Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành kế toán tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

TÓM TẮT

Nghiên cứu này phân tích đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng

nghề nghiệp của nhân viên kế toán là cựu sinh viên học ngành Kế toán tại các

trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, đánh

giá của người sử dụng lao động về việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho nhân

lực kế toán được đào tạo tại các trường đại học này chưa cao. Nguyên nhân chính

được chỉ ra là do chương trình đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực

tiễn của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến

nghị nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên kế toán trước khi ra

trường, từ đó dần thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của xã hội.

pdf 5 trang yennguyen 4420
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành kế toán tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành kế toán tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành kế toán tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 12
KINH TẾ
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA CỰU SINH VIÊN 
NGÀNH KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
ASSESSING THE OCCUPATIONAL SKILLS OF ALUMNI IN ACCOUNTING AT UNIVERSITIES IN HANOI 
Phạm Thu Huyền1*, Đào Thị Nhung1, Bùi Thị Kim Nhiên1 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này phân tích đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng 
nghề nghiệp của nhân viên kế toán là cựu sinh viên học ngành Kế toán tại các 
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, đánh 
giá của người sử dụng lao động về việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho nhân 
lực kế toán được đào tạo tại các trường đại học này chưa cao. Nguyên nhân chính 
được chỉ ra là do chương trình đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực 
tiễn của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến 
nghị nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên kế toán trước khi ra 
trường, từ đó dần thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của xã hội. 
Từ khóa: kỹ năng nghề nghiệp; kế toán; người sử dụng lao động 
ABSTRACT 
The study carried out a survey on the real situation of assessing the 
occupational skills of accountants from the perspective of employers who are 
alumni of accounting branch at universities in Hanoi. The results of the survey 
show that on the provision of occupational skills for accounting staff trained at 
this university was not highly appreciated by employers. The main reason is that 
the training program does not meet the actual needs of enterprises. Accordingly, 
the author proposes some recommendations to develop occupational skills for 
accounting students before graduation, gradually narrowing the gap between 
training and the needs of society. 
Keywords: occupational skills; accounting; employers 
1Khoa Kế toán-Kiểm toán, Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*E-mail: thuhuyendhcn85@gmail.com 
Ngày nhận bài: 15/01/2018 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 30/03/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 15/06/2018 
1. GIỚI THIỆU 
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 
thời điểm tháng 10/2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 
khoảng hơn 30 cơ sở đào tạo đại học có đăng ký đào tạo 
ngành Kế toán với nhiều chuyên ngành khác nhau như: kế 
toán doanh nghiệp, kế toán - kiểm toán Kết quả của quá 
trình đào tạo này đã giúp cho kế toán trở thành một trong 
những ngành có nguồn cung về lao động dồi dào nhất 
trong số các ngành nghề phổ biến hiện nay, chỉ sau một số 
ngành như công nghệ thông tin, kiến trúc, xây dựng (Đào 
Thị Đài Trang, 2017). Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập 
quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đặt chân vào thị trường Việt 
Nam ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu về nhân lực thuộc 
các ngành kinh tế cũng ngày càng tăng cao, trong đó 
không thể không kể đến ngành Kế toán. Theo dự đoán của 
các chuyên gia về nghề nghiệp, đến năm 2018, mức độ 
tăng trưởng của ngành Kế toán có thể lên tới đến 22%. 
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu công bố mới đây của 
Navigos Group (Mạng việc làm và tuyển dụng uy tín tại Việt 
Nam), đã cho thấy nhu cầu về kế toán tài chính xếp thứ ba 
trong số năm bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng 
cao nhất cả nước. Trong tổng số nhu cầu về nhân sự kế 
toán tài chính, 33% có nhu cầu tuyển cho các vị trí chuyên 
viên kế toán, 38% cho vị trí kế toán trưởng, 4% cho vị trí 
kiểm soát viên tài chính và 25% là nhu cầu tuyển vị trí giám 
đốc và quản lý tài chính. Như vậy, có thể thấy nhu cầu về 
nhân lực ngành Kế toán hiện nay đang là rất cao. Tuy nhiên, 
một nghịch lý là mặc dù nguồn cung ứng lao động kế toán 
dồi dào, nhu cầu tuyển dụng cao nhưng hiện cả nước có 
hơn 100.000 lao động kế toán đã qua đào tạo cao đẳng, đại 
học chưa tìm được việc làm hoặc đang làm trái với ngành 
nghề được đào tạo (báo cáo của Bộ Lao động-Xã hội, 2016). 
