Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Phần 1)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Các số liệu cơ bản

Tên nước: Nhật Bản

Diện tích: 377.835 km2 trong đó diện tích đất liền là

374.744 km2 và mặt nước là 3.091 km2.

Dân số: 126.804.443 người (7/2010)

Thủ đô: Tokyo

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Nhật

Đơn vị tiền tệ: Yên (JPY)

Thể chế chính phủ: Quân chủ lập hiến

2. Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên: Tài nguyên về khoáng sản rất ít, có tiềm

năng về nguồn nuôi trồng đánh bắt hải sản.

Địa hình: Địa hình tương đối gập ghềnh, nhiều núi.

Khí hậu: Khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hòa và có

bốn mùa rõ rệt. Tuy nhiên do địa hình Nhật Bản trải dài

hơn 3000 km từ Bắc tới Nam nên tạo ra các vùng có khí

hậu êm dịu. Mùa đông, khu vực giáp Biển Thái Bình

Dương khí hậu ôn hòa và nắng ấm, khu vực giáp biển Nhật

Bản thường nhiều mây và mưa.

Nhiệt độ trung bình trên 4 vùng cơ bản:

Hokkaido: 8-120C

Tokyo: 15,60C

Niigata: 13,20C

Naha: 22,40C

Các hiệp định quốc tế môi trường đã tham gia: Nghị

định thư Môi trường Nam cực, Tài nguyên sống Nam cực,

Hiệp ước Nam cực, Đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu, Hiệp

ước Tokyo, Bảo vệ các loài tuyệt chủng, Khí thải độc hại,

Bảo vệ nguồn sinh vật biển, Bảo vệ tầng ôzôn, Ô nhiễm tàu

biển, Rừng nhiệt đới 94, Rừng nhiệt đới 83, Vùng ngập nước,

đánh bắt cá voi.

3. Xã hội

Dân số: 126.804.443 người (7/2010)

Cấu trúc tuổi:

+ 0-14 tuổi: 13,5% (nam 8.804.465/nữ 8.344.800)

+ 15-64 tuổi: 64,3% (nam 41.187.425/nữ 40.533.876)

+ 65 tuổi trở lên: 22,2% (nam11.964.694/nữ 6.243.419)Tổng quan về thị trường Nhật Bản

13

Tỷ lệ tăng dân số: - 0,242% (ước 2010)

Tỷ suất sinh: 7,41/1000 dân (ước 2010)

Tuổi thọ bình quân: Toàn bộ dân số: 82,17 tuổi, trong

đó: nam giới: 78,87 tuổi và nữ giới: 85,66 tuổi

Tỷ lệ biết chữ: 99%

Các tỉnh thành phố chính: Gồm 47 tỉnh, thành phố:

Aichi, Akita, Aomori, Chiba, Ehime, Fukui, Fukuoka,

Fukushima, Gifu, Gunma, Hiroshima, Hokkaido, Hyogo,

Ibaraki, Ishikawa, Iwate, Kagawa, Kagoshima, Kanagawa,

Kochi, Kumamoto, Kyoto, Mie, Miyazaki, Nagano, Nagasaki,

Nara, Niigata, Oita, Okayama, Okinawa, Osaka, Saga,

Saitama, Shiga, Shiga, Shimane, Shizuoka, Tochigi,

Tokushima, Tokyo, Tottori, Toyama, Wakayama, Yamagata,

Yamaguchi, Yamanashi.

Tôn giáo: Gồm 2 đạo chính là Shinto (Thần đạo) và

Phật giáo 84%; các tôn giáo khác là 16% trong đó Thiên chúa

giáo là 0,7%

Ngày nghỉ quốc gia: 23/12/1933 (ngày sinh của Nhật

Hoàng Akihito)

pdf 99 trang yennguyen 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Phần 1)

Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Phần 1)
Đẩy mạnh xuất khẩu 
 sang thị trường Nhật Bản 
 LỜI NÓI ĐẦU 
Quan hệ kinh tế -thương mại giữa Việt Nam và Nhật 
Bản không ngừng phát triển. Hiện nay, Nhật Bản không chỉ 
là nhà tài trợ ODA lớn nhất mà còn bạn hàng thương mại lớn 
thứ hai của Việt Nam. Nhật Bản là một trong những thị 
trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Đây là 
một thị trường tiêu dùng vào loại lớn nhất thế giới, đặc biệt 
đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản-nhóm hàng xuất 
khẩu thế mạnh của nước ta. Trong giai đoạn 2001-2010, 
thương mại Việt Nam-Nhật Bản chiếm tỷ lệ trung bình 
11,62% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiệp 
định đối tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp 
định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đã mở ra cơ 
hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của nước ta thâm nhập vào 
thị trường Nhật Bản nếu tận dụng và khai thác có hiệu quả 
những ưu đãi trong các Hiệp định này. 
Tuy nhiên, có một thực tế là tỷ trọng của thị trường 
Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt 
Nam có xu hướng giảm dần, từ 34,46% trong năm 1991 
xuống còn 10,70% trong năm 2010. Cùng với đó là sự sụt 
giảm của tốc độ tăng trưởng kim ngạch với 12,67% trong 
giai đoạn từ 2001-2010 so với 20,63% của giai đoạn 1991-
2000. Sự giảm sút này do nhiều nguyên nhân như: hoạt động 
xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt hiệu quả thấp, 
hàng hóa xuất khẩu chưa đáp ứng tốt tiêu chuẩn chất lượng, 
nghèo nàn về chủng loại, doanh nghiệp còn thiếu thông tin và 
kinh nghiệm kinh doanh với thị trường này 
Nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị 
trường Nhật Bản, Nhà xuất bản Công Thương biên soạn và 
xuất bản cuốn sách “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường 
Nhật Bản”. Nội dung chủ yếu của cuốn sách cung cấp thông 
tin cơ bản về thị trường Nhật Bản, phân tích hoạt động 
thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay, thực trạng 
và giải pháp để tận dụng tốt các ưu đãi theo các Hiệp định 
AJCEP và VJEPA, kinh nghiệm kinh doanh một số mặt hàng 
thế mạnh của Việt Nam như nội thất, nông sản, hải sản, dệt 
may sang thị trường Nhật Bản. 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình tập 
hợp tài liệu và biên soạn cuốn sách không khó tránh khỏi 
thiếu sót. Chúng tôi rất hoan nghênh bạn đọc đóng góp ý kiến 
cho cuốn sách và gửi đến : 
Nhà xuất bản Công Thương-46 Ngô Quyền-Hà Nội 
Điện thoại : 04 38260835 Fax: 04 39381764 
Email: nxbct@moit.gov.vn 
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG 
Mục lục 
LỜI NÓI ĐẦU 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 
I. THÔNG TIN CHUNG 11 
1. Các số liệu cơ bản 11 
2. Điều kiện tự nhiên 11 
3. Xã hội 12 
4. Thể chế và cơ cấu hành chính 13 
5. Hệ thống pháp luật 15 
6. Ngày nghỉ lễ 16 
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THƯƠNG 
MẠI CỦA NHẬT BẢN 
17 
1. Tình hình phát triển kinh tế 17 
2. Tình hình phát triển thương mại 22 
2.1. Xu hướng xuất nhập khẩu của Nhật Bản theo khu 
vực 
25 
2.2. Xu hướng xuất nhập khẩu theo chủng loại hàng hoá 30 
3. Tình hình phát triển đầu tư 35 
CHƯƠNG 2 
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN 
I. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN 39 
II. HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT 
NAM VÀ NHẬT BẢN 
42 
1. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật 42 
Bản 
1.1. Kim ngạch 42 
1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính sang Nhật Bản 44 
2. Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nhật Bản 48 
2.1. Kim ngạch 48 
2.2. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chính 50 
CHƯƠNG 3 
TẬN DỤNG ƯU ĐÃI THEO CÁC HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC 
KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN - NHẬT BẢN (AJCEP) VÀ 
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - 
NHẬT BẢN (VJEPA) ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 
SANG NHẬT BẢN 
I. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN 
ASEAN - NHẬT BẢN (AJCEP) 
53 
1. Giới thiệu về Hiệp định AJCEP 53 
2. Lộ trình cam kết thuế quan 54 
3. Tận dụng các ưu đãi trong hiệp định đối với hoạt động 
xuất nhập khẩu của Việt Nam 
57 
3.1. Những thuận lợi 57 
3.2. Những khó khăn, thách thức 59 
II. HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - 
NHẬT BẢN (VJEPA) 
60 
1. Giới thiệu về Hiệp định VJEPA 60 
2. Lộ trình cam kết thuế quan 62 
2.1. Đối với các sản phẩm công nghiệp 63 
2.2. Đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản 65 
