Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 1)

PHẦN THỨ NHẤT

TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ

Tư tưởng kinh tế được chứa đựng trong ngôn ngữ vì ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của

tư duy, vì vậy lịch sử tư tưởng kinh tế phải bắt đầu nghiên cứu từ lịch sử thành văn tức là từ

thời cổ đến nay.

Chương I

TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ

I- SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KT-CT-XH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.

Các nước Phương Đông thời cổ là chiếc nôi của nền văn minh thế giới, ở đó do địa

lý thuận lợi, nghề nông sớm phát triển làm xuất hiện sản phẩm thặng dư - cơ sở nảy sinh

chế độ chiếm hữu nô lệ và sự xuất hiện của nhà nước.

Với hoàn cảnh như vậy, ở Phương Đông đã nảy sinh hai vấn đề cần giải quyết:

+ Biện hộ về mặt tinh thần cho chế độ chiếm hữu nô lệ.

+ Giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.

II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ THỜI CỔ.

Ấn Độ thời cổ theo chế độ nô lệ gia trưởng với công xã nông thôn tồn tại khá vững

chắc. Chế độ chính trị - xã hội là sự kết hợp chặt chẽ giữa Vương quyền và Thần quyền.

Nhà vua thống trị xã hội dựa vào giáo lý tôn giáo. Do đó, các tư tưởng kinh tế cũng được

tìm thấy qua giáo lý, qua các bộ luật. Trong đó nổi bật có kinh Vệ Đà và luật Manu.

+ Trong kinh Vệ Đà không ghi rõ việc thừa nhận quyền sở hữu nhưng quy định rõ

quyền lợi của các đẳng cấp xã hội.

+ Luật Manu là cuốn sách tập hợp các mệnh lệnh của chủ nô, thể hiện rõ quan điểm

của chủ nô.

( Thừa nhận chế độ nô lệ.

( Tuyên truyền cho luận điểm chung:

“Trong tất cả các sinh vật, sinh vật có linh hồn là cao quý nhất, trong sinh vật có

linh hồn thì sinh vật có lý trí là cao quý nhất, trong sinh vật có lý trí thì con người là cao

quý nhất, mà trong loài người thì những người Braman là cao quý nhất”.

pdf 16 trang yennguyen 6820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 1)