Vì vậy, hiện nay kế toán đang được coi là ngành có tỷ lệ lao 
động thất nghiệp cao nhất cả nước. Trong khi đó, tại nhiều 
doanh nghiệp ở Việt Nam, những vị trí cần năng lực chuyên 
môn cao như giám đốc tài chính, kế toán trưởng hiện 
đang được giao cho người nước ngoài với mức lương 
“khủng”, giao động từ 100 đến 200 triệu đồng/một tháng. 
Để tìm hiểu nguyên nhân của nghịch lý trên, tác giả đã 
thực hiện khảo sát người sử dụng lao động kế toán tại các 
doanh nghiệp. Kết quả khảo sát nhận được thông tin phản 
hồi từ các doanh nghiệp đều cho rằng hầu hết sinh viên 
sau khi tốt nghiệp đại học đều chưa có khả năng tiếp cận 
ngay được với công việc của một Kế toán viên thực sự, do 
kỹ năng nghề nghiệp của họ không đáp ứng được nhu cầu 
công việc. Bài báo trình bày kết quả đánh giá của người sử 
dụng lao động về kỹ năng nghề nghiệp của cựu sinh viên 
kế toán được đào tạo từ các trường đại học trên địa bàn Hà 
Nội. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu, tác giả đề xuất một 
số khuyến nghị cho các cơ sở đào tạo này nhằm rút ngắn 
khoảng cách giữa đào tạo với nhu cầu thực tiễn của xã hội. 
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Về lý thuyết, đào tạo kế toán cần không ngừng hoàn 
thiện nhằm nâng cao năng lực của người học, đáp ứng 
 ECONOMICS-SOCIETY 
Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 13
nguồn nhân lực có chất lượng như mong đợi của thị trường 
lao động (Mc. Vay và cộng sự, 2008; Venter, 2001). Mặc dù 
hệ thống kế toán trên thế giới đã có những thay đổi lớn 
trong 40 năm qua do ảnh hưởng của sự phát triển của công 
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, sự toàn cầu hóa và 
áp lực từ nhà đầu tư (Albrecht và Sack, 2000); nhưng sự 
thay đổi trong đào tạo kế toán vẫn không theo kịp với sự 
thay đổi của môi trường kinh doanh, làm cho khoảng cách 
giữa đào tạo của nhà trường với nhu cầu của doanh nghiệp 
ngày càng lớn. 
Theo Từ điển Oxfort, kỹ năng là khả năng để làm tốt 
một công việc nào đó thường có được thông qua đào tạo 
hoặc kinh nghiệm. Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng ứng 
dụng thành thạo tri thức và kỹ thuật, công nghệ mới trong 
quá trình lao động sản xuất, đồng thời có khả năng ứng 
biến linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, trong những biến đổi 
không ngừng của môi trường và điều kiện sống để lao 
động sáng tạo. Kỹ năng nghề nghiệp bao gồm kỹ năng 
chung áp dụng vào nghề nghiệp (kỹ năng mềm) và kỹ 
năng đặc thù của nghề nghiệp (kỹ năng cứng). Như vậy, có 
thể coi kỹ năng nghề nghiệp là một loại kỹ năng hỗn hợp. 
Kỹ năng của người làm nghề kế toán được hiểu là khả năng 
của người đó trong việc thực hiện công việc kế toán một 
cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp với các điều 
kiện nhất định dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến 
thức, kỹ năng và thái độ của người làm nghề kế toán. 