3. Tận dụng các ưu đãi trong Hiệp định đối với hoạt 
động xuất nhập khẩu của Việt Nam 
73 
3.1. Những thuận lợi 74 
3.2. Những khó khăn, thách thức 89 
4. Tình hình tận dụng ưu đãi trong Hiệp định VJEPA để 
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản 
từ năm 2009 đến nay 
90 
4.1. Tình hình thực hiện tận dụng ưu đãi 90 
4.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 96 
4.3. Một số hạn chế và nguyên nhân 99 
CHƯƠNG IV 
MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI KINH DOANH 
VỚI NHẬT BẢN 
I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 103 
1. Chứng từ nhập khẩu 103 
2. Các luật và quy định liên quan 107 
3. Các mặt hàng cấm nhập khẩu 111 
II. CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT 111 
1. Hệ thống thuế 112 
2. Thuế xuất nhập khẩu 112 
III. QUY ĐỊNH VỀ BAO GÓI NHÃN MÁC 113 
IV. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT 114 
V. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 117 
VI. QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI HÀNG 
HÓA DỊCH VỤ 
118 
1. Quy chuẩn tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - JIS 119 
2. Quy định tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản - JAS 121 
3. Quy định tiêu chuẩn môi trường Ecomark 122 
4. Một số quy định và dấu chứng nhận chất lượng khác 123 
VII. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 124 
1. Văn phòng đại diện 124 
2. Văn phòng chi nhánh 125 
3. Công ty liên doanh 125 
4. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản 126 
5. Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh tại Nhật Bản 127 
VIII. VĂN HÓA KINH DOANH 129 
1. Giờ làm việc 129 
2. Một số nguyên tắc kinh doanh 130 
3. Tập quán tiêu thụ 135 
IX. KINH NGHIỆM KINH DOANH MỘT SỐ 
MẶT HÀNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 
140 
1. Một số điểm cần lưu ý đầu tiên 140 
2. Mặt hàng nội thất 144 
3. Mặt hàng rau quả 156 
4. Mặt hàng thủy sản 468 
4.1. Đặc điểm thị trường 168 
4.2. Các kênh phân phối hàng thủy sản tại Nhật Bản 179 
4.3. Các quy định liên quan đến việc thâm nhập thị trường 183 
5. Mặt hàng may mặc 209 
 X. MỘT SỐ ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH 224 
1. Các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản 224 
2. Các cơ quan của Việt Nam 225 
Tổng quan về thị trường Nhật Bản 
11 
CHƯƠNG I 
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 
I. THÔNG TIN CHUNG 
1. Các số liệu cơ bản 
Tên nước: Nhật Bản 
Diện tích: 377.835 km2 trong đó diện tích đất liền là 
374.744 km
2
 và mặt nước là 3.091 km2. 
Dân số: 126.804.443 người (7/2010) 
Thủ đô: Tokyo 
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Nhật 
Đơn vị tiền tệ: Yên (JPY) 
Thể chế chính phủ: Quân chủ lập hiến 
2. Điều kiện tự nhiên 
Tài nguyên: Tài nguyên về khoáng sản rất ít, có tiềm 
năng về nguồn nuôi trồng đánh bắt hải sản. 
Địa hình: Địa hình tương đối gập ghềnh, nhiều núi. 
Khí hậu: Khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hòa và có 
bốn mùa rõ rệt. Tuy nhiên do địa hình Nhật Bản trải dài 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
12 
hơn 3000 km từ Bắc tới Nam nên tạo ra các vùng có khí 
hậu êm dịu. Mùa đông, khu vực giáp Biển Thái Bình 
Dương khí hậu ôn hòa và nắng ấm, khu vực giáp biển Nhật 
Bản thường nhiều mây và mưa. 
Nhiệt độ trung bình trên 4 vùng cơ bản: 
Hokkaido: 8-12
0
C 
Tokyo: 15,6
0
C 
Niigata: 13,2
0
C 
Naha: 22,4
0
C 
Các hiệp định quốc tế môi trường đã tham gia: Nghị 
định thư Môi trường Nam cực, Tài nguyên sống Nam cực, 
Hiệp ước Nam cực, Đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu, Hiệp 
ước Tokyo, Bảo vệ các loài tuyệt chủng, Khí thải độc hại, 
Bảo vệ nguồn sinh vật biển, Bảo vệ tầng ôzôn, Ô nhiễm tàu 
biển, Rừng nhiệt đới 94, Rừng nhiệt đới 83, Vùng ngập nước, 
đánh bắt cá voi. 
3. Xã hội 
Dân số: 126.804.443 người (7/2010) 
Cấu trúc tuổi: 
+ 0-14 tuổi: 13,5% (nam 8.804.465/nữ 8.344.800) 
+ 15-64 tuổi: 64,3% (nam 41.187.425/nữ 40.533.876) 
+ 65 tuổi trở lên: 22,2% (nam11.964.694/nữ 6.243.419) 
Tổng quan về thị trường Nhật Bản 
13 
 Tỷ lệ tăng dân số: - 0,242% (ước 2010) 
Tỷ suất sinh: 7,41/1000 dân (ước 2010) 
Tuổi thọ bình quân: Toàn bộ dân số: 82,17 tuổi, trong 
đó: nam giới: 78,87 tuổi và nữ giới: 85,66 tuổi 
Tỷ lệ biết chữ: 99% 
Các tỉnh thành phố chính: Gồm 47 tỉnh, thành phố: 
Aichi, Akita, Aomori, Chiba, Ehime, Fukui, Fukuoka, 
Fukushima, Gifu, Gunma, Hiroshima, Hokkaido, Hyogo, 
Ibaraki, Ishikawa, Iwate, Kagawa, Kagoshima, Kanagawa, 
Kochi, Kumamoto, Kyoto, Mie, Miyazaki, Nagano, Nagasaki, 
Nara, Niigata, Oita, Okayama, Okinawa, Osaka, Saga, 