Bài giảng Lịch sử tư tưởng kinh tế - Bùi Thị Xuyến (Phần 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
X	W 
BÙI THỊ XUYẾN 
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG 
LƯU HÀNH NỘI BỘ -1996 
MỤC LỤC 
 PHẦN MỞ ĐẦU 04 
Phần thứ 
nhất 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ 05 
Chương I Tư tưởng kinh tế Phương Đông thời cổ. 05 
Chương II Tư tưởng kinh tế Phương Tây thời cổ. 08 
Phần thứ hai TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ 11 
Chương III Tư tưởng kinh tế Phương Đông thời Trung cổ. 11 
Chương IV Tư tưởng kinh tế Phương Tây thời Trung cổ. 12 
Chương V Chủ nghĩa trọng thương. 14 
Phần thứ ba TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ TBCN 17 
Chương VI Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển. 17 
Chương VII Học thuyết kinh tế tư sản tầm thường. 32 
Chương VIII Học thuyết kinh tế tiểu tư sản. 35 
Chương IX Học thuyết kinh tế của CNXH không tưởng 38 
Chương X Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin 43 
Chương XI Học thuyết kinh tế tư sản cận đại. 48 
Chương XII Các lý thuyết kinh tế Phương Tây hiện đại. 68 
Phần thứ tư CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ VỀ THỜI KỲ 
QUÁ ĐỘ TỪ CNTB LÊN XÃ HỘI MỚI. 
90 
Chương XIII Các tư tưởng kinh tế về sự chuyển dạng thái của 
CNTB. 
90 
Chương XIV Tư tưởng kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 
xây dựng xã hội mới. 
94 
 PHẦN KẾT LUẬN 102 
 Câu hỏi ôn thi. 102 
 Tài liệu tham khảo. 104 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Lịch sử tư tưởng kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu các tư tưởng kinh tế 
khác nhau qua các thời kỳ lịch sử của nền sản xuất xã hội nhằm tìm hiểu quy luật phát sinh, 
phát triển và bản chất kinh tế - chính trị của các tư tưởng kinh tế - cơ sở của các học thuyết 
kinh tế, trường phái kinh tế. 
 Đây là môn khoa học quan trọng cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên đi sâu 
nghiên cứu các vấn đề của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường hiện nay. 
 Biên soạn cuốn sách này, tác giả dựa theo yêu cầu chương trình do Bộ Giáo dục và 
Đào tạo quản lý để trang bị kiến thức cơ sở cho sinh viên năm thứ III - giai đoạn II - của 
khoa Giáo dục chính trị và phục vụ rộng rãi cho sinh viên hệ chuyên tu, tại chức có nhu cầu 
mở rộng kiến thức. 
 Tuy đã cố gắng hết sức nhưng cuốn sách chắc chắn còn những hạn chế và thiếu sót, 
do vậy tác giả xin nhận lỗi trước và rất mong có được các ý kiến đóng góp của các bạn 
đồng nghiệp và các sinh viên của Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 
TP.HCM, 10-1996. 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Mục đích yêu cầu học môn Lịch sử tư tưởng kinh tế : 
 + Hiểu khái quát quá trình phát sinh, phát triển của các tư tưởng và của các lý thuyết 
kinh tế. 
 + Nắm bản chất KT-CT của các tư tưởng kinh tế và đặc điểm của các lý thuyết kinh 
tế. 
 + Nắm nội dung cơ bản của các lý thuyết kinh tế để hiểu rõ vai trò lịch sử của chúng 
trong chính sách kinh tế của nhiều nước. 
 + Nắm phương pháp nghiên cứu môn lịch sử tư tưởng kinh tế. 
 + Hình thành tư duy lý luận biện chứng trong nhận thức và vận dụng các lý thuyết 
kinh tế vào đời sống thực tế. 
2. Đối tượng của môn Lịch sử tư tưởng kinh tế: 
 Nghiên cứu các tư tưởng kinh tế khác nhau qua các thời kỳ lịch sử nhất định tương 
ứng với từng hình thái KT-XH nhằm hiểu được quy luật phát sinh, phát triển và bản chất 
KT-CT của các tư tưởng kinh tế, các lý thuyết và các học thuyết kinh tế. 
3. Phương pháp nghiên cứu : 
 Sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau, nổi bật là phương pháp logic kết hợp 
phương pháp lịch sử. 
4. Nhiệm vụ môn Lịch sử tư tưởng kinh tế: 
 + Mô tả và trình bày trung thực hoàn cảnh ra đời, phát triển của các tư tưởng kinh tế 
dựa trên các điều kiện sản xuất và điều kiện chính trị - xã hội nhất định. 
 + Vạch ra mối liên hệ nhân quả, kế thừa và cải biến của các tư tưởng kinh tế. 
 + Vạch rõ bản chất giai cấp chứa đựng trong các tư tưởng kinh tế, lý thuyết kinh tế 
và các học thuyết kinh tế. 
PHẦN THỨ NHẤT 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ 
 Tư tưởng kinh tế được chứa đựng trong ngôn ngữ vì ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của 
tư duy, vì vậy lịch sử tư tưởng kinh tế phải bắt đầu nghiên cứu từ lịch sử thành văn tức là từ 
thời cổ đến nay. 
Chương I 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ 
I- SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KT-CT-XH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT. 
 Các nước Phương Đông thời cổ là chiếc nôi của nền văn minh thế giới, ở đó do địa 
lý thuận lợi, nghề nông sớm phát triển làm xuất hiện sản phẩm thặng dư - cơ sở nảy sinh 
chế độ chiếm hữu nô lệ và sự xuất hiện của nhà nước. 
 Với hoàn cảnh như vậy, ở Phương Đông đã nảy sinh hai vấn đề cần giải quyết: 
 + Biện hộ về mặt tinh thần cho chế độ chiếm hữu nô lệ. 
 + Giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. 
II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ THỜI CỔ. 
 Ấn Độ thời cổ theo chế độ nô lệ gia trưởng với công xã nông thôn tồn tại khá vững 
chắc. Chế độ chính trị - xã hội là sự kết hợp chặt chẽ giữa Vương quyền và Thần quyền. 
Nhà vua thống trị xã hội dựa vào giáo lý tôn giáo. Do đó, các tư tưởng kinh tế cũng được 
tìm thấy qua giáo lý, qua các bộ luật. Trong đó nổi bật có kinh Vệ Đà và luật Manu. 
 + Trong kinh Vệ Đà không ghi rõ việc thừa nhận quyền sở hữu nhưng quy định rõ 
quyền lợi của các đẳng cấp xã hội. 
 + Luật Manu là cuốn sách tập hợp các mệnh lệnh của chủ nô, thể hiện rõ quan điểm 
của chủ nô. 
 ( Thừa nhận chế độ nô lệ. 
 ( Tuyên truyền cho luận điểm chung: 
 “Trong tất cả các sinh vật, sinh vật có linh hồn là cao quý nhất, trong sinh vật có 
linh hồn thì sinh vật có lý trí là cao quý nhất, trong sinh vật có lý trí thì con người là cao 
quý nhất, mà trong loài người thì những người Braman là cao quý nhất”. 
III- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC THỜI CỔ. 
1. Đặc điểm của Trung Quốc thời cổ: 
* Chính trị - Xã hội: Đây là thời kỳ thay thế lẫn nhau của các nhà nước: Hạ, Thương, 
Tây Chu. Đến đầu thời Xuân Thu xuất hiện nhiều nước chư hầu lớn, nhỏ khác nhau. Cuộc 
đấu tranh thời Xuân Thu đưa xã hội Trung Quốc quá độ dần sang chế độ phong kiến. 
* Địa lý - Kinh tế: Nằm trên lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, địa lý thuận lợi 
làm cho nghề nông sớm phát triển với lực lượng sản xuất chủ yếu là nô lệ, nông dân và 
công cụ lao động bằng đồng, thau, sắt...Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công 
nghiệp, thương nghiệp thời Xuân Thu phát triển khá mạnh, nhưng trao đổi vẫn chủ yếu là 
hàng lấy hàng. 
 Các tác giả sống trong thời kỳ này cũng nhằm giải quyết hai vấn đề lớn của thời cổ: 
Biện hộ về mặt tinh thần cho chế độ nô lệ và giải quyết vai trò kinh tế của nhà nước. 
2. Quan điểm kinh tế của phái Khổng học: 
a) Người sáng lập: Khổng Tử (551-479): 
 Ông tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ. Sinh ra trong một gia đình quý 
tộc sa sút. Ông là nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc, là mưu sĩ của nhiều Vua ở nhiều nước 
khác nhau. Cùng với các học trò của mình là Tử Cống, Tử Lộ, Tử Dụ...Ông tạo ra một 
trường phái được gọi là “Nho giáo”. 
 Các tác phẩm nổi tiếng : Thi- Thư - Nhạc - Lễ - Dịch - Xuân Thu và Luận Ngữ.. 
 Quan điểm giai cấp: phục vụ lợi ích giai cấp quý tộc. 
 Quan điểm kinh tế: phản ánh thời kỳ quá độ từ xã hội công xã nguyên thủy sang xã 
hội chiếm hữu nô lệ. Ông cố khôi phục quan hệ công xã nhưng không lên án chế độ nô lệ, 
kêu gọi sự phục tùng của nô lệ đối với chủ nô và ông mơ ước xây dựng một xã hội có hai 
thành phần giai cấp bổ sung cho nhau (nô lệ và chủ nô), trong đó tư hữu sẽ không còn và 
mọi người sẽ sống hạnh phúc. 
 Mục đích tư tưởng trong quan điểm của Khổng Tử là muốn làm giảm mâu thuẫn 
giữa chế độ nô lệ và chế độ công xã, từ đó xây dựng học thuyết trung dung, nhưng lại theo 
hướng có lợi cho giai cấp thống trị, do vậy trong học thuyết của ông đã có những yếu tố 
không tưởng XHCN. 
b) Mạnh Tử (372-289): 
 Học trò của Khổng Tử, sống cuối thời Xuân Thu. 
 + Theo ông, nhà nước không nên can thiệp quá nhiều vào đời sống kinh tế, buôn bán 
phải tự do, ngoài thuế thân, không nên thu các đảm phụ khác. 
 + Chấp nhận thực hiện quyền sở hữu ruộng đất bằng cách thu thuế. 
 + Chủ trương trong xã hội “dân là đầu, vua là thứ” với nhiều tầng lớp: lao động chân 
tay, lao động trí óc, lao động quản lý nhà nước. 
 Mục đích tư tưởng của ông là giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế chiếm hưũ nô lệ và 
kinh tế công xã bằng cách đứng hẳn về công xã nhưng lại duy trì kiến trúc thượng tầng 
chiếm hữu nô lệ. 
3. Quan điểm kinh tế của phái Pháp gia: 
 Đây là trào lưu tư tưởng bảo vệ quyền lợi của chủ nô và nông dân giàu, coi trọng 
