Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Xây dựng Số 1

Tóm tắt:

Sử dụng các phương pháp khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác GDTC tại Trường

Cao đẳng Xây dựng Số 1 trên các mặt: Chương trình môn học; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất;

nhận thức của cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò của công tác GDTC; Thực trạng giờ học GDTC;

Động cơ và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa và thực trạng trình độ thể lực của sinh viên, làm

căn cứ tác động các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên Nhà trường.

pdf 6 trang yennguyen 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Xây dựng Số 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Xây dựng Số 1

Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Xây dựng Số 1
BµI B¸O KHOA HäC
138
ÑAÙNH GIAÙ THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT CUÛA
TRÖÔØNG CAO ÑAÚNG XAÂY DÖÏNG SOÁ 1
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp khoa học thường quy đánh giá thực trạng công tác GDTC tại Trường
Cao đẳng Xây dựng Số 1 trên các mặt: Chương trình môn học; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất;
nhận thức của cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò của công tác GDTC; Thực trạng giờ học GDTC;
Động cơ và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa và thực trạng trình độ thể lực của sinh viên, làm
căn cứ tác động các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên Nhà trường. 
Từ khóa: Thực trạng, GDTC, thể lực, nhận thức, nhu cầu, cơ sở vật chất, chương trình môn
học, Trường Cao đẳng Xây dựng số 1.
Assessment of the physical education status of College of Construction No. 1
Summary:
Using usual scientific methods to assess the current situation of physical education at College of
Construction No. 1 in the following aspects: Curriculum; teaching staff; infrastructure; awareness of
staff and teachers about the position and role of Physical Education work; current status of school
hours; The motivation and need for extra-curricular physical exercise and physical fitness status of
students as a basis for influencing the solutions to improve the effectiveness of Physical Education
for students.
Keywords: Current status, physical education, fitness, awareness, needs, infrastructure,
curriculum, College of Construction No. 1.
*PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
Nguyễn Văn Phúc*
Trần Xuân Châu**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Giáo dục thể chất và thể thao trường học
(TTTH) là bộ phận quan trọng, nền tảng của
TDTT nước nhà góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện cho trẻ em, học sinh, sinh
viên. Phát triển GDTC và TTTH là trách nhiệm
của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ
chức xã hội, các Nhà trường và cộng đồng.
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 được thành
lập theo quyết định số 128/QĐ-TTg ngày
28/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở
trường Trung học Xây dựng số 1 với nhiệm vụ
đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật,
phối hợp đào tạo kỹ sư xây dựng, kỹ sư cấp
thoát nước cho đất nước. Đây là những công
việc đòi hỏi phải có nền tảng thể lực tốt. Tuy
vậy, trong những năm qua công tác GDTC tại
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 chưa có những
nghiên cứu tìm tòi để xây dựng các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC và
phát triển thể lực đối với sinh viên. Để có căn
cứ đề xuất các giải pháp phù hợp, có hiệu quả
và tác động đúng hướng đích nhằm nâng cao
hiệu quả GDTC cho sinh viên, chúng tôi tiến
hành: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của
Trường Cao đẳng Sư phạm Số 1.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu tham khảo, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm,
phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp
toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng chương trình Giáo dục thể
chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Xây
dựng số 1
139
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Đánh giá thực trạng chương trình GDTC của
sinh viên Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 thông
qua tham khảo tài liệu và phỏng vấn trực tiếp
giáo viên GDTC tại Trường. 
