Dạy học ca khúc mang âm hưởng dân ca thanh hóa trên đàn phím điện tử cho sinh viên ngành Sư phạm âm nhạc trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Abstract: The article raises the issue of preserving traditional cultural values of the nation,

especially folk music. Thanh Hoa is a land of folk songs that are very interesting, unique and these

songs reflect the sentimentality and working life of the people in this land. Therefore, conservation

of these tunes and teaching of Thanh Hoa folk songs is required. The article offers a selection of

songs, as well as the method of accompaniment on Electric Keyboard to improve the quality of

teaching musical instruments for music pedagogy students at Thanh Hoa University of Culture,

Sports and Tourism.

pdf 5 trang yennguyen 2860
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học ca khúc mang âm hưởng dân ca thanh hóa trên đàn phím điện tử cho sinh viên ngành Sư phạm âm nhạc trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học ca khúc mang âm hưởng dân ca thanh hóa trên đàn phím điện tử cho sinh viên ngành Sư phạm âm nhạc trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Dạy học ca khúc mang âm hưởng dân ca thanh hóa trên đàn phím điện tử cho sinh viên ngành Sư phạm âm nhạc trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 211-214; 192 
211 
DẠY HỌC CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA THANH HÓA 
TRÊN ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 
Trần Thị Oanh - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
Ngày nhận bài 18/05/2018; ngày sửa chữa: 23/05/2018; ngày duyệt đăng: 28/05/2018. 
Abstract: The article raises the issue of preserving traditional cultural values of the nation, 
especially folk music. Thanh Hoa is a land of folk songs that are very interesting, unique and these 
songs reflect the sentimentality and working life of the people in this land. Therefore, conservation 
of these tunes and teaching of Thanh Hoa folk songs is required. The article offers a selection of 
songs, as well as the method of accompaniment on Electric Keyboard to improve the quality of 
teaching musical instruments for music pedagogy students at Thanh Hoa University of Culture, 
Sports and Tourism. 
Keywords: Teaching, songs, folk songs, electronic keyboard. 
1. Mở đầu 
Trong chương trình đào tạo ngành sư phạm âm nhạc 
của nhiều trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp, môn 
Đàn phím điện tử mang tính bắt buộc, là môn học quan 
trọng đối với sinh viên (SV). Bởi sau khi tốt nghiệp ra 
trường và làm việc tại các trường trung học cơ sở, bên 
cạnh nhiệm vụ đầu tiên là giảng dạy, SV còn là người tổ 
chức các hoạt động âm nhạc ngoại khóa, tham gia biểu 
diễn các chương trình trong và ngoài trường. Đàn phím 
điện tử là một trong những nhạc cụ hỗ trợ đắc lực cho SV 
trong các hoạt động trên. 
Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh 
Hoá là một trường đào tạo đa ngành, đa nghề với các lĩnh 
vực như văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Ngành Sư 
phạm âm nhạc có thể coi là một trong những ngành mũi 
nhọn của nhà trường, với mục tiêu cơ bản là đào tạo đội 
ngũ giáo viên âm nhạc có năng lực thực tiễn, có kĩ năng 
nghề và đạt chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của xã hội. 
Chính vì thế trong công tác đào tạo, nhà trường luôn quan 
tâm đến việc biên soạn giáo trình và các môn học có tính 
thực tế cao như: Đàn, Hát, Kí xướng âm, Múa, Dàn 
dựng...; trong đó, môn Đàn phím điện tử là điển hình. 
Ngay từ khi bắt đầu học đàn, các giảng viên (GV) luôn 
chú trọng đến vấn đề rèn luyện luyện kĩ thuật và ứng 
dụng đệm hát thông qua các bài tập. Ngoài học kĩ thuật 
luyện ngón, bài cổ điển, SV còn được dạy đệm các ca 
khúc đặc biệt là các ca khúc mang âm hưởng dân ca 
Thanh Hóa. Tuy nhiên, phần lớn các ca khúc mang âm 
hưởng dân ca Thanh Hoá đều không viết phần đệm và tài 
liệu soạn đệm; lại thường xuyên được sử dụng trong các 
hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp cũng như sinh hoạt 
quần chúng... nên việc dạy đệm cho SV sư phạm Âm 
nhạc những ca khúc mang âm hưởng của các làn điệu 
dân ca Thanh Hoá là một việc làm rất cần thiết. Qua đó 
góp phần hình thành cho các em năng lực thực hành, biết 
khai thác các tính năng nhạc cụ để soạn và đệm hát các 
ca khúc ở nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. 