Trên cơ sở tổng quan kết quả các nghiên cứu đã có liên 
quan đến kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp 
ngành kinh tế-quản lý (Gabbin, 2002; Gifford, 2011; Hopper, 
2013; Đậu Thị Kim Thoa, 2016; Vietnamworks, 2014), nghiên 
cứu này đã lựa chọn ba nhóm kỹ năng cần thiết đối với 
ngành Kế toán, đó là: Kỹ năng chuyên môn, Kỹ năng mềm 
và Kỹ năng tin học, ngoại ngữ; đồng thời, kết hợp phương 
pháp khảo sát bằng bảng hỏi để đánh giá kỹ năng nghề 
nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán đã tốt nghiệp từ 
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên 
quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đã xây dựng các tiêu 
chí để đánh giá kỹ năng nghề nghiệp kế toán cho người lao 
động là cựu sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành 
phố Hà Nội từ góc độ người sử dụng lao động. Theo Bộ tiêu 
chí của AUN-QA (Hệ thống đảm bảo chất lượng của Mạng 
lưới các trường đại học các nước ASEAN), chất lượng được 
hiểu là mức độ hài lòng của những người liên quan đến 
quá trình giáo dục, bao gồm: giảng viên, sinh viên, doanh 
nghiệp, chính phủ và các đối tượng có liên quan khác. 
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện khảo sát mức độ 
hài lòng của người sử dụng lao động về các kỹ năng nghề 
nghiệp kế toán của nhân viên kế toán là cựu sinh viên được 
đào tạo từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Các tiêu 
chí đánh giá trong phiếu khảo sát được thiết kế theo thang 
đo Likert từ 1 đến 5 (tương ứng với Hoàn toàn không hài 
lòng đến Rất hài lòng). Đồng thời, nhóm tác giả cũng tiến 
hành phỏng vấn sâu một số giảng viên và sinh viên đang 
theo học chuyên ngành kế toán tại các trường đại học trên 
địa bàn thành phố Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân 
của kết quả đánh giá kỹ năng nghề nghiệp thu được từ 
phiếu khảo sát. 
Thành phố Hà Nội có số lượng lớn các doanh nghiệp, 
tuy nhiên, những doanh nghiệp đã thành lập lâu năm có 
bộ máy kế toán ổn định, nhân sự kế toán có thể được đào 
tạo cách đây tương đối lâu, vì vậy, nếu tiếp cận các doanh 
nghiệp này, có thể không thu được kết quả khảo sát như 
mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Do đó, tác giả đã lựa chọn 
các doanh nghiệp có khoảng thời gian thành lập từ 5 đến 
10 năm, bởi trong giai đoạn này bộ máy kế toán của doanh 
nghiệp đã tương đối ổn định và nhân viên kế toán có thể là 
cựu sinh viên ra trường không quá lâu. 
Tính đến tháng 7/2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 
hơn 28.000 doanh nghiệp có khoảng thời gian thành lập từ 
5 đến 10 năm trong số 161.248 doanh nghiệp 
( Tác giả đã lựa chọn ngẫu 
nhiên 800 trong số 28.000 doanh nghiệp để thực hiện khảo 
sát thông qua ứng dụng Google biểu mẫu (truy cập tại: 
https://docs.google.com). Phiếu khảo sát thu thập ý kiến của 
người sử dụng lao động (nhà quản lý/ kế toán trưởng của 
doanh nghiệp) về kỹ năng nghề nghiệp, thái độ và ý thức 
của người lao động làm công việc kế toán. Kết quả thu về 
379 phiếu trả lời, sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không hợp 
lệ, có 212 phiếu trả lời đáp ứng yêu cầu và được sử dụng để 
phân tích. 