Saitama, Shiga, Shiga, Shimane, Shizuoka, Tochigi, 
Tokushima, Tokyo, Tottori, Toyama, Wakayama, Yamagata, 
Yamaguchi, Yamanashi. 
Tôn giáo: Gồm 2 đạo chính là Shinto (Thần đạo) và 
Phật giáo 84%; các tôn giáo khác là 16% trong đó Thiên chúa 
giáo là 0,7% 
Ngày nghỉ quốc gia: 23/12/1933 (ngày sinh của Nhật 
Hoàng Akihito) 
4. Thể chế và cơ cấu hành chính 
Thể chế 
Thể chế: Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể 
chế Quân chủ lập hiến kiểu Anh, trong đó: 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
14 
 + Nhà Vua là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại. 
 + Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập. 
 + Chính phủ hiện nay là chính phủ liên hiệp giữa Đảng 
Dân chủ (DPJ) và Tân đảng quốc dân (PNP). 
Cơ cấu hành chính 
Các đảng phái chính trị: 
Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. 
Những đảng phái chính trị lớn gồm có: 
+ Đảng Dân chủ Nhật Bản DPJ 
+ Đảng Cộng sản Nhật Bản JCP 
+ Đảng Komeito 
+ Đảng Dân chủ tự do LDP 
+ Đảng Dân chủ Xã hội SDP 
Cơ quan hành chính: 
+ Người đứng đầu Nhà nước: Nhật hoàng Akihito 
(người Nhật gọi hoàng đế Nhật Bản là Thiên hoàng) sinh 
ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại Tokyo, lên ngôi ngày 7 
tháng 1 năm 1989. 
+ Người đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Naoto Kan 
- nhậm chức ngày 04/06/2010 (là thủ tướng thứ 94 của 
Nhật Bản) 
Tổng quan về thị trường Nhật Bản 
15 
+ Nội các: Các bộ trưởng được thủ tướng bổ nhiệm 
5. Hệ thống pháp luật 
Hệ thống luật pháp 
 Theo Hệ thống Luật Dân sự châu Âu với sự ảnh hưởng 
của Luật Anh – Mỹ, Tòa án tối cao tham gia ý kiến vào các 
Bộ luật hành pháp 
Bầu cử Nghị viện chỉ định ra ứng cử viên thủ tướng, 
hiến pháp quy định rằng thủ tướng phải được sự nhất trí của 
đa số thành viên nghị viện. Sau khi bầu cử hiến pháp, lãnh 
đạo của liên minh chính hoặc đảng chính trong Hạ viện 
thường được bầu là thủ tướng. Thủ tướng mới có thể được 
chỉ định vào thời gian kết thúc nhiệm kỳ của thủ tướng đương 
nhiệm; nhà vua theo chế độ cha truyền con nối 
Cơ quan lập pháp Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập 
pháp cao nhất, gồm có Hạ viện (Chúng nghị viện) với 512 số 
ghế và Thượng viện (Tham nghị viện) với 252 số ghế. Hạ 
viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với số nghị viện từ 2 
đến 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 
năm, cứ 3 năm một nửa thượng viện sẽ được bầu cử lại. 
Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm 
Nội các, đây là một quyền lực chính trị quan trọng nhất của 
nền chính trị đại nghị. Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi 
đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử 
ghế Thượng viện. 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
16 
Cơ quan Tư pháp Tòa án tối cao thực hiện quyền tư 
pháp. (Chánh án tòa tối cao được Nhật hoàng chỉ định sau khi 
được sự nhất trí của chính phủ; các thành viên khác của tòa 
được chính phủ chỉ định) 
Các tổ chức quốc tế đã tham gia: AFDB, APEC, 
APT, ARF,ASDB, ASEAN (đối tác đối thoại), Australia 
Group, BIS, CE (quan sát viên), CERN (quan sát viên), CP, 
EAS, EBRD, FAO, G-5, G-7, G-8, G-10, IADB, IAEA, 
IBRD, ICAO, ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, 
IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, 
ITU, LAIA, MIGA, NAM, NEA, NSG, OAS (quan sát viên), 
OECD, OPCW, OSCE (đối tác), Paris Club, PCA, PIF 
(Partner), SAARC (quan sát viên), UN, Hội đồng bảo an 
LHQ (tạm thời), UNCTAD, UNDOF, UNESCO, UNHCR, 
UNIDO, UNITAR, UNMOVIC, UNRWA, UPU, WCL, 
WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO, ZC 
6. Ngày nghỉ lễ 
1/1: Ngày mồng một Tết 
Thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 1: Ngày lễ trưởng 
thành 
11/2: Ngày kỷ niệm kiến quốc 
20/3: Ngày xuân phân 
29/4: Ngày Midori, ngày cây cối xanh tươi 
Tổng quan về thị trường Nhật Bản 
17 
3/5: Ngày kỷ niệm thành lập hiến pháp 
4/5: Ngày nghỉ quốc dân 
5/5: Ngày trẻ con 
Thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 7: Ngày của biển 
Thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 9: Ngày kính trọng 
người già 
23/9: Ngày thu phân 
Thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 10: Ngày thể thao 
3/11: Ngày văn hóa 
23/11: Ngày cảm tạ lao động 
23/12: Ngày sinh nhật của Thiên Hoàng 
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THƯƠNG 
MẠI CỦA NHẬT BẢN 
1. Tình hình phát triển kinh tế 
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 2 thế giới 
sau Mỹ, với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt 
được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị 