Bài viết nêu lên vấn đề dạy học ca khúc mang âm 
hưởng dân ca Thanh Hóa trên đàn phím điện tử cho SV 
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Vai trò của dân ca trong đời sống con người 
Dân ca là một thể loại âm nhạc có ở nhiều nước trên 
thế giới. Trong quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt và 
chiến đấu, những câu hát ban đầu với mục đích là giao 
lưu, trao đổi tình cảm và động viên khích lệ tinh thần khi 
lao động. Những bài hát có giai điệu mộc mạc, bình dị, 
nhiều lời ca khác nhau, được truyền miệng từ người này 
sang người khác, từ đời này sang đời khác. Một bài dân 
ca thường tồn tại với một bản coi như “bản gốc” và nhiều 
bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi (dị bản). 
Dân ca gắn bó với con người từ khi sinh ra đến khi 
mất đi. Khi chúng ta ra đời, những bài hát ru của người 
mẹ, người bà đã đưa chúng ta vào giấc ngủ, những bài 
hát khi các em chơi trốn tìm, ô ăn quan, đánh đũa, rồng 
rắn lên mây... những câu hò, vè đối đáp nhau vào những 
đêm đi cấy, khi lao động trên sông nước hay những bài 
ca thể hiện lễ nghi hoặc tiễn đưa người đã chết. 
Bởi được hình thành từ trong lao động, chiến đấu và 
phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong xã hội nên 
những lời ca đó rất đỗi bình dị, mộc mạc nhưng luôn đi 
sâu vào trong tâm trí của người nghe, khơi gợi lại nhiều 
kỉ niệm đẹp về lịch sử dân tộc, về đời sống con người. 
Có thể nói, dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng 
với nhiều loại hình khác nhau như đồng dao, các làn điệu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 211-214; 192 
212 
hò, điệu lí, hát giao duyên... Nó là loại hình sáng tác dân 
gian, mang tính chất trữ tình dưới hình thức ngôn ngữ có 
vần, có điệu gắn liền với ca hát; phản ánh phong tục tập 
quán, tâm tư tình cảm và đời sống sinh hoạt của con 
người trong xã hội. Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam 
nói chung và dân ca các dân tộc thiểu số Thanh Hóa nói 
riêng luôn gắn liền với phong tục, lễ nghi và những tâm 
tư tình cảm, khát vọng của con người trong cuộc sống. 
2.2. Vài nét về ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh Hóa 
Dân ca Thanh Hóa là sản phẩm văn hóa tinh thần của 
người dân trong quá trình lao động, sản xuất. Quá trình 
lao động sản xuất, phong tục tập quán và đời sống sinh 
hoạt là môi trường dung dưỡng cho các làn điệu dân ca 
nảy mầm và phát triển. Dân ca lớn dần theo năm tháng, 
trải qua bao thăng trầm của lịch sử để đến hôm nay trở 
thành niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh. 
Với những giai điệu, ca từ mới mẻ, các nhạc sĩ thời 
nay đã viết rất nhiều các ca khúc dựa trên âm hưởng của 
các làn điệu dân ca xứ Thanh. Các ca khúc mang âm 
hưởng dân ca Thanh Hóa đều có giai điệu chắc khỏe, sâu 
lắng, mượt mà, nội dung ca ngợi tình yêu đôi lứa, đời 
sống sinh hoạt và sự cần cù trong lao động sản xuất. 
Những ca khúc mang âm hưởng dân ca góp phần làm 
đời sống âm nhạc thêm phong phú và độc đáo. Bên cạnh 
đó, nó còn góp phần phát triển chất liệu dân ca các vùng 
miền. Âm nhạc trong những ca khúc mang âm hưởng 
dân ca được phát triển từ một bài bản dân ca của một 
vùng miền nào đó dựa trên những nét đặc thù, đặc trưng 
như lối tiến hành giai điệu, tiết tấu, quãng đặc trưng hay 
các luyến láy điển hình. 
