Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp chuyển giá và một số giải pháp trong cuộc đấu tranh chống chuyển giá
Đối với bất kỳ quốc gia nào, thuế là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đồng thời gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối và ổn định xã hội. Tuy nhiên, dưới góc độ của người nộp thuế, thuế được coi là một khoản chi làm giảm thu nhập. Vì lẽ đó người nộp thuế có xu hướng thực hiện các hành vi để giảm
nghĩa vụ nộp thuế tới mức thấp nhất, gây thất thu ngân sách nhà nước. Một trong các hành vi đó là thực
hiện các giao dịch liên kết để chuyển giá, làm giảm thiểu số phải nộp. Bài viết chỉ ra một số dấu hiệu của
hành vi chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết, từ đó đưa ra một số giải pháp trong công cuộc đấu
tranh phòng chống hiện tượng này.
Bạn đang xem tài liệu "Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp chuyển giá và một số giải pháp trong cuộc đấu tranh chống chuyển giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp chuyển giá và một số giải pháp trong cuộc đấu tranh chống chuyển giá
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 146 - tháng 12/2019 DAÁu HIEäu NHAäN bIEÁT DOANH NGHIEäP cHuYEÅN GIAù VAØ MOäT sOÁ GIAûI PHAùP TRONG cuOäc ÑAÁu TRANH cHOÁNG cHuYEÅN GIAù *Kiểm toán nhà nước Khu vực VIII CN. NGUYỄN THÀNH CôNG* CN. ĐặNG ĐỨC HIỆT* Đối với bất kỳ quốc gia nào, thuế là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đồng thời gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối và ổn định xã hội. Tuy nhiên, dưới góc độ của người nộp thuế, thuế được coi là một khoản chi làm giảm thu nhập. Vì lẽ đó người nộp thuế có xu hướng thực hiện các hành vi để giảm nghĩa vụ nộp thuế tới mức thấp nhất, gây thất thu ngân sách nhà nước. Một trong các hành vi đó là thực hiện các giao dịch liên kết để chuyển giá, làm giảm thiểu số phải nộp. Bài viết chỉ ra một số dấu hiệu của hành vi chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết, từ đó đưa ra một số giải pháp trong công cuộc đấu tranh phòng chống hiện tượng này. Từ khóa: Giao dịch liên kết, chuyển giá. Signs for uncovering transfer pricing activities of enterprisesand some solutions for anti-transfer pricing For any country, tax is a major revenue source of the state budget, associated with issues of economic growth, fairness in distribution and social stabilization. However, from the perspective of a taxpayer, tax is considered an expense which reduces his income. Therefore, taxpayers tend to take actions to reduce tax payment to the lowest level, causing loss of state budget. One of the techniques is to perform associated transactions, reducing the taxable income. The article shows some signs of transfer pricing through associated transactions, thereby offering some solutions in the fight against this phenomenon. Keywords: Associated transactions, transfer pricing. 1. Một số cách thức xác định giá giao dịch liên kết Giá giao dịch dựa trên chi phí sản xuất (Cost based transfer prices): Trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa tương tự như hàng hóa giao dịch nội bộ có thể sử dụng để so sánh, người ta thường sử dụng phương pháp xác định giá giao dịch dựa trên chi phí. Theo đó, tổng chi phí sản xuất của bên bán là cơ sở để xác định giá giao dịch. Giá giao dịch dựa vào chi phí biến đổi (Variable cost transfer prices): Xuất phát từ mục đích xác định giá giao dịch để phản ánh đúng chi phí cơ hội của tổ chức, chi phí sản xuất biến đổi được sử dụng như một công cụ hiệu quả nhất để xác định giá giao dịch. Đây là phương pháp xác định giá giao dịch nội bộ được nhiều nhà kinh tế ủng hộ, vì chúng được xem là gần nhất với chi phí biên. Giá giao dịch dựa vào chi phí biến đổi định mức/ chi phí biến đổi tiêu chuẩn (Standard variable cost transfer prices): Tại một số tập đoàn lớn, có thể xác định được chi phí biến đổi chuẩn, thì việc sử dụng chi phí biến đổi chuẩn là một cơ sở để xác định giá giao dịch thường là một lựa chọn dễ được chấp nhận. Ưu điểm của phương pháp này chính là sự tiện lợi. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 146 - tháng 12/2019 Giá giao dịch dựa vào chi phí biến đổi thực tế (Actual variable cost transfer prices): Phương pháp phổ biến thường được lựa chọn áp dụng là chi phí biến đổi thực tế, vì nó dễ thực hiện. Cách thức này cũng được các kế toán viên ưa thích, do nó tự loại được lợi nhuận từ giao dịch nội bộ. Giá giao dịch dựa vào tổng chi phí (Full cost transfer prices): Là phương pháp xác định giá giao dịch dựa trên tổng chi phí sản xuất (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) của bên bán. Giá giao dịch dựa vào thỏa thuận của các bên (Negotiated transfer prices): Là phương pháp xác định giá giao dịch dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên, theo đó các bộ phận sẽ lựa chọn các tối đa hóa đóng góp biên (contribution margin). Chi phí cộng (Cost Plus): Là phương pháp xác định giá giao dịch bắt đầu từ các chi phí phát sinh của bên bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cho một bên mua có liên quan. Các chi phí phù hợp được cộng vào để tạo ra một mức lợi nhuận tương ứng với thị trường. Các khoản cộng thêm vào chi phí được xem là giá trong tầm kiểm soát của giao dịch được kiểm soát ban đầu. Giá bán lại (Resale Price): Là phương pháp xác định giá bắt nguồn từ giá mua của một tổ chức có liên quan sau đó sử dụng để bán lại cho một tổ chức độc lập. Giá bán lại được khấu trừ một khoản lãi gộp, trừ chi phí hoạt động và các chi phí khác, còn một phần lợi nhuận hợp lý cho bên bán, được xem như là mức giá giao dịch độc lập đối với giao dịch giữa các bên liên quan. Phương pháp chia tách lợi nhuận (profitsplit): Là phương pháp xác định lợi nhuận tổng hợp cần chia tách cho các bên liên quan đến giao dịch có kiểm soát. Tổng lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên tham gia giao dịch. Phương pháp lãi biên cho giao dịch (TNMM – Transactional Net Margin Method): Là phương pháp xác định giá dựa vào lợi nhuận thông qua so sánh mức lợi nhuận của một thành viên của một tập đoàn đa quốc gia với một tổ chức kinh tế có thể so sánh được đối với các giao dịch tương tự. Giá có thể so sánh được không kiểm soát (CUP - Comparable Uncontrolled Price): Là phương pháp xác định giá dựa vào việc so sánh giá áp cho một giao dịch có kiểm soát và giá áp cho một giao NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 146 - tháng 12/2019 dịch với một đối tác độc lập không có kiểm soát trong các điều kiện giao dịch tương tự. Nếu có bất cứ chênh lệch nào giữa hai mức giá này, là dấu hiệu cho thấy tồn tại các mối quan hệ tài chính và thương mại giữa các bên có liên quan là không độc lập, và rằng giá của giao dịch không kiểm soát cần phải được sử dụng thay thế cho giao dịch có kiểm soát. Thỏa thuận phương pháp xác định giá trước (APA - Advance Pricing Agreement): Là một thỏa thuận giữa cơ quan thuế và Công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia về phương pháp xác định giá giao dịch nội bộ phù hợp nhất áp dụng trong các giao dịch nội bộ trong các công ty đa quốc gia. APA có thể là đơn phương (do công ty đa quốc gia đưa ra), tay đôi (giữa hai Chính phủ) hoặc đa phương (giữa ba bên hoặc nhiều hơn). Khái niệm APA áp dụng tại Việt Nam: APA là thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định thuế cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. APA được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương pháp so sánh lợi nhuận (CPM - Comparale Profit Method): Đây là một phương pháp, mà theo quy định của Mỹ, được sử dụng để xác định các giá trị có thể kiểm soát đối với các giao dịch các tài sản vô hình. Nếu thu nhập hoạt động được báo cáo của một bên được kiểm tra không nằm trong một khoảng giá trị nhất định, thì sẽ phải thực hiện điều chỉnh. Phương pháp xác định giá độc lập theo giá thị trường (ALP-Arm Length Price): Theo hướng dẫn của OECD, là phương pháp xác định giá giao dịch của các bên có liên kết hoặc giữa các tổ chức trong cùng một tập đoàn đa quốc gia, tương đương giá xác định đối với các đối tác động lập khác có cùng điều kiện hoàn cảnh, cho cùng dạng giao dịch tương tự. 2. Các dấu hiệu nhận biết chuyển giá trong giao dịch liên kết Một đặc điểm chung hết sức