Đánh giá kiến thức ‐ kỹ năng điều dưỡng trước và sau khóa huấn luyện về chăm sóc bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức nhiễm

TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và kỹ năng chăm sóc bệnh nhân thở máy của điều dưỡng khu cấp cứu khoa nhiễm trước và sau khi tham gia khóa huấn luyện được tổ chức tại khoa nhiễm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp. Kết quả: Sau 3 tháng tổ chức khóa huấn luyện, 100% điều dưỡng đều có kết quả đạt về kiến thức thở máy. Trong đó, 24% điều dưỡng đạt loại giỏi, 58% đạt loại khá và 18% đạt trung bình. Về thực hành chăm sóc bệnh nhân thở máy, 100% điều dưỡng đạt kết quả khá ‐ giỏi (69% đạt loại giỏi, 31% đạt loại khá). Kết quả đánh giá chung, thì chất lượng khóa huấn luyện đạt 79%. Kết luận: Chăm sóc và bảo vệ bệnh nhân thở máy là một trong những công việc quan trọng của người điều dưỡng làm việc trong khu hồi sức cấp cứu. Kết quả đạt được từ khóa huấn luyện này rất đáng khích lệ. Vì vậy, bệnh viện nên thường xuyên mở thêm những lớp huấn luyện Chuyên đề về “Chăm sóc bệnh nhân thở máy” để tập huấn cho các điều dưỡng

pdf 5 trang yennguyen 7100
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kiến thức ‐ kỹ năng điều dưỡng trước và sau khóa huấn luyện về chăm sóc bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức nhiễm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kiến thức ‐ kỹ năng điều dưỡng trước và sau khóa huấn luyện về chăm sóc bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức nhiễm

Đánh giá kiến thức ‐ kỹ năng điều dưỡng trước và sau khóa huấn luyện về chăm sóc bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức nhiễm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 7
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC‐ KỸ NĂNG ĐIỀU DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU  
KHÓA HUẤN LUYỆN VỀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ MÁY  
TẠI KHOA HỒI SỨC NHIỄM 
Đinh Thị Diễm Thúy*, Nguyễn Trần Nam *, Phạm Thái Sơn* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và kỹ năng chăm sóc bệnh nhân thở máy của điều dưỡng khu cấp cứu khoa 
nhiễm trước và sau khi tham gia khóa huấn luyện được tổ chức tại khoa nhiễm. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp. 
Kết quả: Sau 3 tháng tổ chức khóa huấn luyện, 100% điều dưỡng đều có kết quả đạt về kiến thức thở máy. 
Trong đó, 24% điều dưỡng đạt loại giỏi, 58% đạt loại khá và 18% đạt trung bình. Về thực hành chăm sóc bệnh 
nhân thở máy, 100% điều dưỡng đạt kết quả khá ‐ giỏi (69% đạt loại giỏi, 31% đạt loại khá). Kết quả đánh giá 
chung, thì chất lượng khóa huấn luyện đạt 79%. 
Kết luận: Chăm sóc và bảo vệ bệnh nhân thở máy là một trong những công việc quan trọng của người điều 
dưỡng làm việc trong khu hồi sức cấp cứu. Kết quả đạt được từ khóa huấn luyện này rất đáng khích lệ. Vì vậy, 
bệnh viện nên thường xuyên mở thêm những lớp huấn luyện chuyên đề về “Chăm sóc bệnh nhân thở máy” để 
tập huấn cho các điều dưỡng. 
Từ khóa: Thở máy, điều dưỡng, chăm sóc. 
ABSTRACT 
EVALUATING THE KNOWLEDGE AND SKILLS OF NURSES IN TAKING CARE OF PATIENTS 
WITH MECHANICAL VENTILATION AT THE ICU, INFECTIOUS DISEASE DEPARTMENT 
THROUGH A TRAINING COURSE 
Dinh Thi Diem Thuy, Nguyen Tran Nam, Pham Thai Son 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 7 ‐ 11 
Objectives:  Evaluating  the  knowledge  and  skills  of  nurses  in  taking  care  of  patients with mechanical 
ventilation at the ICU, Infectious disease department through a training course. 
Methods: A prospective, interventional study. 