Thanh Hóa là một vùng đất có nhiều loại hình âm 
nhạc độc đáo mang yếu tố vùng miền, trong đó, Hò sông 
Mã và dân ca Đi cấy của Đông Anh - Đông Sơn Thanh 
Hóa là 2 vùng miền đại diện tiêu biểu cho dân ca Thanh 
Hóa. Có rất nhiều các sáng tác mang âm hưởng dân ca 
độc đáo của 2 vùng miền này. 
Về dòng sông Mã và mảnh đất nơi đây, đã có rất 
nhiều nhạc sĩ viết lên những ca khúc bất hủ. Và điều đặc 
biệt là khi viết về mảnh đất này, các nhạc sĩ thường chú 
trọng đến việc sử dụng chất liệu hò sông Mã một cách 
tinh tế trong ca khúc của mình. Chúng ta có thể kể đến 
một số ca khúc điển hình được sử dụng chất liệu hò sông 
Mã như : “Chào sông Mã anh hùng” của nhạc sĩ Xuân 
Giao, “Cây lúa Hàm Rồng” của nhạc sĩ Đôn Truyền, 
“Con đường quê Thanh” của nhạc sĩ Đinh Quang Hợp, 
“Trăng sông Mã” của nhạc sĩ Thành Đồng... 
2.3. Ý nghĩa của việc đưa ca khúc mang âm hưởng dân 
ca Thanh Hóa vào dạy học trên đàn phím điện tử 
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì CNH, HĐH 
và hội nhập quốc tế, làn sóng âm nhạc ngoại du nhập và 
những thị hiếu không ổn định của giới trẻ đã có ảnh 
hưởng không nhỏ. Bên cạnh đó các ca khúc có âm hưởng 
dân ca Thanh Hóa là những ca khúc ca ngợi về vẻ đẹp 
quê Thanh, phản ánh hiện thực trong đời sống lao động 
của cha ông ta qua các thời kì... Nó phản ánh về phong 
tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn hóa truyền thống 
của vùng đất nơi đây. Có hiểu và yêu những giá trị văn 
hóa ấy, chúng ta mới yêu quê hương đất nước. 
Đưa những ca khúc mang âm hưởng dân ca xứ Thanh 
vào chương trình dạy đệm hát là việc làm rất cần thiết, 
có ý nghĩa sâu sắc nhằm phát huy, định hướng cụ thể về 
chiến lược giáo dục con người trong thời kì hội nhập. 
Qua đó, giáo dục cho SV đạo đức nghề nghiệp, văn hóa 
trong giao tiếp ứng xử và thị hiếu âm nhạc lành mạnh; 
SV được tiếp cận tìm hiểu, học hát, học đệm và có cơ hội 
giao lưu học hỏi và trải nghiệm khả năng hoạt động âm 
nhạc của bản thân. 
2.4. Dạy học ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh 
Hóa trên đàn phím điện tử cho sinh viên Trường Đại 
học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
Sư phạm Âm nhạc là một trong những ngành đào tạo 
mũi nhọn của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch Thanh Hóa. Trong chương trình dạy học môn Nhạc 
cụ, phần Đệm hát là một nội dung hấp dẫn, có tính thực 
tế cao, mang lại hiệu quả cao trong học tập cho SV. Đây 
là module cung cấp cho SV những kĩ năng, kiến thức về 
phần đệm âm nhạc cho một ca khúc. Thông qua module 
này, người học có thể nhận biết được cách thức để đệm 
những bài hát mang phong cách khác nhau, định hướng 
thẩm mĩ nghệ thuật cho các em. Đặc biệt, đối với đệm 
hát các ca khúc mang âm hưởng dân ca sẽ giúp cho SV 
nắm được đặc trưng âm nhạc của từng thể loại dân ca, từ 
đó thấy được cái hay, cái đẹp trong nền âm nhạc truyền 
thống, biết bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca ấy. 
2.4.1. Lựa chọn ca khúc đưa vào dạy học 
Những ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh Hóa 
tương đối phong phú về nội dung và phong cách thể hiện. 