nghề nông và nghề binh. Chống lại sự phát triển của thương nghiệp vì lo sợ điều này làm 
tan rã kinh tế tự nhiên. 
 Phái này sùng bái nhà nước, đòi hỏi một nhà nước mạnh. 
 Đại biểu cho phái này là Thương Ưởng, tể tướng của vua Tần Hưũ Công. Những cải 
cách kinh tế của ông vào những năm 350 trước công nguyên đã giúp nước Tần thống nhất 
đất nước. Ông đứng về phía chủ nô, thủ tiêu công xã, đề cao vai trò kinh tế của nhà nước và 
chủ trương nhà nước phải có sở hữu lớn vì “nhà nước giàu nếu dân nghèo”. Vì vậy nhà 
nước nên thu thuế theo diện tích canh tác. 
4. Quan điểm kinh tế trong Quản tử luận: 
 + Quản tử luận là tác phẩm của nhiều tác giả vô danh, phản ánh hoàn cảnh xã hội thế 
kỷ 4-3 trước công nguyên. 
 + Tư tưởng cơ bản: 
 ( Thừa nhận xã hội có nhiều giai cấp với sĩ, nông, công, thương là cơ sở của đất 
nước. Trong đó nghề nông và nông dân có vai trò quan trọng. 
 ( Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để làm cho dân giàu. 
 ( Thị trường là nơi điều tiết các hàng hóa, nhà nước nên lập kho dự trữ thóc để bình 
ổn giá. 
Nhận xét chung : Tư tưởng kinh tế Phương Đông thời cổ nổi bật là tư tưởng kinh tế 
Trung Quốc, nó được hình thành sớm và thành thục nhất. Tuy nhiên, tư tưởng về kinh tế 
hàng hóa còn rất hạn chế so với tư tưởng kinh tế Phương Tây thời cổ. 
Chương II 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ 
I- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA HY LẠP THỜI CỔ. 
1. Điều kiện KT-CT-XH của Hy Lạp thời cổ: 
 + Chế độ chiếm hữu nô lệ rất phát triển, số lượng nô lệ chiếm tới 9/10 dân số. 
 + Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh nhờ việc sử dụng công cụ lao 
động bằng sắt và kim loại. Qua đó, kinh tế hàng hóa cũng tương đối phát triển, tư bản tiền 
tệ và tư bản cho vay nặng lãi khá phổ biến. 
 + Đấu tranh gay gắt giữa dân tự do và nô lệ, giữa quý tộc và bình dân phản ánh sự 
khủng hoảng của chế độ chiếm hưũ nô lệ. 
 Hoàn cảnh đó buộc các nhà tư tưởng phải giải quyết hai vấn đề: Môït là làm giảm 
mâu thuẫn của xã hội nô lệ, bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô. Hai là xác định hướng phát 
triển ngành kinh tế phù hợp. 
2. Xenophon (444-356): 
 Ông là nhà sử học phục vụ lợi ích của giai cấp chủ nô. Tư tưởng kinh tế của ông 
được phản ánh đầy đủ trong tác phẩm “phương châm trị gia”, ngoài ra ông còn có các tác 
phẩm “Xirôpêdi”, “Quốc gia Laxêdêmôn”. Các tư tưởng kinh tế nổi bật của ông được thể 
hiện ở các khía cạnh: 
 + Thấy rõ vai trò của phân công lao động đối với thị trường. 
 + Là người đầu tiên nhận xét về giá trị của vật phẩm theo quan điểm tự nhiên chủ 
nghĩa và phân biệt nó với của cải. Hiểu được ý nghĩa của tiền trong nền kinh tế. 
 + Nhận ra mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa với cung, cầu hàng hóa; từ đó đã đưa ra 
các lời khuyên khôn ngoan đối với chủ nô. 
 Tuy ông bênh vực kinh tế tự nhiên nhưng cũng phải thừa nhận các lợi ích của kinh tế 
hàng hóa. 
3. Platon (427-347): 
 Là triết gia, nhà hoạt động xã hội lớn, bảo vệ lợi ích của chủ nô, nhưng lập trường 
giai cấp được che đậy rất tinh vi. 
 Là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm cực đoan, do vậy ông rất 
cường điệu vai trò của nhà nước, cho rằng nhà nước có thể sử dụng mệnh lệnh để điều tiết 
xã hội. 
 Tư tưởng kinh tế của ông được thể hiện trong các tác phẩm “Chính trị hay nhà nước” 
(380-370) và “Luật pháp” (366-347) đi vào các khiá cạnh sau: 
 + Vạch rõ vai trò của phân công lao động trong sự ra đời của xã hội có giai cấp, có 
nhà nước. 
 + Đưa ra lý luận về “nhà nước lý tưởng”, trong đó diễn ra sự phân công giữa các giai 
cấp, các tầng lớp khác nhau dựa trên chế độ tư hữu bị hạn chế đối với tầng lớp quản lý để 
tránh thiên vị, ích kỷ. 
 + Nhận ra mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng, vạch ra được hai thuộc tính của 
tiền nhưng lại chưa phát hiện được vai trò và bản chất của tiền. 
 + Bảo vệ kinh tế tự nhiên, chống khuynh hướng công thương trong nền kinh tế Hy 
Lạp, chống kinh tế hàng hóa. 
4. Aristoteles (384-322): 
 Sinh ở Stagire, Macédoine và chết ở Chalcis, Eubée (Đông Hy Lạp). Ông là học trò 
của Platon và là thầy dạy của Alexandre le Grand, vua Macédoine. Aristoteles là nhà tư 
tưởng lớn nhất thời cổ, để lại hơn 1000 tác phẩm. Ông phục vụ cho quyền lợi của giai cấp 
chủ nô. 
 Về thế giới quan, Aristoteles tuy đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật nhưng 
lại thỏa hiệp với Chủ nghĩa duy tâm, do vậy mà điểm yếu trong phương pháp của ông là dù 
