Đánh giá hiện trạng của khu hệ thú ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đề xuất biện pháp khôi phục, bảo tồn nguồn lợi

a. Vị trí, địa hình

Huyện Mộc Châu nằm ở cực đông nam tỉnh

Sơn La, trên trục quốc lộ số 6, có diện tích tự

nhiên là 202.513 ha; phía đông và đông nam

giáp tỉnh Hòa Bình; phía tây và tây bắc giáp

huyện Yên Châu; phía bắc giáp huyện Phù Yên;

phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước

CHDCND Lào.

Địa hình của huyện Mộc Châu bị chia cắt

phức tạp. Nhìn chung mặt bằng của Huyện

nghiêng theo hướng tây nam-đông bắc, có thể

phân thành 3 tiểu vùng khác nhau:

+ Tiểu vùng cao nguyên Mộc Châu: độ cao

trung bình 1000 m so với mặt biển. Bề mặt tương

đối bằng phẳng, phổ biến là dạng đồi bát úp; khí

hậu mát mẻ, phù hợp với động thực vật ưa mát.

+ Tiểu vùng dọc Sông Đà: độ cao từ 100 -

1000 m, trung bình từ 500 - 700 m. Nhìn chung,

vùng này phần lớn là đất dốc và có khí hậu nóng

ẩm phù hợp với động thực vật ưa nóng ẩm.

+ Tiểu vùng cao nguyên biên giới: độ cao từ

300 - 1970 m, trung bình 1000 m. Xen giữa các

khe, suối và các dãy núi cao, có các phiêng bãi

bằng phẳng, rộng hoặc hẹp nhưng không liên

tục.

pdf 10 trang yennguyen 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiện trạng của khu hệ thú ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đề xuất biện pháp khôi phục, bảo tồn nguồn lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng của khu hệ thú ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đề xuất biện pháp khôi phục, bảo tồn nguồn lợi

