tác điều dưỡng rất khẩn trương, chính xác, theo dõi chặt chẽ. Mục tiêu: đánh giá 
công tác điều dưỡng và điều trị BN bằng phương pháp tiêu huyết khối đường tĩnh mạch. 
Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu. Kết quả: nghiên cứu 65 BN đột quỵ NMN cấp trong 18 tháng: 
thực hiện tổng cộng 218 lượt thủ thuật; không xảy ra tai biến do thủ thuật; rút ngắn thời gian 
nhập viện - điều trị từ 82 ± 20 xuống 65 ± 20 phút; thời gian nằm viện trung bình 7,2 ± 3,8 ngày. 
* Từ khóa: Tiêu huyết khối; Đột quỵ nhồi máu não; Công tác điều dưỡng. 
 Evaluation of Nursing for Ischemic Stroke Patients Treated by 
Thrombolysis in 103 Hospital 
Summary 
Intravenous thrombolysis method required nurses work fast, accurately, and observe patients 
closely. Objectives: To evaluate nursing care of patients who treated by thrombolysis. Method: 
Prospective study. Result: Studied 65 acute ischemic stroke in period of 18 months: applied 
nursing technique 218 times without accident; hospital gate - treatment time reduced from 82 ± 
20 minutes to 65 ± 20 minutes; mean time of stay in hospital was 7.2 ± 3.8 days. 
* Key words: Thrombolysis; Ischemic stroke; Nursing work. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đột quỵ NMN xảy ra do tình trạng 
nghẽn/tắc động mạch não gây tổn thương 
nhu mô não do động mạch đó chi phối. 
Đột quỵ NMN có tỷ lệ tử vong cao; mức 
độ di chứng nặng. Việc tái thông nhanh 
chóng mạch máu bị tắc có ý nghĩa quan 
trọng. Một phương pháp tái thông mạch 
máu ở BN đột quỵ NMN cấp là điều trị 
thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch. 
Thuốc có tác dụng làm tiêu fibrin của cục 
máu đông, nhờ đó làm tan huyết khối. 
Tuy nhiên, để điều trị có hiệu quả và 
giảm thiểu nguy cơ tai biến đòi hỏi nhiều 
yếu tố: tốc độ triển khai công việc rất 
khẩn trương (trong vòng 3 giờ từ khi khởi 
phát); tiêu chuẩn chọn lựa BN chặt chẽ; 
quy trình thao tác nhanh - chính xác; theo 
dõi và chăm sóc tỉ mỉ Để đạt được 
những yêu cầu đó, đòi hỏi điều dưỡng 
viên phải hiểu rõ công việc, thao tác 
thuần thục, phối hợp nhịp nhàng. 
* Bệnh viện Quân y 103 
** Bệnh viện Đa khoa Thành phố Nam Định 
Người phản hồi (Corresponding): Đặng Phúc Đức (dangphucduc103@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 30/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/02/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 26/02/2015 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
96 
Từ đầu năm 2013, Khoa Đột quỵ, 
Bệnh viện Quân y 103 đã triển khai kỹ 
thuật điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh 
mạch cho BN đột quỵ NMN cấp. Chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: 
- Nhận xét đặc điểm BN đột quỵ NMN 
cấp trong vòng 3 giờ đầu được điều trị 
thuốc tiêu huyết khối. 
- Đánh giá kết quả công tác điều 
dưỡng và điều trị BN bằng phương pháp 
dùng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh 
mạch. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
65 BN đột quỵ NMN cấp điều trị tại 
Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ 
tháng 1 - 2013 đến 6 - 2014. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
- Tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ não 
theo Tổ chức Y tế Thế giới. 
- Đột quỵ thiếu máu não cấp trong 3 
giờ đầu. 
- 5 < NIHSS < 22 điểm. 
- Cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng 
hưởng từ không có xuất huyết nội sọ. 
- Cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng 
hưởng từ: vùng đậm độ < 1/3 khu vực 
phân bố của động mạch não giữa. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Đột quỵ hay chấn thương sọ não 
trong 3 tháng trước. 