Dữ liệu thu được phân loại, tổng hợp thông qua phần 
mềm Excel. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân 
tích kết quả thu được. 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Đánh giá của người sử dụng lao động về Kỹ năng 
chuyên môn 
Bảng 1. Kết quả khảo sát đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng 
chuyên môn của nhân viên kế toán 
(ĐVT: %) 
TT Chỉ tiêu 
đánh giá 
Hoàn toàn 
không hài lòng 
Không 
hài lòng 
Tạm hài 
lòng 
Hài 
lòng 
Rất hài 
lòng 
1 Kỹ năng về kế toán 3,4 30,2 45,3 21,1 0 
2 Kỹ năng về tài chính 31,3 34,8 25,3 8,6 0 
3 Kỹ năng về thuế 38,5 31,4 24,2 5,9 0 
4 Kỹ năng khắc 
phục sai phạm 
kế toán 
57,6 31,7 10,7 0 0 
Theo quan điểm kế toán hiện đại, kế toán không chỉ 
đơn thuần là công việc tính toán, ghi chép sổ sách mà là 
nghề quản lý các hoạt động kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra tại 
doanh nghiệp trên nền tảng là một hệ thống các luật lệ. Do 
đó, để làm tốt công việc kế toán đòi hỏi người làm nghề kế 
toán phải có sự hiểu biết rộng về hành lang pháp lý trong 
nhiều lĩnh vực như kế toán, tài chính, thuế... Kết quả khảo 
sát đánh giá kỹ năng chuyên môn của nhân viên kế toán từ 
phía người sử dụng lao động (bảng 1) cho thấy, hầu hết 
sinh viên ra trường chưa thể thực hiện các công việc theo 
yêu cầu của doanh nghiệp, mức độ hài lòng của người sử 
dụng lao động về kỹ năng chuyên môn của nhân viên rất 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 14
KINH TẾ
thấp (mức độ Rất hài lòng ở tất cả các chỉ tiêu đều là 0%). Ở 
chỉ tiêu Kỹ năng chuyên môn kế toán, người sử dụng lao 
động đánh giá Hoàn toàn không hài lòng với mức độ thấp 
nhất (3,4%), có nghĩa là đa số người sử dụng lao động đã 
tạm hài lòng cho đến hài lòng (66,4%). Các chỉ tiêu còn lại, 
mức độ Hoàn toàn không hài lòng rất cao (trên 30%), điều 
này cho thấy sinh viên ra trường được tuyển dụng vào làm 
việc chưa đáp ứng được yêu cầu, đều phải đào tạo lại. 
Nguyên nhân có thể do chương trình đào tạo của các 
trường đại học vẫn theo lối mòn cũ, chỉ tập trung đào tạo 
“người thợ kế toán” theo quan điểm trước đây, chưa chú 
trọng đến các chuyên môn bổ trợ cho kế toán tổng hợp, 
thiếu định hướng, trang bị kiến thức cần thiết cho sinh viên 
để đáp ứng được các yêu cầu trong bối cảnh hội nhập. 
Đánh giá của người sử dụng lao động về Kỹ năng mềm 
Kết quả khảo sát đánh giá của người sử dụng lao động 
về kỹ năng mềm của nhân viên kế toán (bảng 2) cho thấy, 
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử nhận được đánh giá với mức 
độ Hài lòng đạt tỷ lệ 16,2%. Ở kỹ năng này, ngoài việc được 
đào tạo trong nhà trường còn phụ thuộc vào tính cách của 
từng cá nhân, vì vậy, có được sự hài lòng của người sử dụng 
lao động đối với kỹ năng này là do quá trình rèn luyện, giáo 
dưỡng của gia đình, các bậc đào tạo thấp hơn và tính cách 
của mỗi cá nhân. Người sử dụng lao động đánh giá Kỹ năng 
phát hiện, giải quyết vấn đề ở mức Không hài lòng chiếm tỷ 
lệ cao nhất (83,4%), chỉ có 16,4% người sử dụng lao động 
tạm chấp nhận kỹ năng này của nhân viên là sinh viên mới 
ra trường. Như vậy, có thể thấy tính chủ động, nhạy bén 
nắm bắt vấn đề của sinh viên mới ra trường rất thấp. Kỹ 
năng làm việc nhóm và lập kế hoạch trong công việc đều 
không nhận được sự hài lòng từ phía người sử dụng lao 
động. Nguyên nhân có thể do trong quá trình học tập, sinh 
viên chưa được chú trọng trang bị các kỹ năng mềm, học 
tập một cách máy móc theo sự sắp xếp của nhà trường 
thay vì chủ động xây dựng kế hoạch học tập cụ thể. Bên 
cạnh đó, sinh viên được tiếp nhận kiến thức một cách thụ 
động, ít được trải nghiệm thực tế, dẫn đến khả năng phát 
hiện và giải quyết vấn đề, xây dựng kế hoạch làm việc bị 
hạn chế. 