Đánh giá hiện trạng của khu hệ thú ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đề xuất biện pháp khôi phục, bảo tồn nguồn lợi
 18 
28(4): 18-27 Tạp chí Sinh học 12-2006 
Đánh giá hiện trạng của khu hệ thú ở huyện mộc châu, 
tỉnh sơn la. đề xuất biện pháp khôi phục, bảo tồn nguồn lợi 
Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải 
Trung tâm nghiên cứu Động vật ẩn sinh và Động vật quý hiếm Việt Nam 
Phạm Văn Nhã 
Tr−ờng đại học Tây Bắc 
Nhằm thu thập số liệu, góp phần bổ sung t− 
liệu cho công việc nghiên cứu cơ bản động vật 
Việt Nam và cũng nhằm kiểm kê lại nguồn lợi 
và hiện trạng của thú rừng ở tỉnh Sơn La, từ năm 
2004, chúng tôi đã tiến hành khảo sát khu hệ thú 
ở huyện Mộc Châu. 
I. ph−ơng pháp nghiên cứu 
1. Đặc điểm 
a. Vị trí, địa hình 
Huyện Mộc Châu nằm ở cực đông nam tỉnh 
Sơn La, trên trục quốc lộ số 6, có diện tích tự 
nhiên là 202.513 ha; phía đông và đông nam 
giáp tỉnh Hòa Bình; phía tây và tây bắc giáp 
huyện Yên Châu; phía bắc giáp huyện Phù Yên; 
phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và n−ớc 
CHDCND Lào. 
Địa hình của huyện Mộc Châu bị chia cắt 
phức tạp. Nhìn chung mặt bằng của Huyện 
nghiêng theo h−ớng tây nam-đông bắc, có thể 
phân thành 3 tiểu vùng khác nhau: 
+ Tiểu vùng cao nguyên Mộc Châu: độ cao 
trung bình 1000 m so với mặt biển. Bề mặt t−ơng 
đối bằng phẳng, phổ biến là dạng đồi bát úp; khí 
hậu mát mẻ, phù hợp với động thực vật −a mát. 
+ Tiểu vùng dọc Sông Đà: độ cao từ 100 - 
1000 m, trung bình từ 500 - 700 m. Nhìn chung, 
vùng này phần lớn là đất dốc và có khí hậu nóng 
ẩm phù hợp với động thực vật −a nóng ẩm. 
+ Tiểu vùng cao nguyên biên giới: độ cao từ 
300 - 1970 m, trung bình 1000 m. Xen giữa các 
khe, suối và các dãy núi cao, có các phiêng bãi 
bằng phẳng, rộng hoặc hẹp nh−ng không liên 
tục. 
b. Đặc điểm tự nhiên, xã hội 
- Khí hậu: huyện Mộc Châu nằm trong vùng 
khí hậu Tây Bắc; mỗi năm có 2 mùa khá rõ rệt: 
mùa m−a từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ 
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. L−ợng m−a trung 
bình năm 1.559,9 mm, tập trung vào tháng 5 đến 
tháng 10; cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, ít nhất 
vào tháng 12. Độ ẩm trung bình là 85%; cao nhất 
vào tháng 8 (88%), thấp nhất vào tháng 4 và 
tháng 5 (82%). Nhiệt độ trung bình năm 18,5oC, 
trung bình cao nhất 23,4oC và trung bình thấp 
nhất 15,4oC; nóng nhất vào tháng 5, lạnh nhất vào 
tháng 1. Nhiệt độ thấp tuyệt đối là - 0,2oC; một số 
năm đã có hiện t−ợng n−ớc đóng băng. 
Nhìn chung, khí hậu Mộc Châu t−ơng đối mát, 
ẩm, m−a nhiều nh−ng không đều, tập trung vào giữa 
năm; đặc biệt là quanh năm có s−ơng mù, m−a phùn 
nhiều nhất tỉnh Sơn La. Ngoài ra, trong năm có thể 
có một số ngày giông vào các tháng 4 đến tháng 8; 
có m−a đá vào các tháng 2, 3 và 4. 
- Thủy văn: hệ thống sông suối ở huyện Mộc 
Châu khá phong phú và phân bố không đều; 
phía đông bắc huyện có sông Đà dài 65 km; đổ 
vào đây có các suối lớn: suối Sập, suối Bàng, 
suối Giăng; phía nam có suối Nha, suối Cam 
đổ vào sông Mã. Các suối th−ờng ngắn và dốc 
nên mùa m−a đầy n−ớc, có l−u l−ợng lớn, tốc độ 
cao, th−ờng gây lũ, lũ quét, xói mòn đất nh−ng 
mùa khô lại cạn n−ớc, ảnh h−ởng nhiều đến sản 
xuất và đời sống của toàn sinh giới. 
- Sinh giới: theo thống kê, năm 2004 đất lâm 
nghiệp còn rừng có 59659 ha, độ che phủ đạt 
29,46%; trong đó rừng tự nhiên có 55002 ha 
(27,16%), rừng trồng là 4657 ha (2,29%). Rừng 
tự nhiên hiện tại đa phần là rừng thứ sinh, rừng 
nghèo, rừng phục hồi, rừng tre nứa. 
 19 
Giới động vật ở huyện Mộc Châu cũng bị 
suy thoái nghiêm trọng, đến nay vẫn ch−a đ−ợc 
khảo sát kỹ và mới có một số ít kết quả đ−ợc 
công bố: Đào Văn Tiến khảo sát Chiềng Khoang 
(Sông Mã) và Lóng Sập (Mộc Châu) năm 1985, 
công bố 13 loài thú. Năm 1991, đoàn của tr−ờng 
đại học S− phạm Hà Nội khảo sát rừng Xuân 
Nha, thống kê đ−ợc 48 loài thú, 160 loài chim, 
44 loài bò sát, 20 loài ếch nhái. Năm 2003, đoàn 
của tr−ờng đại học Lâm nghiệp tiếp tục khảo sát 
Xuân Nha, thống kê đ−ợc 61 loài thú, 217 loài 
chim, 43 loài bò sát, 23 loài ếch nhái. 
- Nhân văn: huyện có 25 xã và 2 thị trấn; có 
134.308 ng−ời, gồm 24,42% ng−ời Kinh, 
33,13% ng−ời Thái, 15,88% ng−ời M−ờng, 