Tuy nhiên, ca khúc được lựa chọn phải đảm bảo được 
những yêu cầu về cấu trúc hình thức đơn giản, dễ nhận 
biết, giai điệu dễ nghe, lời ca trong sáng. Bên cạnh đó, các 
ca khúc phải có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục cao, 
có những tư tưởng tốt đẹp, cao quý. Một ca khúc được 
đánh giá là hay và phù hợp sẽ tạo được hứng thú cho SV 
trong quá trình học, đem lại kết quả học tập tốt. Khi nghe 
một ca khúc, những yếu tố như giai điệu, lời ca phải đọng 
lại nhiều cảm xúc trong lòng người nghe mới có thể mang 
lại những giá trị cao về nghệ thuật. Những ca khúc có âm 
hưởng dân ca Thanh Hóa có ý nghĩa rất to lớn và tác động 
rất nhiều đến sự cảm nhận của SV nơi đây. Tuy nhiên, 
bên cạnh những yếu tố như giai điệu đẹp, lời ca ý nghĩa,... 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 211-214; 192 
213 
thì cách đệm hát cũng phải đạt được hiệu quả nhất định. 
Khi biết đệm và soạn đệm tốt, SV sẽ cảm thấy tự tin, thích 
thú, sẽ đọng lại trong kí ức những ấn tượng đẹp về môn 
học này. Muốn vậy trước hết các em cần phải hiểu về dân 
ca Thanh Hóa. Ngoài các tài liệu tham khảo, GV nên giới 
thiệu một vài nét về dân ca Thanh Hóa, đặc điểm và các 
ca khúc mang âm hưởng của dân ca Thanh Hóa. Việc tiếp 
xúc với các ca khúc mang âm hưởng dân ca của quê 
hương mình ngay trong giai đoạn học tập sẽ có tác dụng 
mạnh mẽ trong việc giáo dục SV về tình yêu quê hương 
đất nước, khơi dậy ở các em lòng tự hào với truyền thống 
dân tộc. Chúng ta có thể lựa chọn những thể loại và bài 
dân ca tiêu biểu, mang đậm nét đặc trưng riêng của Thanh 
hóa, đáp ứng các tiêu chí như: 
- Tiêu chí về nội dung: Lựa chọn những ca khúc nội 
dung sâu sắc, hình tượng đẹp; có tính giáo dục cao, lời ca 
dễ hiểu và phù hợp với trình độ của SV. 
 - Tiêu chí về âm nhạc: Lựa chọn những bài có cấu 
trúc đơn giản, hình thức một hoặc hai đoạn nhạc. Giai 
điệu hay, dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với khả năng âm 
nhạc của SV. Tiết tấu rõ ràng, không quá phức tạp. Nhịp 
độ vừa phải. Tầm cữ không quá rộng, trong phạm vi một 
quãng 8 hoặc có thể quãng 10, 11 là phù hợp với tầm cữ 
giọng của SV không chuyên âm nhạc. 
 - Tiêu chí về tính phổ cập: Đối tượng SV rất đa dạng 
về khả năng âm nhạc. Chính vì vậy, việc lựa chọn những 
bài dân ca Thanh Hóa đưa vào dạy hát trong chương trình 
đào tạo chính khóa và ngoại khóa phải đảm bảo tính vừa 
sức, không quá khó để tất cả SV đều hát được. 
Căn cứ vào những tiêu chí vừa nêu trên và quỹ thời 
gian đào tạo của các học phần âm nhạc. Sau khi tham 
khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 
một số ca khúc thuộc hai thể loại dân ca tiêu biểu là: Múa 
đèn Đông Anh và Hò sông Mã để đưa vào dạy đệm cho 
SV Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh 
Hóa cụ thể như sau: 
Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca Đông Anh 
Thanh Hóa có thể kể đến: Hỡi em cấy lúa dưới trăng 
(Nguyễn Liên); Đẹp đôi trai gái tỉnh Thanh (Nguyễn 
Trọng); Câu hát chơi trăng ngoài thềm (Phạm Tịnh); 
Cây lúa Hàm Rồng (Đôn Truyền); Em hát dưới trăng 
(Đỗ Xuân Dương);... và ca khúc mang âm hưởng của thể 
loại dân ca Hò Sông Mã là: Thanh Hóa anh hùng (Hoàng 
Đạm); Nồng nàn khúc hát tỉnh Thanh (Thế Việt); Kỉ niệm 
giọng hò (Minh Quang); Xuân về trên đất Hàm Rồng 
(Nguyễn Liên); Về làm dâu Thanh Hóa ( Đồng Tâm); 
Hát mừng các cụ dân quân (Đỗ Nhuận); Chào sông Mã 
anh hùng (Xuân Giao);... 