- Đại phẫu hay có chấn thương trầm 
trọng trong 14 ngày trước. 
- Bệnh sử có xuất huyết não hay dị 
dạng mạch máu não. 
- Xuất huyết tiêu hóa hay đường tiết 
niệu trong 21 ngày trước. 
- Chọc động mạch hay chọc dò tủy 
sống 7 ngày trước. 
- Triệu chứng thần kinh cải thiện nhanh 
hay NIHSS < 5. 
- Huyết áp > 185/110 mmHg: dùng thuốc 
tiêm tĩnh mạch để hạ huyết áp. 
- Co giật lúc khởi bệnh. 
- Nghi ngờ xuất huyết khoang dưới nhện. 
- Nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng. 
- Đang dùng kháng đông hay INR > 1,7. 
- Trị liệu heparin trong 48 giờ trước đó. 
- Tiểu cầu < 100.000/mm3. 
- Đường máu 22,2 
mmol/l. 
- Phụ nữ có thai. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu tiến cứu 
* Một số chỉ tiêu nghiên cứu: 
Thang điểm hôn mê Glasgow (1978): 
đánh giá mức độ hôn mê dựa vào 3 chỉ 
tiêu: đáp ứng mở mắt; vận động và lời 
nói. Điểm từ 15 (hoàn toàn tỉnh táo) đến 3 
(hôn mê sâu, mất hoàn toàn đáp ứng). 
Phân độ sức cơ của Hội đồng Nghiên 
cứu Y học Anh (1994) (MRC): chia làm 6 
độ từ 0 (liệt hoàn toàn) đến 5 (sức cơ 
bình thường). 
Thang điểm đột quỵ của Viện Nghiên 
cứu Sức khỏe Mỹ (NIHSS) đánh giá mức 
độ lâm sàng của BN đột quỵ. Thang điểm 
từ 0 (bình thường) đến 42 (nặng nhất). 
* Đánh giá nhanh tình trạng BN và 
chuẩn bị điều trị: cần tiến hành hết sức 
khẩn trương các nội dung: 
- Đánh giá nhanh ABC: 
+ Đường thở (Airway): kiểm tra xem 
đường thở có lưu thông tốt không?, Thể 
hiện bằng thở êm, đều. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
97 
+ Hô hấp (Breathing): kiểu thở BN bình 
thường không?, tần số thở?, màu sắc da?. 
+ Tuần hoàn (Circulation): đo mạch, 
huyết áp. 
- Đánh giá ý thức (theo thang điểm 
Glasgow); độ liệt (theo thang điểm MRC); 
mức độ lâm sàng (theo thang điểm NIHSS). 
- Đặt đường truyền tĩnh mạch natriclorua 
0,9% với khóa 3 chạc. 
- Khẩn trương hoàn thành các xét 
nghiệm cần thiết: cắt lớp vi tính não, công 
thức máu, chức năng đông máu, nhóm 
máu; sinh hóa máu. 
- Giải thích, động viên BN và thân nhân. 
- Chuẩn bị sẵn sàng thuốc tiêu huyết 
khối, các thuốc và phương tiện cấp cứu 
cần thiết. 
* Quy trình điều trị tiêu huyết khối 
đường tĩnh mạch: 
- rtPA (actilyse) lọ 50 mg kèm dung 
môi, tổng liều 0,9 mg/kg (tối đa 90 mg). 
- Tiêm tĩnh mạch chậm 10% tổng liều 
trong vòng 1 - 2 phút, số thuốc còn lại đặt 
bơm tiêm điện truyền trong 60 phút. 
- Theo dõi sát trong vòng tối thiểu 48 giờ.
* Theo dõi BN: trong vòng 48 giờ đầu BN được theo dõi tại khu vực chăm sóc đặc 
biệt với monitor. 