phá hủy hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh 
tế Nhật Bản” trong những năm 70. Hiện nay, Nhật Bản đang 
thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế để tìm cách thoát khỏi tình 
trạng trì trệ kéo quá dài. Trong tương lai, với truyền thống 
cần cù, sáng tạo của người Nhật, với tiềm lực về khoa học 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
18 
công nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ phục hồi, 
phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu cho kinh tế 
khu vực và kinh tế thế giới. 
Một số chỉ số kinh tế của Nhật Bản 
 2009 2010 2011 
GDP (ppp) 4.194 tỷ USD 4.414 tỷ USD 4.310 tỷ USD 
Tăng trưởng GDP -6% 5,2% 
GDP theo đầu người 33.300 USD 34.600 tỷ USD 34.300 USD 
GDP theo ngành 
(2011) 
Nông nghiệp: 1,1% - công nghiệp: 23% - Dịch 
vụ: 75,9% 
Lực lượng lao động 
65,69 triệu 
người 
65,9 triệu 
người 
65,7 triệu 
người 
Tỷ lệ thất nghiệp 5,1% 5% 4,8% 
Tỷ lệ lạm phát - 1,34% - 0,7% -1,4% 
Mặt hàng nông nghiệp Gạo, củ cải đường, gia cầm, cá, trứng, trái cây 
Các ngành công 
nghiệp 
Thiết bị điện tử, động cơ xe máy, ô tô, máy công 
cụ, thép và kim loại màu, hóa chất, tàu, dệt may 
và thực phẩm chế biến 
Tăng trưởng công 
nghiệp 
-17% 15,5% -1,5% 
Kim ngạch xuất 
khẩu 
516,3 tỷ USD 730,1 tỷ USD 800,8 tỷ USD 
Mặt hàng chính 
Xe máy, linh kiện bán dẫn, máy văn phòng, hóa 
chất 
Kim ngạch nhập 
khẩu 
490,6 tỷ USD 639,1 tỷ USD 794,7 tỷ USD 
Mặt hàng chính Nguyên liệu, năng lượng, hóa chất, dệt may 
Tổng quan về thị trường Nhật Bản 
19 
Chương trình hợp tác công nghiệp của Chính phủ, cùng 
với kỷ luật lao động tốt, nắm bắt được các thành tựu khoa học 
công nghệ kỹ thuật cao trong khi chi phí cho quốc phòng thấp 
(1% GDP) đã giúp Nhật Bản phát triển với tốc độ thần kỳ. 
Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật là mối liên kế chặt 
chẽ giữa nhà sản xuất, cung cấp và phân phối trong một 
nhóm liên kết được gọi là Keirstsu. Một đặc điểm nữa là việc 
bảo đảm công ăn việc làm cho đại bộ phận dân thành thị. 
Tuy nhiên, hai đặc điểm trên dần dần bị lu mờ. Nền 
kinh tế Nhật Bản phụ thuộc mạnh mẽ vào nguyên liệu thô 
nhập khẩu. Nền nông nghiệp vốn nhỏ bé đang được Chính 
phủ hỗ trợ mạnh mẽ, và đang có năng suất vào loại cao nhất 
thế giới. Nhật Bản có thể tự túc về gạo trong khi phải nhập 
khẩu khoảng 50% các loại ngũ cốc khác. 
Hiện tại, đội tàu đánh cá Nhật Bản được coi là hùng 
hậu nhất thế giới mang lại khoảng 15% tổng sản lượng đánh 
bắt cá c ... chứng nhận 
xuất xứ cho hàng hóa. 
Hiện nay có 2 mẫu C/O dành cho hàng xuất khẩu Việt 
Nam sang thị trường Nhật Bản là mẫu AJ (hưởng ưu đãi theo 
Hiệp định AJCEP) và mẫu VJ (hưởng ưu đãi theo Hiệp định 
VJEPA). Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng mẫu AJ hoặc 
VJ tùy theo mức thuế hiệp định nào có lợi hơn với hàng hóa 
xuất khẩu của doanh nghiệp mình. 
Mức độ tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định VJEPA 
để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản 
được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị 
trường này sử dụng form VJ. 
Tổng hợp tình hình cấp giấy phép xuất khẩu mẫu AJ và VJ năm 
2009, 2010 và 9 tháng đầu năm 2011 
 Đơn vị: Triệu USD 
STT Loại 
Form 
Số l ợn 
(bộ) 
Trị iá 
các bộ 
C/O 
Kim 
n ạch XK 
san Nhật 
Bản 
Tỷ trọn 
trong 
kim 
n ạch 
XK (%) 
Năm 2009 
1 AJ 37018 1703,25 
6291,8 
27,07 
2 VJ 954 46,26 0,74 
Năm 2010 
1 AJ 42693 2030,90 
7727,7 
26,28 
2 VJ 6354 311,90 4,04 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
92 
9 tháng 2011 
1 AJ 35635 1863,03 
7481,2 
24,90 
2 VJ 7246 448,55 6,00 
Năm 2009- 9 tháng 2011 
1 AJ 115346 5597,18 
21500,7 
26,03 
2 VJ 14554 806,71 3,75 
(Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) 
Số liệu ở trên cho thấy mức độ tận dụng ưu đãi của Hiệp 
định VJEPA trong xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường 
Nhật Bản ngày càng tăng lên. Tháng 10/2009 Hiệp định mới 
bắt đầu có hiệu lực, trong 3 tháng 2009, xuất khẩu hàng hóa 
sang Nhật Bản dùng C/O VJ chiếm 0,74 % tổng kim ngạch 
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này. Sang 
năm 2010 và 9 tháng 2011, mức độ tận dụng ưu đãi tăng lên 
4,04% và 6,0% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, so sánh với 
Hiệp định AJCEP thì mức độ tận dụng ưu đãi trong Hiệp định 
VJEPA còn thấp, vì Hiệp định AJCEP thực thi trước (từ 2008), 
nên các doanh nghiệp quen sử dụng mẫu C/O AJ hơn và xuất 
xứ nguyên liệu thì được cộng gộp của Việt Nam, Nhật Bản và 
các nước ASEAN. 
Trị giá xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản sử 
dụng giấy chứng nhận xuất xứ VJ năm 2010 tăng 574,23% so 