Việc dạy và học đệm ca khúc mang đậm âm hưởng 
dân ca Thanh Hóa có ý nghĩa thiết thực với SV Sư phạm 
Âm nhạc, cần được đưa vào chương trình giảng dạy đáp 
ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. 
2.4.2. Phương pháp đệm hát 
Để có thể đệm tốt cho ca khúc trên đàn phím điện tử 
cần phải nắm chắc những đặc điểm của ca khúc sẽ đệm. 
Các bước chính cần thực hiện như: phân tích tóm tắt bài 
hát để xác định điệu thức, cấu trúc, đặc điểm tính chất 
của bài hoặc từng đoạn; lựa chọn tiết điệu, tempo; viết sơ 
đồ hợp âm; viết các câu dạo, nhạc kết; viết các âm hình 
đệm bổ sung; viết các câu nối tiếp... 
- Chọn tiết điệu: Phần đệm tự động là một tính năng 
ưu việt của đàn phím điện tử. Với các tính năng cho sự 
lựa chọn về tiết điệu, âm sắc, tốc độ, các đoạn dạo phù 
hợp với nhiều tác phẩm, phần đệm tự động có thể đóng 
vai trò thay thế cho ban nhạc để đệm cho ca khúc hoặc 
giai điệu solo. Hầu hết, khi sử dụng bộ đệm tự động, các 
tác phẩm sẽ trở nên sinh động và mang lại hiệu quả nghệ 
thuật cao. Tùy theo loại đàn và khả năng cảm nhận âm 
nhạc của người sử dụng mà các phần đệm có chất lượng 
nghệ thuật khác nhau. 
Đối với những ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh 
Hóa, điểm đặc trưng nhất đó là sự mô phỏng lại tiết tấu, 
bè tòng và phần xướng, xô trong câu hát. Vì vậy, khi 
đệm, SV cần tìm hiểu tác phẩm đó sáng tác dựa trên âm 
hưởng gì? Từ đó tìm ra những nét đặc trưng của giai điệu 
mà ứng dụng trên bộ đệm tự động của đàn phím điện tử. 
- Chọn âm sắc: Âm sắc của đàn phím điện tử rất đa 
dạng, có thể có đến hàng nghìn âm sắc khác nhau. Để đạt 
hiệu quả tốt, ở mỗi cách đệm, cần có những sự lựa chọn 
âm sắc phong phú. Mỗi âm sắc đều thể hiện được tính 
chất âm nhạc trong từng phần của tác phẩm. Vì vậy, 
chúng ta có thể chọn đoạn đầu là một âm sắc, đoạn hai là 
một âm sắc để tạo sự tương phản giữa hai đoạn. Bên cạnh 
đó chọn âm sắc của phần dạo, câu nối, bè tòng, rải hợp 
âm đệm cũng cần phải chú ý. 
Ví dụ: Ca khúc Chào sông Mã anh hùng của nhạc sĩ 
Xuân Giao có âm hưởng hùng tráng, hào sảng với 3 đoạn 
rõ rệt. Ta có thể sử dụng các âm sắc như: tiếng String và 
tiếng Hap cho dạo đầu để thể hiện sự mênh mang sóng 
nước của sông Mã. Tiếng Trompet cho đoạn 2 với tính 
chất sôi nổi, hùng tráng. Đoạn 3 sâu lắng ta có thể dùng 
tiếng Flute hoặc Oboe để thể hiện tính chất của đoạn này. 
- Nhạc dạo: Trong đệm ca khúc, nhạc dạo đóng vai trò 
khá quan trọng nhằm kết nối các đoạn trong bài hát. Các 
phần nhạc dạo gồm có dạo đầu, dạo giữa và nhạc kết. Mỗi 
phần có ý nghĩa, vai trò, đặc điểm và cách soạn riêng. 
Dạo đầu bằng Intro của đàn là cách dạo đơn giản 
nhất, chỉ cần chọn tiết điệu, âm sắc, giọng phù hợp với 
giọng người hát. Tuy nhiên, do phần intro được mặc định 
sẵn trên đàn mang phong cách phương Tây nên không 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 211-214; 192 
214 
phù hợp với đệm các ca khúc nói chung, đặc biệt là ca 
khúc mang âm hưởng dân ca. Phần dạo đầu thường có 
mục đích là cho người nghe cảm nhận được tính chất, tốc 
độ và giọng điệu, tình cảm của bài hát. Dạo đầu có thể 
dựa vào một hợp âm để vào bài hát hoặc điệp khúc của 
bài hát hoặc một đoạn hợp âm trong ca khúc. 