CHỈ TIÊU THEO DÕI 24 GIỜ ĐẦU 24 - 48 GIỜ GHI CHÚ 
Mạch, huyết áp, nhiệt độ Mỗi 15 phút trong 6 giờ đầu; 
mỗi 60 phút trong thời gian tiếp 
theo 
Mỗi 12 giờ Duy trì huyết áp 
tâm thu < 180 
mmHg 
Glasgow; độ liệt; thang điểm 
NIHSS 
Trước điều trị; sau điều trị 1 
giờ và 24 giờ 
48 giờ 
CT não 24 giờ 
Chú ý theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ 
chảy máu; đặc biệt là chảy máu não hoặc 
chảy máu nội tạng. Dấu hiệu nghi ngờ 
chảy máu não: đột ngột đau đầu xuất hiện 
hoặc tăng lên, buồn nôn/nôn, ý thức xấu 
đi, liệt tăng lên, tăng nặng thang điểm 
NIHSS Khi có các dấu hiệu này, cần 
tạm dừng thuốc tiêu huyết khối, nhanh 
chóng báo cáo bác sỹ để tiến hành chụp 
CT não, xét nghiệm lại công thức máu, 
chức năng đông máu. 
Hạn chế tối đa các thủ thuật can thiệp 
trong vòng 24 giờ đầu: đặt sonde tiểu; đặt 
sonde dạ dày, đặt catheter tĩnh mạch 
* Thu thập và xử lý dữ liệu: 
- Thu thập dữ liệu theo bệnh án nghiên 
cứu. 
- Xử lý dữ liệu theo phương pháp 
thống kê y học bằng phần mềm SPSS. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
Từ tháng 1 - 2013 đến 6 - 2014, chúng 
tôi đã tiến hành điều trị tiêu huyết khối 
đường tĩnh mạch cho 65 BN đột quỵ NMN 
cấp trong 3 giờ đầu. Kết quả như sau: 
1. Đặc điểm tuổi và giới. 
Tuổi từ 51 - 80, trung bình 62,7 ± 9,2. 
Tuổi trung bình trong nghiên cứu này 
tương đương kết quả của Nguyễn Huy 
Thắng (60,5 ± 12,2) [2]. Nam 60,0%, nữ 
40,0%, theo Mai Duy Tôn [5] nam 55%. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
98 
2. Yếu tố nguy cơ đột quỵ. 
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hay 
gặp nhất: 32 BN (49,2%), đái tháo đường: 
14 BN (21,5%), rối loạn lipid máu: 17 BN 
(26,2%), hút thuốc lá: 18 BN (27,7%), đột 
quỵ não cũ: 8 BN (12,3%), bệnh van tim: 
1 BN (1,5%), rung nhĩ: 3 BN (4,6%). Kết 
quả này phù hợp với nghiên cứu của Mai 
Duy Tôn [5] (51,7%). 
3. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện. 
Liệt dây VII: 36 BN (55,4%), liệt nửa 
người: 61 BN (93,8%), nói khó: 33 BN 
(50,8%), rối loạn cảm giác nửa người: 17 
BN (26,2%), đau đầu: 3 BN (4,6%), buồn 
nôn - nôn: 3 BN (4,6%). Theo Mai Duy 
Tôn [5], liệt nửa người chiếm 100%. 
4. Thời gian nhập viện tính từ khi 
khởi phát. 
Biểu đồ 1: Thời gian khởi phát vào viện. 
Đa số BN đến viện khá muộn, > 2 giờ 
chiếm 70,8%. Đáng lưu ý có nhiều trường 
hợp đến muộn, mặc dù ở gần bệnh viện, 
do thiếu kiến thức về phát hiện sớm bệnh 
đột quỵ. Những trường hợp này không có 
thông tin đầy đủ nên cố gắng tự xử trí tại 
nhà. Do vậy, cần tiến hành các hình thức 
tuyên truyền trong cộng đồng để người 
dân biết khẩn trương đi khám khi có triệu 
chứng nghi ngờ đột quỵ. 