14,62% ng−ời H’mông, còn lại là các dân tộc 
khác chiếm 6,95%. Có 18,16% ng−ời sống tại 
thị trấn, thị tứ và 81,84% ng−ời sống trong các 
vùng còn lại. Dân c− phân bố không đều, mật độ 
bình quân 68 ng−ời/km2 nh−ng ở các thị trấn lên 
tới 860 ng−ời/km2, còn ở nông thôn (xã Xuân 
Nha) chỉ có 26 ng−ời/km2. Về y tế, giáo dục, các 
xã đều có tr−ờng tiểu học và trung học cơ sở, có 
trạm xá. Huyện có 3 tr−ờng trung học phổ thông 
và 1 bệnh viện. 
Nhìn chung, các thị trấn, thị tứ có trình độ 
dân trí và sản xuất tiến bộ; ở các vùng còn lại, 
đời sống của dân còn khó khăn, phụ thuộc nhiều 
vào tự nhiên, trình độ dân trí còn thấp. 
2. Địa điểm và thời gian 
Ngoài các xã đã đ−ợc các tác giả tr−ớc 
nghiên cứu, chúng tôi chọn 4 xã M−ờng Men và 
Chiềng Yên (mỗi xã khảo sát trong 12 ngày, từ 
18/12/2004 - 30/12/2004), Vân Hồ và Tô Múa 
(mỗi xã khảo sát trong 15 ngày, từ 1/3/2005 - 
14/3/2005) để nghiên cứu tiếp, vì ở các xã này 
rừng còn khá tốt và khu hệ thú cũng ch−a đ−ợc 
khảo sát. 
3. Ph−ơng pháp 
+ Quan sát ngoài thiên nhiên theo các 
ph−ơng pháp truyền thống; tìm hiểu qua dân và 
các thợ săn giàu kinh nghiệm; sử dụng bộ mẫu 
của các loài thú nhỏ nhồi bông, các tấm da thú 
nhỏ, thú lớn, bộ ảnh màu của các loài thú 
th−ờng gặp ở Việt Nam. Qua đó, xác định thành 
phần của các loài thú, sự phân bố của thú theo 
sinh cảnh, sự biến động của các chủng quần, độ 
phong phú và hiện trạng của các chủng quần; 
đồng thời tìm hiểu thêm về đặc điểm sinh học 
(nơi ở, thức ăn, hoạt động ngày, mùa, hoạt động 
sinh sản) và ý nghĩa thực tiễn của từng loài đối 
với địa ph−ơng. 
+ Quan sát, thu thập mẫu và di vật còn l−u trữ 
trong dân; ghi chú và chụp ảnh mẫu và di vật nếu 
dân không bán; mua các mẫu thú nhỏ mà dân săn 
bắt đ−ợc và bán ở địa ph−ơng. 
+ Định loại mẫu theo khóa phân loại thú của 
Đào Văn Tiến [14], có tham khảo khóa phân loại 
của Cao Văn Sung [12], Phạm Trọng ảnh [1]. 
Sắp xếp cập nhật tên giống, tên loài theo Hill & 
Corbet [6], Ellermen & Morrison-Scott [7], Đặng 
Huy Huỳnh và cs. [8], Vũ Đình Thống và cs. 
[13]. −ớc tính độ phong phú theo quy −ớc của 
Trần Hồng Việt [17]. 
II. Kết quả nghiên cứu 
1. Thành phần loài thú ở huyện Mộc Châu 
Trên thực địa, chúng tôi thu đ−ợc 47 mẫu thú 
nhỏ và di vật của 34 loài; quan sát và chụp ảnh 
một số hiện vật đ−ợc l−u trữ trong dân; tìm hiểu về 
khu hệ thú địa ph−ơng qua dân. Kết hợp các công 
bố của Đào Văn Tiến (1985), tr−ờng đại học S− 
phạm Hà Nội (1991), đại học Lâm nghiệp (2003) 
và Vũ Đình Thống (2004), b−ớc đầu lập đ−ợc 
danh sách thú ở huyện Mộc Châu (xem bảng). 
Bảng 
 Danh sách các loài thú ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 
STT Tên khoa học Tên địa ph−ơng 
Độ 
PP 
Cấp 
bảo 
vệ 
Nguồn 
t− liệu 
1 2 3 4 5 6 
 I. Insectivora Bộ ăn sâu bọ 
 1. Soricidae Họ Chuột chù 
1 Crocidura attenuata Milne - 
Edwards, 1872 
Chuột chù núi đuôi đen (K), tô nu chì 
(T), nào chiếm (D), chùlr nệch (M) 
2 ĐT 
 20 
1 2 3 4 5 6 
 2. Erinaceidae Họ Chuột voi 
2 Hylomys suillus Miller, 1839 Chuột voi đồi (K), tô chón còm 
(T), nào tung công (D), hề noi, hề 
tuồi pặn (M) 
2 1 ĐTB 
 3. Talpidae Họ Chuột chũi 
3 Talpa micrura Hodgson, 1841 Chuột chũi (K), tô nu chỏn hai 
(T), biên dí (D), chùlr nệch (M) 
2 1 ĐTB 
 II. Chiroptera Bộ Dơi 
 4. Pteropodidae Họ Dơi quả 
4 Rousettus leschenaulti (Desmarest, 
1820) 
Dơi cáo nâu (K), tô kia (T) 2 1 VĐT 
5 Cynopterus sphinx (Vahl, 1797) Dơi chó cánh dài (K), tô kia (T) 2 1 VĐT 
 5. Rhinolophidae Họ Dơi móng ngựa 
6 Rhinolophus pearsoni Horsfield, 
1851 
Dơi lá pec xôn (K), kia bỉ, kê pỉ 
(T) 
2 4 ĐSP 
7 R. rouxii Temmincki, 1835 Dơi lá rút (K), tô kia (T) 2 1 VĐT 
8 R. affinis Horsfield, 1823 Dơi lá đuôi (K), kia bỉ, kê pỉ (T) 2 1 VĐT 
 6. Hipposideridae Họ Dơi nếp mũi 
9 Hipposideros larvatus Horsfiel, 
1823 
Dơi nếp mũi xám (K), tô kia (T) 2 1 VĐT 
10 Asellicus stoliczkanus (Dobson, 
1871) 
Dơi nếp mũi ba lá (K), tô kia (T) 2 1 VĐT 
 7. Vespertilionidae Họ Dơi muỗi 
11 Tylonycteris pachypus (Temminck, 
1840) 
Dơi chân đệm thịt (K), bui lui thao 
(D) 
3 1 ĐSP 
12 Pipistrellus javanicus (Gray, 1838) Dơi muỗi xám (K), tô kia (T) 2 1 VĐT 
13 P. coromandra (Gray, 1838) Dơi muỗi nâu (K), tô kia (T) 2 1 VĐT 
 III. Pholidota Bộ Tê tê 
 8. Manidae Họ Tê tê 