Chương trình môn học GDTC của sinh viên
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 được giảng
dạy trong 1 học kỳ, thời gian giảng dạy 60 tiết
gồm các nội dung: Bài thể dục tay không 12
động tác và giới thiệu kỹ thuật chạy ngắn (30
tiết); Bóng chuyền (30 tiết). Cụ thể phân phối
chương trình được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Chương trình môn học
Bảng 1. Thực trạng chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên 
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
TT Nội dung Thời lượng(tiết)
Phân phối (tiết)
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 GDTC.01. Bài thể dục tay không 12 độngtác và giới thiệu kỳ thuật chạy ngắn 30 0 28 2
2 GDTC.02. Bóng chuyền 30 0 28 2
GDTC của sinh viên Trường Cao đẳng Xây
dựng số 1 được xây dựng theo đúng quy định
của Bộ GD&ĐT. Thời gian học tập phân bổ chủ
yếu là học thực hành, mỗi tín chỉ có 2 tiết kiểm
tra, không có giờ học dành riêng cho học lý
thuyết hoặc phát triển thể lực. Phần kiến thức lý
thuyết được trang bị ngay trong giờ học thực
hành. Việc giảng dạy như vậy giúp sinh viên tiếp
thu kiến thức nhanh hơn do tiếp cận với thực tế,
đồng thời tăng được thời gian giảng dạy thực
hành cho sinh viên. Việc phát triển thể lực cho
sinh viên được tiến hành trong mỗi giáo án thực
hành, thời gian phát triển thể lực cho sinh viên
là 15-20 phút, tùy theo từng giáo án.
2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Giáo dục
thể chất tại Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
Tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ giảng
viên GDTC tại Trường Cao đẳng Xây dựng số
1 thông qua quan sát sư phạm, phân tích hồ sơ
giáo viên và phỏng vấn trực tiếp giáo viên
GDTC tại Trường. Kết quả được trình bày tại
bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất tại 
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 năm học 2016-2017
TT Giớitính
Kết quả thống kê
Tổng
số
Tổng
số SV
Tỷ lệ
SV/GV
Thâm niên
công tác
Trình độ 
chuyên môn Tin học Ngoại ngữ
< 5
năm
> 5
năm
Trên
ĐH ĐH
Dưới
ĐH A B C A B C
1 Nam 4 2237 559 SV/GV 1 3 1 3 0 0 3 1 0 2 2
2 Nữ 0 - - - - - - - - - - - - -
Tổng: 4 1 3 1 3 0 0 3 1 0 2 2
Qua bảng 2 cho thấy: Lực lượng giáo viên của
Nhà trường đảm bảo về chất lượng nhưng còn ít
về số lượng so với tổng số sinh viên toàn trường
trong giảng dạy môn học GDTC nội khóa và
ngoại khóa. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu
quả GDTC trong Nhà trường nói chung.
3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ
công tác Giáo dục thể chất tại Trường Cao
đẳng Xây dựng số 1
Nhằm đánh giá thực trạng cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động GDTC tại Trường Cao đẳng
Xây dựng số 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: Mặc dù được ban giám
hiệu Nhà trường quan tâm đầu tư nhưng thực
trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
GDTC của Nhà trường còn có nhiều hạn chế cả
về số lượng và chất lượng, cần phải có các giải
pháp tích cực tác động để khắc phục vấn đề
thiếu hụt này trong thực tế.
BµI B¸O KHOA HäC
140
Bảng 3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC 
cho sinh viên Trường Cao đẳng xây dựng số 1, năm học 2016-2017
Loại hình sân bãi – dụng cụ
Kết quả thống kê
Mức độ
đáp ứngmi
Chất lượng
Tốt Trung bình Kém
Nhà thể chất 0 - - - -
Sân tập điền kinh 0 - - - -
Sân tập thể dục (sử dụng sân Ký túc xá) 1 - 1 - Thấp
Sân bóng chuyền 1 - 1 - Thấp
Quả bóng chuyền 45 20 25 - Trung bình
Đường chạy 0 - - -
4. Thực trạng mức độ nhận thức của cán
bộ, giáo viên và sinh viên Trường Cao đẳng
Xây dựng số 1 về vai trò, vị trí của công tác
Giáo dục thể chất
Đánh giá thực trạng mức độ nhận thức của
cán bộ, giáo viên và sinh viên Trường Cao đẳng
Xây dựng số 1 về vai trò, vị tí của công tác
GDTC thông qua phỏng vấn 12 cán bộ quản lý,
56 giảng viên (trong đó có 03 giảng viên
GDTC) và 615 sinh viên đang học tập môn học
GDTC. Kết quả được trình bày tại bảng 4.