Results:  After  a  3 month  course,  100%  of  nurses  had  qualified  knowledge  about  ventilation‐associated 
nursing‐care. Out of 38 trained nurses, 24% were good, 58% were fairly good and the remaining 18% were on 
average. With regards to practicing of offering care  for ventilated‐associated patients, a total of 100% obtained 
sufficient results (69% good and 31% fairly good). Overall, the quality of training course was 79%. 
Conclusion: Taking care of and protecting the ventilated‐associated patients is one of the most important 
tasks of  ICU nurses. The  results  from  this course was very  encourageous. As a  result,  the  training  course of 
taking care patients with mechanical ventilation should be regularly held. 
Key words: Mechanical ventilation, nurse, take care of. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khoa  Hồi  sức  Nhiễm  được  đưa  vào  hoạt 
động từ tháng 12/2012 nhằm phục vụ cho công 
tác điều trị những bệnh nhân nặng, cần thở máy 
hoặc lọc máu, những bệnh nhân được chăm sóc 
* Bệnh viện Nhi Đồng 2. 
Tác giả liên lạc: CNĐD. Đinh Thị Diễm Thúy, ĐT: 0907146903, Email: dtdiemthuy@yahoo.com.vn 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  8
cấp 1. Do số bệnh nhân ngày càng gia  tăng, số 
bệnh  nặng  ngày  càng  nhiều,  khoa  Hồi  sức 
Nhiễm nói riêng và khoa Nhiễm nói chung luôn 
quá tải về trang thiết bị cũng như nhân viên y tế.  
Trong khoa Hồi sức Nhiễm cũng như trong 
lĩnh  vực Hồi  sức  cấp  cứu,  thở máy  là một  kỹ 
thuật  cao,  quyết  định  sự  sống  còn  của  bệnh 
nhân. Chỉ định thở máy khác nhau ở mỗi bệnh 
nhân dựa  trên bệnh căn,  triệu chứng  lâm  sàng 
và  do  vậy  thời  gian  thở máy  cũng  hoàn  toàn 
khác nhau. Chăm sóc và bảo vệ bệnh nhân thở 
máy  tại  khoa  Hồi  sức  cấp  cứu  là  một  trong 
những  công  việc  quan  trọng  bậc  nhất,  ảnh 
hưởng  lớn đến chất  lượng và hiệu quả điều  trị 
bệnh nhân. Các biện pháp chăm sóc đều nhằm 
mục đích phòng ngừa, hạn chế và điều trị các tác 
động có hại đến đường hô hấp ở các bệnh nhân 
thở máy và sau cai máy. Do đó, công việc theo 
dõi  và  chăm  sóc  bệnh  nhân  thở máy  đòi  hỏi 
người điều dưỡng phải có kiến thức và kỹ năng 
cần thiết. 
Chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  này  với 
mục  đích bổ  sung nguồn nhân  lực  cũng như 
nhằm  tìm  ra  được  một  qui  trình  chăm  sóc 
chuẩn cho điều dưỡng trong vấn đề chăm sóc 
bệnh  nhân  thở máy. Nghiên  cứu  được  thực 
hiện  trên  tất cả các điều dưỡng  đang  làm các 
công việc  lâm  sàng  tại Khoa Cấp  cứu Nhiễm 
bằng một  bảng  khảo  sát  về  kiến  thức  và  kỹ 
năng  trước  và  sau  khi  tham  gia  khóa  huấn 
luyện do khoa Nhiễm tổ chức. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Đánh  giá  kiến  thức  và  kỹ  năng  chăm  sóc 
bệnh  nhân  thở máy  của  điều  dưỡng  khu Cấp 
cứu  ‐  khoa Nhiễm  trước  và  sau  khi  tham  gia 
khóa huấn luyện được tổ chức tại khoa. 
Mục tiêu cụ thể 
Đánh giá tỉ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng 
về cấu  tạo,  các  thông  số máy  thở  cũng như  có 
kiến  thức về  chăm  sóc bệnh nhân  thở máy và 
kiến thức cai máy và xử lý tình huống. 
Đánh giá  tỉ  lệ điều dưỡng có kỹ năng  thực 
hành  đúng  trên máy  thở và  thao  tác  chăm  sóc 
bệnh nhân thở máy. 
Đánh giá  chất  lượng  của khóa huấn  luyện, 
từ đó  tìm ra một quy  trình chuẩn về chăm sóc 
bệnh nhân thở máy cho khoa Hồi sức Nhiễm. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất  cả  các  điều  dưỡng  đang  làm  các  công 
việc lâm sàng tại khoa Nhiễm 
‐ Tiêu chuẩn chọn lọc: Tất cả các Điều dưỡng 
đang làm các công việc lâm sàng tại khoa Nhiễm 
khu Cấp cứu. 