14 Manis pentadactyla Linnaeus, 
1758 
Tê tê vàng (K), tô lị (T), tào lại 
(D), pách ph−ợp, con sênr (M) 
0 V ĐT 
 IV. rodentia Bộ gặm nhấm 
 9. Muridae Họ Chuột 
15 Mus musculus Waterhouse, 1843 Chuột nhắt nhà (K), tô nu nìa, nu 
moong h−ơn (T), nào hảo (D), hề 
m−n (M) 
3 1 ĐSP 
16 M. caroli Bonhote, 1902 Chuột nhắt đồng (K), tô nu nía nà, 
nu nía (T), léng nào hảo (D), hề 
m−n (M) 
4 6 ĐVT 
17 M. pahari Thomas, 1916 Chuột nhắt núi (K), nu nía (T), hề 
m−n (M) 
2 ĐT 
18 Hapalomys delacouri Thomas, 
1927 
Chuột đờlacua (K), nào chung xí 
lô, nào chung xí tít (D) 
2 E ĐT 
19 Rattus flavipectus (Milne - Edwards, 
1871) 
Chuột nhà (K), tô nu moong h−ơn 
(T), nao plao (D), hề nhà (M) 
4 2 ĐSP 
20 R. molliculus Robinson & Kloss, 
1922 
Chuột đồng đàn (K), tô nu phan 
n−ờng, nu phan (T), nào chung 
gioàng (D), hề bo, hề na (M) 
4 1 ĐTB 
 21 
1 2 3 4 5 6 
21 R. remotus (Robinson & Kloss, 
1914) 
Chuột rừng (K), tô nu khuy (T), hao 
muổi nảo (D), hề khuy (M) 
4 2 ĐSP 
22a R. bukit gracilis (Miller, 1913) Chuột bukit (K), tô nu hình, nu phan 
(T), nào chung (D), hề lo (M) 
3 2 ĐSP 
22b R. bukit huang (Bonhote, 1903) Chuột hoàng (K), nu phan (T), hề 
lo (M) 
2 1 ĐTB 
23 Maxomys surifer (Miller, 1900) Chuột Suri (K), tô nu phan dòn, 
nu vai đin (T), nào chùng dao (D), 
hề loclẳng, hề bang (M) 
2 ĐT 
24 Leopoldamys edwardsi Thomas, 
1882 
Chuột vai (K), tô nu vai (T), hề 
hoách (M) 
4 2 ĐTB 
25 L. sabanus revertens (Robinson & 
Kloss, 1922) 
Chuột núi (K), tô nu to (T), dồm 
chuồi (D), hề hoách (M) 
3 2 ĐTB 
26 Niviventer confucianus Milne - 
Edwards, 1871 
Chuột khổng tử (K), tô nu moong 
(T), nao púa (D), hề leo (M) 
2 ĐT 
27 Berylmys bowersi (Andersen, 1879) Chuột đang (K), tô nu púc (T), dồm 
púa (D), hề hoách, hề bớp (M) 
3 2 ĐVT 
28 Bandicota indica (Bechstein, 
1800) 
Chuột dúi (K), tô nu khà (T), tôm nào 
(D), hề pải (M) 
3 2 ĐVT 
 10. Sciuridae Họ Sóc cây 
29 Tamiops maritimus (Bonhote, 
1900) 
Sóc chuột (K), tô nên lai, tô nền 
(T), tào chiên nhoàng (D) con chung 
quách nu, con tảnh clảnh (M) 
4 6 ĐVT 
30 Callosciurus inornatus (Gray, 
1867) 
Sóc bụng xám (K), tô hóc đích 
(T), bốp đét (D), chung quách 
mốc, chuột bunlr (M) 
3 
2 ĐVT 
2 ĐTB 
31a C. erythraeus castaneoventris (Gray, 
1842) 
Sóc bụng đỏ đuôi trắng (K), tô 
hóc bau (T), bốp xí (D), chuột tó, 
chung quách tó (M) 
4 1 ĐSP 
31b C. erythraeus erythrogaster (Blyth, 
1843) 
Sóc bụng đỏ đuôi đen (K), tô hóc 
bau (T), bốp xí (D), chuột tó, 
chung quách tó (M) 
2 
1 ĐVT 
2 ĐTB 
32 Ratufa bicolor (Sparmann, 1778) Sóc đang (K), tô cà đạp, tô đang 
(T), blình chụt (D), con đắp (M) 
1 ĐT 
33 Dremomys rufigenis (Blankford, 
1878) 
Sóc đất má đào (K), tô nảy ngua, 
tô này(T), tào dia xí (D), chung 
quách tó, con tacla (M) 
4 
10 ĐVT 
2 ĐTB 
34 D. pernyi (Milne - Edwards, 1867) Sóc đất pecni (K), tô nảy khảo, tô 
này (T), dia púa (D) chung quách 
clẳng, con tacla (M) 
3 2 ĐVT 
 11. Pteromyidae Họ Sóc bay 
35a Petaurista petaurista lylei Bonhote, 
1900 
Sóc bay trâu đuôi đen (K), tô 
bàng hao, tô bàng (T), bốp xanh 
(D), chung quách păulr, dér clù 
(M) 
2 R ĐT 
35b P. petaurista miloni Bourret, 
1942 
Sóc bay trâu đuôi trắng (K), tô 
bàng hao khảo (T), bốp xanh púa 
(D), chung quách plông pó (M) 
2 R ĐT 
36 P. elegans (Miiller, 1839) Sóc bay sao (K), dér pò (M) 1 E 1 ĐTB 
 22 
1 2 3 4 5 6 
37 Trogopterus pearsoni (Gray, 
1842) 
Sóc bay lông tai (K), tô báng nảy, 
tô bàng này (T), bốp pháng (D), 
dér né (M) 
2 R ĐT 
 12. Rhizomyidae Họ Dúi 
38 Rhizomys pruinosus Blyth, 1851 Dúi mốc lớn (K), tô ổn ruộc, tô ốn (T), 
lầu púa (D), cẳn mốc, cẳn duốc (M) 
4 2 ĐSP 
39 R. sinensis Gray, 1831 Dúi mốc nhỏ (K), tô ổn puộc, tô 
ốn khem (T), lầu manh (D), cẳn 
mốc tó, cẳn (M) 
4 2 ĐSP 
40 R. sumatrensis (Raffles, 1821) Dúi má đào (K), tô ổn khem (T), 
phong sáo lầu (D), cẳn mũi tó (M) 
2 1 ĐTB 
 13. Hystricidae Họ Nhím 
41 Acanthion subcristatum Swinhoe, 
1870) 
Nhím bờm (K), tô nên ruộc (T), 
điền bảy pẹ (D), con nghịm (M) 
1 Qs 
42 Atherurus macrourus (Linnaeus, 
1758) 
Đon (K), tô hon (T), tào plụn (D), 
con ter tẳng, con ter (M) 
1 ĐT 
 V. Carnivora Bộ ăn thịt 
 14. Viverridae Họ Cầy 
43 Viverricula malaccensis Kloss, 
1919 
Cầy h−ơng (K), tô nhên càn, nhên 
hom (T), điền đang (D), con 