cho có sử dụng các yếu tố của Chủ nghĩa lịch sử, kết hợp nhiều mặt của phép biện chứng, 
ông vẫn đưa quan điểm đạo đức và quan điểm tiêu dùng vào lý luận của mình, đồng thời 
chưa quan tâm đến bản chất sản xuất với tư cách là sản xuất. 
 Về quan điểm chính trị ông cho rằng nhà nước xuất hiện là tất yếu khách quan và tồn 
tại vĩnh viễn. 
 Tư tưởng kinh tế của ông luôn gắn chặt với những quan điểm xã hội học của ông. 
 + Phủ nhận lý luận “Nhà nước lý tưởng” của Platon. 
 + Tin tưởng kinh tế nông nghiệp là con đường cứu Hy Lạp thoát khỏi sự “bế tắc kinh 
tế” lúc bấy giờ. 
 + Nhận rõ tính chất hai mặt của chế độ tư hữu, nhưng vẫn ra sức bảo vệ hùng hồn 
cho chế độ chiếm hữu nô lệ. 
 + Có nhiều cống hiến về lý luận kinh tế hàng hóa. 
 ( Người đầu tiên phân biệt được giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. 
 ( Phát hiện ra bản chất ngang giá trong quan hệ trao đổi. 
 ( Hiểu được nguồn gốc xuất hiện của Tiền là do có khó khăn trong trao đổi, do sự 
thỏa thuận giữa người trao đổi và do việc mở rộng thị trường. 
 ( Người đầu tiên bàn về ba loại thương nghiệp và hai loại kinh doanh. Loại thứ nhất 
là kinh tế học “économique” gồm thương nghiệp trao đổi và thương nghiệp hàng hoá, loại 
kinh doanh này phục vụ yêu cầu tiêu dùng và vận động theo công thức H-H hoặc H-T-H. 
Loại thứ hai là tài sản học “Chrématistique” chứa thương nghiệp lớn, loại kinh doanh này là 
không hợp quy luật vì phục vụ yêu cầu làm giàu, loại này vận động theo công thức T-H-T’. 
 Phân tích tư tưởng kinh tế của Aristoteles, có thể nhận thấy rõ ông là người mở đầu 
cho lịch sử khoa kinh tế chính trị vì đã đặt những cơ sở lý luận ban đầu cho các lý luận then 
chốt sau này, mặc dù các cơ sở lý luận đó còn rất nông cạn. 
 Nhìn chung về mặt lịch sử, do điều kiện kinh tế hàng hóa tương đối phát triển nên 
các tác giả Hy Lạp thời cổ đã xây dựng được một số các quan điểm kinh tế làm điểm xuất 
phát cho sự phát triển của các học thuyết kinh tế sau này. 
II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA LA MÃ THỜI CỔ. 
1. Đặc điểm KT-CT-XH: 
 Từ thế kỷ thứ V trước công nguyên bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ và bị tiêu diệt 
vào thế kỷ V sau công nguyên. La Mã là đỉnh cao nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ; lực 
lượng sản xuất chủ yếu là nô lệ, tổ chức kinh tế là nền đại điền trang, đồng thời kinh tế công 
thương nghiệp cũng khá phát triển. Trong xã hội có ba tầng lớp: quý tộc, dân La Mã và nô 
lệ với mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn tới khởi nghĩa của nô lệ. 
2. Một số tư tưởng kinh tế nổi bật: 
 + Bảo vệ kinh tế đại điền trang với hai đại biểu là Carôn và Varôn. Cả hai đưa ra các 
biện pháp cần thiết để sử dụng lực lượng lao động nô lệ sao cho có lợi nhất cho chủ nô. 
 + Bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ: Xixeron chủ trương đàn áp nô lệ, bóc lột các dân 
tộc khác để cứu vãn nền cộng hòa chủ nô. 
 + Về sự phát triển của kinh tế hàng hóa: Xixeron có nói đến vai trò của phân công 
lao động, khuyến khích phát triển tư bản thương nghiệp và cho vay nặng lãi. 
 Tư tưởng kinh tế La Mã phát triển sau Hy Lạp nhưng không phát triển bằng do dựa 
trên kinh tế đại điền trong và do chưa tập trung chú ý phân tích các vấn đề kinh tế hàng hóa. 
PHẦN THỨ HAI 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ 
 Thời Trung Cổ bắt đầu từ thế kỷ IV sau công nguyên khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã 
và tư tưởng kinh tế thời Trung Cổ gắn liền với những đặc trưng của thời phong kiến. 
Chương III 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG ĐÔNG 
THỜI TRUNG CỔ 
I- TƯ TƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC THỜI TRUNG CỔ. 
 Chế độ phong kiến phương Đông xuất hiện sớm, nhưng chịu ảnh hưởng của chế độ nông 
nô gia trưởng. Lúc bấy giờ vai trò của nhà nước rất lớn do yêu cầu của phong kiến hóa, của 
công tác thủy lợi, của nhiệm vụ quân sự, điều này làm cho mâu thuẫn giữa nhà nước Trung 
ương tập quyền và các lãnh địa ngày càng gay gắt. Tư tưởng kinh tế lúc bấy giờ tuy khá phức 
tạp nhưng cũng xoay quanh vấn đề sở hữu, vai trò nhà nước, vấn đề kinh tế hàng hóa. 
1. Về vấn đề sở hữu và vai trò của nhà nước: 
 + Lý Xung (450-498) bảo vệ quyền lợi của nhà nước và đưa ra các kiến nghị về thuế có 
lợi cho nhà nước. 
 + Dương Viêm (618-707): muốn trung hòa lợi ích kinh tế giữa địa chủ, phong kiến với 
