Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 2)

Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn

chống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là trường

phái kinh tế khoa học đã đi vào nghiên cứu bản chất bên trong của quan hệ sản xuất tư bản

chủ nghĩa.

Về thế giới quan, kinh tế chính trị tư sản cổ điển cho rằng phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa tồn tại tự nhiên, vĩnh viễn.

Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh bắt đầu từ W. Petty đến David Ricardo, ở

Pháp từ Boisguillebert đến Sismondi.

pdf 88 trang yennguyen 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 2)

Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 2)
PHẦN THỨ BA 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ 
THỜI KỲ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 
Chương VI 
HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN 
 Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn 
chống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là trường 
phái kinh tế khoa học đã đi vào nghiên cứu bản chất bên trong của quan hệ sản xuất tư bản 
chủ nghĩa. 
 Về thế giới quan, kinh tế chính trị tư sản cổ điển cho rằng phương thức sản xuất tư 
bản chủ nghĩa tồn tại tự nhiên, vĩnh viễn. 
 Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh bắt đầu từ W. Petty đến David Ricardo, ở 
Pháp từ Boisguillebert đến Sismondi. 
I- SỰ TAN RÃ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG 
PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN. 
 Vào cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa trọng thương bắt đầu tan rã, đầu tiên là ở Anh, sau 
ở Pháp. 
 + Ở Anh: Do sự phát triển của công trường thủ công làm cho lợi nhuận công nghiệp 
cao hơn và ổn định hơn lợi nhuận thương nghiệp. Giai cấp tư sản Anh lớn mạnh, đòi tự do 
hóa kinh tế và các cuộc cách mạng tư sản ở Anh và Hà Lan càng đẩy chủ nghĩa trọng 
thương mau tan rã. 
 + Ở Pháp: do sự phá sản của chủ nghĩa trọng thương Pháp thể hiện qua sự bế tắc của 
chủ nghĩa Colbert làm cho kinh tế nông nghiệp bị suy sụp. 
II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA WILLIAM PETTY (1623-1687). 
1. Sơ lược tiểu sử: 
 Xuất thân gia đình thợ thủ công, làm thủy thủ, tham gia các hoạt động tích lũy 
nguyên thủy, sau trở thành thầy thuốc có tài, tiến sỹ vật lý, phát minh ra máy đánh chữ, 
sáng lập môn thống kê và môn kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Là nhà kinh tế học người 
Anh, tư tưởng kinh tế của ông phản ánh sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương và sự ra đời 
của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển nên ông có hai thế giới quan và hai phương 
pháp của hai trường phái khác nhau. Ông vừa là đại địa chủ, vừa là đại tư sản nên lập 
trường giai cấp không triệt để. 
 Về thế giới quan: theo chủ nghĩa duy vật tự phát, kế tục Becon. 
 Về phương pháp : dùng phương pháp phân tích có sự trợ giúp của thống kê. Xuất 
phát từ hiện tượng kinh tế cụ thể, phức tạp để đi đến các phạm trừ trù tượng. Chuyển dần 
trọng tâm nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất. 
2. Các tác phẩm: “Bàn về thuế khóa và lệ phí” (1667), “Giải phẩu chính trị Ireland” 
(1672), “Số học chính trị” (1676), “Bàn về tiền tệ” (1682). 
3. Nội dung các lý thuyết kinh tế chủ yếu: 
a) Lý thuyết giá trị - lao động: 
 Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí” Petty đưa ra ba phạm trù : giá cả tự 
nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị. 
 Qua các phân tích của mình, Petty cho rằng: 
 + Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa. Nó do hao phí lao động tạo ra. Lượng của giá 
cả tự nhiên hay giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc. 
 + Giá cả nhân tạo chính là giá cả thị trường. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ 
thuộc giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu về hàng hóa trên thị trường. 
 + Giá cả chính trị là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên, nó do hao phí lao động tạo ra 
hàng hóa quyết định trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Do vậy, hao phí lao động 
trong giá cả chính trị phụ thuộc nhiều hiện tượng ngẫu nhiên nên khó hiểu và thường cao 
hơn so với hao phí lao động trong giá cả tự nhiên. 