chung cun, con pông hơm (M) 
2 Qs 
44 Viverra zibetha Linnaeus, 1758 Cầy giông (K), tô nhên khốc (T), 
điền sinh trời (D), con chung cun, 
tên hòi (M) 
2 1 ĐVT 
45 Prionodon pardicolor Hodgson, 
1842 
Cầy sao (K), tô nhên bông lanh, 
nhên mèo (T), điền oăn seo (D), 
con tâng, con ngheo mỏ (M) 
2 R Qs 
46 Hemigalus owstoni (Thomas, 
1922) 
Cầy vằn bắc (K), tô nhên bọ ó, nhên 
cán tao (T), điền van seo (D), con 
cun meo, con pông hơm (M) 
2 V Qs 
47 Paradoxurus hermaphroditus 
(Pallas, 1777) 
Cầy vòi m−ớp đuôi đen (K), nhên 
moòng h−ởng, nhên moòng đàn (T), 
điền chiên đang (D), óm hong (M) 
3 Qs 
48 Paguma larvata (H. Smith, 1827) Cầy vòi mốc đuôi đen (K), nhên 
moong văn, nhên mòong (T), điền 
pe mịn púa (D), con chọ hang, 
chung cùn vàng (M) 
3 Qs 
49 Arctictis binturong (Raffles, 
1821) 
Cầy mực (K), tô nhên khỏ, nhên 
khó (T), điền clố (D), chung cun 
dâm (M) 
0 V ĐT 
 15. Herpestidae Họ Cầy lon 
50 Herpestes javanicus (I. Geoffroy, 
1818) 
Lon chanh (K), tô chòn vòn (T), 
con chồn (M) 
2 1 ĐTB 
51 H. urva (Hodgson, 1836) Cầy móc cua (K), nhên bọ ó, tô 
nhên hà (T), điền đung (D), con 
culr, con tâng (M) 
2 1 ĐTB 
 16. Mustelidae Họ Chồn 
52 Mustela kathiah Hodgson, 1835 Triết nâu (K), tô ca chiệt (T), 
pham là (D), con chú nệch (M) 
2 R 1 ĐTB 
 23 
1 2 3 4 5 6 
53 M. strigidorsa Gray, 1853 Triết chỉ (K), tô ca chiệt lai (T), 
pham là púa (D), con chú nệch 
vàng (M) 
1 R ĐT 
54 Melogale moschata (Gray, 1831) Chồn bạc má (K), nhên bọ ó (T), 
điền clố (D), con clúr (M) 
3 Qs 
55 Lutra lutra (Linnaeus, 1758) Rái cá th−ờng (K), tô buôn, tô nạc 
(T), shạn pụa (D), ph−ợp, con sải (M) 
1 V ĐT 
56 Lutra sp. Rái cá chân chó (K), tô nác, tô 
buôn (T), shạn xí (D), con ph−ợc, 
ph−ợc chân chọ (M) 
1 V ĐT 
57 Arctonyx collaris F. Cuvier, 
1825 
Lửng lợn (K), tô lứng mu (T), tào grọi 
(D), con clụn củi, con pầrl mốc (M) 
3 ĐT 
58 Martes flavigula (Boddaert, 1785) Chồn mác (K), tô nhên hạc (T), 
điền nhảy (D), con gieng, con 
ngảr (M) 
2 ĐT 
 17. Ursidae Họ Gấu 
59 Ursus thibetanus (G. Cuvier, 
1823) 
Gấu ngựa (K), m−ời mả (T), kliếp 
chàng (D), con củ, củ ngựa (M) 
1 E Qs 
60 U. malayanus (Raffles, 1821) Gấu chó (K), m−ời ma, m−ời mỉ (T), 
kliếp, cnố (D) con củ, củ chỏ (M) 
0 E ĐT 
 18. Canidae Họ Chó 
61 Cuon alpinus (Pallas, 1811) Sói lửa (K), tô ma này (T), hia cnố 
(D), chọ sói, chọ khỏnr (M) 
1 E ĐT 
62 Nyctereutes procyonoides (Gray, 
1834) 
Lửng chó (K), tô l−ng ma (T), điền 
crố (D), chọ hâng, chò khơnr (M) 
2 ĐT 
 19. Felidae Họ Mèo 
63 Prionailurus bengalensis (Kerr, 
1792) 
Mèo rừng (K), nhên meo n−ờng, 
nhên mèo (T), la mao chai púa 
(D), con tâng, óm hầng (M) 
2 1 ĐTB 
64 Catopuma temmincki Vigors et 
Horsfield, 1827 
Báo lửa (K), xửa phay, x−a phày 
(T), điền bểu xị (D) khảnr củi (M) 
1 E 1 ĐTB 
65 Panthera pardus (Linnaeus, 1758) Báo hoa mai (K), tô x−a lai, x−a lài 
chèn (T), kiêm chìn (D), con lăng 
kén (M) 
0 E ĐT 
66 P. tigris corbetti Mazak, 1968 Hổ (K), tô x−a (T), con khảnr (M) 0 E ĐT 
 VI. artiodactyla Bộ guốc chẵn 
 20. Suidae Họ Lợn 
67 Sus scrofa Linnaeus, 1758 Lợn rừng (K), tô mù pà đảnh, mù 
pà (T), hy tùng ca ham pè (D), 
con lòi, cụi hâng vàng (M) 
2 Qs 
 21. Cervidae Họ Nai 
68a Muntiacus - muntjak nigripes G. 
Allen, 1930 
Hoẵng vó đen (K), tô phan cầm, 
tô phàn (T), chung pè (D), chung 
cun nố, con bang (M) 
2 ĐT 
68b M. muntjak vaginalis (Boddaert, 
1785) 
Hoẵng vó vàng (K), tô phan n−ờng, 
tô phan khem (T), chung gioàng 
(D), chung cun, con bang ( M) 
2 Qs 
69 Cervus unicolor Kerr, 1792 Nai đen (K), tô quang (T) 0 Qs 
 24 
1 2 3 4 5 6 
 22. Bovidae Họ Bò 
70 Naemorhedus sumatraensis 
(Bechstein, 1799) 
Sơn d−ơng (K), tô d−ơng, tô 
d−ờng (T), hy dồng (D), tê hâng, 
con cách (M) 
1 V Qs 
 VII. Scandentia Bộ nhiều răng 
 23. Tupaiidae Họ Đồi 
71 Tupaia benlangeri (Wagner, 
1841) 
Đồi th−ờng (K), tô chón (T), dia 
chuối (D), con oi oi, chung quách 
hôi (M) 
3 1 ĐVT 
 VIII. Primates Bộ linh tr−ởng 
 24. Loricidae Họ Cu ly 
72 Nycticebus coucang (Boddaert, 
1785) 
Cu ly lớn (K), tô cu ly (T), cô ngoải 
púa (D), con voọc xỏ mốc (M) 
3 V Qs 
73 N. pygmaeus Bonhote, 1907 Cu ly nhỏ (K), tô lính lôm (T), cô 
ngoải xí (D), con voọc xỏ (M) 
3 V 1 ĐTB 
 25. Cercopithecidae Họ Khỉ 
74 Macaca mulatta (Zimmermann, 