người canh tác, giữa nhà nước với địa chủ bằng cách đề nghị thu thuế bằng tiền, căn cứ vào giá 
trị sản lượng của các mảnh ruộng khác nhau. 
 + Lục Chí: quan đại thần cuối đời Đường, chủ trương làm dịu mâu thuẫn giữa nhà nước 
phong kiến với nông dân bằng cách giảm tô, qui định mức sở hữu ruộng đất vừa phải; cho rằng 
sự giàu có của Vua là phụ thuộc ý dân. 
 + Vương An Thạch: đề cao sở hữu ruộng đất của nhà nước dưới hình thức tổ chức quân 
điền, lãnh địa lớn. 
2. Về vấn đề kinh tế hàng hóa: 
 Rất ít được các nhà lý luận nghiên cứu. Lục Chí có đề cập sơ lược phạm trù giá cả, thấy 
được mối quan hệ giữa thuế - giá cả - lượng tiền nhà nước phát hành. 
 Đối với Trung Quốc, tư tưởng kinh tế tuy có phát triển so với thời cổ nhưng cũng xoay 
quanh kinh tế tự nhiên, bảo vệ sở hữu nhà nước nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhà nước 
phong kiến tập quyền với nông dân, với địa chủ ở cát cứ địa phương. Kinh tế hàng hóa kém 
phát triển cho nên các lý luận về kinh tế hàng hóa rất rời rạc, non kém. 
II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA Ả RẬP THỜI TRUNG CỔ. 
 Ả Rập lúc bấy giờ có nền thương nghiệp khá phát triển, do vậy tư tưởng kinh tế chủ yếu 
là tìm cách biện hộ cho nền sản xuất hàng hóa và bảo vệ thương nghiệp. Các nhà lý luận thời kỳ 
này thừa nhận quan hệ giai cấp và chấp nhận nô dịch dân tộc khác. Các tư tưởng kinh tế của Ả 
Rập thời Trung Cổ được tìm thấy trong kinh Coran. 
Chương IV 
TƯ TƯỞNG KINH TẾ PHƯƠNG TÂY 
THỜI TRUNG CỔ 
 Thời Trung cổ, Phương Tây gắn liền với thời kỳ phong kiến Tây Âu với ba giai đoạn 
phát triển: sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ. Vấn đề chung cần phải giải quyết của thời kỳ này là tìm 
cách bảo vệ quý tộc, nhà nước phong kiến giải thích các hiện tượng kinh tế trong nền kinh 
tế hàng hóa đang phát triển. 
 Trong thời kỳ này, tuy tư tưởng kinh tế nghèo nàn so với thời cổ nhưng vẫn phản 
ánh trình độ phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội và vừa có điểm chung, vừa có điểm 
khác so với thời nô lệ. 
 Điểm chung là cùng bên vực bạo lực, tán dương hiện tưọng cưỡng bức siêu kinh tế, 
chú trọng phân tích giá trị sử dụng. 
 Điểm khác so với thời nô lệ là bảo vệ trực tiếp cho lao động, các nhà lý luận thời này 
là các người hoạt động nhà thờ. 
I- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA AUGUSTIN (354-430). 
 Ông là linh mục nổi tiếng đầu thời Trung cổ, phản ánh quyền lợi của giai cấp địa 
chủ, qúy tộc, được gọi là “Saint Augustin”. Ông có các quan điểm sau: 
 + Bảo vệ khẩu hiệu “ai không làm thì không ăn”. 
 + Khẳng định lao động chân tay cũng vinh dự như lao động trí óc. 
 + Người đầu tiên nêu khái niệm “Giá cả công bằng” để chống đại thương nghiệp và 
cho vay nặng lãi. 
 Quan điểm kinh tế của ông được tìm thấy qua các tác phẩm: “Đô thành của thượng 
đế”, “Sám hối”, “Sự trao đổi của ơn huệ”. 
II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA THOMAS D’AQUIN (1225-1274). 
1. Sơ lược tiểu sử: 
 Thomas d’Aquin sinh trong gia đình quý tộc, là nhà thần học người Ý, phục vụ trung 
thành giai cấp thống trị. Tác phẩm cực kỳ nổi tiếng của ông trong thời đó là “khái luận về 
thần học”. Nhờ có uy tín lớn trong thời cổ nên năm 1879 được công nhận là Thánh và hiện 
nay, uy tín của ông cũng còn khá lớn trong “Trào lưu chủ nghĩa Tô mát mới”. 
 Về thới giới quan và phương pháp luận: Ông đứng trên lập trường chủ nghĩa duy 
tâm cực đoan của Platon và sử dụng quỹ biện (Casuistique) để trình bày. 
 Các tư tưởng kinh tế và quan điểm kinh tế cơ bản: 
 + Bảo vệ sự thống trị của nhà thờ và chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến, coi 
kinh tế tự nhiên là cơ sở của đời sống xã hội. 
 + Bảo vệ tô phong kiến và biện hộ cho lợi tức. 
 + Tuyên truyền cho lao động chân tay, nhưng lại coi trọng lao động trí óc. 
 + Là người truyền bá học thuyết giá cả công bằng. 
 Tư tưởng công bằng trong trao đổi đã có từ thời cổ nhưng “giá cả công bằng” là do 
Augustin nêu lên và người truyền bá học thuyết này lại chính là Thomas d’Aquin. Học 
thuyết của Thomas bênh vực cho lợi ích của đại địa chủ và nhà thờ, bênh vực chế độ chiếm 
hữu ruộng đất phong kiến, ca ngợi tư hữu tài sản. Trong học thuyết của mình, Thomas 
mang lại cho khái niệm “giá cả công bằng” một màu sắc đẳng cấp và sửa đổi một cách căn 
bản luận điểm của thị dân cho rằng “Giá cả hàng hóa phải phụ thuộc vào số lượng lao động 