‐ Tiêu  chuẩn  loại  trừ: Không  có  tiêu  chuẩn 
loại trừ. 
Thời gian nghiên cứu 
Từ tháng 02/2013 đến tháng 06/2013. 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp. 
Thu thập: 
‐ Kiến thức: được đánh giá bởi bài kiểm tra 
trước  (pretest)  và  sau  (posttest)  khóa  huấn 
luyện. 
‐  Kỹ  năng:  được  đánh  giá  sau  khóa  huấn 
luyện  trực  tiếp  trên máy  thở bởi Bác sĩ Trưởng 
khoa và/hoặc Phó khoa. 
‐ Nội  dung  khóa  huấn  luyện:  Thời  gian  3 
tháng.  Được  tập  huấn  bởi  bác  sĩ  trưởng Khoa 
Nhiễm,  bác  sĩ  phó  Khoa  Nhiễm,  điều  dưỡng 
trưởng khoa Nhiễm. Các nội dung  chính  là  tài 
liệu  huấn  luyện  về máy  thở,  các  qui  trình  kỹ 
thuật  điều  dưỡng  bệnh  viện Nhi  Đồng  2.  Địa 
điểm huấn luyện tại khoa Nhiễm. 
Phân tích số liệu 
Các  số  liệu  được  nhập  bằng  phần  mềm 
Epidata 3.1 và xử lí bằng phần mềm Stata 10. 
Định nghĩa biến 
Các  điều dưỡng  được  đánh giá  trước khóa 
huấn luyện, sau khóa huấn luyện 3 tháng. Tiêu 
chuẩn đánh giá: 
‐ Giỏi: Đạt ≥ 85% tổng số kiến thức, kỹ năng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 9
khảo sát. 
‐ Khá: 70 ‐ < 85%. 
‐ Trung bình: 50 ‐ < 70%. 
‐ Dưới trung bình: < 50%. 
Đánh giá chất lượng khóa huấn luyện:   
‐  Điều  dưỡng  đạt  yêu  cầu  sau  khóa  huấn 
luyện: Điểm post‐test/điểm pretest ≥ 1,5. 
‐ Điều dưỡng không  đạt yêu  cầu  sau khóa 
huấn luyện: Điểm post‐test/điểm pretest < 1,5. 
‐ Khóa huấn luyện có hiệu quả: Điều dưỡng 
đạt yêu cầu sau khóa huấn luyện ≥ 75%. 
‐  Khóa  huấn  luyện  không  hiệu  quả:  Điều 
dưỡng đạt yêu cầu < 75%. 
KẾT QUẢ  
Bảng 1. Các thông tin nền (n=38). 
Biến Nội dung Tần số (%) 
Tuổi trung bình (IQR) 29,07 ± 7,27 năm 
Giới 
Nam 8 (21%) 
Nữ 30 (79%) 
Kinh nghiệm trung 
bình (IQR) 5,74 ± 7,11 năm 
Tốt nghiệp 
Sơ cấp. 0 
Trung học. 32 (84%) 
Cao đẳng. 0 
Cử nhân. 6 (16%) 
Thâm niên công tác 
tại cấp cứu nhiễm 
Trên 5 năm. 13 (34%) 
Dưới 5 năm. 25 (66%) 
IQR = bách phân vị 25% ‐ 75% 
Nhận xét: Đa số điều dưỡng là nữ, 66% điều 
dưỡng mới làm việc < 5 năm.  
Bảng 2. Kiến thức về từng câu cấu tạo máy thở 
(n=38) 
Câu Nội dung 
Pretest Post-test 
Đúng (%) Sai (%) Đúng (%) Sai (%)
B8 Cấu tạo máy thở 33 (87) 5 (13) 35 (92) 3 (8) 
B9 Ý nghĩa các thông số 82 điểm 218 điểm 
B10 Thay đổi cài đặt 34 (89) 4 (11) 37 (97) 1 (3) 
B11 Mode thở 31 (82) 7 (18) 37 (97) 1 (3) 
B12 Chuẩn bị máy thở 14 điểm 38 điểm 
B13 Nhiệt độ bình làm ẩm 23 (61) 15 (39) 29 (76) 9 (24)
Nhận xét: Tỉ lệ sai về nhiệt độ lý tưởng của 
bình làm ẩm là nhiều nhất (24%).  