Nhạc dạo giữa: thường xuất hiện khi chuẩn bị vào 
đoạn cao trào của bài hát hoặc sử dụng để dạo cho ca khúc 
hát lần thứ hai. Phần dạo giữa có thể tái hiện câu dạo đầu, 
nhưng có thể mở rộng hơn về cấu trúc, cũng có thể đưa ra 
những chất liệu mới, tư duy âm nhạc mới nhằm tạo điểm 
nhấn cho phần đệm và tác phẩm. Với ca khúc mang âm 
hưởng dân ca Thanh Hóa, dạo giữa nên tập trung khai 
thác những đặc điểm liên quan đến âm điệu như quãng, 
giọng, tiết tấu đặc trưng trong từng ca khúc. 
Ví dụ, trong ca khúc Chào sông Mã anh hùng của 
nhạc sĩ Xuân Giao: Đoạn 1 của bài hát là lời tự sự, giới 
thiệu về vẻ đẹp, sự mênh mang rộng lớn của con sông 
Mã; bước sang đoạn 2, tính chất âm nhạc trở nên nhanh, 
sôi nổi, thúc giục nên câu dạo giữa phải mang tính báo 
hiệu về tính chất âm nhạc để người hát cảm nhận được ý 
nhạc tiếp theo. 
Nhạc kết: Phần nhạc kết thường là đoạn nhạc ngắn, 
mang ý nghĩa đúc kết lại hình tượng nghệ thuật của tác 
phẩm. Trong soạn đệm ca khúc, phần kết có vai trò quan 
trọng như dạo đầu và dạo giữa. Nốt Ending có sẵn trên 
đàn cũng có thể sử dụng để thay cho câu kết bài, tuy 
nhiên, để có sự liên quan về âm nhạc giữa câu mở đầu thì 
đối với ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh Hóa 
chúng ta không nên sử dụng phần Ending sẵn này. 
Một số cách soạn nhạc kết mà GV có thể hướng dẫn 
cho SV như: phần kết nhắc lại một câu nhạc nào đó của 
ca khúc; phần kết là sự nhắc lại dạo đầu (nhắc lại nguyên 
dạng hoặc có thay đổi); phần kết là một nét nhạc mang 
âm hưởng của ca khúc; Phần kết bằng một đoạn nhạc 
mới theo hướng mở. 
Cách đặt hợp âm: Các ca khúc mang âm hưởng dân 
ca thường sử dụng chất liệu của một thể loại dân ca vùng 
miền nào đó, nên việc lựa chọn hợp âm cũng nên sử dụng 
trên nền âm nhạc phương Tây, những vẫn phải đảm bảo 
làm rõ được đặc trưng của âm nhạc vùng miền đó. Để tạo 
hiệu quả này, người đệm có thể dùng các hợp âm sus4 
(hợp âm thay âm 3 bằng âm 4), sus2 (thay âm 3 bằng âm 
2) kết hợp với quãng đặc trưng và tiết tấu. 
Đối với các bài hát mang âm hưởng dân gian, bên 
cạnh việc tham khảo sơ đồ hòa thanh theo lối phương 
Tây, còn phải theo đặc điểm của thang âm trong giai điệu. 
Hòa thanh của phần đệm tự động mang tính chủ đạo, làm 
nền cho giai điệu chính sẽ làm phong phú cho hòa thanh 
khi đệm. Trên đàn phím điện tử, phần lớn các hợp âm 
được cài đặt sẵn là theo điệu thức 7 âm phương Tây, nếu 
sử dụng các hợp âm ba và bảy trong điệu thức 7 âm sẽ 
làm mất màu sắc của điệu thức 5 âm, mất bản sắc của bài 
dân ca. Vì vậy, ta có thể xây dựng các chồng âm, hợp âm 
cho các bài viết ở điệu thức 5 âm. Các dạng hợp âm phù 
hợp đệm phù hợp với ca khúc mang âm hưởng dân ca 
Thanh Hóa là: hợp âm cấu trúc có quãng 2, quãng 4 
(sus2, sus4, add2, add4... ); chồng âm chứa các nốt trong 
điệu thức; hệ thống hợp âm/chồng âm có thể được sử 
dụng đệm cho bài viết ở điệu thức 5 âm. 