đã hao phí và sự trao đổi phải ngang giá” bằng cách cố chứng minh rằng địa vị xã hội phải 
được phản ánh vào trong giá cả và giá cả chỉ công bằng khi nào chúng đảm bảo cho mỗi 
người tham gia trao đổi một cuộc sống tương ứng với cấp bậc xã hội của họ. Như vậy là 
ông đã giải thích sự hoạt động của quy luật giá trị theo quan điểm đạo đức tôn giáo, đã 
đụng chạm tới các vấn đề giá trị, giá cả, phân phối thu nhập quốc dân nhưng chẳng hiểu gì 
về bản chất KT-XH của chúng cả. 
 Nhìn chung, tư tưởng kinh tế thời Trung cổ đã nhận thức được vai trò của sản xuất 
hàng hóa và ủng hộ xu hướng phát triển của nó mạnh hơn so với thời cổ, nhưng cũng chưa 
tiến xa hơn thời cổ là mấy, chỉ dừng lại ở hiện tượng bên ngoài và phân tích một cách chủ 
quan các hiện tượng đó, chưa nhìn rõ tính quy luật của vấn đề. 
***** 
Chương V 
CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG 
I- HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT. 
1. Tiền đề xuất hiện: 
 Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng tư sản đầu tiên trong lãnh vực kinh tế, nó 
phản ánh thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến và thời kỳ tích lũy ban đầu 
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. 
 Về mặt KT-XH, đây là thời kỳ kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển, giai cấp tư sản 
cần tiền để kinh doanh-sản xuất, cơn khát tiền của châu Âu bắt đầu bôïc lộ. Sau các phát 
kiến lớn về địa lý, sự cướp bóc các thuộc địa bắt đầu diễn ra và ngoại thương thực sự trở 
thành nguồn cung cấp tiền cho châu Âu. Điều này đòi hỏi phải có lý thuyết để dẫn đường 
cho hoạt động thương nghiệp. 
 Về một chính trị - xã hội, lúc này chế độ quân chủ ở châu Âu muốn mở rộng thương 
mại và công nghiệp trong khuôn khổ chế độ phong kiến đang bước vào thời kỳ tan rã, họ 
muốn có cương lĩnh kinh tế mới để phát triển nền kinh tế và chủ nghĩa trọng thương đã đáp 
ứng yêu cầu này. 
 Về mặt văn hóa - tư tưởng : đây cũng là thời kỳ hừng sáng của đêm trường trung cổ 
bởi sự xuất hiện của phong trào phục hưng, của các ngành khoa học tự nhiên, của chủ nghĩa 
duy vật trong triết học và bởi sự sụt giảm uy quyền của tôn giáo. Cá nhân đổi mới cách 
sống và hòa mình vào thực tiễn sống động của nền kinh tế hàng hóa đang phát triển, họ 
mong muốn được làm giàu và được chỉ cách làm giàu. 
 Đó là các tiền đề làm cho chủ nghĩa trọng thương xuất hiện để giải quyết vấn đề 
nóng bỏng của châu Âu lúc bấy giờ là làm thế nào tích lũy được tiền cho sự phát triển của 
thương nghiệp, của công nghiệp, cho sự kinh doanh sản xuất làm giàu của các cá nhân. 
2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương: 
 + Chủ nghĩa trọng thương phản ánh lợi ích và tư tưởng của tầng lớp thương nhân, nó 
coi trọng tiền và ngành thương nghiệp. 
 + Chủ nghĩa trọng thương vẫn nằm trong khuôn khổ chế độ phong kiến, sử dụng nhà 
nước phong kiến để làm giàu cho giai cấp tư sản. 
 + Chủ nghĩa trọng thương mang tính chất kinh nghiệm, phản ánh thời kỳ ấu trỉ của 
khoa kinh tế chính trị và mới đi vào lĩnh vực lưu thông. 
 + Chủ nghĩa trọng thương có tính chất tiến bộ do phản ánh đúng yêu cầu của lịch sử 
lúc bấy giờ. 
II- HAI GIAI ĐOẠN CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG. 
1. Giai đoạn trọng tiền: 
 Tồn tại từ thế kỷ XV-XVI, đây là giai đoạn tư bản xuất hiện đầu tiên dưới hình thái 
vàng, tiền vàng đang hiếm nên rất cần tiền. Tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ này là: 
“Tiền là tiêu chuẩn căn bản của mọi của cải”, xuất phát từ tư tưởng cơ bản này mà lý giải 
các vấn đề khác của xã hội lúc đó. 
2. Giai đoạn trọng thương: 
 Tồn tại từ thế kỷ XVI-XVII: đây là giai đoạn phát triển mạnh của thương nghiệp. Tư 
tưởng kinh tế cơ bản: “Khối lượng tiền chỉ tăng bằng ngoại thương và lợi nhuận do chuyển 
nhượng là nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải”. Từ đó chủ nghĩa trọng thương đưa ra các 
biện pháp phát triển nội thương không hạn chế, mở rộng xuất khẩu theo nguyên tắc nổi 
tiếng: “bán nhiều, mua ít”. 
III- CÁC ĐIỂN HÌNH CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG. 
1. Chủ nghĩa trọng thương Anh: 
 Vào thế kỷ XVI, nước Anh hội đủ các tiền đề cho chủ nghĩa trọng thương xuất hiện 
và sau đó đạt trình độ chín mùi nhất với hai giai đoạn rõ rệt. 
 Tiền đề địa lý: sau các phát triển lớn về địa lý và sau việc di chuyển các con đường 
buôn bán sang Đại Tây Dương, nước Anh trở thành điểm tiếp nối các mối liên hệ buôn bán 
của thế giới. 