5. Thủ thuật tiến hành trên BN. 
Đặt đường truyền tĩnh mạch: 135 lượt, 
đặt bơm tiêm điện: 65 lượt, đặt sonde dạ 
dày: 7 lượt, đặt sonde tiểu: 5 lượt, đặt nội 
khí quản: 4 lượt, thở máy: 2 lượt. 
6. Thiếu sót trong công tác điều dƣỡng. 
Tuột kim luồn tĩnh mạch: 1 BN, phát 
hiện chậm trễ tai biến: 1 BN, đặt băng đo 
huyết áp tự động ở tay đang đặt đường 
truyền thuốc tiêu huyết khối: 2 BN; thủ 
thuật gây tai biến: 0 BN. Trong quá trình 
thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi không phát 
hiện trường hợp nào bị tai biến do thủ 
thuật của điều dưỡng thực hiện. Tuy 
nhiên, vẫn có một số sai sót đáng tiếc cần 
rút kinh nghiệm. Một trường hợp cố định 
kim luồn tĩnh mạch không vững chắc nên 
khi chuyển BN làm xét nghiệm đã bị tuột 
kim luồn, phải đặt lại đường truyền. 1 BN 
bị xuất huyết trong cơ vùng đùi, điều 
dưỡng báo, nhưng không đánh giá đúng 
và không báo kịp thời với bác sỹ để xử trí. 
2 BN điều dưỡng viên đặt băng đo huyết 
áp tự động tại tay có đặt đường truyền 
thuốc tiêu huyết khối (sẽ gây gián đoạn 
quá trình truyền thuốc). Các tình huống 
này sau đó đều được xử trí và không để 
lại hậu quả đáng kể. 
7. Tai biến và biến chứng trong quá 
trình điều trị. 
Chảy máu não: 2 BN (3,1%), chảy 
máu nội tạng: 0 BN, chảy máu vị trí khác: 
2 BN (3,1%), dị ứng - nổi ban: 4 BN 
(6,2%), sốc phản vệ: 0 BN, tử vong sau 
30 ngày: 2 BN (3,1%). Biến chứng đáng 
chú ý nhất là chảy máu não (3,1%). Theo 
Nguyễn Huy Thắng [2], tỷ lệ chảy máu 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
99 
não 4,6%; Lê Văn Thành [3] 8,3%. Tỷ lệ 
chảy máu não trong một số nghiên cứu 
kinh điển: NINDS 6,4%; SITS-MOST 
7,3%; J-ACT 5,8%; TTT-AIS (Đài Loan) 
7,9%; SAMURAI (Nhật) 3,8%. 7/8 BN 
xuất hiện tai biến, biến chứng đều được 
điều dưỡng viên phát hiện kịp thời và báo 
cáo bác sỹ để xử trí. 1 BN xuất huyết 
trong cơ giai đoạn sớm, do điều dưỡng 
chưa có kinh nghiệm nên không kịp thời 
xử trí băng ép cũng như báo cáo bác sỹ 
xử lý. Các trường hợp có tai biến, biến 
chứng này đều được phổ biến tới mọi 
điều dưỡng viên trong khoa để rút kinh 
nghiệm, nâng cao chất lượng theo dõi 
BN. 
8. Thời gian từ khi nhập viện đến 
khi điều trị. 
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, 
lực lượng điều dưỡng viên thường xuyên 
được rút kinh nghiệm, huấn luyện bổ 
sung nhằm nâng cao chất lượng và tốc 
độ thực hiện công việc. Nhờ đó rút ngắn 
dần thời gian làm công tác chuẩn bị. 
Biểu đồ 2: Thời gian từ khi nhập viện đến 
khi được điều trị. 
Rút ngắn thời gian là một thách thức 
lớn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Theo 
khuyến cáo của Hội Tim mạch Mỹ [1], cần 
rút ngắn thời gian từ khi BN nhập viện 
đến khi được tiêm thuốc tiêu huyết khối 
không quá 60 phút. Hướng tới mức đạt 
yêu cầu đó, tập thể điều dưỡng viên Khoa 
Đột quỵ đã tích cực trau dồi kỹ năng, liên 
tục rút kinh nghiệm, thực hiện công việc 
nhanh nhất với độ chính xác cao. Chúng 
tôi đã từng bước rút ngắn được thời gian 
vào viện - điều trị từ 82 ± 20 xuống 
64 ± 20 phút. 