 Như vậy, Petty là người đầu tiên trong lịch sử trình bày lý luận giá trị - lao động một 
cách khá chặt chẽ: ông đã phát hiện ra thực chất của giá trị và đã đi vào tìm hiểu mặt lượng 
của giá trị. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của ông chứa nhiều hạn chế: 
 + Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng giá trị của hàng hóa phụ 
thuộc giá trị của tiền, của hao phí lao động làm ra tiền. Mặt khác ông còn chưa khẳng định 
dứt khoát nguồn gốc của giá trị là do lao động tạo ra hay do đất đai sinh ra vì ông đã đưa ra 
luận điểm “lao động là cha và đất đai là mẹ của nó”. Ở đây, Petty đã lẫn lộn giữa lao động 
cụ thể và lao động trừu tượng, giữa giá trị và giá trị sử dụng. 
 + Xác định giá trị của hàng hóa không do lao động tạo ra mà do tiền lương. Ông viết 
: “Thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của một người lớn, 
chứ không phải lao động của người đó”. 
b) Lý thuyết tiền lương: 
 Petty cho rằng tiền lương là giá cả của lao động, nó có giới hạn cao nhất chính là 
mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu. Giữa tiền lương và giá cả tư liệu sinh hoạt có quan hệ tỷ lệ 
nghịch và Petty cho rằng khi giá cả tư liệu sinh hoạt rẻ thì khó kiếm được công nhân và lao 
động của người nghèo sẽ đắt lên. Người nghèo sẽ tích cực làm việc khi miếng ăn của họ bị 
đe dọa. Lập luận của Petty đã đặt nền móng cho lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lương” và 
cũng là lý luận mầm móng cho sự phân tích quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa sau này. 
c) Lý luận về nguồn gốc đầu tiên của các thu nhập tư bản chủ nghĩa: 
 Đặt mầm móng cho việc nghiên cứu nguồn gốc các thu nhập tư bản chủ nghĩa nhưng 
lại hạn chế trong hai hình thức là địa tô và lợi tức. 
 Theo ông, địa tô là số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất (gồm chi 
phí về giống và tiền lương). Ở đây, Petty đã nhìn thấy thực chất của địa tô là hình thái biến 
tướng của giá trị thặng dư, nhưng tiếc là ông đã không đi sâu phân tích. Ông chỉ đi nghiên 
cứu chi tiết địa tô chênh lệch và bỏ qua địa tô tuyệt đối. 
 Về lợi tức, Petty cho đó là tô bằng tiền và cho rằng người có tiền có hai cách để có 
thu nhập. Cách thứ nhất là dùng tiền mua đất đai để có địa tô, cách thứ hai là mang gởi vào 
ngân hàng để thu lợi tức, đó là số tiền thưởng cho sự tiết chế, tiền thưởng bảo hiểm, nó phụ 
thuộc mức địa tô, tức là phụ thuộc điều kiện sản xuất nông nghiệp. Gắn với vấn đề địa tô, 
Petty đã nhìn thấy mối quan hệ đúng đắn giữa giá cả ruộng đất với địa tô, nhưng khi xây 
dựng công thức tính toán ông lại làm không đúng khi chủ quan cho rằng giá cả ruộng đất 
bằng địa tô x 20. 
d) Lý luận về tiền tệ: 
 Quan điểm về tiền tệ của Petty đã chuyển dần từ chủ nghĩa trọng thương sang trường 
phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển. 
 Trong tác phẩm “Số học chính trị” (1676) ông viết: “Thành quả to lớn của thương 
nghiệp là tích lũy, sự giàu có biểu hiện dưới hình thức vàng, bạc là sự giàu có muôn đời, 
vĩnh viễn”. Nhưng trong tác phẩm “bàn về tiền tệ” (1682) ông đã viết “tiền không phải lúc 
nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là 1% của sự giàu có” do vậy đánh giá quá 
cao tiền là sai lầm. Xác định đúng vai trò của tiền, Petty đã đi vào phê phán chế độ song 
bản vị và trở thành người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, trong đó ông cho rằng 
thời hạn thanh toán càng dài thì số lượng tiền cần cho lưu thông tăng. 