cơ bản đối với các doanh nghiệp có hoạt động liên doanh liên kết là thể hiện ở các chỉ tiêu sau: Số nộp ngân sách thấp (Về thuế Thu nhập doanh nghiệp, Giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân...), trong khi đó quy mô phát triển doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Có nhiều doanh nghiệp báo lỗ nhiều năm nhưng vẫn hoạt động, thậm chí không ngừng phát triển. Một số dấu hiệu sau có thể giúp cho Kiểm toán viên nhận biết được là doanh nghiệp có giao dịch liên kết để chuyển giá cho nhau: (1) Tổng mức giao dịch lớn có nội dung giống nhau (chủng loại hàng hóa, dịch vụ) với một hoặc một số ít đối tượng/ tổ chức nhất định. (2) Lỗ một thời gian dài hoặc lãi rất ít mà vẫn mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường. (3) Lãi thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp cùng loại (trong khủng hoảng kinh tế, lãi của doanh nghiệp không cách biệt quá lớn). (4) Có doanh số giao dịch lớn (bán hàng) với các đối tác ở những quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thấp, hoặc đang trong quá trình được hưởng ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp, hoặc các đối tác đang ở thiên đường thuế. (5) Có giao dịch nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, công nghệ, tài sản vô hình để hình thành tài sản cố định, trong khi có thể sử dụng nhiều loại tương tự sẵn có trong nước có thể thay thế. (6) Có giao dịch vay vốn từ các tổ chức nước ngoài không phải là ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng được phép hoạt động cung cấp tín dụng tại Việt Nam, không có tài sản đảm bảo và mức lãi vay cố định và cao hơn lãi suất cho vay tại thị trường Việt Nam. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 146 - tháng 12/2019 (7) Các doanh nghiệp có giao dịch trả thương quyền, hoặc nhận nhượng quyền thương mại, giao dịch tài sản cố định vô hình có giá trị lớn từ các đối tác giao dịch nước ngoài. (8) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng kinh doanh trong những ngành nghề giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, có nhiều điều kiện để che giấu doanh thu thực. (9) Các doanh nghiệp có chủ sở hữu danh nghĩa là người Việt Nam và chủ sở hữu thực tế là người nước ngoài: Các giao dịch mua, hoặc bán chủ yếu với một số đối tác cố định nước ngoài, lãnh đạo là người nước ngoài, cơ cấu tổ chức và mọi vấn đề quan trọng thực chất không do người sở hữu danh nghĩa thực hiện. (10) Xuất xứ của nguyên vật liệu (nhập các nơi khác, tỷ lệ thuế khác...) phức tạp, không rõ ràng; thường xuyên không chịu cung cấp tài liệu, giấy tờ theo quy định hoặc cung cấp không đầy đủ. Thông thường là xuất, nhập khẩu các hàng hóa dịch vụ vòng vèo. Trong một doanh nghiệp, các đơn vị liên kết với nhau có thể chuyển giá cho nhau dưới hai góc độ: Đầu vào hoặc đầu ra. Việc chuyển giá cho nhau không thể có từ một đơn vị, mà lúc nào cũng phải có ít nhất hai đơn vị, đầu ra của đơn vị này, chính là đầu vào của đơn vị kia. Đầu vào ở đây được hiểu là các yếu tố chi phí đầu vào (chi phí hình thành tài sản cố định; chi phí nguyên, nhiên vật liệu; chi phí nhân công...). Loại liên kết trong giao dịch này giúp đơn vị có được chứng từ đầu vào để nâng chi phí trong việc xác định nghĩa vụ nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp hoặc rút tiền từ doanh nghiệp. Đầu ra ở đây được hiểu là doanh thu hoặc thu nhập. Loại liên kết này thường xảy ra tại đơn vị đang thuộc diện được ưu đãi về thuế, hoặc đang không được ưu đãi về thuế nhưng các đối tượng đã giao dịch (mua hàng hóa, dịch vụ) không có nhu cầu sử dụng chứng từ hóa đơn, vô tình đã giúp cho đơn vị có nguồn hóa đơn cung cấp cho các đối tượng liên kết (Ví dụ các đơn vị kinh doanh xăng dầu, khách sạn... cung cấp hàng hóa cho các khách hàng nhỏ lẻ, không cần lấy hóa đơn). Vấn đề đặt ra là, dựa vào các thông tin gì chúng ta có thể nhận biết được tại đơn vị được khảo sát có dấu hiệu chuyển giá. Thông thường các đối tượng sau có khả năng chuyển giá cho nhau: NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 146 - tháng 12/2019 Một là, Doanh nghiệp đang được ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp. Do