Đánh giá của người sử dụng lao động về Kỹ năng 
ngoại ngữ, tin học 
Ở nước ta hiện nay, có đến 2/3 doanh nghiệp áp dụng 
các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán trong hoạt động 
sản xuất kinh doanh (VCCI, 2015). Kết quả khảo sát cũng 
cho thấy, 82,3% doanh nghiệp trong tổng số mẫu điều tra 
có sử dụng phần mềm cho công tác kế toán. Điều này đòi 
hỏi người lao động muốn được tuyển dụng vào vị trí kế 
toán của doanh nghiệp cần có trình độ nhất định về ngoại 
ngữ, tin học. Đây cũng là một trong những yêu cầu khi 
thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời là 
nội dung nên được đưa vào chương trình đào tạo chuyên 
ngành Kế toán của các trường đại học. Tuy nhiên, kết quả 
khảo sát các cơ sở đào tạo cho thấy, có đến 67,4% trả lời 
“trước đây họ không đưa nội dung tin học văn phòng và 
nội dung kế toán máy (sử dụng phần mềm kế toán trong xử 
lý và cung cấp thông tin) vào chương trình đào tạo”. Để có 
được kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, sử dụng phần 
mềm, người học phải tự trang bị cho mình bằng cách tham 
gia các lớp đào tạo ngắn hạn bên ngoài, không nằm trong 
chương trình đào tạo chính thống, dẫn đến chi phí cho đào 
tạo tăng thêm mà lại không được đào tạo bài bản, logic với 
các học phần khác trong chương trình đào tạo chính thống 
của nhà trường. 
Kết quả khảo sát đánh giá của người sử dụng lao động 
về Kỹ năng về ngoại ngữ, tin học và sử dụng phần mềm 
ứng dụng chuyên ngành của nhân viên kế toán (bảng 3) 
cho thấy, Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng được đánh 
giá tương đối cao, mức Hài lòng và Rất hài lòng chiếm tỷ lệ 
32,4%. Điều này có thể do ảnh hưởng của sự phát triển 
ngày càng mạnh mẽ về công nghệ, con người tiếp cận với 
công nghệ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, người lao động có 
nhiều cơ hội được trau dồi kỹ năng tin học văn phòng ngay 
khi còn là sinh viên. Do đó, khi được tuyển dụng, kỹ năng 
này của sinh viên thường được đánh giá tương đối tốt. Tuy 
nhiên, đánh giá của người sử dụng lao động ở mức Rất hài 
lòng chỉ dừng lại đối với Kỹ năng tin học văn phòng, còn 
với Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dùng thì chỉ nhận 
được sự hài lòng ở mức 5,8%, có đến 49,4% người sử dụng 
lao động không hài lòng hoặc rất không hài lòng với kỹ năng 
này của nhân viên kế toán là sinh viên mới ra trường. Kỹ năng 
sử dụng phần mềm chuyên dùng đối với người làm công việc 
kế toán chủ yếu là kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán. Kết 
quả khảo sát đã cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều sử 
dụng phần mềm kế toán nhưng chỉ có một số ít các trường 
đào tạo nội dung này, chính vì vậy Kỹ năng sử dụng phần 
mềm chuyên dùng của sinh viên gần như chưa được trang bị 
khi còn đang học tập ở trường. Thêm vào đó, có rất nhiều 
phần mềm trên thị trường mà doanh nghiệp chỉ lựa chọn một 
phần mềm nhất định hoặc có những doanh nghiệp thiết kế 
Bảng 2. Kết quả thống kê khảo sát đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng mềm của nhân viên kế toán 
TT Chỉ tiêu đánh giá Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 
1 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 3,1% 41,4% 39,3% 16,1% 0% 
2 Kỹ năng lập kế hoạch công việc 23,2% 53,5% 23,3% 0% 0% 
3 Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề 11,3% 72,3% 16,4% 0% 0% 
4 Kỹ năng làm việc nhóm 24,1% 58,7% 17,2% 0% 0% 
Bảng 3. Kết quả thống kê khảo sát đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng ngoại ngữ, tin học của nhân viên kế toán 
TT Chỉ tiêu đánh giá Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 
1 Kỹ năng ngoại ngữ 36,0% 49,3% 12,4% 2,3% 0% 
2 Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng 2,4% 32,1% 38,2% 21,6% 10,8% 
3 Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dùng 16,7% 32,7% 55,2% 5,8% 0% 
 ECONOMICS-SOCIETY 
Số 46.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 15