Qua bảng 4 cho thấy:
Bảng 4. Nhận thức của cán bộ, giáo viên, sinh viên Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 
về vị trí, vai trò của công tác GDTC (n=683)
Đối tượng
Nội dung
Cán bộ quản lý
(n=12)
Giáo viên Sinh viên
(n=615)Các môn họckhác (n=53)
Thể dục
(n=3)
mi % mi % mi % mi %
Rất quan trọng (%) 12 100.00 23 43.40 3 100.00 246 40.00
Quan trọng (%) 0 0.00 29 54.72 0 0.00 283 46.02
Không quan trọng (%) 0 0.00 1 1.89 0 0.00 86 13.98
c2 18,629
P <0.05
- Các cán bộ quản lí phần lớn đã nhận thức đầy
đủ vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC
trong Nhà trường. Cụ thể có 12/12 cán bộ nhận
thức được việc tập luyện GDTC là rất quan trọng
trong Nhà trường (chiếm 100.00%). Kết quả này
tương đồng với kết quả phỏng vấn giáo viên
GDTC về vai trò, tầm quan trọng của công tác
GDTC trong trường học các cấp. Đây là một lợi
thế trong quá trình phát triển công tác GDTC và
phong trào TDTT ngoại khóa tại Trường.
- Về lực lượng giáo viên được điều tra, ngoài
03/03 giáo viên Thể dục (chiếm 100%) đã nhận
thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác
GDTC trong Nhà trường, trong số các giáo viên
giảng dạy các môn học khác, chỉ có 23/53 giáo
viên (chiếm 43.40%) nghĩ rằng GDTC là rất
quan trọng, có 1/53 giáo viên (chiếm tới 1.89%)
cho rằng GDTC trong Nhà trường là không
quan trọng. Số lượng giáo viên có nhận thức
không đúng về tầm quan trọng và vai trò của
GDTC trong Nhà trường có ảnh hưởng rất tiêu
cực tới phong trào của Nhà trường.
- Về lực lượng sinh viên được phỏng vấn, có
tới 86 sinh viên, chiếm 13.98% số lượng sinh viên
cho rằng GDTC trong Nhà trường là không quan
trọng và đương nhiên, vì không nhận thức được
tầm quan trọng của GDTC nên các em không coi
trọng và vì vậy, kết quả học tập không cao.
Khi so sánh kết quả phỏng vấn của các nhóm
đối tượng bằng c2 cho thấy có sự khác biệt có ý
141
Sè §ÆC BIÖT / 2018
nghĩa thống kê (P<0.05).
Tóm lại, vẫn còn một số lượng không nhỏ
sinh viên, giáo viên các môn học khác nhận thức
chưa đúng về vai trò, tầm quan trọng của công
tác GDTC trong trường học, đây là số lượng ảnh
hưởng tiêu cực tới việc phát triển phong trào
TDTT tại trường. Cần có sự tác động để nâng
cao nhận thức của nhóm đối tượng này về vai
trò và tầm quan trọng của tập luyện TDTT.