 Tóm lại, với tư cách là nhà kinh tế học thời kỳ quá độ từ giai đoạn tích lũy nguyên 
thủy sang giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, William Petty đã có nhiều đóng góp 
quan trọng cho việc xây dựng các nguyên lý khoa học của trường phái kinh tế chính trị tư 
sản cổ điển sau này. 
III- CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG. 
1. Hoàn cảnh ra đời và vấn đề phải giải quyết: 
 ( Do sự phá sản của chính sách kinh tế của Colbert. 
 ( Do mâu thuẫn gay gắt trong nông nghiệp Pháp. 
 Vấn đề cần phải giải quyết là giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến, vạch rõ 
sự cần thiết phải chuyển nông nghiệp sang phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, tạo 
chỗ dựa cho sự phát triển công thương nghiệp. 
2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông: 
 ( Coi nông nghiệp là nguồn gốc của mọi của cải. 
 ( Chuyển đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị sang lĩnh vực sản xuất. 
 ( Mô tả quá trình phát triển xã hội mới tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong 
kiến nên bề ngoài là phong kiến song bản chất lý luận là bênh vực phương thức sản xuất tư 
bản chủ nghĩa. 
3. Pierre le Pesant sieur de Boisguillebert (1646-1714): 
 Ông là nhà kinh tế học người Pháp, tiền bối của phái trọng nông, người sáng lập 
khoa kinh tế chính trị tư sản cổ điển Pháp. 
 Các tác phẩm của ông: “Phân tích nước Pháp” (1695); “Nghiên cứu về bản chất sự 
giàu có, về tiền và về thuế” (1707). 
 Các quan điểm kinh tế : 
 Kêu gọi mọi người phải tuân thủ theo trật tự tự nhiên và cho rằng chỉ có tự nhiên 
mới có quyền điều tiết trật tự kinh tế. 
 Bảo vệ lợi ích của nông dân, phê phán chủ nghĩa trọng thương và cho rằng “của cải 
quốc gia không nằm ở tiền mà ở trong sản phẩm chủ yếu là nông sản phẩm”. 
 Điên cuồng chống lại tiền, không nhìn thấy vai trò tích cực của tiền trong nền sản 
xuất hàng hóa. 
 Phân biệt giá trị chân chính là thời gian lao động của các cá nhân mà sự tự do cạnh 
tranh đã phân phối một cách tỷ lệ vào các ngành sản xuất khác nhau. Với quan điểm này, 
ông được coi là môït trong những người sáng lập học thuyết giá trị - lao động vì ông đã coi 
thời gian lao động là thước đo đại lượng giá trị hàng hóa, nhưng ông lại lẫn lộn giữa “lao 
động đã vật hóa” với “lao động tự nhiên” của các cá nhân. 
4. Francois Quesnay (1694-1774): 
a) Tiểu sử: Con của chủ ruộng nhỏ, là người có năng lực phi thường. Năm 1718 nhận 
được học vị phẩu thuật gia, năm 1749 trở thành quan ngự y ở trong điện Verseille và năm 
1752 được phong tước vị quý tộc và từ đó ông bắt đầu nghiên cưú các vấn đề kinh tế. Năm 
1756 đăng bài trong bộ “Bách khoa” nổi tiếng của Pháp. Năm 1757 trình bày học thuyết 
của mình cho hầu tước Mirabeau, được ông này tin phục và lôi kéo được một số người đi 
theo học thuyết của mình, tạo thành trường phái trọng nông. 
b) Các tác phẩm: “Bàn về thương nghiệp” (1760); “Biểu kinh tế” (1766); “Đối thoại về 
công nghiệp - nông nghiệp” (1766); “Nhận xét về lợi ích của Tiền” (1766); “Nhận xét về 
chế độ chuyên chế ở Trung Quốc” (1767). 
c) Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu của F.Quesnay: 
* Lý luận về trật tự tự nhiên: 
 Nếu phái trọng thương không thừa nhận quy luật thì phái trọng nông lại thừa nhận 
có hai loại quy luật: quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác 
động trong lĩnh vực xã hội. Nhưng phái trọng nông lại coi trật tự tư bản chủ nghĩa là trật tự 
tự nhiên. Đồng ý với quan điểm này, F.Quesnay đã phát triển lý luận về trật tự tự nhiên theo 
đó: 
 Thừa nhận quyền tự do hoạt động của cá nhân, coi đó là luật tự nhiên của con 
người. 