Như vậy, khi soạn đệm cho các bài hát mang âm 
hưởng Thanh Hóa, chúng ta có thể sử dụng xen kẽ những 
hợp âm chồng quãng 3 theo lối cổ điển với những chồng 
âm chứa quãng đặc trưng của vùng miền. Tuy nhiên, để 
tạo hiệu quả tốt cho các ca khúc này, cần phải biết sử lí 
một cách khéo léo giữa hòa thanh với giai điệu chính 
nhằm làm rõ thêm đặc điểm ca khúc mang âm hưởng dân 
ca Thanh Hóa. 
2.4.3. Kết hợp phần đệm với người hát hoặc nhạc cụ khác 
Sau khi đã soạn xong các phần dạo, SV cần học thuộc 
ca khúc và thực hành ghép cùng người hát hoặc hòa tấu 
cùng nhạc cụ khác. Các em có thể tự hát để ghép phần 
đệm hoặc nhờ các người khác hát hoặc chơi giai điệu 
chính trên đàn phím điện tử để ghép phần đệm đã soạn. 
Khi ghép phần đệm với người hát, GV cần hướng dẫn 
SV đệm chính xác nhịp điệu của bài hát, đồng thời thể hiện 
tốt sắc thái, tình cảm giai điệu của câu dạo, của giai điệu 
và hợp âm đệm... Âm lượng cần điều chỉnh vừa phải với 
không bị to hay nhỏ quá mà “át giọng” người hát hoặc làm 
người hát khó nghe, khó phối hợp tốt với phần đệm. Bên 
cạnh đó, SV cũng nên tập có sự giao lưu về biểu diễn âm 
nhạc với người hát, có thể làm dấu hiệu kết thúc câu dạo 
để vào lời hát hoặc ra hiệu để chuẩn bị kết thúc bài hát... 
Phần tập ghép bài đệm trên đàn phím điện tử với 
người hát rất quan trọng, giúp cho SV có kết quả biểu 
diễn bài đệm hát hoàn chỉnh về mặt kĩ thuật từ đầu tới 
cuối bài đệm cũng như thể hiện được nội dung, tính chất, 
sắc thái tình cảm của bài hát một cách thật hòa hợp, ăn ý 
với người hát... 
3. Kết luận 
Dân ca Thanh Hóa rất đa dạng về thể loại, phong phú 
về nội dung, với nhiều làn điệu khác nhau. Nhiều thể loại 
dân ca tiêu biểu được cả nước biết đến như: Hò sông Mã, 
diễn xướng Múa đèn Đông Anh... đã thể hiện rõ nét hình 
ảnh về cuộc sống, lao động và văn hóa tinh thần của 
người dân Thanh Hóa. Dân ca là nơi mà người dân Thanh 
Hóa gửi gắm những tâm tư, tình cảm và ước mơ trong 
sáng hướng tới một tương lai tươi đẹp. 
(Xem tiếp trang 192) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 188-192 
192 
Gợi ý sư phạm: 
Nội dung 
Hoạt động 
của GV 
Hoạt động 
của SV 
- Liên kết tựa. 
- Liên kết dây 
mềm, thẳng và 
không dãn. 
- Liên kết bản 
lề. 
- Liên kết gối. 
- Liên kết gối 
cầu. 
- Liên kết 
ngàm. 
- Liên kết 
thanh. 
- Đưa vật thật quan 
sát; Mô phỏng các 
liên kết trên phần 
mềm. 
- Chia nhóm. 
- Đưa ra yêu cầu. 
- Đặt câu hỏi. 
- Tổ chức thảo luận 
nhóm nhỏ. 
- Gọi SV trình bày. 
- Tổ chức thảo luận 
lớn để tổng hợp. 
- Đưa ra nội dung 
của bài học. 
- Quan sát. 
- Nghe. 
- Tương tác trực 
tiếp với phần mềm 
GeoGebra. 
- Thực hành trên 
phần mềm. 
- Nghe. 
- Suy nghĩ. 
- Đưa ra câu trả lời. 
- Nghe. 
- Ghi bài. 