5. Thực trạng mật độ và cường độ vận
động trong giờ học Giáo dục thể chất nội
khóa của sinh viên Trường Cao đẳng Xây
dựng số 1
Tiến hành đánh giá thực trạng mật độ và
cường độ vận động trong giảng dạy môn học
GDTC tại Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
thông qua phân tích nội dung 30 giáo án giảng
dạy. Do đặc điểm giảng dạy môn học GDTC tại
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 là không có
giáo án giành riêng cho phát triển thể lực mà
trong mỗi giáo án đều có các phần: Nhận lớp –
điểm danh – phổ biến nội dung yêu cầu buổi
học; Khởi động; phần học kỹ thuật (hoặc hoàn
thiện kỹ thuật) chính là nội dung chính của bài;
phần phát triển thể lực; thả lỏng và xuống lớp,
nên sự phân bổ thời gian tập luyện và lượng vận
động của các giáo án là tương đối giống nhau,
chúng tôi không tiến hành phân loại các giáo án
theo nội dung giờ học. Các nội dung khảo sát
gồm: Mật độ chung của buổi tập = tổng thời
gian hữu ích/tổng thời gian buổi tập); Mật độ
động (trong đó mật độ động = tổng thời gian vận
động (của học sinh)/tổng thời gian buổi tập) và
cường độ vận động (được xác định trên cơ sở
tần số mạch ngay sau khi kết thúc bài tập:
Cường độ vận động lớn khi mạch đập trên
160l/p, cường độ trung bình mạch đập từ 135 -
150l/p và cường độ nhỏ mạch đập dưới 135l/p.
Kết quả được trình bày tại bảng 5.
Qua bảng 5 cho thấy:
Về mật độ chung của buổi học: Đa số các
giáo án môn học GDTC tại Trường Cao đẳng
Xây dựng Số 1 (trên 50% tổng số giáo án) có
mật độ chung của buổi học từ 80% trở lên, tức
là thời gian buổi học phần lớn là thời gian có
ích. Hơn 40% tổng số giáo án được khảo sát có
mật độ chung ở mức 50-80%, đây là tỷ lệ ở mức
trung bình. Tuy nhiên vẫn còn 3.33% tổng số
giáo án khảo sát có mật độ chung thấp (<50%)
và cần được cải thiện trong quá trình tổ chức giờ
học GDTC cho sinh viên. Đây cũng là vấn đề
cần quan tâm khi tổ chức giờ học Thể dục cho
đối tượng nghiên cứu.
Về mật độ động của giờ học: Đa số các giáo
án được khảo sát có mật độ động của giờ học từ
50-70%. Đây là mật độ động ở mức độ trung
bình. Có 23.33% số giáo án được khảo sát có
mật độ động của buổi tập cao (>70%), các giáo
án này phần lớn rơi vào giai đoạn hoàn thiện kỹ
thuật của nội dung học, giáo viên không mất
nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa kỹ thuật, sinh
viên thực hiện kỹ thuật được nhiều, tuy nhiên,
vẫn còn 6.67% số giáo án được khảo sát có mật
độ vận động thấp (<50%) và cần phải khắc phục
trong quá trình thiết kế giáo án giảng dạy môn
học GDTC cho đối tượng nghiên cứu.
Về cường độ vận động: 70% số giáo án được
khảo sát có cường độ vận động ở mức trung
bình. Đây là cường độ phù hợp trong giảng dạy
môn học GDTC cho sinh vien theo đánh giá của
các chuyên gia. Đồng thời, có 20% số giáo án
được khảo sát có cường độ vận động cao.
Chứng tỏ, các giáo viên đã sử dụng cường độ
vận động hợp lý trong giảng dạy môn học
GDTC cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn tới
10.00% số giáo án được khảo sát có cường độ
TT Nội dung Kết quả
mi %
Mật độ chung (phút)
1 >80 % 16 53.34
2 Từ 50-80% 13 43.33
3 <50% 1 3.33
Mật độ động (phút)
4 >70% 7 23.33
5 Từ 50-70 % 21 70.00
6 <50 % 2 6.67
Cường độ
7 Cao 6 20.00
8 Trung bình 21 70.00
9 Thấp 3 10.00
Bảng 5. Thực trạng sử dụng mật độ chung,
mật động động và cường độ vận động
trong giờ học GDTC tại Trường Cao đẳng
xây dựng số 1 (n=30)
BµI B¸O KHOA HäC
142
vận động thấp. Phân tích chi tiết cho thấy, các
giáo án này thuộc thời gian học tập kỹ thuật
mới. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng cường
độ vận động trong giảng dạy môn GDT cho sinh
viên đã phù hợp với thực tế và đặc điểm của các
giáo án giảng dạy. 