 Tiền đề kinh tế : vào thế kỷ XVI, nhu cầu của châu Âu về lông cừu tăng, tạo điều 
kiện cho sự phát triển của nước Anh với tư cách là nước chuyên cung cấp lông cừu cho 
ngành len, dạ châu Aâu. 
 Tiền đề chính trị: chính quyền chuyên chế từ thời Henri VII, đã tạo các điều kiện tốt 
cho việc ứng dụng cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. 
a) Giai đoạn trọng tiền với đại biểu William Strafford (1554-1612): 
 Quan điểm trọng thương của ông được trình bày trong tác phẩm “Trình bày tóm tắt 
một vài lời kêu ca của đồng bào chúng ta” (1581). Trong tác phẩm này, ông cho rằng sự 
kêu ca đắt đỏ và đổ tội cho người khác là không phản ánh đúng nguyên nhân sự đắt đỏ, 
theo ông, nguyên nhân đắt đỏ là nằm ở vấn đề tiền, nhà nước phải giữ khối lượng tiền khỏi 
bị hao hụt bằng sự can thiệp của nhà nước vào lưu thông tiền tệ. 
b) Giai đoạn trọng thương với đại biểu Thomas Munt (1571-1641): 
 Xuất thân là thương nhân, sau là giám đốc công ty Đông Ấn. Tác phẩm đầu tiên 
“Bàn về mua bán giữa Anh và Đông Ấn” (1621) đã biện hộ cho chính sách ăn cướp của 
công ty đó và khẳng định thương mại là phương pháp duy nhất để kiếm tiền. Tác phẩm 
được xem là Kinh thánh của chủ nghĩa trọng thương của ông là “Sự giàu có của nước Anh 
trong mậu dịch đối ngoại” (1630). Trong tác phẩm này ông đã chống lại khẩu hiệu “cấm 
xuất khẩu tiền tệ” và đề ra một số biện pháp bảo đảm cân đối thương nghiệp xuất siêu. 
 Thomas Munt thể hiện khát vọng của giai cấp tư sản Anh trong việc dùng thương 
mại để bóc lột các nước thuộc địa, từ đó tạo tích lũy cho chủ nghĩa tư bản. 
2. Chủ nghĩa trọng thương Pháp: 
 Vào thế kỷ XVI-XVII, nước Pháp hội đủ tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa trọng 
thương. 
 Về địa lý: nước Pháp đất đai phì nhiêu, dân số khá đông, muối - hàng hóa hàng đầu 
của châu Âu thời Trung đại thì Pháp có nguồn dự trữ vô tận. 
 Về kinh tế : nông nghiệp và công trường thủ công tư bản chủ nghĩa đều có điều kiện 
phát triển. 
 Về chính trị -xã hội: đây là thời kỳ thống trị của nền chuyên chế giúp bảo đảm điều 
kiện cho chủ nghĩa trọng thương phát triển và bảo đảm an toàn cho các con đường thương 
mại. 
a) Antoine Montchrétien (1575-1629): 
 Quan điểm kinh tế được trình bày trong tác phẩm: “Luận văn về kinh tế chính trị 
học” (1615), trong tác phẩm này ông nêu lên vai trò quan trọng của nông nghiệp và đề nghị 
nhà nước phải dựa vào nông dân, nhưng muốn cho đất nước giàu có thì phải “coi nội 
thương là ống dẫn, ngoại thương là ống bơm” và phải lập nhiều công trường thủ công theo 
mẫu nước ngoài để bảo đảm việc làm cho dân lang thang. Antoine Monchrétien là nhà 
trọng thương chưa triệt để. 
b) Jean Baptiste Colbert (1618-1683): 
 Xuất thân gia đình bình dân, buôn bán len dạ, về sau trở thành bộ trưởng tài chánh 
của Pháp. Ông xây dựng một chính sách kinh tế cho nước Pháp trong 100 năm được gọi là 
“Chủ nghĩa Colbert”. Chính sách kinh tế này phản ánh quan điểm trọng thương của ông 
trong khuôn khổ thúc đẩy sự phát triển của công trường thủ công tư bản nhưng lại không 
quan tâm đúng mức sự phát triển của nông nghiệp. Sự khập khiểng này cuối cùng đã làm 
cho chủ nghĩa trọng thương Pháp tan rã trong sự phá sản của nông dân và sự sa sút của 
nông nghiệp. Điều này thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp. Tuy nhiên, chủ 
nghĩa trọng thương của Colbert cũng đã đem lại một thực tiễn hoạt động rất phong phú, 
sinh động cho nền kinh tế Pháp lúc bấy giờ, đồng thời cho thấy rõ tính chất quá độ của mâu 
thuẫn giữa tư sản và quý tộc. 
IV- ĐÁNH GIÁ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG. 
1. Mặt tiến bộ: 
 Chủ nghĩa trọng thương đã đập tan hệ tư tưởng phong kiến với cơ sở kinh tế tự 
nhiên, vạch rõ vai trò của Tiền và của thương nghiệp trong buớc chuyển từ kinh tế sản xuất 
nhỏ lên kinh tế sản xuất lớn. Đã biết dựa vào tri thức nhân loại và sử dụng các phương pháp 
khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế, để tìm ra nguồn gốc xuất hiện của tư bản. 
2. Mặt hạn chế: 
 Thành tựu đạt được còn nhỏ bé, vấn đề nêu ra để lý giải còn xuất phát từ tính chất 
kinh nghiệm, bề ngoài và hạn chế trong lĩnh vực lưu thông, chưa thật sự đi vào tìm hiểu bản 
chất bên trong. 
 Với các mặt tiến bộ và hạn chế như vậy, ngày nay chủ nghĩa trọng thương vẫn giữ 
được một vị trí, vai trò nhất định về cả lý luận và thực tiễn. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_tu_tuong_kinh_te_bui_thi_xuyen_phan_1.pdf