Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các công ty chứng khoán. Do đặc thù ngành chứng khoán rất phức tạp và nhiều rủi ro, đòi hỏi việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán phải rất chặt chẽ và hiệu quả. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán hiện nay thông qua phân tích kết quả khảo sát từ 160 kế toán viên và 65 kiểm toán viên về các nội dung: Xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý; tổ chức dữ liệu đầu vào, hệ thống xử lý, hệ thống lưu trữ, hệ thống kiểm soát và hệ thống Báo cáo
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 144 - tháng 10/2019 ñaùnH giaù tHöïc tRaïng toå cHöùc Heä tHoáng tHoâng tin keá toaùn tRong caùc coâng ty cHöùng kHoaùn vieät nam ThS. NGUYỄN THị PHƯơNG MAI* *Khoa Kế toán - kiểm toán, Đại học Ngoại thương Tổ chức hệ thống thông tin kế toán là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các công ty chứng khoán. Do đặc thù ngành chứng khoán rất phức tạp và nhiều rủi ro, đòi hỏi việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán phải rất chặt chẽ và hiệu quả. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán hiện nay thông qua phân tích kết quả khảo sát từ 160 kế toán viên và 65 kiểm toán viên về các nội dung: Xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý; tổ chức dữ liệu đầu vào, hệ thống xử lý, hệ thống lưu trữ, hệ thống kiểm soát và hệ thống báo cáo. Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán; Tổ chức hệ thống thông tin kế toán; Công ty chứng khoán. Current situation of organizing the accounting information system in Vietnamese stock companies Organizing accounting information system is a mandatory requirement for all businesses, including stock companies. Because the nature of the securities industry is very complicated and risky, which requires that the organization of the accounting information system in stock companies must be very tight and effective. This study assesses the status of organization of the accounting information system in the stock companies through analyzing survey results from 160 accountants and 65 auditors on the following contents: Identifying information demand and management requirements; input data, processing, storage, control and reporting systems. Key words: Accounting information system; organization of accounting information system; stock company. 1. Đặt vấn đề Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian trên thị trường, tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán, từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng thông qua thị trường để huy động vốn cho mình đồng thời tạo thêm nguồn cung hàng hóa cho thị trường. Trải qua gần 20 năm phát triển cùng thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán đã khẳng định ảnh hưởng lớn của mình đối với nền kinh tế nói chung và ngành chứng khoán nói riêng. Chính vì vậy, sức khỏe tài chính và tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán luôn được quan tâm theo dõi, không phải chỉ bởi các cơ quan quản lý nhà nước mà còn từ phía các nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty. Bên cạnh đó, hoạt động của công ty chứng khoán phức tạp, chứa nhiều rủi ro nên cần có công cụ theo dõi, kiểm soát và hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định điều hành và quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, hệ thống thông tin kế toán trong công ty chứng khoán có vai trò rất quan trọng, không chỉ cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động của doanh nghiệp, mà còn cung cấp thông tin cho các thành viên khác trên thị trường, góp phần tạo lập một thị trường chứng khoán minh bạch và khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về kế toán công ty chứng TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 144 - tháng 10/2019 khoán còn rất hạn chế, chính vì vậy cần có nghiên cứu tổng thể về thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong công ty chứng khoán để từ đó đánh giá được những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, làm cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như chính doanh nghiệp xây dựng giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin chủ chốt này. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm Hệ thống thông tin là toàn bộ các thành phần liên quan, hoạt động tương tác với nhau để thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp các dữ liệu cho mục đích của việc lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp, phân tích và ra quyết định (Jame A. Hall, 2011). Là một thành phần của hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý số liệu về các nghiệp vụ kinh tế trong tổ chức để cung cấp thông tin cho những người ra quyết định (Romney và Steinbart, 2015). Để xây dựng và vận hành được một hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp không thể thiếu quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Đó là quá trình sắp xếp, bố trí, thiết lập các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống thông tin kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị và những đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm rất nhiều công việc, từ xác định mục tiêu, yêu cầu, nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng, tổ chức lựa chọn con người tham gia vào quá trình phát triển, cho đến quá trình tổ chức từng nội dung, thành phần của một hệ thống thông tin kế toán. 2.2. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán Theo Nguyễn Phước Bảo ấn (2012), tổ chức hệ thống thông tin kế toán gồm 6 nội dung là: Xác định yêu cầu thông tin và yêu cầu quản lý; tổ chức dữ liệu đầu vào; tổ chức quá trình xử lý; tổ chức lưu trữ dữ liệu; tổ chức hệ thống kiểm soát; tổ chức hệ thống báo cáo. Trong đó: - Xác định yêu cầu thông tin và yêu cầu quản lý: Đây là bước đầu tiên trong quá trình tổ chức hệ thống và có ý nghĩa quan trọng bởi đó chính là việc “đặt đầu bài” cho việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Thông qua việc phân tích các hoạt động phát sinh trong chu trình kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề như nội dung thông tin, đối tượng sử dụng, phạm vi cung cấp và các yêu cầu quản lý cụ thể cần được phân loại và xác định rõ. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 144 - tháng 10/2019 - Tổ chức dữ liệu đầu vào: Dữ liệu là nguyên liệu đầu vào cho quá trình xử lý nhằm cho ra thông tin phù hợp với người sử dụng. Tổ chức dữ liệu đầu vào bao gồm các công việc: Xác định loại dữ liệu cần thu thập; xây dựng và tổ chức nguồn dữ liệu; tổ chức hệ thống chứng từ; tổ chức lưu chuyển, chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu vào hệ thống. - Tổ chức quá trình xử lý: Dữ liệu đầu vào sau khi được thu thập sẽ được hệ thống thông tin kế toán xử lý để cho ra những thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Việc tổ chức quá trình xử lý bao gồm các nội dung sau: Thiết lập hệ thống tài khoản kế toán để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế được thu thập qua chứng từ; lựa chọn hình thức ghi sổ, tổ chức hệ thống sổ kế toán; lựa chọn phương pháp kế toán và tổ chức hạch toán các hoạt động theo các yêu cầu thông tin cần cung cấp. Việc tổ chức quá trình xử lý phụ thuộc phần lớn vào các quy định pháp lý về kế toán, nhu cầu quản lý của doanh nghiệp và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. - Tổ chức lưu trữ dữ liệu: Thời gian lưu trữ chứng từ và tài liệu kế toán theo quy định khá dài nên cần tổ chức, sắp xếp dữ liệu kế toán một cách khoa học, hợp lý để có thể tái sử dụng khi cần thiết và phục vụ công tác tra cứu, thống kê... Nội dung tổ chức hệ thống lưu trữ dữ liệu bao gồm: Lựa chọn hình thức lưu trữ; tổ chức sắp xếp dữ liệu, tài liệu (hệ thống sổ sách, chứng từ, các tập tin, bảng tính...) để lưu trữ; bố trí không gian, máy móc thiết bị để lưu trữ; hủy dữ liệu, tài liệu hết thời hạn lưu trữ. - Tổ chức hệ thống kiểm soát: Kiểm tra, kiểm soát hệ thống kế toán là một hoạt động bắt buộc trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn tài chính và tăng tính độc lập, khách quan trong hoạt động kế toán của đơn vị, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống thông tin kế toán như như nhập