Tóm lại, trong giảng dạy môn học GDTC
cho sinh viên cần chú ý nâng cao mật độ chung
của buổi tập và mật độ vận động của sinh viên.
6. Thực trạng, nhu cầu và yếu tố ảnh
hưởng tới tập luyện thể dục thể thao ngoại
khoá của sinh viên Trường Cao đẳng Xây
dựng số 1
6.1. Thực trạng tập luyện của sinh viên
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
Chúng tôi tiến hành điều tra 1328 sinh viên
của Trường về thực trạng nhu cầu và các yếu tố
ảnh hưởng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên bằng phiếu hỏi.
- Về thực tế số lượng sinh viên tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa: có 47.82% sinh viên
được hỏi có tham gia tập luyện ngoại khóa.
49.92% số sinh viên được hỏi không tham gia
tập luyện và 2.26% không trả lời câu hỏi đặt ra.
So với 61.97% số sinh viên được hỏi có nhu câu
tập luyện thì tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện
ít hơn hẳn so với số sinh viên có nhu cầu tập
luyện. Như vậy, có rất nhiều sinh viên có nhu
cầu tập luyện nhưng lại không tham gia tập
luyện TDTT. Lý do ở đây là gì? 
- Về tần số tham gia tập luyện TDTT ngoại
khóa: Trong số 635 sinh viên
tham gia tập luyện ngoại khóa có
50.08% sinh viên tham gia tập
luyện ngoại khóa một cách
thường xuyên (từ 3 buổi/tuần trở
lên), 37.64% sinh viên tham gia
tập luyện ngoại khóa không
thường xuyên (từ 1 đến 2
buổi/tuần) và 12.28% số sinh
viên thỉnh thoảng mới tham gia
tập luyện TDTT ngoại khóa (1
tới 2 buổi/ tháng). Như vậy, số
lượng sinh viên tham gia tập
luyện thể thao ngoại khóa
thường xuyên chiếm tỷ lệ cao
hơn cả.
- Về động cơ tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa: Trong số 635 sinh viên
có tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa có
48.98% sinh viên tập luyện do yêu thích TDTT
và 28.66% sinh viên tập luyện TDTT do nhận
thức được tác dụng của TDTT tới sức khỏe. Con
số này giải thích vì sao số sinh viên tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa thường xuyên lên tới
trên 50% số sinh viên tham gia tập luyện TDTT
ngoại khóa bởi 2 động cơ tập luyện trên là động
cơ tập luyện đúng đắn và bền vững. Có 17.17%
số sinh viên có động cơ tập luyện TDTT ngoại
khóa do bạn bè lôi kéo và 5.20% sinh viên tham
gia tập luyện do bắt buộc phải học và phải thi qua
môn thể dục. Đây là những động cơ tập luyện
không bền vững lên con số này khó có thể tham
gia tập luyện TDTT ngoại khóa thường xuyên.
6.2. Nhu cầu tập luyện của sinh viên
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- Về nhu cầu tham gia tập luyện TDTT ngoại
khóa: Có 61.97% tổng sinh viên được hỏi có
nhu cầu tham gia tập luyện; 34.79% sinh viên
được hỏi không có nhu cầu tham gia tập luyện
ngoại khóa và 3.24% số sinh viên được hỏi
không nói rõ ý kiến của mình.
- Về các môn thể thao ngoại khóa được ưa
thích: Trong số các môn thể thao Nhà trường có
thể tổ chức tập luyện ngoại khóa và có thể đáp
ứng cơ sở vật chất tập luyện thì các môn Bóng
đá, Điền kinh, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng
chuyền và Thể dục có tỷ lệ sinh viên yêu thích
cao hơn cả. Có thể giải thích do tính phổ biến
Công tác GDTC trong trường học các cấp ngày càng được
nhà trường, gia đình, xã hội quan tâm
143
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Bảng 7. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1
TT Đối tượng
Kết quả
Tốt Đạt Không đạt
mi % mi % mi %
1 Khóa CX16 (Năm thứ nhất) (n=618) 185 29.94 341 55.18 92 14.89
2 Khóa CX15 (Năm thứ hai) (n=653) 196 30.02 362 55.44 95 14.55
3 Khóa CX14 (Năm thứ ba) (n=715) 211 29.51 403 56.36 101 14.13
và sự đơn giản của cơ sở vật chất, dụng cụ tập
luyện của các môn thể thao này.