phần mềm riêng để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của 
mình, trong khi đó các trường chỉ đào tạo kỹ năng sử dụng 
một vài phần mềm. Do vậy, phần mềm được đào tạo so với 
thực tế được doanh nghiệp sử dụng có thể không cùng loại, 
nên khi tuyển dụng, làm việc, sinh viên mới tốt nghiệp còn bỡ 
ngỡ, chưa thành thạo. Chỉ có số ít được đánh giá ở mức Hài 
lòng (5,8%) có thể do sinh viên đã được trang bị kỹ năng này 
ngay khi còn học trong trường và mức độ sử dụng của họ 
tương đối thành thạo. Để khắc phục tình trạng nhân viên kế 
toán là sinh viên mới ra trường không có kỹ năng sử dụng 
phần mềm chuyên dùng, các doanh nghiệp thường lựa chọn 
giải pháp tuyển dụng dựa trên những kỹ năng cơ bản và chấp 
nhận thêm thời gian, chi phí để đào tạo bổ sung. 
Đối với Kỹ năng ngoại ngữ, mức độ hài lòng của người 
sử dụng lao động cũng không cao, chỉ đạt 2,3%. Quá trình 
hội nhập quốc tế ngày càng nhanh, mạnh, kỹ năng ngoại 
ngữ trở thành yêu cầu tất yếu đối với xã hội nói chung và 
các doanh nghiệp nói riêng, các cơ sở đào tạo đã nắm bắt 
xu thế, đẩy mạnh đào tạo kỹ năng này, một số trường còn 
đưa vào yêu cầu về chuẩn đầu ra đối với sinh viên, tuy 
nhiên, cơ hội để sinh viên thực hành kỹ năng này còn hạn 
chế cho nên khi đi làm chưa được đánh giá cao. Ngoài ra, 
một số doanh nghiệp trong nước chưa có nhu cầu cao đối 
với kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của người lao động, vì vậy 
mức độ hài lòng về kỹ năng này không cao. 
5. KHUYẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng, những bất 
cập còn tồn tại trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực lĩnh 
vực Kế toán của các trường đại học trên địa bàn thành phố 
Hà Nội, đồng thời cho thấy yêu cầu ngày càng khắt khe của 
thị trường lao động đối với nghề kế toán. Trên cơ sở đó, tác 
giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các trường đại học 
nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp kế toán cho sinh viên 
trong quá trình đào tạo như sau: 
Một là, đổi mới chương trình đào tạo. (i) Giảm bớt tính 
hàn lâm, lý thuyết thuần túy, tăng cường thực hành cho 
sinh viên. (ii) Cần có sự tham chiếu, so sánh với chương 
trình đào tạo kế toán của các trường đại học và các tổ chức 
nghề nghiệp uy tín trên thế giới; cơ sở đào tạo có thể kết 
hợp với các tổ chức nghề nghiệp đưa một số nội dung 
chương trình đào tạo của họ vào giảng dạy chính khóa 
nhằm gia tăng tính thực tiễn hoặc tổ chức giao lưu, trao 
đổi, diễn thuyết với các tổ chức, doanh nghiệp để sinh viên 
có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn. (iii) Xây dựng chương 
trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CDIO. Để làm được điều 
này trước hết cần xác định được nhu cầu đào tạo của xã 
hội, từ đó cụ thể hóa tiêu chuẩn cho đầu ra, đầu vào, các 
công đoạn, yếu tố trong quá trình đào tạo; xây dựng trình 
tự các môn học logic hơn theo CDIO đảm bảo đào tạo cho 
người học các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ biết, 
hiểu đến thành thạo các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghề 
nghiệp. (iv) Điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo theo 
hướng giảng dạy IFRS kết hợp với các tình huống cụ thể 
phù hợp với bối cảnh của Việt Nam để người học vừa được 
tiếp cận IFRS, vừa am hiểu các quy trình kế toán của Việt 
Nam, từ đó tăng khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế 
cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, 
sinh viên ra trường làm việc được ngay mà không cần phải 
đào tạo lại. (v) Bổ sung thêm các nội dung đào tạo kỹ năng 
mềm cho sinh viên như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết 
trình, kỹ năng đàm phán, tiếng Anh, tin học văn phòng, đặc 
biệt là phần mềm ứng dụng đối với ngành Kế toán làm 
học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo chính khóa; 
xây dựng theo hướng phát triển lý luận chung mang tính 
bản chất của vấn đề, làm nền tảng cho việc tự nghiên cứu, 
phát huy tính tự chủ của người học. 