 Chống lại tổ chức phường, hội đòi thực hiện sự tự do cạnh tranh giữa những người 
sản xuất hàng hóa, kêu gọi nhà nước không cần can thiệp vào kinh tế. 
 Đòi thực hiện quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu (tài sản, ruộng đất). 
 Rõ ràng qua lập luận của mình F.Quesnay muốn dung hòa giữa chủ nghĩa tư bản tự 
do cạnh tranh với chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ. 
* Phê phán lập luận của chủ nghĩa trọng thương: 
 F.Quesnay dựa vào nguyên tắc trao đổi ngang giá và quá trình tái sản xuất để phê 
phán chủ nghĩa trọng thương. 
 Theo ông, thương mại chỉ đơn thuần là “việc đổi những giá trị này lấy những giá trị 
khác ngang như thế”. Còn tiền lãi của thương nhân không phải là lợi nhuận đối với nhà 
nước, mọi hành vi mua ở nước này đều giả định phải có hành vi bán ở nước khác, nếu tái 
sản xuất ở nước đó bị đình chỉ thì hoạt động thương mại sẽ bị ảnh hưởng. Nước này không 
thể làm giàu trên lưng nước khác, nhưng cạnh tranh giữa các nước lại có ích vì thúc đẩy tái 
sản xuất. 
 Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương của F.Quesnay có tính chất hợp lý của nó, 
nhưng tiếc rằng ông lại phủ định hoàn toàn vai trò tiến bộ của chủ nghĩa trọng thương trong 
việc phản ánh yêu cầu của xã hội trong giai đoạn tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản, 
trong việc giải quyết yêu cầu nóng bỏng của lịch sử lúc bấy giờ: tích lũy tiền cho sự ra đời 
của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. 
* Lý luận giá trị lao động: 
 F. Quesnay đã bỏ qua phát hiện thiên tài của William Petty nên không phát triển lý 
luận giá trị - lao động mà ngược lại còn đi thụt lùi so với Petty vì ông đã lẫn lộn giá trị hàng 
hóa với chi phí sản xuất. 
 Theo F.Quesnay, nguyên nhân chủ yếu hình thành giá cả thị trường của các sản 
phẩm là do sản phẩm hiếm hoi hay phong phú và do sự cạnh tranh nhiều hay ít giữa người 
mua và người bán. Giá trị của sản phẩm là giá trị bán ra của vật liệu ban đầu và của những 
tư liệu sinh hoạt mà công nhân tiêu dùng lúc anh ta làm việc. 
* Lý luận về sản phẩm ròng: 
 Trong tác phẩm “Nền chuyên chế của Trung Quốc” (1767) F.Quesnay cho rằng sản 
phẩm ròng là số sản phẩm thừa còn lại sau khi trừ đi chi phí sản xuất. Số sản phẩm này 
được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp và chính nó cấu thành các loại thu nhập của quốc 
gia. Theo quan niệm của trường phái trọng nông, sản phẩm ròng chỉ có trong lĩnh vực nông 
nghiệp nhờ sự tác động của tự nhiên, còn trong công nghiệp và thương nghiệp quá trình tạo 
ra sản phẩm chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ, không có sự tăng thêm về chất 
mới. Trong nông nghiệp nhờ quyền lực của tự nhiên mà có sự tăng thêm về chất mới trong 
sản phẩm. 
 Từ lý thuyết sản phẩm ròng, F.Quesnay đưa ra quan niệm mới về lao động sản xuất 
và về giai cấp. 
 Về lao động sản xuất, F.Quesnay cho rằng chỉ có lao động nào tạo ra sản phẩm ròng 
mới là lao động sản xuất còn lao động không tạo ra sản phẩm ròng là lao động không sinh 
lợi. 
 Về giai cấp, F.Quesnay cho rằng xã hội có ba giai cấp : giai cấp địa chủ, giai cấp sản 
xuất ra sản phẩm ròng (giai cấp sản xuất nông nghiệp); giai cấp không sản xuất (giai cấp 
công nghiệp). 
 Để tìm hiểu việc lưu thông và phân phối sản phẩm ròng giữa các giai cấp như thế 
nào, F.Quesnay đưa ra lý luận về tái sản xuất. 