với năm 2009. Trong khi đó, giá xuất khẩu hàng hóa sử dụng 
giấy chứng nhận xuất xứ AJ năm 2010 chỉ tăng 19,24% so với 
năm 2009. Như vậy mức độ tận dụng ưu đãi từ Hiệp định 
VJEPA tiến triển khá tốt 
Tận dụng ưu đãi....xuất khẩu sang Nhật Bản 
93 
So sánh trị giá xuất khẩu hàng hóa sử dụng C/O AJ và VJ 
năm 2010 với năm 2009 
Đơn vị: Triệu USD 
STT Loại 
From 
Trị iá 
2009 
Trị iá 
2010 
Tỷ lệ so 
sánh(%) 
1 AJ 1703,25 2030,90 19,24 
2 VJ 46,26 311,90 574,23 
(Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) 
Mức độ tận dụng ưu đãi từ Hiệp định VJEPA trong xuất 
khẩu hàng hóa sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm 2011 tăng 
112,66% so với 9 tháng đầu năm 2010, trong khi đó mức tận 
dụng ưu đãi từ Hiệp định AJCEP chỉ tăng 26,22% 
So sánh trị giá xuất khẩu hàng hóa theo mẫu C/O AJ và VJ 9 
tháng đầu năm 2011 với cùng kỳ năm 2010 
Đơn vị: Triệu USD 
STT Loại 
From 
Trị iá 9 thán đầu 
năm 2010 
Trị iá 9 thán đầu 
năm 2011 
Tỷ lệ so sánh 
(%) 
1 AJ 1476,0 1863,0 26,22 
2 VJ 210,9 448,5 112,66 
(Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) 
Như vậy, tính từ 2009 – 9 tháng đầu năm 2011, hàng hóa 
xuất khẩu sang Nhật được hưởng cam kết ưu đãi về thuế theo 
cả hai Hiệp định VJEPA và AJCEP mới chỉ đạt 29,78% (Hiệp 
định VJEPA là 3,75%, Hiệp định AJCEP là 26,03%). Đây là 
một con số khiêm tốn so với mức cam kết giảm thuế của hai 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
94 
hiệp định mang lại. Thực tế này cho thấy dù cam kết giảm thuế 
từ các hiệp định là lớn, song với các doanh nghiệp Việt Nam 
tận dụng được các ưu đãi này không phải là điều dễ dàng. 
Nguyên tắc xuất xứ theo các hiệp định vẫn là một bài toán khó 
với hàng hóa của nước ta. 
Cũng từ những số liệu trên có thể thấy hiện tại hàng hóa 
xuất khẩu ưu đãi thuế sang thị trường Nhật Bản chủ yếu dùng 
form AJ. Lượng hàng hóa dùng form VJ là không đáng kể chỉ 
bằng 14,41% so với hàng hóa dùng form AJ. Điều này cũng dễ 
hiểu vì Hiệp định AJCEP ký trước Hiệp định VJEPA một năm, do 
đó form AJ cũng được đưa ra trước VJ. Nếu so sánh tương quan 
thì VJEPA có cam kết giảm thuế rộng và sâu hơn AJCEP, song 
AJCEP có lộ trình giảm thuế trước, do đó một số mặt hàng trong 
thời gian đầu sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn nếu áp dụng theo 
ưu đãi của Hiệp định VJEPA, khi đó doanh nghiệp sẽ chọn form 
C/O AJ. Chưa kể trong trường hợp các mặt hàng có mức thuế ưu 
đãi theo hai hiệp định là như nhau (cùng miễn thuế ngay lập tức 
chẳng hạn) thì doanh nghiệp sẽ chọn sử dụng form AJ là form họ 
được biết đến trước và quen dùng. Thêm vào đó, nguyên tắc xuất 
xứ cộng gộp của Form AJ dễ thực hiện hơn Form VJ. 
Theo thời gian số lượng nhóm mặt hàng được hưởng mức 
thuế theo Hiệp định VJEPA thấp hơn Hiệp định AJCEPA sẽ 
tăng dần lên, do đó xu thế tất yếu là số lượng hàng hóa chuyển 
sang Form C/O VJ sẽ ngày càng nhiều. Đặc biệt trong 9 tháng 
đầu năm 2011, trị giá hàng xuất khẩu sang Nhật Bản sử dụng 
C/O form VJ tăng đến 112,66% so với cùng kỳ năm 2010. Đây 
Tận dụng ưu đãi....xuất khẩu sang Nhật Bản 
95 
là dấu hiệu cho thấy sự đột phá của nhóm mặt hàng hưởng ưu 
đãi thuế theo Hiệp định VJEPA, đồng thời cho thấy ưu đãi 
giảm thuế của Hiệp định này theo thời gian sẽ phát huy và đem 
lại những lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. 
So sánh thuế suất dành cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang thị 
trường Nhật Bản theo Hiệp định VJEPA và AJCEP 
So sánh Năm 
2009 2010 2011 2012 2013  2019 2020  2025 
Thuế suất 
VJEPA 
thấp hơn 
AJCEP 
1300 1793 2920 2729 3165 1582 1776 138 
Thuế suất 
VJEPA 
cao hơn 
AJCEP 
3488 3300 2766 2743 2632 1 1 0 
(Nguồn: Số liệu của Phòng ASEAN – Vụ Chính sách Thương mại Đa 
biên, Bộ Công Thương) 
X t riêng hàng hóa sử dụng C/O form VJ, lượng hàng hóa 
tận dụng form này tăng lên hàng năm, song với việc chỉ chiếm 
6,0% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang 
Nhật Bản 9 tháng đầu năm 2011, thì rõ ràng những lợi ích thực 
tế mang lại cho doanh nghiệp từ việc giảm thuế trong thời gian 
đầu thực hiện Hiệp định VJEP còn hạn chế. Tuy nhiên, theo thời 
gian khi cam kết giảm thuế theo Hiệp định này ngày càng có ưu 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
96 
thế hơn so với Hiệp định AJCEP, việc tận dụng những ưu đãi 
trong Hiệp định VJEPA sẽ ngày càng được phát huy. 
4.2. Nhữn kết quả đạt đ ợc v n uyên nhân 
 Kể từ khi Hiệp định VJEPA chính thức có hiệu lực thi 
hành, Việt Nam đã thu được những kết quả sau: 
- Một là, mức độ tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định 
VJEPA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật 