Hai là, nâng cao chất lượng bài giảng các môn chuyên 
ngành. Do kiến thức các môn học ngành Kế toán luôn có 
sự thay đổi trong thực tế về văn bản pháp luật, chuẩn mực, 
chế độ kế toán vì vậy, bài giảng cần phải được chọn lọc, 
cập nhật thường xuyên nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức 
cho sinh viên để sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc 
tốt công việc tại doanh nghiệp. Kiến thức các môn chuyên 
ngành ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình áp dụng trong 
thực tiễn của sinh viên, do vậy cần sự chính xác tuyệt đối. 
Để giảm thiểu tình trạng người học tiếp nhận những kiến 
thức không đáp ứng các tiêu chuẩn và chưa chính xác, cần 
xây dựng bài giảng một cách thống nhất, được kiểm duyệt 
trước khi đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, nội dung các bài 
giảng cần phong phú về kiến thức, vừa đảm bảo kiến thức 
lý thuyết cơ bản, có tính nguyên lý, khoa học, vừa có tính 
thực tiễn. 
Ba là, nâng cao nhận thức của giảng viên và đổi mới 
phương pháp giảng dạy. (i) Cần thay đổi tư duy, nhận thức 
của giảng viên về công việc kế toán, không chỉ đơn thuần 
cần có kỹ năng ghi chép sổ sách mà còn cần cả những kỹ 
năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Vì vậy, khi giảng dạy 
các môn chuyên ngành Kế toán không chỉ tập trung vào 
kiến thức về kỹ năng ghi “Nợ/Có” mà cần trang bị cả 
những kiến thức để xử lý những thông tin kế toán cần 
thiết của doanh nghiệp trong thực tiễn. (ii) Hạn chế 
phương pháp giảng dạy truyền thống nặng về lý thuyết, 
thiếu tính thực tiễn, giảng dạy thụ động một chiều từ thầy 
sang trò, thay vào đó, cần tăng cường tính chủ động cho 
sinh viên bằng cách khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, 
trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề, tổ chức thảo luận 
nhóm; tăng cường bài tập tình huống, sử dụng phương 
pháp đóng vai để sinh viên được đặt mình vào những vị trí 
kế toán cụ thể, xử lý các tình huống; sử dụng các dụng cụ, 
tài liệu giảng dạy trực quan như các chứng từ, sổ sách của 
doanh nghiệp... giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn, không 
bị bỡ ngỡ khi thực tập hoặc đi làm tại doanh nghiệp. (iii) 
Vận dụng linh hoạt các phương pháp trên trong giảng dạy 
tùy theo điều kiện, mục tiêu, tính chất của từng học phần, 
đặc điểm của người học, lớp học theo nguyên tắc “lấy 
người học làm trung tâm”; giảm tối đa giờ giảng trên lớp để 
người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Hướng dẫn 
sinh viên cách tự học, cách tìm tài liệu, cách nghiên cứu và 
trao đổi những vấn đề mà mình chưa rõ với thầy cô, bạn bè 
nhằm khám phá thêm những tri thức mới, những tình 
huống mới trong doanh nghiệp để thực hành xử lý các tình 
huống đó. 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 46.2018 16
KINH TẾ
Bốn là, tăng cường liên kết giữa nhà trường với doanh 
nghiệp. Nhằm tăng cường tính thực tiễn trong quá trình 
đào tạo, thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của 
xã hội, các trường đại học cần tăng cường hơn nữa trong 
quan hệ liên kết với các doanh nghiệp. Sự liên kết này trước 
hết bồi dưỡng thêm cho giảng viên các tình huống xử lý 
trong thực tế, đồng thời tạo cơ hội để sinh viên được thực 
hành, thực tập tại các doanh nghiệp giúp sinh viên tiếp cận 
với thực tiễn. Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm chuyên đề 
về các tình huống phát sinh trong doanh nghiệp với sự 
tham gia của các chuyên gia kế toán, kiểm toán của doanh 
nghiệp, thông qua đó, sinh viên được học hỏi kinh nghiệm, 
đồng thời được bày tỏ ý kiến, được giải quyết những khúc 
mắc mà sinh viên tự tìm hiểu trong thực tế. 