* Lý luận về tái sản xuất: 
 Dựa vào lý luận về sản phẩm ròng và việc phân chia xã hội thành ba giai cấp, 
F.Quesnay trình bày lý luận tái sản xuất từ điểm xuất phát là việc phân phối tổng sản phẩm 
xã hội sau khi thu hoạch mùa màng. Lý luận này được Ông trình bày trong tác phẩm “Biểu 
kinh tế” (1758) và tám năm sau được trình bày kỷ hơn trong tác phẩm: “Phân tích biểu kinh 
tế”. Nội dung lý luận có thể tóm tắt như sau: 
 ( Dựa vào số liệu thống kê năm 1758, F.Quesnay khẳng định tổng sản phẩm xã hội 
là 7 tỷ (gồm 5 tỷ NSF và 2tỷ CNF) và số lượng tiền đưa vào lưu thông là 2 tỷ (biểu hiện của 
sản phẩm ròng năm trước mà gia cấp sản xuất nông nghiệp trả cho địa chủ). 
 ( Giai cấp sản xuất nông nghiệp (người Fecmiê) đưa ra khoản ứng trước ban đầu là 
10 tỷ và khoản ứng trước hàng năm là 2 tỷ. Hàng năm họ thu về 5 tỷ NSF phân phối như 
sau: 
 ( 2 tỷ NSF trao đổi nội bộ để bù khoản ứng trước hàng năm. 
 ( 3 tỷ NSF đưa vào trao đổi để bù đắp khoản ứng trước ban đầu (1tỷ) và phục vụ nhu 
cầu giai cấp địa chủ và giai cấp không sản xuất (2 tỷ sản phẩm ròng). 
 ( Giai cấp không sản xuất hàng năm thu về 2 tỷ CNF và đưa cả vào trao đổi để bù 
đắp tư liệu sinh hoạt (1 tỷ) và bù đắp nguyên liệu đã hao phí (1tỷ). 
 ( Giai cấp địa chủ nắm giữ 2 tỷ tiền mặt là khoản địa tô mà giai cấp sản xuất nông 
nghiệp phải trả hàng năm (sản phẩm ròng). 
 ( Với giả định là giá cả không thay đổi và không xét đến ngoại thương, quá trình trao 
đổi giữa các giai cấp diễn ra qua 5 hành vi theo sơ đồ sau: 
Giai cấp điạ chủ 
Giai cấp Giai cấp 
sản xuất không 
Nông nghiệp sản xuất 
 Hành vi I: Giai cấp địa chủ dùng 1 tỷ tiền mua 1tỷ NSF của giai cấp sản xuất nông 
nghiệp và hiện có trong tay 1 tỷ tiền còn lại cùng 1tỷ NSF. Giai cấp sản xuất nông nghiệp 
t ...  - CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CSVN. 
1. Tư tưởng về con đường phát triển theo định hướng XHCN của nền kinh tế Việt 
Nam: 
 + Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến lên cách 
mạng vô sản, xây dựng CNXH ở Việt Nam. ( Luận cương chính trị 10/1930). 
 + Cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 
là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN. CMVN 
không thể đi con đường nào khác ngoài con đường tiến lên CNXH (Chính cương Đảng lao 
động Việt Nam 02/1951). 
 + Đẩy mạnh cách mạng XHCN ở Miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc 
dân chủ nhân dân ở Miền Nam. (Báo cáo CT của ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 - 5 
/9/1960 ). 
 + Nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn 
phát triển TBCN. (Báo cáo CT tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 - 12/1976 ). 
 + Tiếp tục thực hiện đường lối CMXHCN và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN 
do đại hội Đảng CS toàn quốc lần thứ 4 đề ra (3/1982 và 12/1986 ). 
 + Kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn (6/1991). 
 + Cách mạng XHCN chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với 
mục tiêu biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ 
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng 
sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước 
mạnh, xã hội công bằng, văn minh ( Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 : 28 - 06 - 1996 ). 
2. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chiến lược kinh tế: 
 + Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. (Luận cương chính trị 
10/1930) 
 + Chú trọng phát triển nông nghiệp, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp đồng thời 
xây dựng kỷ nghệ, phát triển thương nghiệp. Phát triển nền tài chính theo nguyên tắc: tài 
chính dựa vào sản xuất và đẩy mạnh sản xuất. ( Chính cương của Đảng lao động Việt Nam 
) 
 + Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với 
nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 
một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. (Báo cáo 
chính trị tại Đại hội III) 
 + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông 
nghiệp, công nghiệp nhẹ; kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một 
cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp. ( Báo cáo chính trị tại Đại hội IV ) 
 + Tập trung sức phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn 
XHCN, trong một cơ cấu kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu 
dùng và công nghiệp nặng (Đại hội V ) 
 + Trong những năm tới, chúng ta thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra 
sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công nghiệp nặng trong bước 
này hướng trước hết và chủ yếu là phục vụ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ với quy mô và 
trình độ thích hợp ( Đại hội VI ) 
 + Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn 
diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trong sản xuất nông nghiệp đặt trọng 
tâm vào chương trình lương thực thực phẩm. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng 
xuất khẩu. Phát triển một số ngành CNN trước hết phục vụ cho sản xuất nông lâm, ngư 
nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời tạo cơ sở cho các bước phát triển tiếp 
theo; coi trọng khai thác các tài nguyên, góp phần tạo nguồn tích luỹ ban đầu. (Đại hội VII) 
 + Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - 
lâm - thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Tạo điều 
kiện cho các vùng đều phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng, 
làm cho mỗi vùng đều có chuyển biến rõ rệt, giảm sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng 
trưởng giữa các vùng. Phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có lợi thế, có sức cạnh 
tranh trên thị trường, hướng mạnh về xuất khẩu, hình thành một số ngành và sản phẩm mũi 
nhọn trong các lĩnh vực như chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai 
thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản 
xuất vật liệu. 
( Đại hội VIII ) 
3. Lý luận về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: 
 + Hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông để kéo họ đi về phe vô sản giai 
cấp. Lợi dụng hay trung lập hóa phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản. ( Chính cương 
Đảng Lao động Việt Nam ) 
 + Lấy cải tạo XHCN làm trọng tâm, đồng thời tiến hành một bước việc xây dựng 
CNXH. Sử dụng, hạn chế, cải tạo và thực hiện chính sách chuộc lại và trả dần đối với tư 
liệu sản xuất của giai cấp tư sản. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, cải tạo XHCN 
đối với nông nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh (Đại hội 
III ) 
 + Kết hợp chặt chẽ thành phần quốc doanh với thành phần tập thể và thành phần cá 
thể theo hướng ra sức phát triển thành phần quốc doanh, tăng cường thành phần tập thể, 
hướng dẫn tốt thành phần cá thể, lấy thành phần quốc doanh làm lực lượng nồng cốt và 
lãnh đạo ( Đại hội IV ) 
 + Cần phải có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Chính 
sách đó phải vừa củng cố và tăng cường được kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể làm cho 
kinh tế XHCN đủ sức giữ vai trò chủ đạo, vừa cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế 
với những quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và 
lưu thông, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế trong mối liên kết với 
nhau ( Đại hội VI ) 
 + Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh 
tế. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Cơ 
chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị 
trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ 
khác ( Đại hội VII ) 
 + Phải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, làm cho 
kinh tế nhà nước thực sự làm ăn có hiệu quả, phát huy tốt vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế 
hợp tác xã phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển rộng 
rãi các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể 
tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của 
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ( Đại hội VIII ) 
4. Lý luận về phân phối và các nguồn thu nhập: 
 + Nâng cao không ngừng mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Xây 
dựng tỷ lệ thích đáng giữa tích lũy và tiêu dùng. ( Đại hội III ) 
 + Thi hành chế độ tiền lương theo nguyên tắc “phân phối theo lao động” đi đôi với 
việc mở rộng phúc lợi tập thể. ( Đại hội IV ) 
 + Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu 
quả kinh tế là chủ yếu. ( Đại hội VII ) 
 + Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất, mà 
còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra các điều kiện cho mọi 
người phát huy tốt năng lực của mình. Khuyến kích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi 
pháp đi đôi với chăm lo xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát 
triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư. 