các đối tượng này đang trong diện được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp nên ghi giá trị trên hóa đơn cao hơn so với giá trị thực thu nhằm mục đích cung cấp cho các đối tượng liên kết hạch toán chi phí với giá trị khống. Việc ghi tăng doanh thu tại đơn vị bán sẽ làm cho thu nhập chịu thuế tại đơn vị bán tăng, nhưng do được ưu đãi về thuế nên sẽ không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tất nhiên hai bên sẽ thỏa thuận ai sẽ phải trả thuế Giá trị gia tăng sao cho hai bên có lợi nhất. Hai là, Doanh nghiệp tuy không nằm trong diện được ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp, nhưng đối tượng kinh doanh của đơn vị, liên quan đến nhiều đối tượng không cần lấy hóa đơn (như các đơn vị kinh doanh xăng dầu, nhà hàng, dịch vụ du lịch...), do các khách hàng là cá nhân không có nhu cầu sử dụng hóa đơn, tạo điều kiện cho đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa không xuất hóa đơn đối với một bộ phận doanh thu đã thực hiện. Các đối tượng này khi gặp đối tượng có nhu cầu, sẽ bắt tay liên kết để xuất hóa đơn cho đơn vị có nhu cầu. Với phương thức này, xuất nhập tồn hàng hóa của đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa vẫn cân đối. Ba là, Doanh nghiệp có mối quan hệ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các đối tác ngoài lãnh thổ Việt Nam, báo cáo tài chính tổng thể giá trị tài sản ngày càng gia tăng nhưng số nộp ngân sách nhà nước ở mức độ hạn chế, không tương xứng với tốc độ tăng tổng giá trị tài sản. Các đối tượng này có khả năng chuyển doanh thu cho đối tượng nước ngoài, doanh thu kê khai xuất khẩu thấp hơn so thực tế nhận được. Bốn là, Doanh nghiệp có mối quan hệ mua hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị để hình thành tài sản cố định với các đối tác nước ngoài, báo cáo tài chính thể hiện lỗ nhiều năm, nguyên nhân do giá trị khấu hao chiếm tỷ trọng lớn. Khác với doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ cho nước ngoài, việc chuyển giá được thực hiện ngay từ khi nhập vật tư, thiết bị, máy móc. Đến khi hết thời gian khấu hao, việc chuyển giá lại được thực hiện. Năm là, Doanh nghiệp có mối quan hệ mua nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất, các khoản chi phí này chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm; báo cáo tài chính thể hiện lỗ nhiều năm hoặc không lỗ nhưng mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp không tương xứng với tốc độ nộp ngân sách. Điều này thể hiện ở tổng giá trị tài sản biến động tăng qua các năm nhưng biến động nộp ngân sách lại giảm hoặc không tăng. Rủi ro trong việc chuyển giá ở đây có tính chất hệ thống, phát sinh qua mỗi lần nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu; rủi ro ở việc chi phí thực tế phát sinh chuyển trả cho các đối tác ở nước ngoài, thấp hơn so với chứng từ phát sinh. Sáu là, Nhóm các đơn vị có vốn nhà nước thực hiện chuyển giá. Khác với các doanh nghiệp liên doanh liên kết để giảm thiểu số thuế nộp ngân sách, nhóm các đơn vị có vốn nhà nước mục đích liên doanh liên kết để nhằm mục đích rút tiền từ ngân sách, hoặc để phân phối lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước. Đặc điểm của các đối tượng này là tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh đi ngược với tình hình nộp ngân sách, chỉ tiêu nộp ngân sách so sánh ở đây là chỉ tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc chuyển giá tại các đơn vị này thường xảy ra ở đầu vào chi phí. Trên cơ sở thông tin thu thập được, nếu xét thấy các đơn vị có dấu hiệu liên kết để chuyển giá cho nhau, Kiểm toán viên cần có kế hoạch chi tiết cụ thể, trong đó nêu rõ mục tiêu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán, nội dung kiểm toán, phạm vi và giới hạn kiểm toán... để thực hiện. Kế hoạch càng cụ thể giúp kiểm toán viên càng đi vào trọng tâm, tránh mất thời gian. Kiểm toán viên chỉ cần thu thập đầy đủ bằng chứng và sử dụng các phương pháp tính toán hợp lý để xác định lại nghĩa vụ nộp thuế của đơn vị và đưa ra kết luận và kiến nghị sát với tình hình kiểm toán. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 146 - tháng 12/2019 3. Phương pháp kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu tại các doanh nghiệp có giao dịch liên kết 3.1. Giai đoạn trước khi kiểm toán Trước mỗi cuộc kiểm toán, các Đoàn kiểm toán cần phải tiến hành đánh giá, thu thập thông tin về các đơn vị được kiểm toán. Để đánh giá được tính khả thi khi tổ chức cuộc kiểm toán chuyên đề về chuyển giá qua các giao dịch liên kết quy mô lớn cần thiết phải có thông tin toàn diện, trong phạm vi toàn quốc về hoạt động chuyển giá. Thông tin để đánh giá chủ yếu được thu thập tại Tổng Cục thuế và các Cục thuế địa phương. Nếu các thông tin cho thấy hầu hết cơ quan thuế địa phương có doanh nghiệp kê khai giao dịch có hoạt động liên kết thì đó là điều kiện để có thể thực hiện một cuộc kiểm toán chuyên đề quy mô lớn. Để lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán, Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành, Khu vực phải nghiên cứu phương án tổ chức cuộc kiểm toán hàng năm. Theo đó, chủ đề kiểm toán khái quát nội dung, phạm vi của cuộc kiểm toán được lựa chọn. Để lựa chọn chủ đề kiểm toán cho cuộc kiểm toán về công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết đòi hỏi phải xác định trước các thông tin thông qua các kênh: Từ các nhà quản lý, từ nguồn dữ liệu tại doanh nghiệp và từ các nguồn khác do tổ/đoàn kiểm toán thu thập. Từ các giấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có giao dịch liên kết chuyển giá (đã nêu tại mục 2) Đoàn khảo sát tập chúng đánh giá rủi ro có liên kết chuyển giá trên cơ sở thông tin thu thập được. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, đoàn khảo sát phải đánh giá được rủi ro kiểm toán. Việc đánh giá này dựa trên các thông tin thu thập được qua khảo sát, do đó việc đánh giá thường ở mức độ tổng thể để xác định các vấn đề cần lưu ý và định hướng cách thức xử lý cho các bước tiếp theo của quy trình kiểm toán. Đối với cuộc kiểm toán liên quan đến hoạt động chuyển giá, trên cơ sở các tài liệu, thông tin liên quan thu thập được, kiểm toán viên cần đưa ra các tiêu chí đánh giá dựa trên các dấu hiệu của hoạt động chuyển giá để xét đoán mức độ của rủi ro có sai sót trọng yếu. Kiểm toán viên cần dựa trên các thông tin thu thập được và từ kinh nghiệm nghề nghiệp để xác định mức độ rủi ro kiểm toán đối với chủ đề kiểm toán từ đó xác định trọng tâm cho phù hợp. Kiểm toán viên cũng cần xem xét đánh giá các yếu tố định tính trong kiểm toán tuân thủ; khía cạnh định tính của NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 146 - tháng 12/2019 các của vấn đề, nội dung hay hoạt động trong kiểm toán hoạt động. Để xác định nội dung, phạm vi, trọng tâm, mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên dựa trên sự hiểu biết về doanh nghiệp và các quy định của luật pháp về chuyển giá. Cuộc kiểm toán (hoặc kiểm tra, đối chiếu) tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước được thực hiện tại nhiều đơn vị được kiểm toán, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Do đó, việc xác định nội dung kiểm toán cần được cụ thể hóa khi thực hiện tại từng đơn vị được kiểm toán theo những đặc thù của đơn vị đó. Nội dung khi thực hiện kiểm toán (hoặc kiểm tra, đối chiếu) tại doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần đảm bảo các thông tin cơ bản sau: Đánh giá tính hợp lý, tính đầy đủ, tính khả thi, tính hiệu lực và hiệu quả của công tác lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Cục thuế, nhằm phát hiện và kiểm soát hoạt động chuyển giá của Cục thuế; đánh giá tính tuân thủ và hiệu quả của quá trình thực hiện các quy trình quản lý thuế nhằm phát hiện và kiểm soát hoạt động chuyển giá của Cục thuế và các chi cục thuế địa phương; chỉ ra những khó khăn, bất cập và hạn chế trong việc thực hiện các quy định của ngành thuế nhằm phát hiện và kiểm soát gian lận và trốn thuế qua hoạt động chuyển giá; kiểm toán công tác chống thất thu ngân sách nhà nước thông qua hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp được lựa chọn kiểm tra thông qua đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Cục thuế đối với các chi cục thuế và