Bảng 3. Kiến thức chung về cấu tạo máy thở (n=38) 
Tiêu chuẩn đánh giá 
Kiến thức về cấu tạo máy thở
(n=38)(%) 
Pretest Post-test 
Giỏi (≥85%) 0 9 (24) 
Khá (70% – 85%) 5 (13) 19 (50) 
TB (50% – 70%) 6 (16) 8 (21) 
Dưới TB (<50%) 27 (71) 2 (5) 
Nhận  xét:  Sau  khóa  huấn  luyện,  tỉ  lệ  điều 
dưỡng trả lời sai đã giảm rất nhiều.  
Bảng 4. Kiến thức về từng câu chăm sóc thở máy 
(n=38) 
Câu Nội dung 
Pretest Post-test 
Đúng Sai Đúng Sai 
C14 Độ cao đầu giường 19 (50) 19 (50)30 (79)8 (21)
C15 Tần suất thay đổi tư thế 25 (66) 13 (34)35 (92) 3 (8)
C16 Tần suất vệ sinh răng miệng 2 (5) 36 (95)24 (63)
14 
(37)
C17 Chiều dài ống hút đàm 30 (79) 8 (21) 35 (92) 3 (8)
Bảng 5. Kiến thức chung về chăm sóc thở máy 
(n=38) 
Tiêu chuẩn đánh giá 
Kiến thức về chăm sóc thở 
máy (n=38)(%) 
Pretest Post-test 
Giỏi (≥85%) 1 (3) 17 (45) 
Khá (70% – 85%) 13 (34) 14 (37) 
TB (50% – 70%) 0 0 
Dưới TB (<50%) 24 (63) 7 (18) 
Nhận  xét:  Tỉ  lệ  điều  dưỡng  có  kiến  thức 
đúng sau khóa huấn luyện tăng lên rất nhiều.  
Bảng 6. Kiến thức về từng câu cai máy và xử lý tình 
huống (n=38) 
Câu Nội dung 
Pretest Post-test 
Đúng Sai Đúng Sai 
D18 Thời gian thở máy 8 (21) 30 (79) 29 (76) 9 (24)
D19 Chấm dứt thở máy 12 (32) 26 (68) 31 (82) 7 (18)
D20 Điều kiện cai máy 20 (53) 18 (47) 30 (79) 8 (21)
D21 Chuẩn bị trước rút NKQ 22 (58) 16 (42) 34 (89) 4 (11)
D22 Chuẩn bị trước hút đàm NKQ 15 (39) 23 (61) 30 (79) 8 (21)
D23 Tần suất bóp bóng trước hút đàm 20 (53) 18 (47) 35 (92) 3(8) 
D24 Xử lý tình huống nuôi ăn qua sonde 31,5 điểm 72 điểm 
D25 Tư thế BN khi gavage 21 (55) 17 (45) 37 (97) 1 (3) 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  10
Câu Nội dung 
Pretest Post-test 
Đúng Sai Đúng Sai 
D26 Thời gian một lần hút đàm NKQ 11 (29) 27 (71) 32 (84) 6 (16)
D27 Tình trạng BN đang thở máy 21 (55) 17 (44) 32 (84) 6 (16)
D28 Nhận biết BN có NK BV 13 điểm 55 điểm 
D29 Tỉ lệ các loại NK BV 33 (87) 5 (13) 36 (95) 2 (5) 
D30 Dấu hiệu BN đang chống máy 19 điểm 70 điểm 
Nhận  xét: Theo bảng  thống kê  trên,  chúng 
tôi  thấy  được  điều  dưỡng  chưa  chủ  động  và 
nắm bắt hết các kiến thức về cai máy, có tới 24% 
điều dưỡng trả lời sai về thời gian thở máy trên 
2 ngày được gọi là giúp thở thời gian dài và 21% 
điều dưỡng chỉ biết thực hiện y lệnh “cai máy” 
chứ  không  biết  các  điều  kiện  cần  thiết  để  cai 
máy hay chấm dứt thở máy. Vẫn còn 21% điều 
dưỡng quên không  tăng oxy  (FiO2 100%)  trước 
khi  hút  đàm  nội  khí  quản. Mặc  dầu  có  giảm 
được 40% so với đầu vào. 
