Đánh giá hiệu quả hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine trong gây tê ngay dưới xương đòn
Tóm tắt
Mở đầu: Gây tê dưới xương đòn được Bazy thực hiện lần đầu tiên năm 1914.
Nhưng trong một thời gian dài kỹ thuật này không được chú ý. Từ năm 1995,
sau công trình nghiên cứu của Kilka (1995)[6] và Wilson(1998)[9], gây tê dưới
xương đòn được quan tâm trở lại. Năm 2007 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
gây tê ngay dưới xương đòn bằng Lidocaine với máy kích thích thần kinh. Kết quả
cho thấy gây tê an toàn, chất lượng tê cao nhưng thời gian tác dụng ngắn (225,2
± 21,3 phút) nên ít có ý nghĩa giảm đau sau mổ[1].
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hỗn hợp thuốc tê Lidocaine và
Levobupivacaine.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả. 80 bệnh nhân được gây tê ngay
dưới xương đòn (GTNDXĐ) bằng hỗn hợp Lidocaine 1% và Levobupivacaine
0,25% có pha Adrenaline 1/200.000, dụng cụ hỗ trợ là máy kích thích thần kinh.
Kết quả: Tỉ lệ thành công là 100%. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 7,6 ± 4,1
phút, Thời gian tiềm tàng:8,7 ± 2,2 phút. Thời gian tác dụng tối đa: 295,3 ± 37,4
phút. Thời gian tác dụng: 457,5 ± 81,2 phút. Tỉ lệ chọc kim vào mạch máu: 1,25%.
Kết luận: Hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine an toàn và hiệu quả khi gây
tê ngay dưới xương đòn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine trong gây tê ngay dưới xương đòn
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016 14 Tóm tắt Mở đầu: Gây tê dưới xương đòn được Bazy thực hiện lần đầu tiên năm 1914. Nhưng trong một thời gian dài kỹ thuật này không được chú ý. Từ năm 1995, sau công trình nghiên cứu của Kilka (1995)[6] và Wilson(1998)[9], gây tê dưới xương đòn được quan tâm trở lại. Năm 2007 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu gây tê ngay dưới xương đòn bằng Lidocaine với máy kích thích thần kinh. Kết quả cho thấy gây tê an toàn, chất lượng tê cao nhưng thời gian tác dụng ngắn (225,2 ± 21,3 phút) nên ít có ý nghĩa giảm đau sau mổ[1]. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hỗn hợp thuốc tê Lidocaine và Levobupivacaine. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả. 80 bệnh nhân được gây tê ngay dưới xương đòn (GTNDXĐ) bằng hỗn hợp Lidocaine 1% và Levobupivacaine 0,25% có pha Adrenaline 1/200.000, dụng cụ hỗ trợ là máy kích thích thần kinh. Kết quả: Tỉ lệ thành công là 100%. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 7,6 ± 4,1 phút, Thời gian tiềm tàng:8,7 ± 2,2 phút. Thời gian tác dụng tối đa: 295,3 ± 37,4 phút. Thời gian tác dụng: 457,5 ± 81,2 phút. Tỉ lệ chọc kim vào mạch máu: 1,25%. Kết luận: Hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine an toàn và hiệu quả khi gây tê ngay dưới xương đòn. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỖN HỢP LIDOCAINE VÀ LEVOBUPIVACAINE TRONG GÂY TÊ NGAY DƯỚI XƯƠNG ĐÒN Trần Viết Vinh1, Trần Quốc Việt1 Nguyễn Xuân Tiến1, Nguyễn Minh Thuật1 (1) Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Trần Viết Vinh (vietvinh65@yahoo.com) Ngày nhận bài: 18/12/2016. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/12/2016. Ngày bài báo được đăng: 30/12/2016 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15 Astract: EVALUATION OF EFFICACY OF VERTICAL INFRACLAVICULAR BLOCKS WITH COMBINATION OF LIDOCAINE AND LEVOBUPIVACAINE Background: The infraclavicular block was first performed by Bazy in 1914. But it has not been interested for a long duration. Since 1995, infraclavicular block has become a technique of increasing interest after the studies of Kilka(1995) [6], Wilson(1998)[9] et al. In 2007 we performed the vertical infraclavicular block with Lidocaine. The block was successful but the duration of anesthetic action was short (225.2 ± 21.3minutes), so it was not significative for analgesia in postoperative time. Objectives: To evaluate the efficacy of the combination of Lidocaine and Levobupivacaine in the vertical infraclavicular block. Methods: Prospective, descriptive study; 80 patients underwent surgery from the middle third of the humerus to the hand; Nerve stimulator and the combination of Lidocaine and Levobupivacaine with Epinephrine 1/200.000 were used. Results: The successful rate was 100%. Time to perform the block was 7.6 ± 4.1 minutes, onset time was 8.7 ± 2.2 minutes, total anesthetic duration was 295.3 ± 37.4 minutes, duratin of anesthetic action was 457.5 ± 81.2 minutes. Arterial punture was 1 patient(1.25%). Conclusion: Combination of Lidocaine and Levobupivacaine was safe and effective in vertical infraclavicular block. ĐẶT VẤN ĐỀ Gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới xương đòn là một trong bốn kỹ thuật chính của gây tê đám rối thần kinh cánh tay (gây tê gian cơ bậc thang, gây tê trên xương đòn, gây tê dưới xương đòn, gây tê nách). Hiện nay, khi sử dụng máy kích thích thần kinh (MKTTK) người ta chia gây tê dưới xương đòn thành ba nhóm kỹ thuật: 1. Gây tê ngay dưới xương đòn- vertical infraclavicular block (hay gây tê dưới xương đòn trong- medial infraclavicular block) gồm những kỹ thuật có điểm chọc kim gây tê nằm gần điểm giữa xương đòn; 2. Gây tê cạnh mỏm quạ-coracoid block (hay gây tê dưới xương đòn ngoài-lateral infraclavicular block) gồm những kỹ thuật có điểm chọc kim gây tê nằm gần mỏm quạ; 3. Gây tê dưới xương TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016 16 đòn trung gian (sagittal infraclavicular block) gồm những kỹ thuật có điểm chọc kim nằm khoảng giữa hai nhóm kỹ thuật nêu trên. Năm 2007, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu so sánh hiệu quả gây tê dưới xương đòn trong và gây tê dưới xương đòn ngoài bằng Lidocaine 1,5% với dụng cụ hỗ trợ là MKTTK (nerve stimulator). Kết quả cho thấy gây tê dưới xương đòn trong có chất lượng tê cao hơn, kỹ thuật dễ thực hiện hơn, ít tai biến hơn so với gây tê dưới xương đòn ngoài. Tuy nhiên, gây tê bằng Lidocaine thời gian tê ngắn nên hiệu quả giảm đau sau mổ hạn chế. Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng cần phải sử dụng thuốc tê có tác dụng dài hơn Lidocaine trên nguyên tắc sử dụng thuốc với liều lượng, nồng độ tối thiểu mà vẫn hiệu quả, an toàn. Chúng tôi triển khai đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗn hợp thuốc tê Lidocaine và Levobupivacaine trong gây tê ngay dưới xương đòn” nhằm mục tiêu sau: Đánh giá chất lượng, thời gian vô cảm và tai biến, biến chứng của hỗn hợp thuốc tê lidocain và levobupivacain. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: 80 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, xếp loại ASA I, II, không chống chỉ định gây tê, có chỉ định phẫu thuật từ 1/3 giữa cánh tay đến bàn tay. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. 2.2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc: * Dự phòng cấp cứu, gây mê, hỗ trợ trong mổ: tương tự như gây tê đám rối thần kinh cánh tay ở vị trí khác. * Gây tê: - Máy kích thích thần kinh Stimuplex DIG RC, kim gây tê chuyên dụng dài 05 cmvà 10 cm. - Thuốc tê: hỗn hợp lidocain 1,0% và levobupivacain 0,25 % (lấy 1 ống 10ml lidocain 2% pha với 1 ống 10ml levobupivacain - biệt dược chirocaine - 0,5%, liều lượng lidocaine là 2,5-3 mg/ kg cân nặng, levobupivacaine là 0,8- 1,0mg/kg) pha adrenaline 1/200.000. 2.3. Kỹ thuật gây tê: * Xác định vị trí chọc kim: + Kẻ đường ngang đi qua sụn nhẫn, cắt bờ sau cơ ức đòn chũm (điểm 1). + Xác định điểm giữa xương đòn (điểm 2). + Nối 2 điểm với nhau và kéo dài xuống phía dưới xương đòn 0,5 cm là vị trí gây tê. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17 * Thực hiện kỹ thuật: - Kỹ thuật được lựa chọn là kỹ thuật 1 mũi: tiêm thuốc tê một lần khi dò tìm được thân nhì sau- bó sau (khởi nguồn thần kinh quay). - Bệnh nhân nằm ngửa, tay để xuôi theo thân người hoặc trong tư thế giảm đau, đầu quay về bên đối diện. Người gây tê đứng phía đầu bệnh nhân, người phụ đứng bên cạnh bệnh nhân, cùng bên với bên gây tê. - Thực hiện các thao tác vô trùng. - Bật MKTTK, đặt cường độ kích thích ở 0,7 -1,0 mA, tần số 1 Hz. Chọc kim theo chiều trước- sau. Khi thấy động tác duỗi bàn, ngón tay (thần kinh quay chi phối) thì dừng lại, đồng thời hạ cường độ kích thích xuống dưới 0,3 mA mà vẫn còn có sự co cơ nhìn thấy được thì bơm thuốc tê (nếu hạ cường độ tới 0,2 mA mà vẫn còn có sự co cơ thì lui kim lại vì có nguy cơ tổn thương thần kinh). Trường hợp nghi ngờ kim đã vượt qua vị trí đám rối thần kinh cánh tay thì lui kim lại và di chuyển kim từ từ theo hướng trên-dưới chếch ngoài 30-45o so với đường dọc giữa tránh chọc thủng màng phổi. 2.4. Phương pháp đánh giá: * Đánh giá mức độ ức chế cảm giác và vận động: Đánh giá và phân chia mức độ ức chế cảm giác đau theo phân loại của Vester- Andersen[8], mức độ ức chế vận động theo phân loại của Bromage[3]: - Độ 3: ức chế hoàn toàn. - Độ 2: ức chế gần hoàn toàn. - Độ 1: ức chế ít. - Độ 0: không ức chế. Ức chế cảm giác đau ở mức 2, 3 được coi là gây tê thành công, mức 0, 1 được coi là gây tê thất bại. * Đánh giá các khoảng thời gian tê: - Thời gian tiềm tàng (hoặc thời gian đạt tê phẫu thuật): tính từ lúc bơm thuốc tê tới khi thuốc có tác dụng tối đa (tác dụng cao nhất) về phạm vi và mức độ tê. - Thời gian tác dụng tối đa (hoặc thời gian tê phẫu thuật): tính từ lúc thuốc bắt đầu đạt tác dụng tối đa tới khi bắt đầu phục hồi cảm giác. - Thời gian tác dụng: tính từ lúc thuốc bắt đầu có tác dụng tới khi phục hồi hoàn toàn cảm giác, vận động. TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016 18 KẾT QUẢ 1. Các chỉ số kỹ thuật và các khoảng thời gian tê: Bảng 3.1. Các chỉ số kỹ thuật và các khoảng thời gian tê Chỉ số Kết quả Thời gian thực hiện kỹ thuật (phút) 7,6 ± 4,1 Độ sâu kim gây tê (cm) 3,1 ± 1,2 Thời gian tiềm tàng (phút) 8,7 ± 2,2 Thời gian tác dụng tối đa (phút) 295,3 ± 37,4 Thời gian tác dụng (phút) 457,5 ± 81,2 2. Mức độ ức chế cảm giác đau: 2.1. Tỉ lệ ức chế cảm giác đau ở 20 phút và 30 phút sau gây tê: Bảng 3.2. Kết quả ở 20 phút và 30 phút sau gây tê Thời điểm Tỉ lệ ức chế cảm giác độ 2 và 3 20 phút sau tê 78,7% 30 phút sau