các đối tượng thuế. 3.2. Giai đoạn kiểm toán Trong khi thực hiện kế hoạch kiểm toán, đoàn kiểm toán cần phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan, xác định chung tình hình tài chính của doanh nghiệp; xem xét các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá khả năng bảo toàn, phát triển và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn chủ sở hữu; tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị doanh nghiệp; tiêu chí đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện chủ trương của nhà nước theo quy định của pháp luật; tính hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp. Các đoàn/tổ kiểm toán tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết và thu thập các bằng chứng xác định giá chuyển nhượng. Để xác định bản chất của giao dịch, kiểm toán viên cần thu thập thông tin, chứng cứ, dữ liệu về giao dịch, rủi ro của các bên liên kết trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi phát hiện thấy giao dịch không đảm bảo nguyên tắc độc lập, kiểm toán viên phải tìm hiểu để xác định bản chất của giao dịch. Việc phân tích, so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa đối tượng so sánh độc lập và giao dịch liên kết, không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên. Trường hợp có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, phải phân tích, xác định và thực hiện điều chỉnh loại trừ khác biệt trọng yếu theo các yếu tố so sánh và phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết. Trường hợp thực tế thực hiện của các bên liên kết khác với các quy định tại hợp đồng, văn bản, thỏa thuận thì các thông tin thu thập được về thực tế thực hiện của các bên là cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế. Trường hợp thực tiễn thực hiện của các bên liên kết không phù hợp với nguyên tắc ứng xử kinh doanh giữa các bên độc lập thì áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để xác định lại giao dịch liên kết và rủi ro kinh doanh mà các bên phải gánh chịu. Trong trường hợp các giao dịch liên kết và rủi ro phân bổ không phản ánh đúng bản chất quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại giữa các bên độc lập, giao dịch liên kết và rủi ro kinh doanh được xác định và phân bổ lại để thực hiện phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá của người nộp thuế. 4. Một số giải pháp Để tăng cường cơ sở thực tiễn, các vấn đề lý luận của đề tài cần được cụ thể qua việc tổ chức NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 146 - tháng 12/2019 kiểm tra, đối chiếu các doanh nghiệp có dấu hiệu liên kết chuyển giá. Để thực thiện được mục tiêu trên, cần có những giải pháp sau: Nhóm giải pháp về pháp lý, về quản lý nhà nước: - Phải hoàn thiện và bổ sung các quy định về pháp luật trong việc quản lý các doanh nghiệp có hoạt động liên doanh liên kết chuyển giá cho nhau; những nội dung cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá bao gồm: Trong Luật Quản lý thuế cần thiết phải bổ sung về Điều luật chống chuyển giá, là cơ sở quan trọng trong việc chống chuyển giá; trong việc xử lý vi phạm trong chuyển giá, cần có mức xử phạt thích đáng, đủ mạnh để răn đe. - Phải quy định cụ thể hơn trong trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý. Đây là một trong những nguồn thông tin có tính pháp lý cao, đáng tin cậy và là cơ sở bằng chứng để áp dụng trong chống chuyển giá. Nếu trách nhiệm của các cơ quan có thông tin thiếu nhiệt tình trong cung cấp tài liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn trong kết quả kiểm tra, đối chiếu. - Phải xây dựng được một cơ sở dữ liệu giá thị trường, tỷ suất lợi nhuận làm căn cứ để so sánh trong việc kiểm tra đối chiếu tại các doanh nghiệp có liên kết, quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan có liên quan (Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Thống kê...) trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này là một nguồn thông tin hết sức quan trọng trong việc xử lý việc chuyển giá trong liên doanh liên kết, nếu các cơ quan quản lý cập nhật được hệ thống giá thị trường biến động theo thời gian thì nó trở