Bản ngày càng tăng. Điều này thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch 
xuất khẩu hàng hóa sử dụng Form C/O VJ trong tổng kim 
ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này tăng 
dần lên: Năm 2009 là 0,74% năm 2010 là 4,04%, 9 tháng 2011 
tăng lên 6,00 %/. Trong khi đó, mức tận dụng những ưu đãi từ 
Hiệp định AJCEP lại có xu hướng giảm. 
- Hai là, nhìn chung các mặt hàng được hưởng nhiều 
ưu đãi thuế theo Hiệp định VJEPA có tốc độ tăng trưởng 
kim ngạch xuất khẩu trong hai năm sau khi thực thi Hiệp 
định cao hơn so với hai năm trước khi thực thi Hiệp định. 
- Ba là, phần lớn các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế 
theo Hiệp định VJEPA đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch 
xuất khẩu năm 2010 cao hơn so với năm 2009, đặc biệt có một 
số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, chẳng hạn như: Thủy 
sản tăng 17,53% (tôm tăng 27,6%), gỗ và sản phẩm gỗ tăng 
27,92%, hàng dệt may tăng 21,01%,,v.v 
Tận dụng ưu đãi....xuất khẩu sang Nhật Bản 
97 
- Bốn là, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động và tích 
cực hơn trong việc tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định VJEPA 
để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản. Các doanh 
nghiệp tận dụng ngày càng tốt hơn những ưu năng và lợi thế 
sang thị trường này. Tính đến thời điểm này, đa phần những 
doanh nghiệp lớn của Việt Nam, những doanh nghiệp có vốn 
đầu tư nước ngoài (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật 
Bản) tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định tốt hơn những doanh 
nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. 
- Năm là, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và 
đang hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu về thị trường 
Nhật Bản, nội dung Hiệp định VJEPA, cách thức để tận dụng 
những ưu đãi trong Hiệp định và tham gia sâu hơn vào chuỗi 
giá trị của khu vực, toàn cầu. Cụ thể, ngay sau khi Hiệp định 
được ký kết, Dự án MUTRAP III đã phối hợp với Vụ Chính 
sách Thương mại Đa biên, Sở Công Thương của các tỉnh 
thành phố trong cả nước tổ chức các cuộc hội thảo phổ biến về 
Hiệp định và các lợi ích mà Hiệp định mang lại cho doanh 
nghiệp, cho hàng Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang 
thị trường Nhật,v.v, Ngày 20/5/2011, Dự án MUTRAP III 
phối hợp với Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công 
Thương thực hiện Đối thoại trực tuyến về thị trường Nhật Bản 
để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về thị 
trường này, tiến trình thực thi Hiệp định VJEPA và những ưu 
đãi thuế theo Hiệp định đối với từng nhóm hàng, mặt hàng. 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
98 
 Nguyên nhân dẫn tới những kết quả nêu trên có thể kể ra là: 
- Việt Nam và Nhật Bản đã nghiêm chỉnh thực hiện các 
cam kết về cắt giảm thuế quan theo Hiệp định VJEPA để tạo 
thuận lợi cho hàng hóa của hai bên thâm nhập vào thị trường 
của nhau. Chính phủ và các cơ quan chức năng của hai bên rất 
nỗ lực trong việc thực thi các cam kết trong Hiệp định để tạo 
hành lang pháp lý và tạo thuận lợi nhằm thúc đẩy hợp tác kinh 
tế thương mại giữa hai nước phát triển. 
- Ngay khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, Dự án Hỗ trợ 
thương mại đa biên giai đoạn 3 (MUTRAP III) phối hợp với Vụ 
Chính sách Thương mại Đa biên - Bộ Công Thương đã rất tích 
cực tuyên truyền, phổ biến các nội dung Hiệp định tới cộng 
đồng doanh nghiệp thông qua các hội thảo được tổ chức khắp 
các vùng miền trong cả nước. Các chuyên gia đến từ Bộ Công 
Thương, Bộ Tài Chính đã cung cấp cho doanh nghiệp các thông 
tin về những ưu đãi về thuế mà hàng xuất, nhập khẩu giữa Việt 
Nam và Nhật Bản được hưởng, quy tắc về xuất xứ, lộ trình 
giảm thuế theo cam kết của hai bên trong Hiệp định,.v.v 
- Các Hiệp hội ngành hàng rất chủ động và tích cực trong 
việc phổ biến thông tin về Hiệp định VJEPA tới các doanh 
nghiệp thuộc Hiệp hội. Đồng thời, các Hiệp hội cũng rất nỗ lực 
hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về quy tắc xuất xứ C/O 
theo Hiệp định và về những vi phạm mà doanh nghiệp gặp phải 
khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đối với nhóm hàng 
nông, thủy sản. 
Tận dụng ưu đãi....xuất khẩu sang Nhật Bản 
99 
- Những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp hay làm 
ăn với thị trường Nhật Bản rất tích cực trong việc tìm hiểu 
thông tin về Hiệp định VJEPA và nỗ lực trong việc tận dụng 
những ưu đãi về thuế theo Hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu 
sang thị trường Nhật. Chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 