liệu sai, xử lý sai, báo cáo sai, lưu trữ sai, gian lận, phá hoại, ăn cắp, sửa chữa dữ liệu... Các biện pháp kiểm soát chính bao gồm: Phân quyền, kiểm tra chéo, giám sát hoạt động của hệ thống máy tính và phần mềm, mã hóa thông tin, thiết lập hệ thống an ninh và bảo mật... - Tổ chức hệ thống báo cáo: Đây là nội dung rất quan trọng của quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán bởi đó là công cụ để hệ thống thông tin kế toán truyền tải thông tin đầu ra đến người sử dụng. Quá trình này gồm các nội dung: (1) Xác định các loại báo cáo; (2) Xác định nội dung từng báo cáo và hình thức thể hiện; (3) Phương pháp lập báo cáo; (4) Xác định thời hạn lập và cung cấp báo cáo; (5) Phân quyền cho các đối tượng lập và sử dụng báo cáo. Việc tổ chức hệ thống báo cáo cần gắn chặt với yêu cầu thông tin và nhu cầu quản lý được xác định từ đầu khi thiết kế hệ thống. 2.3. Các tiêu chí đánh giá tổ chức hệ thống thông tin kế toán Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán sẽ được đánh giá theo các yêu cầu về tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán, các yêu cầu về lưu trữ dữ liệu, thông tin được quy định trong Luật Kế toán Việt Nam cũng như Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 210/2014/TT-BTC và Thông tư 334/2016/TT-BTC cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin và nhu cầu quản lý của hệ thống thông tin kế toán. Đồng thời, tác giả đưa vào các chỉ tiêu để đánh giá việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin bởi đây là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Bảng 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán STT Mã hóa Tiêu chí đánh giá Nội dung đánh giá 1 AIS1.1 Yêu cầu thông tin kế toán về tài sản và nguồn vốn được xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi Đánh giá việc xác định nhu cầu thông tin và nhu cầu quản lý2 AIS1.2 Yêu cầu thông tin kế toán về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh được xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 144 - tháng 10/2019 3 AIS1.3 Yêu cầu thông tin kế toán khác cho việc ra quyết định quản trị được xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi 4 AIS2.1 Chứng từ kế toán phản ánh được đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Đánh giá công tác tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào 5 AIS2.2 Chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung nghiệp vụ 6 AIS2.3 Chứng từ kế toán đầy đủ chữ ký của những người liên quan theo đúng quy định 7 AIS2.4 Chứng từ kế toán được sắp xếp theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian một cách khoa học 8 AIS3.1 Hệ thống tài khoản và sổ kế toán được mở tại doanh nghiệp tuân thủ quy định của Bộ Tài chính Đánh giá công tác tổ chức hệ thống xử lý 9 AIS3.2 Việc ghi chép, phản ánh lên tài khoản và sổ kế toán kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo nội dung của chứng từ kế toán 10 AIS3.3 Hệ thống tài khoản và sổ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và kiểm soát của doanh nghiệp 11 AIS3.4 Tổ chức phân công xử lý chứng từ và tổ chức hạch toán hợp lý 12 AIS3.5 Dữ liệu được nhập và xử lý qua phần mềm kế toán nhanh và chính xác 13 AIS3.6 Lỗi xảy ra trong quá trình hạch toán ít và không trọng yếu 14 AIS4.1 Dữ liệu, tài liệu kế toán được lưu trữ đầy đủ theo quy định Đánh giá công tác tổ chức hệ thống lưu trữ dữ liệu 15 AIS4.2 Dữ liệu, tài liệu kế toán được lưu trữ đúng thời gian quy định 16 AIS4.3 Dữ liệu, tài liệu kế toán dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại 17 AIS4.4 Thiết bị và không gian lưu trữ dữ liệu, tài liệu kế toán đáp ứng yêu cầu lưu trữ (đủ dung lượng, đủ không gian, an toàn, bảo mật...) 18 AIS5.1 Phân quyền truy cập và phân quyền sử dụng hệ thống chặt chẽ, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên Đánh giá công tác tổ chức hệ thống kiểm soát 19 AIS5.2 Kiểm tra chéo chứng từ, sổ sách một cách nghiêm túc, cẩn thận 20 AIS5.3 Báo cáo giám sát việc sử dụng hệ thống được lập và đánh giá định kỳ 21 AIS5.4 Phát hiện và xử lý kịp thời tất cả các sai sót 22 AIS5.5 Ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi gian lận, phá hoại, đánh cắp thông tin 23 AIS6.1 Nội dung báo cáo tài chính được lập và trình bày theo quy định Đánh giá công tác tổ chức hệ thống báo cáo 24 AIS6.2 Nội dung báo cáo quản trị đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị 25 AIS6.3 Thông tin trên báo cáo kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định quản lý NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 144 - tháng 10/2019 26 AIS6.4 Người sử dụng có thể hiểu được thông tin trên báo cáo kế toán 27 AIS6.5 Báo cáo kế toán được cung cấp kịp thời 28 AIS6.6 Không có sai sót trọng yếu về thông tin trên báo cáo kế toán 29 AIS6.7 Thông tin trên báo cáo kế toán phải được trình bày đầy đủ trên các khía cạnh trọng yếu 30 AIS6.8 Thông tin trên báo cáo kế toán được trình bày một cách khách quan 31 AIS6.9 Thông tin trên báo cáo kế toán có thể so sánh được Trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định ở trên, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát với mẫu thuận tiện bằng bảng hỏi. Mẫu khảo sát được thu thập trong 40 công ty chứng khoán và 18 công ty kiểm toán theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Để tránh kết quả khảo sát bị ảnh hưởng bởi định kiến hoặc số mẫu tập trung quá nhiều vào một công ty, tác giả lựa chọn khảo sát mỗi công ty chứng khoán 4 người gồm kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 2 kế toán chi tiết. Đối với các công ty kiểm toán, tác giả khảo sát không quá 5 kiểm toán viên tại cùng một công ty. Đây đều là những chuyên gia có hiểu biết sâu và kinh nghiệm thực tiễn về hệ thống thông tin kế toán trong công ty chứng khoán nên các ý kiến của họ là đáng tin cậy. Kết quả khảo sát thu được 225 mẫu. Các nội dung và chỉ tiêu đánh giá tổ chức hệ thống thông tin kế toán được mã hóa theo Bảng 1. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu và nghiên cứu tại thực địa. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Thực trạng việc xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý Khi tiến hành khảo sát ý kiến của ban lãnh đạo các công ty chứng khoán, các nhà quản trị đã đặt ra “đề bài” đối với hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp xoay quanh các yêu cầu chủ yếu là “Thông tin rõ ràng, chính xác”; “Thông tin đầy đủ, kịp thời”; “Hệ thống xử lý nhanh, chính xác”; “Sử dụng và lấy thông tin dễ dàng”; “Ít lỗi”; “Hệ thống tuân thủ quy định của pháp luật”... Các yêu cầu trên từ nhà quản lý khi được triển khai xuống bộ phận kế toán được cụ thể hóa cho 2 phân hệ là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đối với hệ thống kế toán tài chính, nhà quản lý có những yêu cầu thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh xác định. Đối với hệ thống kế toán quản trị, nhà quản lý đặt ra yêu cầu thông tin phục vụ việc ra quyết định điều hành và quyết định quản trị doanh nghiệp. Bảng 2: Đánh giá việc xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý N Minimum Maximum Mean AIS1.1 225 1 5 3.57 AIS1.2 225 1 5 3.07 AIS1.3 225 1 4 2.67 Valid N (listwise) 225 Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS20 Cả 3 tiêu chí đánh giá đều có mức điểm nhận được từ 1 đến 5 có nghĩa có công ty chứng khoán thực hiện việc xác định yêu cầu thông tin kế toán tốt, nhưng có những công ty làm chưa tốt. Điểm TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 144 - tháng 10/2019 trung bình của tiêu chí AIS1.1 “Yêu cầu thông tin kế toán về tài sản và nguồn vốn được xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi” cao nhất, đạt 3.57, chứng tỏ nhìn chung các công ty chứng khoán làm tương đối tốt việc xác định nhu cầu thông tin về tình hình tài chính. Tiêu chí AIS1.2 “Yêu cầu thông tin kế toán về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh được xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi” đạt mức điểm trên 3, tức là mức độ xác định nhu cầu thông tin về tình hình kinh doanh ở mức trung bình. Tiêu chí AIS1.3 “Yêu cầu thông tin kế toán khác cho việc ra quyết định quản trị được xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi” có số điểm trung bình thấp nhất (2.67) cho thấy các công ty chứng khoán chưa làm tốt việc xác định yêu cầu thông tin và nhu cầu kế toán quản trị nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý. 4.2. Thực trạng tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào Bảng 3: Đánh giá việc tổ chức dữ liệu đầu vào N Minimum Maximum Mean AIS2.1 225 2 5 4.04 AIS2.2 225 3 5 4.21 AIS2.3 225 1 5 3.77 AIS2.4 225 2 5 3.51 Valid N (listwise) 225 Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20 Nhìn chung, số điểm đánh giá cho các tiêu chí đều cao trên 3.5 chứng tỏ các công ty chứng khoán đã làm tốt công tác này. Trong 4 tiêu chí thì AIS2.2 “Chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung nghiệp vụ” đạt số điểm trung bình cao nhất là 4,21 và tiêu chí AIS2.4 “Chứng từ kế toán được sắp xếp theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian một cách khoa học” đạt điểm trung bình thấp nhất (3.51). Các tiêu chí về việc chứng từ phản ánh đúng nội dung nghiệp vụ và được ký đầy đủ cũng có kết quả cao. Có thể nói, công tác tổ chức dữ liệu đầu vào tại các công ty chứng khoán đã được thực hiện tốt, tuy nhiên việc sắp xếp chứng từ đôi khi còn chưa khoa học, hợp lý. Điều này có thể lý giải là do đa số các công ty chứng khoán sử dụng bộ chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính nên việc tổ chức chứng từ tại doanh nghiệp không gặp vấn đề gì khó khăn. 4.3. Thực trạng tổ chức hệ thống xử lý Bảng 4: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống xử lý N Minimum Maximum Mean AIS3.1 225 2 5 4.16 AIS3.2 225 1 5 3.42 AIS3.3 225 2 5 3.74 AIS3.4 225 1 5 3.27 AIS3.5 225 2 5 3.69 AIS3.6 225 2 5 3.80 Valid N (listwise) 225 Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20 Kết quả khảo sát cho thấy tổ chức hệ thống xử lý trong công ty chứng khoán khá tốt, trong đó được đánh giá tốt nhất là tiêu chí AIS3.1 “Hệ thống tài khoản và sổ kế toán được mở tại doanh nghiệp tuân thủ quy định của Bộ Tài chính” và tiêu chí AIS3.6 “Lỗi xảy ra trong quá trình hạch toán ít và không trọng yếu”. Lý giải điều này, tác giả nhận thấy trong các công ty chứng khoán có 2 luồng dữ liệu được hạch toán theo 2 phương thức khác nhau. Đối với dữ liệu giao dịch, phần mềm kế toán sẽ được đổ dữ liệu tự động từ phần mềm giao dịch và hạch toán tự động vào tài khoản và sổ kế toán. Các bút toán tự động đều thực hiện chính xác nên rất ít xảy ra sai sót. Đối với dữ liệu nội bộ, mặc dù các công ty chứng khoán đều sử dụng phần mềm đã cập nhật theo Thông tư 210/2014 và Thông tư 334/2016 nhưng việc lựa chọn tài khoản khi hạch toán nghiệp vụ vẫn do con người thực hiện và vẫn phát sinh lỗi (hạch toán sai số tiền, sai tài khoản, sai nội dung...). Tuy nhiên, tại các công ty chưa xảy ra lỗi nghiêm trọng, các lỗi phát sinh đều được phát hiện kịp thời và không gây tổn thất lớn. Như vậy, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 144 - tháng 10/2019 kết quả thống kê mô tả phù hợp với kết quả nghiên cứu tại thực địa. Tiêu chí AIS3.3 “Hệ thống tài khoản và sổ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và kiểm soát của doanh nghiệp” và AIS3.5 “Dữ liệu được nhập và xử lý qua phần mềm kế toán nhanh và chính xác” cũng nhận được đánh giá khả quan ở mức 3,74 và 3,69. Tuy nhiên, tiêu chí AIS3.2 “Việc ghi chép, phản ánh lên tài khoản và sổ kế toán kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo nội dung của chứng từ kế toán” và AIS3.4 “Tổ chức phân công xử lý chứng từ và tổ chức hạch toán hợp lý” chưa nhận được số điểm đánh giá cao, thậm chí xuất hiện cả điểm 1 chứng tỏ đây là 2 vấn đề còn tồn tại trong quá trình tổ chức hệ thống xử lý. Điều này có thể do nguyên nhân từ việc các kế toán viên chưa thực sự hiểu rõ các quy định hạch toán các nghiệp vụ phức tạp do văn bản pháp luật còn thiếu và khó hiểu, hoặc cũng có thể bản thân doanh nghiệp chưa thực hiện hạch toán một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác do khối lượng công việc lớn hoặc muốn điều chỉnh số liệu kế toán theo mục tiêu riêng. 