thành công cụ đắc lực và có tính chất quyết định trong cuộc đấu tranh chống chuyển giá tại doanh nghiệp. - Bổ sung và nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, các điều khoản trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nhà nước trong việc kiểm tra đối chiếu các doanh nghiệp có liên doanh liên kết (hiện nay chỉ mới quy định là bên có liên quan trong kiểm toán thu ngân sách). Nhóm các giải pháp đối với các doanh nghiệp: - Trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi về ngành nghề, vùng, miền cần thu hẹp ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn nhằm giảm các đối tượng có điều kiện ưu đãi để thực hiện hành vi chuyển giá. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 146 - tháng 12/2019 - Trong việc sử dụng hóa đơn, có chính sách khuyến khích các đối tượng tiêu dùng yêu cầu đối tượng bán hàng, dịch vụ cung cấp hóa đơn đúng với số lượng, giá trị hàng hóa đã tiêu dùng, nhằm thu hẹp lượng hóa đơn thừa do người mua hàng hóa dịch vụ không có nhu cầu lấy hóa đơn. - Trong việc xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp có liên doanh liên kết, cần phải kê khai đầy đủ các thông tin về giá giao dịch đối với các đối tượng đã có liên kết, thêm chỉ tiêu so sánh giá đã thực hiện giao dịch với giá bình quân trên thị trường. Nhóm các giải pháp đối với các cơ quan quản lý: - Đối với các bộ phận thuộc cơ quan quản lý cần năng cao trình độ năng lực cho cán bộ. Thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho các cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế, về kiến thức chuyển giá một cách có hệ thống, lưu trữ và nắm bắt các biến động giá thị trường trong nước cũng như ngoài nước một cách khoa học, có tổ chức, thường xuyên. Sử dụng kiến thức được đào tạo để hướng dẫn tận tâm cho các đối tượng người nộp thuế tuân thủ pháp luật trong kê khai nộp thuế, tránh những sai sót không đáng có. - Đối với các bộ phận có chức năng thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng được đội ngũ tinh nhuệ, đủ năng lực cần thiết trong việc chống chuyển giá, thành thạo ngoại ngữ, giỏi tin học, hiểu biết sâu về thuế quốc tế, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh để sẵn sàng đấu tranh khi doanh nghiệp có sự dày công chuẩn bị để lách luật, trốn thuế. Với mong muốn trang bị thêm kiến thức về hoạt động chống chuyển giá trong liên doanh, liên kết, bài viết đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng nhận biết, kiểm tra, đối chiếu các doanh nghiệp liên doanh liên kết có hành vi chuyển giá cho nhau. Nhóm tác giả hy vọng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị để các Kiểm toán viên tham khảo, ứng dụng trong thực tế kiểm toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi năm 2015; 2. Công văn số 275/KTNN-CĐ ngày 18/3/2016 Tổng Kiểm toán nhà nước về việc hướng dẫn nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán tại cơ quan thuế, cơ quan hải quan trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương; 3. Các Luật, Bộ luật liên quan đã được Quốc hội thông qua; 4. Các Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về các quy trình, quy chế tác nghiệp; 5. Các Thông tư liên quan của Bộ Tài chính; 6. Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; 7. Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân (2016); 8. Nhận diện các thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, NXB Bách Khoa Hà Nội (2016); 9. Trương Thị Hương Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2014; 10. Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thuế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong giai đoạn tới của Tổng Cục thuế năm 2011; 11. Ernst & Young, “Transfer Pricing Global Reference Guide”, Februry 2013; 12. Savita A. Sahay, Financial Controland Transfer Pricing, Rutgers University, Janice Levin Building, Piscataway, NJ 08854; 13. OECD, “Review of comparability and of profit methods: Revision of chapter I-III the Transfer Pricing Guidelines, 22 July 2010; 14. OECD, Transfer Pricing Methods, July 2010.
File đính kèm:
- dau_hieu_nhan_biet_doanh_nghiep_chuyen_gia_va_mot_so_giai_ph.pdf