 ( Đại hội VIII ) 
5. Lý luận về vai trò của ngành giáo dục và của nguồn nhân lực: 
 + Cùng với khoa học và công nghệ, “giáo dục và đào tạo phải được coi là quốc sách 
hàng đầu” để “phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà nước và năng 
lực lãnh đạo của Đảng” để “phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát 
triển”. ( Đại hội V ) 
 + Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam 
là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và 
đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Cùng với đổi mới nội dung giáo dục 
theo hướng cơ bản, hiện đại phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan 
khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. ( 
Đại hội VIII ) 
6. Lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế: 
 + Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác 
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. ( Đại hội IV ) 
 + Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, 
văn hóa và khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội 
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. ( Đại hội V ) 
 + Chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt 
chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. ( Đại 
hội VII ) 
 + Chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa 
phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ 
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình 
đẳng, cùng có lợi, thông qua thương lượng để tìm những giải pháp phù hợp giải quyết các 
vấn đề tồn tại và các tranh chấp, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển. ( 
Đại hội VIII ) 
 NHẬN XÉT : 
 + Tư tưởng kinh tế và quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phản 
ánh đúng sự vận động hiện thực của cách mạng Việt Nam, vì vậy đáp ứng được yêu cầu 
xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam, tập hợp và phát huy sức mạnh của mọi thành 
viên xã hội. 
 + Các tư tưởng kinh tế và quan điểm chính trị của Đảng CSVN cũng phản ánh sự kế 
thừa có phê phán, sáng tạo các tư tưởng, quan điểm chính trị của các trường phái khác nhau 
trong đó trường phái KTCT vô sản với học thuyết kinh tế Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí 
Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. 
PHẦN KẾT LUẬN 
 1. Lịch sử tư tưởng kinh tế là môn học cho thấy rõ các tư tưởng, các lý thuyết kinh tế 
và các học thuyết kinh tế đều có nguồn gốc xuất hiện nhất định, có quan hệ với nhau, kế 
thừa, phê phán, phủ định, cải biến để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế. 
 2. Đây là môn học, giúp hiểu được quá trình vận động của nền kinh tế trước đây, 
hiện nay và giúp xây dựng tư tưởng kinh tế về sự phát triển của xã hội tương lai dựa trên sự 
vận dụng sáng tạo, linh hoạt các học thuyết khác nhau. 
 3. Đây là môn học đòi hỏi sự nghiên cứu lâu dài, bền bỉ và có hệ thống. 
CÂU HỎI ÔN THI 
 1. Trình bày có so sánh và phê phán các quan điểm kinh tế - chính trị của Platon - 
Aristoteles và Thomas d’Aquin 
 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời và những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa 
trọng thương. Rút ra nhận xét về mặt lý luận và thực tiễn. 
 3. Phân tích sự khác nhau giữa chủ nghĩa trọng thương Anh ( Thomas Mund ) và chủ 
nghĩa trọng thương Pháp ( J.B. Colbert ). Rút ra nhận xét chung về mặt lý luận và mặt thực 
tiễn. 
 4. Phân tích các luận điểm cơ bản của CN trọng nông. Đánh giá vai trò lịch sử của 
CN trọng nông. 
 5. Trình bày học thuyết kinh tế của W. Petty. Đánh giá vị trí lịch sử của W. Petty. 
 6. Phân tích học thuyết kinh tế của A - Smith. Đánh giá vai trò của Ông trong trường 
phái KTCT tư sản cổ điển. 
 7. Phân tích học thuyết kinh tế của D. Ricardo. Đánh giá vai trò lịch sử của Ông 
trong quá trình phát triển của các học thuyết kinh tế. 
 8. Trình bày có so sánh, phê phán lý luận giá trị - lao động từ Xenophon đến D. 
Ricardo. Rút ra nhận xét chung về quy luật hình thành lý luận này. 
 9. Phân tích lý thuyết “ bàn tay vô hình” của Adam Smith và vận dụng vào nền kinh 
tế VN hiện nay. 
 10. Phân tích nội dung “quy luật lợi thế so sánh” của David Ricardo. Ý nghĩa của 
quy luật này đối với chính sách kinh tế mở cửa của Việt Nam hiện nay. 
 11. Trình bày quá trình phát triển lý luận giá trị - ích lợi từ Xenophon đến Karl 
Menger. Chú ý cho ví dụ minh họa. 