- Về việc thành lập câu lạc bộ thể thao: Có
41.34% trên tổng số sinh viên được hỏi thích
tham gia một câu lạc bộ thể thao nào đó. 58.66%
số sinh viên không thích tham gia các câu lạc bộ
thể thao.
6.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến
tập luyện của sinh viên Trường Cao đẳng Xây
dựng số 1
Về các yếu tố nào ảnh hưởng tới nhu cầu tập
luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên:
Các yếu tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất tới việc
tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên là: Không đủ sân tập, dụng cụ tập luyện;
Không yêu thích môn thể thao nào; Không có
thời gian tập; Không có giáo viên hướng dẫn và
không nhận thức được tầm quan trọng của tập
luyện TDTT tới sức khỏe. Các nguyên nhân như:
Không được sự ủng hộ của gia đình, bạn bè và
Các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
7. Thực trạng trình độ thể lực của SV
Trường Cao đẳng xây dựng Số 1
Đánh giá thực trạng trình độ thể lực của sinh
viên Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 trên cơ
sở các test theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Cụ thể gồm: Chạy 30m XPC (s), Bật
xa tại chỗ (m), Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) và
chạy tùy sức 5 phút (m). Kết quả chi tiết được
trình bày tại bảng 6.
Qua bảng 6 cho thấy: Trình độ thể lực của sinh
viên Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 chủ yếu ở
mức độ đạt (chiếm hơn 50%), tỷ lệ sinh viên đạt
tốt dưới 30% và đặc biệt, còn gần 15% số sinh
viên chưa đạt tiêu chuẩn thể lực ở cả năm thứ
nhất, năm thứ 2 và năm thứ ba, tỷ lệ này đạt cao
nhất ở năm thứ nhất với 14.89%.
KEÁT LUAÄN
1. Chương trình môn học GDTC cho sinh viên
Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 đáp ứng yêu
cầu của Bộ GD&ĐT; Cơ sở vật chất phục vụ
giảng dạy còn thiếu cả về số lượng và chất lượng;
đội ngũ giáo viên đảm bảo về chất lượng nhưng
còn ít về số lượng; Còn một số cán bộ, giáo viên
và SV Nhà trường nhận thức chưa đúng về vị trí,
vai trò của công tác GDTC trong trường học.
2. Trong giảng dạy môn học GDTC cho sinh
viên mật độ chung của buổi tập và mật độ vận
động của sinh viên còn thấp.
3. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa cao, tuy nhiên, cơ sở
vật chất chưa đảm bảo, hoạt động TDTT ngoại
khóa của sinh viên vẫn tự phát là chính.
4. Trình độ thể lực của sinh viên Trường Cao
đẳng Xây dựng số 1 chủ yếu ở mức độ đạt
(chiếm hơn 50%), tỷ lệ sinh viên đạt tốt dưới
30% và đặc biệt, còn gần 15% số sinh viên chưa
đạt tiêu chuẩn thể lực ở cả năm thứ nhất, năm
thứ 2 và năm thứ ba, tỷ lệ này đạt cao nhất ở
năm thứ nhất với 14.89%.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định
về kiển tra đánh giá thể lực HSSV ban hành kèm
theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày
18/09/2008.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết
định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa
cho học sinh, sinh viên.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư
số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy
định về chương trình môn học GDTC thuộc các
chương trình đào tạo trình độ đại học.
(Bài nộp ngày 5/11/2018, Phản biện ngày 12/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Phúc, Email: nguyenvanphuchn@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_cong_tac_giao_duc_the_chat_cua_truong_ca.pdf