giai đoạn đầu khi Hiệp định mới có hiệu lực còn ít quan tâm và 
thiếu thông tin về Hiệp định. Chính nhờ nỗ lực của cộng đồng 
doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng những ưu đãi trong 
Hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản, nên 10 tháng 
2011 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng 37,71% so 
với cùng kỳ năm ngoái, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có 
tốc độ tăng trưởng cao như dệt may, thủy hải sản,v.v 
- Năm 2011, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam, đặc 
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tỏ ra quan tâm và chủ 
động hơn trong việc tìm hiểu những cam kết thuế quan, quy tắc 
xuất xứ, các quy định về vệ sinh, kiểm dịch và các quy định kỹ 
thuật khai thác đang tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt 
Nam sang thị trường Nhật Bản. Tích cực nghiên cứu thị trường 
này và chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị và trách nhiệm đối 
với uy tín sản phẩm của mình. 
4.3. Một số hạn chế v n uyên nhân 
Qua việc tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định VJEPA 
để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản còn 
những hạn chế sau: 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
100 
- Một là, mức độ tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định 
VJEPA còn thấp. Mặc dù, các ưu đãi trong Hiệp định VIEPA 
cao hơn hẳn so với các ưu đãi trong các Hiệp định EPA đa 
phương mà Việt Nam đã ký trước đó, thế nhưng các doanh 
nghiệp vẫn chưa tận dụng được một cách hiệu quả các lợi thế 
mà Hiệp định VJEPA mang lại. 
- Hai là, mức độ tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định 
VJEPA trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản 
tăng lên hàng năm, nhưng vẫn còn ở mức thấp khi so sánh với 
mức độ tận dụng những ưu đãi từ các EPA khác. Cụ thể, năm 
2010: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế 
của Nhật Bản từ Hiệp định VJEPA là 4,40%, trong khi đó từ 
Hiệp định AJCEP là 26,28%, gần 12% xuất khẩu của Việt Nam 
sang ASEAN được hưởng ưu đãi thuế, 21,7% xuất khẩu sang 
Trung Quốc được hưởng ưu đãi thuế. 
- Ba là, những lợi ích thực tế mang lại cho doanh nghiệp 
từ việc giảm thuế trong thời gian đầu thực thi Hiệp định VJEPA 
còn hạn chế, vì một số nhóm hàng thuế giảm còn ít. 
Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế: 
- Khi Hiệp định VJEPA đi vào thực hiện, nhưng nhiều 
doanh nghiệp còn thụ động trong việc tìm hiểu Hiệp định này, 
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chỉ có một số doanh 
nghiệp lớn chủ động tìm hiểu nội dung Hiệp định, các cam kết, 
ưu đãi mà hàng Việt Nam được hưởng trong VJEPA ngay khi 
Tận dụng ưu đãi....xuất khẩu sang Nhật Bản 
101 
hiệp định được ký kết và chưa có hiệu lực thi hành, trong khi 
đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không nắm được những 
cam kết, ưu đãi trong VJEPA ngay cả khi Hiệp định đã được 
thực thi một thời gian. 
- Do nhiều doanh nghiệp bị động đối với việc thực thi 
Hiệp định VJEPA trong năm đầu, nên họ không có sự chuẩn bị 
trước cho việc đón nhận ưu đãi từ Hiệp định. Muốn tận dụng 
ưu đãi trong Hiệp định cần phải có sự chuẩn bị phương án sử 
dụng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến, chế tạo 
hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 
- Hiệp định VJEPA mới thực hiện được hơn 2 năm, nên 
nhiều doanh nghiệp còn sử dụng chưa quen mẫu C/O VJ 
- Hiệp định VJEPA thực thi sau Hiệp định AJCEP một 
năm, mặc dù cam kết thuế tốt hơn, nhưng giai đoạn đầu của lộ 
trình giảm thuế theo Hiệp định VJEPA thì một số mặt hàng vẫn 
chịu mức thuế cao hơn do thực hiện cam kết giảm thuế sau. Đối 
với những mặt hàng có mức thuế nhập khẩu vào Nhật Bản 
tương tự nhau ở hai Hiệp định, thì doanh nghiệp thường chọn 
form C/O AJ vì sử dụng quen hơn, xuất xứ nguyên liệu cộng 
gộp dễ hơn. 
- Những ưu đãi về thuế mà phía Nhật Bản dành cho hàng 
xuất khẩu của Việt Nam theo Hiệp định VJEPA cao hơn so với 
ưu đãi theo Hiệp định AJCEP, nhưng hàng Việt Nam vẫn khó 
vào thị trường Nhật Bản là do: (1) Rất nhiều dòng thuế 0% 
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 
102 
nhưng hàng nông sản, thủy sản và Nhật Bản rất khó khăn vì 
vấp phải Luật VSATTP Nhật Bản; (2) Hàng dệt may, da giầy 
thì lại vấp phải quy định xuất xứ hàng hóa C/O VJ vì nguyên 
phụ liệu sản xuất hàng dệt may, da giầy xuất khẩu chủ yếu nhập 
từ Trung Quốc nên không được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp 
định VJEPA. 

File đính kèm:

  • pdfday_manh_xuat_khau_sang_thi_truong_nhat_ban_phan_1.pdf