tê 100,0% 2.2. Tỉ lệ ức chế cảm giác đau từ 1/3 giữa cánh tay trở xuống sau 30 phút gây tê: Bảng 3.3. Tỉ lệ ức chế cảm giác đau từ 1/3 giữa cánh tay trở xuống Thần kinh Mức độ ức chế cảm giác (%) Bì-cánh tay trong, bì –cẳng tay trong, cơ bì, quay, trụ, giữa Độ 2 Độ 3 8,7 91,3 100,0 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19 3. Mức độ ức chế vận động: Bảng 3.4. Mức độ ức chế vận động Nhóm nghiên cứu Độ 2 Độ 3 26,3 73,7 100,0 4. Mức độ dung nạp garô: - Đặt garô nhóm nghiên cứu có 46 BN (chiếm 57,5%), tất cả các bệnh nhân được đặt garô đều dung nạp tốt. 5. Các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2: Các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 dao động trong giới hạn bình thường ở cả hai nhóm. Điện tâm đồ bình thường trước, trong, sau mổ ở tất cả các bệnh nhân. 6. Tai biến, biến chứng: - Chọc kim vào mạch máu: 1 trường hợp. Ngoài ra không ghi nhận tai biến, biến chứng nào khác. BÀN LUẬN - Liều lượng, nồng độ thuốc tê: Lidocaine có nồng độ là 1%, liều 2,5-3 mg/kg, Levobupivacaine có nồng độ 0,25 %, liều 0,8-1,0 mg/kg, thấp so với sử dụng Lidocaine hoặc Levobupivacaine đơn thuần, đây là nồng độ và liều tối thiểu theo khuyến cáo của nhà sản xuất trong gây tê thân thần kinh. Mục đích của việc sử dụng nồng độ và liều tối thiểu của hai thuốc tê có thời gian tác dụng khác nhau là nhằm đạt mục đích gây tê và hạn chế tai biến, biến chứng do thuốc tế gây ra. - Lựa chọn thần kinh cần dò tìm: Chúng tôi bơm thuốc tê khi gặp bó sau(thân nhì sau). Kết quả cho thấy tỉ lệ ức chế cảm giác độ 3 (91,3%) cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi năm 2007 (81,3%), chứng tỏ tiêm thuốc tê vào bó sau hiệu quả cao hơn tiêm thuốc tê vào các bó khác. Điều này là phù hợp vì về mặt giải phẫu bó sau nằm giữa bó trong và bó ngoài nên thuốc lan toả đều hơn. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Kilka[6]. - Thời gian thực hiện kỹ thuật là 7,6 ± 4,1 phút. Thời gian thực hiện kỹ thuật dài hơn so với Borgeat (4,5± 1,5 phút) [2] nhưng ngắn hơn so với Sandhu (10,8 ± 3,3 phút)[7]. - Thời gian tiềm tàng là 8,7± 2,2 TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 8 - 12/2016 20 phút dài hơn kết quả của Sandhu (5,9 ± 2,6 phút)[7], - Thời gian tác dụng tối đa (295,3 ± 37,4 phút) dài hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi năm 2007 (172,8 ± 25,6 phút)[1], sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này cho thấy hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine có thời gian tê phẫu thuật dài hơn nhiều so với Lidocaine đơn thuần và bảo đảm tốt cho các phẫu thuật có thời gian dài. - Thời gian tác dụng (457,5 ± 81,3 phút) dài hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi năm 2007 (225,1 ± 21,3 phút) sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)[1]. Kết quả này cho thấy hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine có thời gian giảm đau dài hơn nhiều so với Lidocaine đơn thuần và có ý nghĩa giảm đau sau mổ. Tuy nhiên thời gian tác dụng của hỗn hợp thuốc tê này ngắn hơn so với thời gian tác dụng của Levobupivacaine đơn thuần trong nghiên cứu của tác giả Piangatelli (684,0 ± 132,0 phút)[13]. Có sự khác biệt này là do sự khác nhau về nồng độ và thể tích thuốc tê so với nghiên cứu của chúng tôi, Piangatelli sử dụng Levobupivacaine nồng độ 0,5% và thể tích thuốc tê là 30 ml trong khi