Cách dạy và học nói trên sẽ phát huy được tính tích 
cực, chủ động, kích thích tính tò mò, khám phá, tìm tòi 
và khả năng sáng tạo thông qua những trải nghiệm của 
người học nhờ đó chất lượng đào tạo được nâng cao. Nhờ 
có ứng dụng của công nghệ thông tin mà SV có thể tương 
tác trực tiếp trên máy tính (phần mềm GeoGebra hoặc 
Cabri3D) và có khả năng sáng tạo thêm các bài tập ngoài 
để mở rộng kiến thức. 
3. Kết luận 
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và những 
tiến bộ của lí luận dạy học (đặc biệt là lí luận dạy học quy 
nạp) mà quá trình dạy các học phần cơ sở kĩ thuật có 
nhiều lựa chọn phương pháp dạy học để đạt hiệu quả hơn. 
Một trong những ứng dụng đó là xây dựng bài giảng điện 
tử, ứng dụng phần mềm GeoGebra hoặc Cabri3D để 
giảng dạy các học phần cơ sở kĩ thuật bằng phương pháp 
quy nạp (theo vòng quy nạp) qua đó từng bước nâng cao 
chất lượng đào tạo. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Kolb, David A. (1984). Experiential Learning: 
Experience as the Source of Learning and 
Development. Prentice - Hall, Inc., Englewood 
Cliffs, New Jersey. 
[2] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển 
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[3] Nguyễn Xuân Lạc (2017). Nhập môn Lí luận và công 
nghệ dạy học hiện đại. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Nguyễn Văn Bảy (2015). Dạy học trải nghiệm và 
vận dụng trong đào tạo nghề điện dân dụng cho lực 
lượng lao động nông thôn. Luận án Tiến sĩ, Trường 
Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[5] Vũ Thị Lan (2014). Dạy học dựa vào nghiên cứu 
trường hợp ở đại học. NXB Bách khoa. 
[6] Nicola Whitton (2010). Learning with Digital 
Games. Routledge, NY. 
[7] Trần Văn Việt (2016). Ứng dụng mô phỏng, công 
nghệ mô phỏng dạy học các học phần Cơ sở kĩ thuật 
ngành cơ khí theo hướng quy nạp. Tạp chí Thiết bị 
giáo dục, số 130, tr 1-3. 
[8] Trần Văn Việt (2016). Thiết kế bài giảng dạy học 
theo hướng quy nạp một số nội dung trong môn Vẽ 
kĩ thuật ở các trường cao đăng kĩ thuật. Tạp chí 
Thiết bị giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 20-23. 
[9] Nguyễn Xuân Lạc (2015). Công nghệ dạy học tương 
tác ảo. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 122, tr 1-3; số 
123, tr 1-3. 
DẠY HỌC CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG... 
(Tiếp theo trang 214) 
Đàn phím điện tử với những tính năng phong phú về 
tiết điệu và âm sắc, đã trở thành công cụ đệm hát rất hiệu 
quả và đóng vai trò không thể thiếu cho sự sống động của 
tác phẩm. Vì vậy, khai thác tính năng của đàn ứng dụng 
đệm hát những ca khúc mang âm hưởng dân ca sẽ khá 
thiết thực và hiệu quả. Bè đệm của đàn phím điện tử sẽ 
góp phần để các ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh 
Hóa đến được với công chúng nhanh hơn, hiệu quả hơn, 
qua đó thúc đẩy việc dạy và học các ca khúc này ngày 
càng hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ngô Thị Việt Anh (2013). Biên soạn phần đệm hát 
cho trung học cơ sở (Dùng bộ đệm tự động) ứng 
dụng trong dạy và học đàn phím điện tử ở Trường 
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Nghiên 
cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư 
phạm Nghệ thuật Trung ương. 
[2] Đoàn Phương Hải (2011). Phương pháp soạn đệm 
trên đàn Organ. Đề tài nghiên cứu khoa học, Học 
viện Âm nhạc Huế. 
[3] Nguyễn Thụy Loan (2005). Giáo trình Âm nhạc cổ 
truyền. NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Phạm Phúc Minh (1994). Tìm hiểu dân ca Việt Nam. 
NXB Âm nhạc. 
[5] Lê Anh Tuấn (2011). Điệu thức 5 âm trong dân ca 
người Việt. Luận án Tiến sĩ, Học viện Âm nhạc 
Quốc gia Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_ca_khuc_mang_am_huong_dan_ca_thanh_hoa_tren_dan_phim.pdf