Nghiên cứu của Lê Văn Thành [3]: thời 
gian từ khi vào viện đến khi bắt đầu điều 
trị tiêu huyết khối là 76 phút; của Nguyễn 
Huy Thắng [2] là 69 phút. 
9. Thời gian điều trị. 
Thời gian điều trị ngắn nhất 2 ngày; lâu 
nhất: 24 ngày. Thời gian điều trị trung 
bình của BN đột quỵ NMN được điều trị 
tiêu huyết khối là 7,2 ± 3,8 ngày. Theo 
báo cáo thống kê của Khoa Đột quỵ, 
Bệnh viện Quân y 103 (2013), thời gian 
điều trị trung bình của BN đột quỵ 12,4 
ngày. Điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh 
mạch giúp tái thông nhanh chóng vị trí 
mạch máu tắc, khôi phục chức năng vùng 
não thiếu máu. Do đó, rút ngắn đáng kể 
thời gian điều trị. 
10. Kết quả hồi phục trên lâm sàng. 
* Mức độ lâm sàng theo thang điểm 
NIHSS sau điều trị: 
Biểu đồ 3: Cải thiện lâm sàng theo thang 
điểm NIHSS. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
100 
Điểm NIHSS trung bình sau 24 giờ 
giảm từ 11,9 xuống 7,4, có ý nghĩa thống 
kê (p < 0,05). Kết quả tương đương với 
nghiên cứu Mai Duy Tôn [4] (từ 12,2 giảm 
còn 7,5). 
Cải thiện tốt: điểm NIHSS sau 24 giờ 
bằng 0 hoặc giảm ≥ 4 điểm (55,9%), 
tương đương với Nguyễn Huy Thắng [2] 
(59,2%), Lê Văn Thành [3] (51,3%). 
Biểu đồ 4: Cải thiện độ liệt theo 
thang điểm đánh giá sức cơ của 
Hội đồng Y học Anh. 
Tỷ lệ liệt nhẹ (độ 4 - 5) khi vào viện 
41,5%, sau 24 giờ tăng lên 65,5%. Khi 
theo dõi hồi phục ở BN đột quỵ não, cải 
thiện vận động là một chỉ tiêu được chú ý 
nhiều nhất, do nó phản ánh sớm hiệu quả 
điều trị. BN đột quỵ NMN thường bị liệt 
tăng dần trong vòng những ngày đầu. 
Thuốc tiêu huyết khối giúp khôi phục tuần 
hoàn nhanh chóng, tạo điều kiện cho hồi 
phục chức năng thần kinh sớm. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu công tác điều dưỡng 
trên 65 BN đột quỵ NMN được điều trị 
tiêu huyết khối đường tĩnh mạch trong 
vòng 18 tháng (1 - 2013 đến 6 - 2014) 
chúng tôi rút ra kết luận: 
1. Đặc điểm BN NMN cấp đƣợc điều 
trị tiêu huyết khối. 
- Độ tuổi trung bình 62,7 ± 9,2; nam 
chiếm 2/3 tổng số BN. Yếu tố nguy cơ 
hay gặp nhất là tăng huyết áp (49,2%). 
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp: liệt 
nửa người (93,8%); liệt dây VII (55,4%); 
nói khó (50,8%). 
- Thời gian từ khi khởi phát đến khi 
vào viện > 2 giờ chiếm đa số (70,8%) 
2. Kết quả thực hiện công tác điều 
dƣỡng ở BN điều trị tiêu huyết khối. 
Thực hiện tổng cộng 218 lượt thủ thuật 
trong 48 giờ đầu. Trong đó, đảm bảo an 
toàn, không trường hợp nào bị tai biến. 