chúng tôi sử dụng Levobupivacaine nồng độ 0,25% và thể tích 20 ml (bảng 3.1). - Mức độ ức chế cảm giác chung (30 phút sau gây tê): Tỉ lệ ức chế cảm giác mức 2, 3 (tỉ lệ gây tê thành công) từ 1/3 giữa cánh tay trở xuống là 100,0 %, cao hơn kết quả của Choon và cộng sự (96,6%) có thể do lựa chọn thần kinh khi bơm thuốc tê khác các tác giả trên. Tỉ lệ ức chế cảm giác ở mức 3 là 91, 3% thấp hơn so với Borgeat (97,0%)[2], Kilka (94,8%)[6]. - Mức độ ức chế vận động: Tất cả các bệnh nhân đều có ức chế vận động ở mức 2 hoặc 3. Tỉ lệ ức chế vận động hoàn toàn ( mức 3) là 73,7%. Kết quả này cho thấy gây tê bằng hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine đủ độ mềm cơ, tạo thuận lợi cho phẫu thuật. - Tai biến, biến chứng: Chọc kim vào mạch máu gặp ở 1 bệnh nhân, ngoài tai biến chọc kim vào mạch máu chúng tôi không thấy các tai biến, biến chứng khác. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 80 bệnh nhân chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường dưới xương đon bằng hỗn hợp Lidocaine và Levobupivacaine trong phẫu thuật chi trên có kết quả tốt 100%. Tai biến, biến chứng: chỉ ghi nhận tai biến chọc kim vào mạch máu với tỉ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 21 lệ 1,25%. Không ghi nhận các tai biến, biến chứng khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Viết Vinh, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Chừng, Cao Văn Thịnh(2008). “ Đánh giá hiệu quả gây tê dưới xương đòn bằng Lidocaine”. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh. Vol 12, tr. 64-71. 2. Borgeat A., Georgios E., Dumont C.(2001). “An evaluation of the infraclavicular block via modified approach of the Raj technique”. Anesthesia & Analgesia , 93, pp. 436- 441. 3. Bromage P.R. and Gertel M.(1989) “Improved brachial plexus blockade with Bupivacaine Hydrochloride and Carbonated Lidocaine”. Anesthesiology, 36, pp. 479-485. 4. Desroches J.(2003). “The infraclavicular brachial plexus block by the coracoid approach is clinically effective: An observational study of 150 patients”. Canadian Journal of Anesthesia , 50, pp.253-257. 5. Klaastad O., Finn G., Jan S., Harald B.(2000).“A manegtic resonance imaging study of modifications to the infraclavicular brachial plexus block”. Anesthsia & Analgesia, 91, pp.929- 933. 6. Kilka H.G., Geiger P., Mehrkens H.H.(1999). “Infraclavicular vertical brachial plexus blockade. A new technique of regional anesthesia”. Anesthesist, 44, pp.339-344. 7. Sandhu N.S., Charanjeet S.(2006).“ Feasibility of an infraclavicular block with a reduced volume of Lidocaine with sonographic guidance”. J Ultrasound Med , 25, pp.51-56. 7. Vester-Andersen-T., Eriksen-C. et al(1984). “Perivascular axillary block III: Blockade of following 40ml of 0,5%,1% or 1,5% Mepivacaine with Adrenaline”. Acta-Anaesth-Scand, 28, pp.95-98. 8. Wilson J.L., Brown D.L., Wong G.Y., Cahill D.R.(1998).“Infraclavicular brachial plexus block: parasagittal anatomy impotant to the coracoid technique”. Anesthesia & Analgesia, 87, pp.870- 873. 9. Choon Kyu Cho, Joong Yeoun Kim, Sung Mee Jung, Hee Uk Kwon et al(2009). “Infraclavicular brachial plexus block with 0.5% levobupivacaine and 0.5% ropivacaine for upper limb surgery”. Korean J Anesthesiology, 56, pp. 162- 168.
File đính kèm:
- danh_gia_hieu_qua_hon_hop_lidocaine_va_levobupivacaine_trong.pdf