1870) 
Khỉ vàng (K), tô linh n−ờng, tô linh 
lanh (T), blinh dòang (D), con voọc 
vang, con voọc th−ờng (M) 
1 Qs 
75 M. assamensis M’Clelland, 1839 Khỉ mốc (K), tô linh mộc, tô linh 
cú (T), blinh púa (D), con voọc 
mốc (M) 
1 V ĐT 
76 M. arctoides I. Geoffrey, 1831 Khỉ cộc (K), tô cẳng (T), blinh knía 
(D), con voọc lanr (M) 
1 V Qs 
 26. Hylobatidae Họ V−ợn 
77 Nomascus leucogenys leucogenys 
Ogilby, 1840 
V−ợn đen má trắng (K), tô xì lì, tô 
ch− ni (T), tào quyến (D) con dộc, 
con voọc củ (M) 
1 E 3 ĐVT 
Ghi chú: PP. phong phú. Cột 4: 0. loài đã tuyệt chủng; 1. mức hiếm; 2. mức ít; 3. mức trung bình; 4. mức 
nhiều. Cột 5: E. đang nguy cấp; V. sẽ nguy cấp; R. hiếm; T. có thể bị đe dọa [2]. Cột 6: ĐT. điều tra; Qs. 
quan sát; ĐSP. Bảo tàng Đại học S− phạm Hà Nội; ĐTB. Đại học Tây Bắc; ĐVT. Đào Văn Tiến; VĐT. Vũ 
Đình Thống; (T). dân tộc Thái; (D). dân tộc Dao; (M). dân tộc M−ờng. Chữ số chỉ số mẫu hiện có l−u ở Bảo 
tàng của tr−ờng đại học S− phạm Hà Nội và tr−ờng đại học Tây Bắc. 
2. Độ đa dạng của khu hệ thú ở huyện Mộc 
Châu 
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, ph−ơng 
tiện nghiên cứu thiếu thốn, chắc chắn kết quả 
trên ch−a thể phản ánh đầy đủ thành phần thú ở 
huyện Mộc Châu. Tuy nhiên, b−ớc đầu đã xác 
định đ−ợc 81 loài và phân loài nằm trong 56 
giống, 24 họ của 8 bộ thú hiện hữu ở Việt Nam. 
Đáng l−u ý là trong tổng số 223 loài, 112 giống, 
37 họ, 12 bộ thú ở Việt Nam [9] thì huyện Mộc 
Châu có 77 loài (34,53%), 56 giống (50%), 24 
họ (62,86%), 8 bộ (66,66%). 
Nh− vậy, khu hệ thú ở huyện Mộc Châu đa 
dạng ở các bậc phân loại cao và kém đa dạng ở 
các bậc phân loại thấp. Có 3 bộ đa dạng và 
phong phú nhất: Bộ ăn thịt có 6 họ, 19 giống, 
24 loài, chiếm 16,21% số họ, 16,96% số giống 
và 10,76% số loài thú ở Việt Nam; chiếm 
31,16% số loài thú ở địa ph−ơng và chiếm 
63,15% số loài thú ăn thịt ở Việt Nam. Bộ Gặm 
nhấm có 5 họ, 17 giống, 27 loài, chiếm 13,51% 
số họ, 15,18% số giống và 12,11% số loài thú ở 
Việt Nam; chiếm 35,06% số loài thú ở địa 
ph−ơng và chiếm 40,91% số loài thú gặm nhấm 
ở Việt Nam. Bộ dơi có 4 họ, 8 giống, 10 loài, 
chiếm 10,81% số họ, 7,14% số giống và 4,48% 
số loài thú ở Việt Nam; chiếm 12,98% số loài 
thú ở địa ph−ơng và chiếm 9,35% số loài dơi ở 
Việt Nam. 
 25 
Với 77 loài đã phát hiện, số l−ợng loài thú ở 
huyện Mộc Châu bằng 126,23% số loài thú ở 
Khu bảo tồn Xuân Nha, 116,66% số loài thú ở 
Khu bảo tồn Sốp Cộp, 118,46% số loài thú ở 
Khu bảo tồn Hoàng Liên Sơn, 160,41% số loài 
thú ở V−ờn quốc gia Xuân Sơn, mặc dù diện 
tích điều tra còn nhỏ và thời gian khảo sát còn 
ngắn; nếu khảo sát kỹ hơn trên toàn huyện, chắc 
chắn số loài thú sẽ nhiều hơn. 
Kết quả trên đã nói lên sự đa dạng đáng kể 
của khu hệ thú ở huyện Mộc Châu. 
3. Hiện trạng của khu hệ thú ở huyện Mộc 
Châu 
 Việc nghiên cứu hiện trạng của 81 loài và 
phân loài thú đã phát hiện ở những xã đại diện 
của huyện Mộc Châu cho thấy: 
+ Mức nhiều (4): có 10 loài, chiếm 12,35% 
số loài thú ở địa ph−ơng, gồm: 5 loài chuột, 3 
loài sóc, 2 loài dúi, là những loài sinh sản mạnh, 
gây hại nhiều, ít có ý nghĩa khoa học. 
+ Mức trung bình (3): có 16 loài, chiếm 
19,75% số loài và phân loài ở địa ph−ơng, gồm 
1 loài dơi, 6 loài chuột, 2 loài sóc thuộc bộ Gặm 
nhấm; 2 loài cầy, 2 loài chồn thuộc bộ Ăn thịt; 1 
loài đồi thuộc bộ Nhiều răng; 2 loài khỉ thuộc 
bộ Linh tr−ởng. Trong đó, chỉ 1 loài đồi, 2 loài 
cầy và 2 loài khỉ là có ý nghĩa kinh tế và khoa 
học, còn lại đa phần là các loài gây hại. 
+ Mức ít (2): có 37 loài, chiếm 45,68% số 
loài thú ở địa ph−ơng, gồm: 3 loài ăn sâu bọ, 9 
loài dơi, 11 loài gặm nhấm, 6 loài cầy, 2 loài 
chồn, 2 loài chó, 1 loài mèo, 3 loài guốc chẵn. 
Trong đó, nhiều loài có ý nghĩa kinh tế và khoa 
học. 
+ Mức hiếm (1): có 15 loài, chiếm 18,52% 
số loài và phân loài thú ở địa ph−ơng, gồm 2 
loài sóc, 1 loài nhím, 1 loài đon, 3 loài chồn, 1 
loài gấu, 1 loài chó, 1 loài báo, 1 loài sơn 
d−ơng, 4 loài khỉ v−ợn. Trong đó, có tới 11 loài 
là động vật quý hiếm. 
+ Mức tuyệt diệt (0): có tới 6 loài, chiếm 
7,41% số loài và phân loài thú ở địa ph−ơng, 
gồm: tê tê, cầy mực, gấu chó, báo hoa mai, hổ, 
nai đen. Trong đó, 5 loài là động vật quý hiếm, 
1 loài là động vật có ý nghĩa kinh tế quan trọng. 