 12. John Bates Clark đã chống lại học thuyết tiền lương, lợi nhuận của Karl Marx 
như thế nào ? Đưa ra nhận xét chung. 
 13. Trình bày các quan điểm của CNXH không tưởng về xã hội tương lai. 
 14. Phân tích tính khách quan trong sự xuất hiện học thuyết kinh tế của Karl Marx. 
Chứng minh Karl Marx và F. Engels đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa KTCT 
học. 
 15. Hãy phân tích và so sánh lý thuyết “bàn tay vô hình” với lý thuyết “Thăng bằng 
tổng quát”. Rút ra nhận xét chung. 
 16. Phân tích và so sánh “Lý thuyết trọng cầu” với “Lý thuyết trọng cung”. Nhận xét 
và rút ra ý nghĩa. 
 17. Trình bày quá trình kết hợp của hai tư tưởng. “Thả lỏng nền kinh tế” và “cần sự 
can thiệp của nhà nước” vào nền kinh tế quốc dân từ thời kỳ của chủ nghĩa trọng thương 
cho đến nay. 
 18. Phân tích lý thuyết : “Nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức”. Việt Nam có thể vận 
dụng được lý thuyết này ở các luận điểm nào ? Tại sao ? 
 19. Phân tích các lý thuyết về sự chuyển dạng thái của chủ nghĩa tư bản. 
 20. Phân tích lý thuyết của Athur Lewis. Vận dụng lý thuyết này thử đề xuất chính 
sách kinh tế mới cho nền kinh tế Việt Nam. 
 21. Phân tích lý thuyết “về cái vòng luẩn quẩn” và “Cú hích từ bên ngoài”. Tìm hiểu 
ý nghĩa của lý thuyết này đối với nền kinh tế Việt Nam trước 1986. 
 22. Phân tích lý thuyết về “Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa” và cho 
biết quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay có minh họa cho lý thuyết ấy không ? Thử 
đề xuất biện pháp giải quyết . 
 23. Chứng minh rằng : 
 Tư tưởng kinh tế của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho đường lối phát 
triển nền kinh tế từ sau ngày giải phóng đến nay. 
 24. Chứng minh rằng chính sách “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần 
theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng 
các công cụ, chính sách, đòn bẩy kinh tế” là sự vận dụng tổng hợp nhiều học thuyết kinh tế 
của các trường phái kinh tế khác nhau. 
******* 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. L.N XAMXÔNỐP - SƠ LƯỢC CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ. 
 ( Hà Nội - 1963. 
2. F.I. POLIANXKI - LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ . 
 ( Hà Nội - 1973. 
3. V.X.APHANAXEP - PHÊ PHÁN CÁC THUYẾT CHỐNG CHỦ NGHĨA MAC 
TRONG KINH TẾ CHÍNH TRỊ. 
 ( Hà Nội -1983. (2 tập) 
4. PAUL A. SAMUELSON W.NORDHAUS - KINH TẾ HỌC. 
 ( Viện Quan Hệ Quốc Tế - 1989.(2 tập) 
5. MAI QUẾ ANH, PHẠM VĂN CHIẾN, NGUYỄN NGỌC THANH - LỊCH SỬ CÁC 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ. 
 ( NXB Khoa Học Kỹ Thuật - 1991. 
6. TRẦN CHÍ DANH, HỒ TRỌNG VIỆN - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT 
KINH TẾ. 
 − NXB TP.HCM - 1992. 
7. D. BEGG, S.FISCHER, R.DORNBUSCH - KINH TẾ HỌC. 
 ( Hà Nội - 1992. (2 tập) 
8. MAI NGỌC CƯỜNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ CÁC HỌC 
THUYẾT KINH TẾ. 
 ( Hà Nội - 1993. 
9. LÊ VĂN SANG, MAI NGỌC CƯỜNG - CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ PHƯƠNG TÂY 
HIỆN ĐẠI. 
 ( Hà Nội - 1993. 
10. J. M. KEYNES - LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN 
TỆ. 
 ( Hà Nội - 1994. 
11. MAI NGỌC CƯỜNG - CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, 
TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM. 
 ( NXB Thống Kê - 1995. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_tu_tuong_kinh_te_bui_thi_xuyen_phan_2.pdf