Thiếu sót trong công tác điều dưỡng đã 
được khắc phục và rút kinh nghiệm kịp 
thời. 
Trong vòng 18 tháng triển khai điều trị 
tiêu huyết khối, chúng tôi đã rút ngắn 
được thời gian nhập viện - điều trị từ 82 ± 
20 phút xuống 65 ± 20 phút. Thời gian 
nằm viện trung bình 7,2 ± 3,8 ngày. 
Điểm NIHSS trung bình sau 24 giờ 
giảm từ 11,9 xuống 7,4, có ý nghĩa thống 
kê (p < 0,05). 
Tỷ lệ liệt nhẹ (độ 4 - 5) khi vào viện 
chiếm 41,5%, sau 24 giờ số BN liệt nhẹ 
tăng lên 65,5%. 
KIẾN NGHỊ 
- Tập huấn và phổ biến quy trình tiến 
hành điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh 
mạch cho toàn bộ điều dưỡng viên tại 
bệnh viện, đặc biệt Khoa Cấp cứu lưu; 
Phòng Khám bệnh; Khoa Tim mạch để 
nhanh chóng phát hiện BN đột quỵ não và 
báo Khoa Đột quỵ. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
101 
- Phổ biến kinh nghiệm điều trị các tai 
biến và tác dụng phụ (đặc biệt các tai 
biến hiếm gặp) để điều dưỡng chú ý theo 
dõi và phát hiện sớm. 
- Hoàn thiện hơn nữa quy trình liên 
hoàn: thu dung - chuẩn bị BN - điều trị - 
theo dõi sau điều trị tiêu huyết khối nhằm 
nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế tác 
dụng phụ và tai biến. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Hiện, Phạm Đình Đài, 
Đặng Phúc Đức. Khuyến cáo xử trí sớm đột 
quỵ thiếu máu não. Một số quan điểm về dự 
phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị đột quỵ 
não của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Nhà xuất bản 
Y học. 2013, tr.42-64. 
2. Nguyễn Huy Thắng. Điều trị thuốc tiêu 
sợi huyết rtPA đường tĩnh mạch trên BN NMN 
cấp trong 3 giờ đầu. Luận án Tiến sỹ Y học. 
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2012. 
3. Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Kim Liên và 
nhóm nghiên cứu rtPA TP.Hồ Chí Minh. Điều 
trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch trên 121 
BN thiếu máu não cấp trong 3 giờ tại TP. 
HCM, Hội nghị Đột quỵ Việt Nam tháng 10 
năm 2010. 
4. Mai Duy Tôn. Đánh giá hiệu quả bổ 
sung điều trị NMN giai đoạn cấp bằng thuốc 
tiêu huyết khối actilyse. Hội nghị Đột quỵ toàn 
quân. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 
2012. 
5. Mai Duy Tôn. Đánh giá hiệu quả điều trị 
đột quỵ NMN cấp trong vòng 3 giờ đầu bằng 
thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch 
alteplase liều thấp. Luận án Tiến sỹ Y học. 
Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội. 
6. A-Ching Chao, Hung-Yi Hsu, Chih-Ping 
Chung. Outcomes of thrombolytic therapy for 
acute ischemic stroke in Chinese patients: 
The Taiwan thrombolytic therapy for acute 
ischemic stroke (TTT-AIS) study. Stroke. 
2010, 41, pp.885-890. 
7. A W Hsia, H S Sachdev, J Tomlinson. 
Efficacy of IV tissue plasminogen activator in 
acute stroke: Does stroke subtype really 
matter?. Neurology. 2003, 61, pp.71-75. 
8. Neurosciences and the Senses Health 
Network. Protocol for administering alteplase 
in acute ischemic stroke. Department of 
Health. Western Australia. 2011. 
9. Patrick D, Lyden et al. Thrombolytic 
therapy for stroke. Human Press. New Jersy. 
2001.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 
102 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cong_tac_dieu_duong_benh_nhan_dot_quy_nhoi_mau_nao.pdf