 Nh− vậy, nhìn chung, khu hệ thú ở huyện 
Mộc Châu hiện không còn phong phú. Đạt mức 
trung bình trở lên chỉ có 32,1% số loài, mức 
d−ới trung bình lên tới 67,9%, mức ít và hiếm 
chiếm 64,2%; số loài tuyệt diệt lên tới 7,41%. 
Đó là những con số báo động nguy cấp cho tất 
cả những ai quan tâm đến sự tồn vong của khu 
hệ thú ở tỉnh Sơn La nói chung, ở huyện Mộc 
Châu nói riêng. 
4. Các loài thú quý hiếm ở huyện Mộc Châu 
Căn cứ vào Nghị định 48/2002/NĐ-CP của 
Chính phủ, Sách Đỏ Việt Nam năm 2000 và 
Danh lục Đỏ IUCN năm 2003, các loài thú có 
nguy cơ bị đe dọa cần đ−ợc bảo vệ ở huyện Mộc 
Châu đ−ợc thống kê nh− sau: tổng số có 29 loài, 
chiếm 37,66% số loài và phân loài thú ở địa 
ph−ơng, trong đó có 2 bộ có nhiều loài quý 
hiếm nhất là bộ ăn thịt và bộ Linh tr−ởng. 
a. Theo Nghị định 48 của Chính phủ 
Có 14 loài ở mức IB (cấm khai thác, săn bắt) 
gồm: tê tê, cầy mực, rái cá (2 loài), gấu ngựa, 
gấu chó, mèo rừng, báo lửa, báo hoa mai, hổ, 
sơn d−ơng, cu ly (2 loài) và v−ợn đen; 14 loài ở 
mức IIB (hạn chế khai thác) gồm: sóc bay trâu 
đuôi đen, sóc bay trâu đuôi trắng, sóc bay sao, 
sóc bay lông tai, cầy h−ơng, cầy giông, cầy vằn, 
cầy sao, triết chỉ, triết trơn, sói lửa, khỉ vàng, khỉ 
mốc, khỉ cộc. 
b. Theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2000 
Có 9 loài ở mức E (đang nguy cấp) gồm: 
chuột đờlacua, sóc bay sao, gấu ngựa, gấu chó, 
sói lửa, báo lửa, báo hoa mai, hổ và v−ợn đen 
má trắng; 10 loài ở mức V (sẽ nguy cấp) gồm: tê 
tê vàng, cầy vằn bắc, cầy mực, rái cá th−ờng, rái 
cá chân chó, sơn d−ơng, cu ly lớn, cu ly nhỏ, khỉ 
mốc và khỉ cộc; 6 loài ở mức R (hiếm) gồm: sóc 
bay trâu đuôi đen, sóc bay trâu đuôi trắng, sóc 
bay lông tai, cầy sao, triết nâu và triết chỉ. 
c. Theo Danh lục Đỏ IUCN năm 2003 
Có 1 loài ở mức En (đang nguy cấp) là hổ; 
10 loài ở mức VU (sẽ nguy cấp) gồm: cầy vằn 
bắc, rái cá th−ờng, rái cá chân chó, gấu ngựa, 
sói lửa, báo lửa, sơn d−ơng, cu ly nhỏ, khỉ mốc 
và khỉ cộc; 4 loài ở mức LR/nt (gần nguy cấp) 
gồm: tê tê vàng, chuột lông tai, sóc bay lông tai 
và khỉ vàng; 2 loài ở mức DD (thiếu t− liệu) 
gồm: gấu chó và v−ợn đen má trắng. 
Nh− vậy, huyện Mộc Châu có 29 loài thú 
cần đ−ợc bảo vệ; tuy nhiên, trong đó có 4 loài 
(13,79%) đã tuyệt diệt, 13 loài (44,83%) ở mức 
 26 
hiếm, 10 loài (34,48%) ở mức ít và chỉ 2 loài 
(6,9%) đạt mức trung bình. Số loài thú quý hiếm 
ở huyện Mộc Châu có độ phong phú d−ới mức 
trung bình là 93,1%; chỉ còn 2 loài (6,9%) đạt 
mức trung bình; điều đó thật đáng quan tâm. 
III. Kết luận và kiến nghị 
1. Kết quả khảo sát ở 4 xã M−ờng Men, 
Chiềng Yên, Vân Hồ và Tô Múa của huyện Mộc 
Châu, tỉnh Sơn La đã ghi nhận đ−ợc 81 loài và 
phân loài thú, nằm trong 56 giống, 24 họ, 8 bộ 
thú ở Việt Nam. Tuy đ−ợc coi là đa dạng song 
đa số là các loài thú nhỏ. Các loài thú lớn, có giá 
trị kinh tế đã bị khai thác đến cạn kiệt và có tới 
69,13% số loài có độ phong phú d−ới mức trung 
bình, trong đó, 61,73% số loài ở mức ít, hiếm và 
6 loài đã bị tuyệt diệt. 
2. Để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn 
gien đa dạng của khu hệ thú ở huyện Mộc Châu, 
chúng tôi đề nghị: 
a. Nhanh chóng tổ chức và thực hiện tốt việc 
khoanh nuôi bảo vệ, trồng dặm, tái sinh rừng. 
Khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên nhằm phát 
triển sự đa dạng sinh học nói chung, sự đa dạng 
động vật giới nói riêng, trong đó có thú rừng. 
b. Nhanh chóng khoanh các khu rừng ch−a 
bị tác động nhiều, xây dựng thành các khu bảo 
vệ tự nhiên của địa ph−ơng, tr−ớc mắt do địa 
ph−ơng quản lý để kịp thời bảo vệ nguồn gien 
đang còn tồn tại ở địa ph−ơng. 
c. Tiến hành quy hoạch lại đất đai dành cho 
nông nghiệp, lâm nghiệp một cách hợp lý. Tổ 
chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao 
kiến thức khoa học về sản xuất nông, lâm 
nghiệp. Từng b−ớc thực sự thực hiện xóa đói, 
giảm nghèo, khuyến khích ng−ời dân tham gia 
bảo vệ môi tr−ờng, bảo vệ rừng. Xây dựng mỗi 
làng bản thành một hệ sinh thái nhân văn phát 
triển bền vững. 
d. Để ngăn chặn việc săn bắt động vật rừng, 
việc phát triển chăn nuôi là rất cấp thiết, cần tổ 
chức phát triển chăn nuôi theo từng b−ớc từ nhỏ 
đến lớn, lấy ngắn nuôi dài, từ chăn nuôi gia cầm 
và tiểu gia súc để giải quyết nguồn đạm tr−ớc 