4.4. Thực trạng tổ chức hệ thống lưu trữ Bảng 5: Kết quả đánh giá hệ thống lưu trữ N Minimum Maximum Mean AIS4.1 225 2 5 3.98 AIS4.2 225 1 4 3.42 AIS4.3 225 1 5 3.46 AIS4.4 225 1 5 3.65 Valid N (listwise) 225 Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20 Nhìn chung, hệ thống lưu trữ được đánh giá khá tốt, ở khoảng gần 3.5/5 điểm, trong đó tiêu chí “Dữ liệu, tài liệu kế toán được lưu trữ đầy đủ theo quy định” được đánh giá cao nhất (gần 4 điểm). Thiết bị và không gian lưu trữ được những người tham gia khảo sát đánh giá khá tốt ở mức 3.65 điểm. Tiêu chí về thời gian lưu trữ và dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại có kết quả thấp nhất (3.42 và 3.46 điểm). 4.5. Thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát Bảng 6: Kết quả đánh giá tổ chức kiểm soát N Minimum Maximum Mean AIS5.1 225 2 5 3.62 AIS5.2 225 1 4 2.92 AIS5.3 225 2 4 3.00 AIS5.4 225 2 5 3.00 AIS5.5 225 2 5 3.63 Valid N (listwise) 225 Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20 So với các nội dung tổ chức trước, kết quả đánh giá tổ chức hệ thống kiểm soát tại các công ty chứng khoán chưa cao, các giá trị trung bình ở mức 3/5 điểm, trong đó tiêu chí AIS5.2 “Kiểm tra chéo chứng từ, sổ sách một cách nghiêm túc, cẩn thận” đạt thấp nhất (2.92 điểm, có điểm đánh giá ở mức 1). Các tiêu chí “Báo cáo giám sát việc sử dụng hệ thống được lập và đánh giá định kỳ” và “Phát hiện và xử lý kịp thời tất cả các sai sót” cũng chỉ đạt mức trung bình (3 điểm). Mức điểm dành cho tiêu chí “Ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi gian lận, phá hoại, đánh cắp thông tin” và “Phân quyền truy cập và phân quyền sử dụng hệ thống chặt chẽ, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên” cũng chỉ ở mức khá (3.63 và 3.62 điểm). Kết quả này phù hợp với nhận định khi tác giả khảo sát trực tiếp tại các công ty chứng khoán và thấy rằng mặc dù đã xây dựng được các quy trình, quy chế và có bộ phận độc lập thực hiện kiểm soát, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong việc kiểm soát hệ thống thông tin kế toán là thực hiện chưa nghiêm túc, mang nặng tính hình thức; các công cụ kiểm soát đang dựa chủ yếu vào tính năng sẵn có trên phần mềm; trình độ chuyên môn và tính kỷ luật của bộ phận kế toán và bộ phận kiểm soát chưa cao. 4.6. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo Bảng 7: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống báo cáo TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 144 - tháng 10/2019 N Minimum Maximum Mean AIS6.1 225 2 5 4.19 AIS6.2 225 2 5 3.56 AIS6.3 225 1 4 2.61 AIS6.4 225 2 4 3.37 AIS6.5 225 2 4 3.86 AIS6.6 225 3 4 3.74 AIS6.7 225 3 4 3.61 AIS6.8 225 3 5 3.94 AIS6.9 225 3 5 4.06 Valid N (listwise) 225 Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm SPSS20 Nhìn chung, điểm đánh giá theo các tiêu chí cho việc tổ chức hệ thống báo cáo tương đối tốt, có nhiều tiêu chí đạt điểm trung bình ở mức tốt (4 điểm) gồm: Nội dung báo cáo tài chính được lập và trình bày theo quy định; thông tin trên báo cáo kế toán có thể so sánh được; thông tin trên báo cáo kế toán được trình bày một cách khách quan; báo cáo kế toán được cung cấp kịp thời. Một số nội dung đã được thực hiện khá tốt và được đánh giá ở mức trên 3.5 như: Nội dung báo cáo quản trị đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị; không có sai sót trọng yếu về thông tin trên báo cáo kế toán; thông tin trên báo cáo kế toán được trình bày đầy đủ trên các khía cạnh trọng yếu. Tuy nhiên, tiêu chí AIS6.3 “Thông tin trên báo cáo kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định quản lý” có số điểm đánh giá thấp nhất là 2.61, có điểm đánh giá ở mức 1 chứng tỏ vai trò hỗ trợ cho việc ra quyết định quản lý của thông tin kế toán chưa cao. Mặc dù, qua khảo sát các nhà quản lý nhận định kế toán có vai trò quan trọng, hỗ trợ cho việc ra quyết định quản lý, nhưng trên thực tế tại các công ty chứng khoán, hệ thống kế toán chưa làm tốt vai trò này. 4.7. Đánh giá chung công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán Ngoài việc đánh giá từng nội dung tổ chức theo các tiêu chí, tác giả còn khảo sát chung nhằm đánh giá tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Các nội dung tổ chức được chấm điểm theo