Bảng 7. Đánh giá kiến thức chung (n=38) 
Tiêu chuẩn đánh giá 
Kiến thức (n, %) 
Pretest Post-test 
Giỏi (≥85%) 0 9 (24%) 
Khá (70% – 85%) 1 (3%) 22 (58%) 
TB (50% – 70%) 8 (21%) 7 (18%) 
Dưới TB (<50%) 29 (76%) 0 
Nhận  xét:  Không  có  điều  dưỡng  dưới 
trung bình. Tuy nhiên,  điều dưỡng  đạt  trung 
bình chiếm 18% và có tới 58% điều dưỡng đạt 
loại khá, khoảng 24%  điều dưỡng  đã  đạt  loại 
giỏi  sau  khi  làm post‐test,  điều  này  rất  đáng 
mừng vì  trước khi huấn  luyện không có điều 
dưỡng đạt loại giỏi. 
Bảng 8. Đánh giá thực hành chung (n=38) 
Tiêu chuẩn đánh giá Thực hành (n, %) 
Giỏi (≥90%) 23 (61%) 
Khá (70% – 90%) 15 (39%) 
TB (60% – 70%) 0 
Dưới TB (<60%) 0 
Nhận  xét:  Trên  thực  tế  điều  dưỡng  tháo 
ráp  chuẩn bị  cho bệnh nhân  thở máy  rất  tốt. 
Bàn giao và theo dõi bệnh nhân thở máy được 
kể ra chi tiết. Không có điều dưỡng thực hành 
dưới  trung  bình.  Tỉ  lệ  điều  dưỡng  thi  thực 
hành đạt  loại giỏi  rất cao, chiếm  tới 61%, còn 
lại 39% đạt loại khá. 
Bảng 9. Đánh giá chung về hiệu quả khóa huấn 
luyện (n=38) 
Kiến thức 
Đạt 30 (79%) 
Không đạt 8 (21%) 
Nhận  xét:  Khóa  huấn  luyện  đạt  hiệu  quả 
79%. Mặc dầu có hiệu quả nhưng cũng cần phải 
tái  huấn  luyện  thường  xuyên  và  thay  đổi  các 
điều dưỡng  luân phiên vô khu hồi  sức  để học 
tập và rút ra kinh nghiệm. 
BÀN LUẬN 
Các thông tin nền  
Đa  số  điều  dưỡng  là  nữ,  66%  điều  dưỡng 
mới  làm việc < 5 năm. Điều này chứng  tỏ điều 
dưỡng còn quá trẻ chiếm tỉ lệ cao. Chỉ có 6% là 
điều  dưỡng  cử  nhân,  điều  dưỡng  trung  cấp 
chiếm đa số (84%). Như vậy, tỉ lệ điều dưỡng có 
kinh nghiệm còn ít. 
Kiến thức về từng câu cấu tạo máy thở  
Tỉ  lệ sai về nhiệt độ  lý  tưởng của bình  làm 
ẩm là nhiều nhất (24%). Một số bình làm ẩm có 
chức năng  tự điều  chỉnh nhiệt  độ,  có  lẽ vì  thế 
điều dưỡng không quan tâm đến vấn đề này.  
Kiến thức chung về cấu tạo máy thở  
Sau khóa huấn luyện, tỉ lệ điều dưỡng trả lời 
sai đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn 2 điều 
dưỡng dưới trung bình về kiến thức cấu tạo của 
máy thở. 
Kiến thức chung về chăm sóc thở máy  
Tỉ  lệ  điều  dưỡng  có  kiến  thức  đúng  sau 
khóa huấn luyện tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, 
có  những  phần  tưởng  như  đơn  giản  nhưng 
điều dưỡng cũng còn trả lời “SAI” cao. Như là, 
câu hỏi “Tần suất vệ sinh răng miệng cho bệnh 
nhân  thở  máy  tốt  nhất  là  mấy  lần?”,  điều 
dưỡng  trả  lời sai  tới 37%, các điều dưỡng chỉ 
nghĩ  đơn giản  là 1 – 2  lần, nhưng  thực  tế  tốt 
nhất phải là thường xuyên. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 11
Việc  cho bệnh nhân  thở máy nằm  đầu  cao 
150 – 300 cũng  ít được điều dưỡng  lưu ý, có  tới 
21% điều dưỡng trả lời “SAI” ở câu hỏi này. 