6. KẾT LUẬN 
Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, phân tích 
những đánh giá của người sử dụng lao động đối với kỹ 
năng nghề nghiệp Kế toán, nghiên cứu này đã chỉ ra thực 
trạng, những bất cập còn tồn tại trong quá trình đào tạo 
nhân lực lĩnh vực Kế toán của các trường đại học trên địa 
bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số 
giải pháp nhằm nâng cao những kỹ năng cần thiết cho sinh 
viên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong bối 
cảnh hiện nay./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Albrecht, S.W. and R. J. Sack, 2000. Accounting educators: charting the 
course through a perilous future. Accounting education series, vo.16. 
[2]. Đào Thị Đài Trang, 2017. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành 
Kế toán trong các trường đại học ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Kỷ 
yếu hội thảo khoa học quốc gia. Vụ chế độ kế toán tháng 7/2017, 122-136. 
[3]. Đậu Thị Kim Thoa, 2016. Những thách thức và định hướng đổi mới đào 
tạo kế toán bậc đại học tại Việt nam theo tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Hội thảo 
khoa học kỷ niệm 40 năm thành lập khoa Kế toán trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí 
Minh. 8/2016: 230-134. 
[4]. Đặng Văn Thanh, 2011. Đổi mới chương trình, nội dung và cách thức đào tạo 
kế toán. Tạp chí Kế toán, kiểm toán, số 12/2011: 67-72. 
[5]. Gabbin, A. L., 2002. The crisis in accounting education, Journal of 
Accountancy, 193(4): 81. 
[6]. Gifford, R. H., Howe, H. and Mitschow, M., 2011. A model for integrating 
accounting curricula on academic and professional skills diménions. 
[7]. Hopper, T., 2013. Making accounting degrees fit for a university. Critical 
Perspectives on Accounting, 24(2): 127-135. 
[8].https://www.moet.gov.vn/danh-sach-cac-truong-dh-cd-dao-tao-
nganh-ke-toan-kiem-toan-c24a31234.html truy cập ngày 08/12/2017 
[9]. https://www.navigosgroup.com/vi/truy cập ngày 02/01/2017 
[10].  
truy cập ngày 18/12/2017 
[11]. Lê Thị Hải Bình và cộng sự, 2017. Đổi mới đào tạo kế toán của các nước 
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Hội thảo khoa học “Đổi mới 
phương pháp đào tạo, cập nhật giáo trình giảng dạy kế toán phù hợp với yêu cầu 
cải cách kế toán trong giai đoạn mới”. Tháng 11/2017: 34-39. 
[12]. Mc Vay, G.J., Murphy, P.R. and Wook Yoon, S., 2008. Good practices in 
accounting education: classroom configuration and technological tool for 
enhancing the learning environment. Acounting Education: an international 
journal, 17(1): 41-63. 
[13]. Nguyễn Đình Luận, 2015. Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp 
trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: 
Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 22/2015: 82-87. 
[14]. Proser, M. and Trigwell, K., 1999. Understanding learning and 
teaching: The experience in higher education. McGraw - Hill Education (UK). 
[15]. Trần Anh Tài và Trần Văn Tùng, 2009. Liên kết giữa trường đại học và 
doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu. NXB Đại học Quốc Gia. 
[16]. Robert Walters, 2016. Robert Walters Global salary survey 2016: 363-373. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ky_nang_nghe_nghiep_cua_cuu_sinh_vien_nganh_ke_toan.pdf