các mức: 1 – Chưa tốt, 2 – Chưa tốt lắm, 3 –Bình thường, 4 – Tốt, 5 – Rất tốt. Kết quả thu được như sau: Bảng 9: Kết quả đánh giá tổ chức hệ thống thông tin kế toán NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 144 - tháng 10/2019 N Minimum Maximum Mean AIS1 225 1 5 2.68 AIS2 225 2 5 3.15 AIS3 225 3 5 4.10 AIS4 225 3 5 4.01 AIS5 225 2 5 3.73 AIS6 225 2 5 4.20 Valid N (listwise) 225 Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS20 Trong số 4 nội dung của tổ chức hệ thống thông tin kế toán thì nội dung tổ chức hệ thống báo cáo, tổ chức hệ thống xử lý và tổ chức hệ thống lưu trữ được đánh giá ở mức tốt (4 điểm). Tổ chức hệ thống kiểm soát được đánh giá là khá tốt (3.73 điểm). Tổ chức hệ thống chứng từ có điểm đánh giá ở mức độ trung bình (3.15). Riêng việc xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý được đánh giá chưa tốt (dưới 3 điểm). Điều này lý giải vì sao nội dung báo cáo quản trị tuy đáp ứng được nhu cầu của nhà quản lý nhưng hệ thống kế toán lại chưa hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định kinh tế. Đó là do việc xác định nội dung thông tin chưa sát với yêu cầu quản lý khiến cho thông tin kế toán chưa hỗ trợ được nhiều cho nhà quản trị. Bản thân các doanh nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng thường nhầm lẫn khi cho rằng việc xác định nội dung thông tin chỉ thực hiện ở khâu cuối cùng khi cần có báo cáo kế toán. Tuy nhiên, đây là việc cần làm ngay từ khi bắt đầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán bởi nếu không đặt rõ yêu cầu quản lý thì có thể sẽ không có chứng từ để ghi nhận lại thông tin, không có tài khoản chi tiết để theo dõi và xử lý số liệu, từ đó không có được thông tin trên báo cáo phù hợp với việc ra quyết định quản trị. 5. Kết luận Trong gần 20 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán đã trải qua giai đoạn hình thành, tăng trưởng nóng, khủng hoảng, tái cấu trúc và dần đi vào phát triển ổn định, hướng vào chất lượng. Trong quản lý và điều hành hoạt động của công ty chứng khoán không thể thiếu hệ thống thông tin quản lý được tổ chức tốt và hiệu quả, trong đó hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò then chốt. Từ thực tế nghiên cứu công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các công ty chứng khoán cho thấy tổ chức hệ thống báo cáo, tổ chức hệ thống xử lý và lưu trữ được thực hiện tốt; tổ chức hệ thống kiểm soát ở mức khá tốt; tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào ở mức trung bình; việc xác định nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó, trong từng nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán có những điểm tốt và chưa tốt riêng. Chính vì vậy, để hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán, các công ty chứng khoán cần thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ đối để hoàn thiện từng công đoạn tổ chức. Các giải pháp có thể xem xét như hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị; hoàn thiện việc phân quyền và kiểm soát trong doanh nghiệp; số hóa chứng từ, tài liệu kế toán; hoàn thiện phần mềm kế toán; xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại; nâng cao năng lực của kế toán viên... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phước Bảo ấn, Giáo trình Tổ chức hệ thống kế toán trong điều kiện tin học hóa - Tập 3, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012; 2. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp 3. Bộ Tài chính, Thông tư 210/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán công ty chứng khoán; 4. Bộ Tài chính, Thông tư số 334/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016 sửa đổi, bổ sung và thay thế Phụ lục 02 và 04 của Thông tư 210/2014/ TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho công ty chứng khoán; 5. Jame A.Hall, Accounting Information Systems, 10th edition, Cengage Learning, 2018; 6. Romney, Marshall B., & Steinbart, Paul J., Accounting Information Systems, 13th Edition, Essex, England: Pearson Education, Inc, 2015.
File đính kèm:
- danh_gia_thuc_trang_to_chuc_he_thong_thong_tin_ke_toan_trong.pdf