Kiến thức về từng câu cai máy và xử lý tình 
huống  
Theo  bảng  thống  kê  trên,  chúng  tôi  thấy 
được điều dưỡng chưa chủ động và nắm bắt hết 
các kiến thức về cai máy, có tới 24% điều dưỡng 
trả lời sai về thời gian thở máy trên 2 ngày được 
gọi là giúp thở thời gian dài và 21% điều dưỡng 
chỉ biết  thực hiện y  lệnh “cai máy” chứ không 
biết các điều kiện cần thiết để cai máy hay chấm 
dứt  thở máy.  Vẫn  còn  21%  điều  dưỡng  quên 
không  tăng oxy (FiO2 100%)  trước khi hút đàm 
nội khí quản. Mặc dầu có giảm được 40% so với 
đầu vào. 
Đánh giá kiến thức chung  
Không có điều dưỡng dưới trung bình. Tuy 
nhiên, điều dưỡng đạt trung bình chiếm 18% và 
có tới 58% điều dưỡng đạt loại khá, khoảng 24% 
điều dưỡng  đã  đạt  loại  giỏi  sau  khi  làm post‐
test, điều này rất đáng mừng vì trước khi huấn 
luyện không có điều dưỡng đạt loại giỏi. 
Đánh giá thực hành chung  
Trên  thực  tế điều dưỡng  tháo  ráp chuẩn bị 
cho bệnh nhân thở máy rất tốt. Bàn giao và theo 
dõi  bệnh  nhân  thở  máy  được  kể  ra  chi  tiết. 
Không  có  điều  dưỡng  thực  hành  dưới  trung 
bình. Tỉ lệ điều dưỡng thi thực hành đạt loại giỏi 
rất cao, chiếm tới 61%, còn lại 39% đạt loại khá. 
Đánh  giá  chung  về  hiệu  quả  khóa  huấn 
luyện  
Khóa huấn luyện đạt hiệu quả 79%. Mặc dầu 
có hiệu quả nhưng cũng cần phải tái huấn luyện 
thường xuyên và thay đổi các điều dưỡng  luân 
phiên vô khu hồi sức để học tập và rút ra kinh 
nghiệm. 
KẾT LUẬN 
Sau 3 tháng tổ chức khóa huấn luyện, 100% 
điều dưỡng đều có kết quả đạt về kiến thức thở 
máy.  Trong  đó  24%  điều  dưỡng  đạt  loại  giỏi, 
58% đạt loại khá và 18% đạt trung bình. 
Về thực hành chăm sóc bệnh nhân thở máy, 
100% điều dưỡng đạt kết quả khá ‐ giỏi (69% đạt 
loại  giỏi,  31%  đạt  loại  khá). Kết  quả  đánh  giá 
chung, thì chất lượng khóa huấn luyện đạt 79%. 
KIẾN NGHỊ 
Bệnh  viện  nên  thường  xuyên  mở  thêm 
những  lớp  tập  huấn  chuyên  đề  về  chăm  sóc 
bệnh  nhân  thở máy  để  tái  tập  huấn  cho  điều 
dưỡng. 
Trong  các  khóa  huấn  luyện  sau,  lưu  ý  kỹ 
kiến thức cho điều dưỡng về cai máy (thời gian 
thở máy khi nào là dài, các điều kiện cần thiết để 
cai máy hay chấm dứt thở máy, vấn đề tăng oxy 
(FiO2 100%) trước khi hút đàm nội khí quản), tần 
suất vệ  sinh  răng miệng, vấn  đề nằm  đầu  cao 
của bệnh nhân thở máy. 
Khuyến  khích  điều  dưỡng  bằng  cách  này 
hay  cách khác  cố gắng học  thêm ngoại ngữ  sẽ 
giúp  ích  rất nhiều  trong  việc  tự  cập nhật  kiến 
thức. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bệnh  viện Nhi  Đồng  1  (2006).  Tài  liệu  Tập  huấn máy  thở 
phòng chống cúm A dành cho điều dưỡng.  
2. Hà Mạnh Tuấn (2004). Chấm dứt thở máy và cai máy. Tài liệu 
nội bộ.  
3. Intensive care (2003). Nursing care of the ventilated patient. 
Ngày nhận bài báo:     05/08/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo  08/11/2013 
Ngày bài báo được đăng:   16/12/2013 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kien_thuc_ky_nang_dieu_duong_truoc_va_sau_khoa_huan.pdf