mắt cho địa ph−ơng. Khi đã có điều kiện thì tiến 
tới làm giầu bằng chăn nuôi thêm đại gia súc 
theo yêu cầu của thực tiễn. 
đ. Cần kiên quyết thực hiện các chính sách 
pháp luật của nhà n−ớc về cấm khai thác thực 
vật, động vật rừng, xử lý nghiêm khắc các 
tr−ờng hợp vi phạm để làm g−ơng cho mọi 
ng−ời. 
e. Cần tổ chức nâng cao dân trí, giáo dục 
bảo vệ thiên nhiên và môi tr−ờng cho toàn dân 
bằng mọi ph−ơng tiện trong các hoạt động văn 
hóa, các hoạt động của đoàn thể, kể cả việc 
giảng dạy trong nhà tr−ờng, giúp mọi ng−ời có ý 
thức tự giác bảo vệ tài nguyên. 
tài liệu tham khảo 
1. Phạm Trọng ảnh, 1982: Nghiên cứu thú 
ăn thịt miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS 
sinh học, Viện Sinh vật học, Hà Nội. 
2. Boonsong Lekagul, Jeffrey, A. Mc Neely, 
1977: Mammals of Thailand, Bangkok. 
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi tr−ờng, 
2000: Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật: 25-
100. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
4. Đặng Ngọc Cần và cs., 2003: Tạp chí Sinh 
học, 27(2): 32-48. Hà Nội. 
5. Chính phủ n−ớc CHXHCN Việt Nam, 
2002: Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 
22/04/2002 quy định danh mục các loài 
động, thực vật quý hiếm và quy chế quản lý, 
bảo vệ chúng. 
6. Corbet G. B. and J. B. Hill, 1992: The 
mammals of the Indomalayan region. A 
systematic review: 117-156, oxford univer-
sity press. 
7. Ellerment J. R. & Morrison Scott T. G. 
S., 1951: Checklist of palearctic and Indian 
mammals 1758 to 1946. Brist. Mus. Nat. 
Hist. London, 810 p. 
8. Đặng Huy Huỳnh và cs., 1994: Danh lục 
các loài thú (Mammalia) Việt Nam, Nxb. 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
9. IUCN, 2003: Red List of Threatened 
Species. 
10. Tr−ờng đại học Lâm nghiệp., 2003: Khảo 
sát bổ sung tài nguyên động vật Xuân Nha. 
11. Cao Văn Sung, Nguyễn Xuân Đặng, 1995: 
Tuyển tập các công trình nghiên cứu của 
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật: 479-
485. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
 27 
12. Cao Văn Sung và cs., 1980: Những loài 
gặm nhấm ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và 
Kỹ thuật, Hà Nội. 
13. Vũ Đình Thống và cs., 2004: Tạp chí Khoa 
học, Đại học S− phạm Hà Nội, 4: 120-125. 
14. Đào Văn Tiến, 1976: Khóa phân loại thú 
Việt Nam, Đại học Tổng hợp Hà Nội Nxb. 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
15. Viện Điều tra Quy hoạch rừng - Tr−ờng đại 
học S− phạm Hà Nội, 1991: Điều tra, khảo sát 
và xây dựng luận chứng kinh tế-Kỹ thuật rừng 
bảo tồn Quốc gia Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La. 
16. Trần Hồng Việt, 1995: Tạp chí Khoa học, 
Đại học tổng hợp Hà Nội: 49-51. 
17. Trần Hồng Việt, Lê Văn Chiên, 2000: Tạp 
chí Sinh Học, 22(1B): 164-172. Hà Nội. 
Estimation of the present mammal Fauna situation in the 
mocchau district, sonla province 
 Tran Hong Viet, Tran Hong Hai, Pham Van Nha 
Summary 
The article presents the estimation of the present mammal fauna situation in the Mocchau district, Sonla 
province, which includes 81 species and subspecies belonging to 56 genera, 24 families and 8 orders of 
mammals in Vietnam now. On those basics, we appreciate the actuality and suggest some methods to 
protection. 
The abundance of this mammal population are shown in 5 levels as follows. In the numerous level, there 
are 10 species which make up 12.35% of the mammal species number in the district: in the medium level, 
there are 16 species (19.75%); in the little level, there are 37 species (45.68%); in the rare level, there are 15 
species (18.52%) and in the extinct level, there are 6 species (7.41%). 
There are 29 precious and rare mammal species and subspecies which make up 37.66% of the mammal 
species number in the district; among them, there are 93.1% species which have the abundance under the 
medium level. 
In general, the Mocchau mammal fauna is not rich, with 67.9% species which have the number under the 
medium level and 7.41% species which are extincted. So, it needs to protect this fauna timely and effectively. 
 Ngày nhận bài: 1-3-2006 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_cua_khu_he_thu_o_huyen_moc_chau_tinh_son.pdf